II. Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc
1. Thực trạng chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc
1.6.2 Đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế
Có thể nói đây là một biện pháp vĩ mô rất quan trọng mà Nhà nước Trung Quốc đã và đang tiến hành nhằm mục tiêu thúc đẩy ngoại thương nói chung và xuất khẩu nói riêng, mà cụ thể là tạo ra thị trường cho hàng hóa Trung Quốc, tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận trực tiếp với thị trường các nước. Hơn thế nữa, khi gia nhập các liên kết
kinh tế quốc tế, bên cạnh việc tạo ra những điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu cũng sẽ tạo ra sức ép, buộc chính nền ngoại thương Trung Quốc phải chuyển mình, tăng tốc nhằm bắt kịp xu thế phát triển chung. Như vậy là Trung Quốc có thể thực hiện “một mũi tên trúng nhiều đích”. Kể từ năm 1979 đến nay, Trung Quốc đã tích cực hợp tác kinh tế thương mại với nhiều quốc gia, ký kết hàng trăm hiệp định thương mại song phương và đa phương. Đặc biệt vào giai đoạn cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc lại càng quan tâm nhiều hơn tới vấn đề hội nhập và đa phương hóa quan hệ. Gia nhập APEC, WTO và xúc tiến thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA) là một loạt trong nhiều cố gắng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Trung Quốc.
Một số tổ chức và diễn đàn hợp tác Trung Quốc đã tham gia: - Tổ chức thương mại thế giới WTO (2001)
- Diễn đàn Hợp Tác Trung - Phi FOCAC (2000)
- Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC (1991)
- Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - Arập
- Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (1972) - Diễn đàn kinh tế và thương mại hợp tác Trung Quốc – Bồ Đào
Nha
ký kết gần đây:
- Hiệp định đa biên về thương mại hàng hóa trong WTO
- Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). - Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc – Pêru
- Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc – Cộng hòa Costa Rica - Hiệp định thương mại Trung – Mỹ
- Hiệp định thương mại Trung Quốc - EU
- Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc - New Zealand
Ngoài ra, Trung Quốc còn áp dụng một số biện pháp khác như tổ chức các hội chợ thương mại xúc tiến xuất khẩu, thành lập các tổ chức phát triển thương mại, cải cách thủ tục hành chính để khuyến khích đầu tư vào các mặt hàng xuất khẩu, thực hiện chế độ hoàn vốn xuất khẩu, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề sản xuất, hạ thấp giá thành xuất khẩu, bù lỗ xuất khẩu của xí nghiệp, làm giảm khó khăn về nguồn vốn kinh doanh, từ đó góp phần củng cố chính sách điều tiết thuế mậu dịch xuất khẩu, thực hiện chính sách thưởng xuất khẩu…