II. Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc
1. Thực trạng chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc
1.3.2 Thời kỳ phá giá đồng NDT, thống nhất hai tỷ giá hướng tới một đồng
NDT có khả năng chuyển đổi (1994 – nay)
Từ ngày 1/1/1994, Trung quốc đã cho đồng NDT phá giá tới 35%, tỷ giá chính thức được điều chỉnh từ mức 5,7 NDT/USD lên 8,7 NDT/USD và tỷ giá mới này được giữ gần như cố định trong giai đoạn 1995 – 2005. Tiếp theo, đồng NDT được điều chỉnh theo hướng định giá cao so với đồng USD. Vào tháng 7/2005, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh tỷ giá theo hướng nâng giá đồng NDT và tỷ giá giữa đồng USD và NDT vào thời điểm này là 1 USD = 8.27 NDT, sau đó Ngân hàng Trung ương tiến hành cải cách tỷ giá, cho phép thả nổi tỷ giá trong giới hạn biên độ 0.3% so với tỷ giá chính thức của Ngân hàng Trung ương. Đồng NDT đã lên giá 3.12% kể từ khi cải cách tỷ giá.
Những thay đổi của chính sách tỷ giá bắt đầu từ năm 1994 lại đây đã giúp cho cán cân thương mại Trung quốc cải thiện, mức tăng kim ngạch xuất khẩu luôn cao hơn kim ngạch nhập khẩu, kết quả này góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung quốc.
Việc phá giá đồng nhân dân tệ, hay nói cách khác việc cho phép tỷ giá đồng NDT được đánh giá thấp hơn giá trị thực tế của nó, thực chất là chính sách trợ giá cho người tiêu dùng nước ngoài mua hàng Trung quốc, hàng Trung quốc bán với giá rẻ, làm cho sức cạnh tranh của hàng hoá Trung quốc tăng lên.
Nếu tỷ giá thực tế của đồng NDT là 5 NDT/USD, trong khi Trung quốc thực hiện tỷ giá chính thức là 6,8 NDT/USD, thì khi người nước ngoài mua hàng hoá của Trung quốc trị giá 100 USD, họ cũng chỉ cần chi trả 74 USD, Trung quốc đã chấp nhận giảm giá hàng hoá tới 26%.
Những thay đổi của chính sách tỷ giá bắt đầu từ năm 1994 đã góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung quốc, khuyến khích xuất khẩu phát triển. Trước năm 1994, Trung quốc luôn bị thâm hụt thương mại, cán cân vãng lai thiếu ổn định. Từ năm 2003 lại đây, cán cân thương mại Trung quốc luôn duy trì mức tăng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, đến năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt lên đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ, Đức. Đến cuối năm 2009, Trung quốc đã thay thế Đức trở thành nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới sau Mỹ.
Ta có thể thấy, Trung Quốc luôn theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái trên cơ sở định giá thấp thực tế đồng nhân dân tệ so với các ngoại tệ khác đặc biệt với đồng USD để tạo lợi thế thương mại ngắn hạn. Có thể thấy trong thương mại
Biểu 1: Tỷ giá hối đoái giữa NDT với USD 1980 - 2010
(Nguồn: Quỹ tiền tệ Quốc tế)
Biểu 2: Tỷ giá hối đoái giữa Nhân dân tệ với đô la Mỹ tháng 1 và 2/2010
quốc tế, nếu để lợi thế so sánh tự nó phát huy tác dụng theo đúng quy luật sẽ chậm hơn rất nhiều so với lợi thế có sự tác động của chính phủ để nhanh chóng tận dụng cơ hội thương mại thường xuyên xuất hiện và mất đi.
1.4 Chính sách tín dụng