Những mặt không nên học tập

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 89 - 93)

III. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2. Những mặt không nên học tập

2.1 Quan điểm lấy “lượng” thay cho “chất” làm giảm hiệu quả của hoạt động xuất khẩu động xuất khẩu

Nhiều năm qua Trung Quốc xuất khẩu lấy số lượng là chủ yếu, coi nhẹ nâng cao nguồn thu ngoại tệ, cho nên dù xuất khẩu với số lượng khá lớn song mức thu nhập ngoại tệ tính theo đơn vị hàng hoá lại thấp. Có những năm do xuất khẩu quá dung lượng của thị trường quốc tế đã làm cho giá cả hàng hoá bị kéo xuống. Chẳng hạn như mặt hàng lông thỏ, năm 1985 xuất khẩu 4.567 tấn, mỗi tấn giá 38.805 USD, năm 1988 xuất khẩu với số lượng tăng gấp 2 lần là 8.482 tấn, giá mỗi tấn chỉ còn 17.220 USD. So sánh hai năm, số lượng xuất khẩu đã tăng 86%, song giá trị lại giảm 56%, lượng ngoại tệ thu về giảm 1,16

triệu USD(17) .Ở khía cạnh này, Việt Nam cần tránh sản xuất ồ ạt, xuất khẩu ồ ạt, sản lượng tăng nhưng mức thu nhập tính theo ngoại tệ lại thấp.

Bên cạnh đó, việc mở rộng quyền hạn kinh doanh xuất nhập khẩu cho các địa phương và xí nghiệp đã làm cho cao trào xuất nhập khẩu dâng lên quá bừa bãi, thiếu tổ chức và trật tự mà Nhà nước không có biện pháp hạn chế, dẫn tới hiệu quả kinh tế giảm mạnh, lợi ích kinh tế của Nhà nước bị thiệt hại nghiêm trọng. Theo thống kê, xuất khẩu hàng tơ lụa của Trung Quốc mỗi năm cũng làm cho Nhà nước tổn thất hơn 100 triệu USD. Đặc biệt là mặt hàng quặng Wolfram và những chế phẩm từ Wolfram là mặt hàng độc quyền trong xuất khẩu của Trung Quốc, lâu nay chiếm 62% tổng lượng xuất khẩu của thế giới. Song do Trung Quốc xuất khẩu quá nhiều, làm cho thị trường thế giới biến động, làm cho kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này ngày càng giảm, đồng thời mặt hàng này đã bị mất vị trí độc quyền trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc đã cho mọi thành phần kinh tế được tự do tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, điều này có tác động tích cực thúc đẩy xuất khẩu.

2.2 Chính sách bảo hộ quá mức trong một số ngành đã ngăn cản việc cải thiện khả năng cạnh tranh thiện khả năng cạnh tranh

Việc Trung Quốc bảo hộ quá mức cho một số ngành như nông nghiệp, sản xuất ôtô,... thông qua việc áp đặt mức thuế suất nhập khẩu cao, hạn ngạch

chặt chẽ trong nhiều năm qua đã phần nào ngăn cản việc cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành. Cũng vì sự bảo hộ này mà Trung Quốc đã gặp rất nhiều khó khăn trong các đàm phán đa phương và song phương khi muốn gia nhập WTO. Những ngành được bảo hộ này với sức cạnh tranh còn yếu sẽ chính là những ngành bị tổn thất lớn, gây bất lợi trong hoạt động ngoại thương khi mà Trung Quốc trong thời gian tới phải thực sự nhập vào “dòng chảy” tự do hóa thương mại. Thực sự nếu trong nhiều năm qua Trung Quốc bên cạnh việc bảo hộ hợp lý đồng thời có những bước đi hiệu quả, hợp lý để nâng dần năng lực cạnh tranh cho khu vực này thì việc đối phó với thách thức sau khi gia nhập WTO sẽ không quá căng thẳng như hiện nay.

2.3 Trong quá trình thúc đẩy xuất khẩu phát triển dẫn tới sự chênh lệch vùng miền vùng miền

Khi thực hiện chiến lược mở cửa theo nhiều phương vị, nhiều tầng nấc, Trung Quốc đã phải chọn một số địa phương, một số khu vực tập trung nhiều điều kiện thuận lợi để làm “đột phá khẩu” trong phát triển ngoại thương sau đó mới tiến hành trên diện rộng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà thực tế trong phát triển xuất khẩu nói riêng và phát triển kinh tế nói chung, Trung Quốc đã không tránh khỏi sự chênh lệch vùng miền. Cho tới nay trong hoạt động ngoại thương, khu vực miền Đông mà đặc biệt là vùng duyên hải Đông Nam vẫn đóng vai trò chủ chốt, khu vực miền Tây vẫn còn tham gia với quy mô hạn chế, chưa xứng đáng với tiềm năng.

2.4 Công tác nâng cao kiến thức kinh doanh, hiểu biết về tình hình thị trường quốc tế cho doanh nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức trường quốc tế cho doanh nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức

Trong nhiều năm, Trung Quốc phải tập trung vào vấn đề chuyển đổi thể chế ngoại thương, tạo các điều kiện vĩ mô cho các doanh nghiệp hoạt động ngoại thương nên chưa có điều kiện giải quyết tốt một số vấn đề mang tính chuyên môn sâu. Một trong những vấn đề đó là việc trang bị kiến thức kinh doanh cho các doanh nghiệp, các địa phương. Chính vì vậy trong thực tế hoạt động kinh doanh ngoại thương, do thiếu kiến thức kinh tế thương mại, thiếu thông hiểu luật ngoại thương và những kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế, nên khi các địa phương, công ty và các doanh nghiệp ngoại thương trực tiếp ký kết hợp đồng với nước ngoài, không những thiếu chặt chẽ trong văn bản mà còn không biết tận dụng những chế độ được ưu đãi trong ngoại thương. Do đó không những họ phải chịu những thiệt thòi khá lớn, mà còn ảnh hưởng đến nguồn thu nhập tài chính của Nhà nước.

Chương III

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w