Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 139 - 142)

IV. Định hướng hoàn thiện chính sách khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam

4. Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu

xuất khẩu

hiện theo xu hướng tự do hóa thương mại, xóa bỏ dần những cản trở đối với hoạt động xuất khẩu, tạo mọi điều kiện cho hoạt động xuất khẩu. Học tập kinh nghiệm từ Trung Quốc, chúng ta nên thấy rằng:

Trước hết, cần phải đổi mới quan điểm, luận cứ khi xây dựng cơ chế điều hành xuất nhập khẩu: Thống nhất nội dung quản lý Nhà nước bằng cách chuẩn hoá các nội dung về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá theo quy định quốc tế; thống nhất quản lý hoạt động xuất nhập khẩu bằng pháp luật; hoàn thiện luận cứ khoa học của việc đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu hàng hoá; đổi mới sự phân công và phối hợp giữa cơ quan liên quan đến nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

Để thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam, Nhà nước cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế điều hành xuất nhập khẩu. Đó là xây dựng chính sách về xuất nhập khẩu ổn định cho nhiều năm, từ đó cụ thể hoá cho điều hành từng thời kỳ, đảm bảo sự thống nhất theo các chương trình mục tiêu dài hạn đã định của Nhà nước; cần nhanh chóng tự do hoá xuất khẩu tất cả những mặt hàng không phải là quốc cấm, không nên quản lý giá với hàng xuất khẩu.

Ngoài ra, cần ban hành các chính sách cụ thể về ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Mặc dù hiện nay, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ra thông tư về việc các ngân hàng thương mại quốc doanh có trách nhiệm ưu

tiên về mức vốn vay đối với các đơn vị sản xuất và thu mua hàng xuất khẩu, tuy nhiên thông tư lại không quy định rõ ràng và cụ thể chỉ nói chung chung “khuyến khích tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn”. Do vậy, việc cần làm là phải quy định cụ thể một tỷ trọng vốn vay dài hạn và trung hạn trên tổng dư nợ và một khung lãi suất cố định theo từng thời kỳ nhằm làm việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu dễ dàng hơn, tránh gây mập mờ dẫn đến tiêu cực.

Nên thành lập các Quỹ bảo hiểm xuất khẩu và Quỹ hỗ trợ đầu tư. Hình thức bảo hiểm xuất khẩu mới được áp dụng thí điểm tại Việt Nam, trong khi thực tiễn kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều rủi ro. Do vậy, áp dụng biện pháp bảo hiểm xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu là cần thiết và phù hợp với các quy định của WTO, cần được triển khai nhanh và đồng bộ.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các hình thức hỗ trợ trực tiếp cho xuất khẩu như thưởng xuất khẩu, thưởng thành tích xuất khẩu... bị bãi bỏ. Cần sử dụng nguồn vốn này và bổ sung thêm để thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư: (1) nghiên cứu, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi; (2) đổi mới, chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản hàng hoá xuất khẩu; (3) đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất hàng xuất khẩu.

Điều tiết tỷ giá hối đoái, lạm phát

Trung Quốc đã rất thành công khi sử dụng chính sách tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu. Trung Quốc luôn theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái trên cơ sở định giá thấp thực tế đồng nhân dân tệ so với các ngoại tệ khác đặc biệt với đồng USD để tạo lợi thế thương mại ngắn hạn. Do sức ép từ nhiều phía, đặc biệt là từ Mỹ, Trung Quốc đã có nâng giá đồng NDT của mình, nhưng vẫn chưa đạt tới giá trị thực của nó. Đối với Việt Nam, chúng ta nên điều tiết sự thay đổi tỷ giá hợp lý sao cho thu hút được vốn nước ngoài và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phục vụ cho việc tăng trưởng kinh tế và vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý. Để việc phá giá tỷ giá hối đoái khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập siêu có hiệu quả và không làm ảnh hưởng quá lớn đến lạm phát làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nói chung cần thực hiện cơ chế lãi suất hợp lý đi kèm với việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ để kiểm soát tín dụng như dự trữ bắt buộc, công cụ thị trường mở một cách linh hoạt. Nước ta là một nước nhỏ nên hiệu ứng từ việc phá giá đến xuất khẩu là không lớn trong khi áp lực lên lạm phát là rõ rệt hơn nên cần cân nhắc mức độ phá giá ở mức hợp lý khi điều hành tỷ giá trong các bối cảnh cụ thể để tránh áp lực lạm phát quá lớn gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế nói chung.

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 139 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w