Chính sách tài chính tín dụng

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 111 - 116)

II. Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam

2. Chính sách tài chính tín dụng

2.1 Miễn giảm thuế:

Ở Việt Nam thuế xuất khẩu áp dụng đối với số ít mặt hàng. Mục tiêu là nâng cao mức độ chế biến nguyên liệu thô, chứ không phải nhằm mục tiêu là

ngân sách. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách miễn thuế đối với một số mặt hàng :

- Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định.

- Hàng hoá là tài sản di chuyển theo quy định của Chính phủ; - Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu;

- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn năm năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.

Giảm thuế đối với một số mặt hàng:

- Hàng xuất khẩu để trả nợ nước ngoài - Hàng được xét miễn giảm thuế để khuyến khích xuất khẩu - Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài và xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho nước ngoài . - Hàng xuất khẩu của các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài.

Chính phủ thực hiện chính sách hoàn thuế đối với một số mặt hàng :

- Hàng đã kê khai và nộp thuế xuất khẩu nhưng không xuất khẩu hoặc xuất

khẩu rất ít.

thuế tương ứng tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm. - Hàng nhập để tạm xuất - tái xuất - tái nhập để đem đi dự hội chợ triển lãm.

2.2 Nhà nước bảo lãnh tín dụng xuất khẩu:

Trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng theo phương thức bán chịu, trả chậm cho khách hàng nước ngoài. Để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, Nhà nước đứng ra bảo lãnh đền bù khi bị mất vốn. Tỷ lệ đền bù có thể lên đến 100% vốn bị mất, nhưng thường là khoảng 60-70% của khoản tín dụng đó. Trước năm 2008, ở Việt Nam, đã thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong nước. Giúp giá bán hàng của nhà xuất khẩu nâng lên vì khi bán người ta sẽ bán với giá bán cộng thêm lãi suất, giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Đến tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định bãi bỏ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Việc bãi bỏ Quỹ này là nhằm đảm bảo nguyên tắc đối xử bình đẳng theo cam kết trong WTO. Theo đó, Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ gián tiếp cho các doanh nghiệp thông qua các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

2.3 Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu:

Hiện nay, Việt Nam đang thí điểm áp dụng hình thức Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (BHTDXK).BHTDXK là hình thức bảo đảm tài chính cho nhà xuất khẩu trong các hợp đồng xuất nhập khẩu có điều kiện thanh toán theo

hình thức tín dụng mở trước rủi ro nợ xấu, mất khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu do mất khả năng thanh toán, phá sản hoặc vì bất ổn chính trị tại quốc gia nhập khẩu.

Tổ chức BHTDXK là nguồn cung cấp thông tin thị trường, năng lực và tình trạng tài chính của người mua, giúp nhà xuất khẩu thực hiện các giao dịch kinh doanh an toàn và hiệu quả. Ban đầu, các tổ chức BHTDXK đều do Nhà nước thành lập và hỗ trợ. Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, mô hình hoạt động của tổ chức BHTDXK từng bước có sự tham gia của khu vực tư nhân và vận hành theo cơ chế thị trường

Ở nước ta thì BHTDXK mới chỉ được triển khai thí điểm vào tháng 10/2010 và theo đề án triển khai thí điểm từ năm 2011 đến cuối năm 2013. Chúng ta sẽ nâng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu được BHTDXK là 3%. Hiện có 3 doanh nghiệp bắt đầu triển khai BHTDXK là tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí (PVI), tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh), Công ty TNHH bảo hiểm QBE. Mặc dù vậy cả 3 doanh nghiệp trên vẫn chưa có đội ngũ chuyên gia về BHTDXK, do vậy họ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhà tái bảo hiểm nước ngoài từ khâu khai thác, đánh giá rủi ro, thẩm định bảo hiểm,.. và tái phần lớn dịch vụ nhận được cho nhà tái bảo hiểm nước ngoài.

Chính phủ thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong giai đoạn 2011 - 2013 với những nội dung chủ yếu sau đây:

(1) Ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong tín dụng xuất khẩu, góp phần bảo đảm an toàn tài chính và thúc đẩy xuất khẩu.

(2) Đối tượng tham gia bảo hiểm là các thương nhân xuất khẩu hàng hóa thuộc các nhóm hàng khuyến khíc bảo hiểm tín dụng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2011/QĐ-TTg năm 2010.

Gồm có 2 nhóm như sau:

Nhóm 1:

1. Thủy sản 6. Hạt tiêu

2. Gạo 7. Nhân điều

3. Cà phê 8. Chè

4. Rau quả 9. Sắn và các sản phẩm từ sắn

Nhóm 2

1. Dệt may 8. Sản phẩm chất dẻo

2. Giày dép 9. Dây điện và cáp điện

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w