Khai thác một cách thích hợp vai trò của tỷ giá hối đoái và các biện pháp đòn bẩy khuyến khích tài chính để thúc đẩy xuất khẩu

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 81 - 83)

III. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1. Những mặt nên học tập

1.5 Khai thác một cách thích hợp vai trò của tỷ giá hối đoái và các biện pháp đòn bẩy khuyến khích tài chính để thúc đẩy xuất khẩu

đòn bẩy khuyến khích tài chính để thúc đẩy xuất khẩu

Việc Trung Quốc xóa bỏ hệ thống tỷ giá kép và thống nhất các mức tỷ giá vào đầu năm 1994 có thể được coi là một cú phá giá ngoạn mục đồng nội tệ, điển hình cho ''nghệ thuật chớp thời cơ", của Trung Quốc trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của mình, đồng thời giúp Trung Quốc đẩy mạnh cắt giảm thuế nhập khẩu chuẩn bị gia nhậpWTO, trong khi vẫn bảo vệ được sản xuất trong nước. Tuy nhiên, kể từ năm 1994 trở đi thì khả năng sử dụng công cụ phá giá để thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc trở nên bị hạn chế, và do đó mối liên hệ giữa chính sách tỷ giá với xuất khẩu của nước này cần được nhìn nhận dưới những góc độ mới.

chính nổ ra ở châu Á đã khiến thế giới có cái nhìn thiện cảm đối với Trung Quốc, đồng thời cho thấy Trung Quốc có khả năng đối phó với cơn bão tài chính mà không cần tới biện pháp phá giá.

Tính thực dụng của chính sách tỷ giá ở Trung Quốc sau khi nước này thực hiện những cải cách toàn diện theo định hướng thị trường vào năm 1994 còn được khẳng định thêm bởi thực tế là trong những năm gần đây, bất chấp xu hướng giảm giá của đồng NDT và áp lực quốc tế đòi Trung Quốc phải nâng giá đồng tiền của mình, Trung Quốc vẫn duy trì chính sách ổn định giá trị đồng NDT với lý do chưa hội đủ những điều kiện cần thiết để điều chỉnh tỷ giá. Biện pháp nâng giá NDT của Trung Quốc vào ngày 21/7/2005 và mới nhất là tăng cường tính linh hoạt cho tỷ giá đồng NDT vào tháng 6/2010 có thể được coi như là một mũi tên nhằm tới nhiều mục tiêu. Thứ nhất, biện pháp này nhằm giảm áp lực từ phía Mỹ và các nước công nghiệp phát triển khác đòi Trung Quốc phải nâng giá và tiến tới thả nổi NDT. Thứ hai, mặc dù nâng giá NDT nhưng về thực chất Trung Quốc vẫn tạo cho mình một "hành lang'' thích hợp cho việc điều chỉnh tỷ giá khi cần thiết nhằm đạt tới các mục tiêu riêng của mình.

Ngoài chính sách tỷ giá, cho đến những năm đầu của thập kỷ 90, Trung Quốc còn sử dụng một loạt các đòn bẩy khuyến khích tài chính khác để hỗ trợ xuất khẩu như trợ cấp trực tiếp, miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu và bán thành phẩm sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, hoàn thuế xuất

khẩu, cung cấp tín dụng xuất khẩu, áp dụng lãi suất ưu đãi đối với các khoản cho vay bằng nội tệ dành cho những người sản xuất hàng xuất khẩu, trợ cấp cho các hoạt động vận tải, bảo quản và bảo hiểm hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, từ khi bắt đầu nỗ lực gia nhập WTO, Trung Quốc đã giảm dần quy mô và tiến tới xóa bỏ hình thức trợ cấp xuất khẩu trực tiếp và năm 1991, và cho đến giữa những năm 90 thì phần lớn các biện pháp đòn bẩy khuyến khích khác cũng được bãi bỏ. Có thể nói những biện pháp hỗ trợ xuất khẩu nói trên đã được Trung Quốc khai thác một cách triệt để, và chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp cho hàng hóa Trung Quốc tìm được chỗ đứng và có được vị thế vững chắc nhất định trên trên thị trường thế giới. Từ giữa thập kỷ 90 trở đi, chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu dựa vào những biện pháp được sử dụng phổ biến trên thế giới như thực hiện hoàn hoặc miễn giảm thuế nhập khẩu và thuế VAT, cung cấp tín dụng xuất khẩu và dịch vụ bảo hiểm, bảo lãnh cho những người xuất khẩu; và các dịch vụ hỗ trợ công cộng khác.

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w