III. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1. Những mặt nên học tập
1.6 Có sự phối hợp đúng đắn, linh hoạt và có hiệu quả các công cụ chính sách thúc đẩy xuất khẩu, gắn chính sách thúc đẩy xuất khẩu với những cả
sách thúc đẩy xuất khẩu, gắn chính sách thúc đẩy xuất khẩu với những cải cách toàn diện trong nền kinh tế
Một bài học quan trọng khác có thể rút ra từ chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc là phải biết phối hợp một cách thích hợp và khéo léo các biện pháp chính sách khác nhau để đạt tới kết quả tốt nhất. Mỗi một chính
sách khi được áp dụng có thể mang lại những kết quả tích cực, nhưng đồng thời làm nảy sinh những vấn đề mới có thể làm triệt tiêu những kết quả tích cực đó, hoặc hiệu lực của mỗi chính sách có thể được phát huy tốt hơn nếu nó đi kèm với các chính sách khác. Trên thực tế có thể lấy ví dụ điển hình về sự kết hợp giữa cải cách chính sách thương mại với cải cách trong lĩnh vực ngoại hối và tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc. Những biện pháp cải cách trong các lĩnh vực này thường đi kèm với nhau, bổ sung hỗ trợ lẫn nhau. Chẳng hạn việc cho phép các doanh nghiệp và các địa phương được giữ lại một phần thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu và áp dụng chế độ tỷ giá thanh toán nội bộ là những biện pháp nhằm giảm bớt khó khăn nảy sinh đối với những người xuất khẩu do chính phủ trung ương hạn chế dần việc bù lỗ xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc ban hành chế độ giữ lại ngoại tệ có tác dụng tạo động lực khuyến khích đối với những người xuất khẩu; nhưng mức độ khuyến khích đó được tăng lên cùng với việc cho phép các doanh nghiệp chuyển nhượng ngoại tệ đó tại các trung tâm hoán đổi ngoại tệ. Những đợt phá giá NDT từ năm 1989 trở đi một mặt nhằm mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu trực tiếp nhưng mặt khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi chính phủ trung ương chấm dứt trợ cấp xuất khẩu vào năm 1991, yêu cầu tất cả các doanh nghiệp ở các địa phương phải thực hiện chế độ tự chủ hoàn toàn trong kinh doanh xuất khẩu, và đẩy mạnh cắt giảm thuế quan nhập khẩu, chuẩn bị cho việc gia nhập WTO.
thực hiện đồng thời với những cải cách toàn diện khác trong nền kinh tế như cải cách thể chế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách các lĩnh vực tài chính - ngân hàng và thuế, đầu tư vào giáo dục và phát triển cơ sở hạ tầng. Những cải cách này có tác dụng tăng cường năng lực điều hành cả về vĩ mô và vi mô trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả của quá trình phân bổ nguồn lực, từ đó tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Có thể nói ở Trung Quốc những cải cách trong nước luôn đi liền với cải cách trong lĩnh vực đối ngoại, có tác dụng gia tăng cái gọi là ''năng lực hấp thụ'' của nền kinh tế, từ đó giúp cho chính sách mở cửa nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng ở Trung Quốc được thực hiện một cách có hiệu quả và đạt được những thành tựu khả quan.