Thị trường Trung Đông

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 108 - 109)

I. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1986 đến nay

198 6 1990 1991 – 1995 1996 2000 2001-2005 200 6 2010 Tỷ trọng hàng

3.6 Thị trường Trung Đông

Khu vực Trung Đông nằm giữa 3 Châu: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi. Trong cơ cấu kinh tế, các nước Trung Đông bị phụ thuộc rất nhiều vào dầu mỏ, trong khi các ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất nông nghiệp chưa phát triển. Vì vậy, các nước trong khu vực này có nhu cầu rất lớn và đa dạng về các loại hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng nội địa. Các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu đạt kim ngạch lớn sang thị trường này đều là những mặt hàng mà Trung Đông đang có nhu cầu cao như hải sản, gạo, vải sợi các loại, máy vi tính, máy móc thiết bị phụ tùng, dệt may, sữa và sản phẩm sữa...

Nam, một số nước đã có quan hệ kinh tế, thương mại, mở 5 thương vụ tại các nước Cô-oét, Iraq, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, U.A.E. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này những năm gần đây cũng tăng lên đáng kể, năm 2008 là 1,27 tỷ USD, tính riêng 9 tháng đầu năm 2010, Việt Nam xuất sang Trung Đông đạt gần 1,2 tỷ USD, tập trung chủ yếu ở các thị trường như Thổ nhĩ Kỳ đạt 354 triệu USD, UAE đạt 350 triệu USD, I-rắc đạt 154 triệu USD, Ả-rập Xê-út 95 triệu USD…

Trung Đông là một thị trường tiềm năng vì ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này cũng không bị đòi hỏi khắt khe về chất lượng như các thị trường khác và lượng tiêu thụ rất ổn định. Nhận thức tiềm năng hợp tác kinh tế-thương mại với khu vực này, năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008-2015.

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w