Khai thác và phát huy triệt để vai trò của FDI để thúc đẩy, sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 85 - 87)

III. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1. Những mặt nên học tập

1.7 Khai thác và phát huy triệt để vai trò của FDI để thúc đẩy, sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu

trưởng và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu

Trung Quốc chủ trương dựa vào vốn FDI để phục vụ mục tiêu mở rộng xuất khẩu. Sau một thời gian dài có sự hạn chế cao độ vốn FDI vì những lý do lịch sử và chính trị, từ chỗ đánh đồng vốn đầu tư nước ngoài với chủ nghiã thực dân đế quốc và sự bóc lột của phương Tây, Trung Quốc bắt đầu có được nhận thức đúng đắn về vai trò của vốn FDI, coi FDI là chiếc ''chìa khóa vàng", là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thu hút FDI là giải pháp quan trọng để Trung Quốc tiếp cận nguồn vốn, bí quyết kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của nước ngoài, thực hiện chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, phát triển khu vực xuất khẩu, và đẩy mạnh thâm nhập thị trường thế giới Trên cơ sở nhận thức đó, Trung Quốc bắt đầu xóa bỏ những rào cản đối với FDI từ cuối năm 1978, đồng thời thực thi hàng loạt biện pháp chính sách nhằm thu hút FDI với quy mô lớn.

Cùng với quá trình hình thành khuôn khổ pháp lý điều tiết FDI theo hướng ngày càng hoàn thiện, minh bạch hơn, Trung Quốc còn có những bước đi đúng đắn nhằm định hướng FDI vào những ngành mà Trung Quốc có lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, tranh thủ khai thác yếu tố địa lý - dân tộc để đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI định hướng xuất khẩu. Sau giai đoạn thu hút FDI có tính chất thử nghiệm, từ giữa những năm 1980 trở đi việc thu hút FDI của Trung Quốc chủ yếu phục vụ cho mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chế tạo sử dụng nhiều lao động, với nguồn cung cấp FDI trọng tâm là Hong Kong, Đài Loan và các nền kinh tế khác trong khu vực nơi có nhiều người Hoa sinh sống. Có thể nói trong quãng thời gian 10 năm, từ giữa thập kỷ 80 cho đến giữa những năm 90, một loạt các cơ sở sản xuất gia công - lắp ráp phục vụ xuất khẩu (chủ yếu từ Hong Kong và Đài Loan) được thiết lập ở các đặc khu kinh tế, các thành phố mở cửa, và các khu khai thác và phát triển kỹ thuật cao ở Trung Quốc.

Cùng với việc tiếp tục khai thác FDI để gia tăng xuất khẩu các mặt hàng chế tạo sử dụng nhiều lao động nói chung, từ năm 1995 Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh việc gắn FDI với các mục tiêu công nghiệp với việc ban hành và

sửa đổi nhiều lần ''Quy định tạm thời về định hướng đầu tư nước ngoài'', theo đó vốn FDI được khuyến khích đổ vào các ngành định hướng xuất khẩu, các ngành công nghệ mới- công nghệ cao.

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w