Sử dụng hợp đồng kì hạn

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá – thực tiễn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 74)

3.2.1.1. Cơ sở pháp lý

Ở Việt Nam, nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn được đề cập đến vào giữa những năm 90. Vấn đề này được quy định trong Quyết định số 203/QĐ/NH13 ngày 20/9/1994 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng. Về mặt thực tiễn thì hoạt động giao dịch kỳ hạn còn rất hạn chế và cũng chưa sôi động.

Vào cuối những năm 90, tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều biến đổi, năm 1998 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5.8% tiếp tục giảm so với các năm trước. Lạm phát năm 1998 cao hơn hai năm trước, chỉ số giá cả hàng tiêu dùng tăng 9.2%. Mặc dù vậy, cán cân thanh toán của Việt Nam vẫn có mức bội thu là 318 triệu USD và giảm được nhập siêu so với các năm trước.

Trong năm 1998, Thống đốc đã ban hành một loạt các văn bản liên quan đến hoạt động giao dịch ngoại hối như:

+ Quyết định 16/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/1/1998 về việc ấn định tỷ giá mua bán kỳ hạn, hoán đổi của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động giao dịch ngoại hối kỳ hạn, hoán đổi.

+ Quyết định 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/1/1998 về quy chế hoạt động giao dịch ngoại hối.

+ Quyết định 18/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/1/1998 về trạng thái ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Quyết định 101/1999/QĐ-NHNN13 ngày 26/3/1999 về quy chế tổ chức và hoạt động của thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng. Quyết định này thay thế cho Quyết định số 203/QĐ/NH13 ngày 20/9/1994.

Quyết định 64/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999 về việc công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các ngoại tệ.

Quyết định 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999 về nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Theo đó, NHNN quy định tỷ giá của các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi không được vượt quá mức trần tỷ giá giao ngay (tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do NHNN công bố cộng biên độ giao động của tỷ giá giao ngay) cộng với mức tăng cho phép (tỷ lệ % tỷ giá giao ngay) quy định với từng kỳ hạn cụ thể.

Ngày 28/5/2004, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký ban hành Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN

liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ, trong đó:

+ Giới hạn về thời hạn giao dịch ngoại tệ hoán đổi, kỳ hạn đã được dở bỏ đối với các giao dịch giữa các loại ngoại tệ với nhau và cho phép thực hiện theo thông lệ quốc tế, đồng thời mở rộng từ mức 7 - 180 ngày như trước đây lên mức 3 - 365 ngày đối với các giao dịch giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của DN và ngân hàng, khuyến khích thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển.

+ Cho phép TCTD và DN tự do xác định và thoả thuận trong phạm vi mức tỷ giá kỳ hạn được tính theo thông lệ quốc tế, trên cơ sở chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành của hai đồng tiền giao dịch là đồng Việt Nam và đôla Mỹ (quy định thống nhất là mức lãi suất cơ bản bình quân năm của đồng Việt Nam do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu bình quân do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố )

Ngày 10/11/2004, quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN được ban hành thay cho quyết định số 17:

+ Các tổ chức tín dụng được quyền thỏa thuận với khách hàng về kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn

+ Cho phép giao dịch không cần chứng từ chứng minh mục đích sử dụng đối với các loại giao dịch( trừ giao dịch mua ngoại tệ trong các hợp đồng giao ngay và kỳ hạn bằng VNĐ)

Sau khi có quyết định 1452 và quyết định 468, doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường giữa các ngân hàng với khách hàng tăng nhanh chóng và tăng liên tiếp qua các năm.

3.2.1.2. Xác định tỷ giá kỳ hạn

Về phương diện lý thuyết cũng như thực tế ở nhiều nước trên thế giới, tỷ giá giao dịch kỳ hạn được xác định dựa trên cở sở tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. Ở Việt Nam, tỷ giá kỳ hạn được xác định dựa theo Quyết định 64 và 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Theo đó, NHNN quy định tỷ giá

của các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi không được vượt quá mức trần tỷ giá giao ngay (tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do NHNN công bố cộng biên độ giao động của tỷ giá giao ngay) cộng với mức tăng cho phép (tỷ lệ % tỷ giá giao ngay) quy định với từng kỳ hạn cụ thể.

QĐ - Ngày hiệu lực Kỳ hạn giao dịch

QĐ 65/1999 QĐ 289/2000 QĐ 1198/2001 QĐ 679/2002 26/02/1999 05/09/2000 18/09/2001 1/7/2002 7 đến dưới 30 ngày Không được phép Không được phép 0,4% 0,5%

30 ngày 0,58% 0.2% 0,4% 0,5% 31 đến dưới 45 ngày 0,87% 0,25% 1,5% 1,2 45 đến dưới 60 ngày 1,16% 0,4% 1,5% 1,2 60 đến dưới 75 ngày 1,45% 0,45% 1,5% 1,5 75 đến dưới 90 ngày 1,75% 0,65% 1,5% 1,5 90 đến dưới 105 ngày 2,04% 0,79% 1,5% 2,5 105 đến dưới 120 ngày 2,33% 1,01% 1,5% 2,5 120 đến dưới 135 ngày 2,62% 1,14% 2,35% 2,5 135 đến dưới 150 ngày 2,92% 1,26% 2,35% 2,5 150 đến dưới 165 ngày 3,21% 1,38% 2,35% 2,5 165 đến dưới 180 ngày 3,50% 1,48% 2,35% 2,5 180 ngày - 1,50% 2,35% 2,5

Từ 25/8/2004 đến nay kỳ hạn được áp dụng đã được nới rộng hơn từ 3 ngày đến 365 ngày, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn co các doanh nghiệp sử dụng công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tỷ giá kì hạn được xác định theo quyết định Số 648/2004/QD-NHNN : “Tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ và khách

hàng thoả thuận mức tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam vớí Đôla Mỹ. Tỷ giá kỳ hạn này không được vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở: (i) tỷ giá giao ngay vào ngày ký hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi; (ii) chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của Đồng Việt Nam (tính theo năm) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố và lãi suất mục tiêu của Đôla Mỹ do Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ công bố (Fed Funds Target Rate); và (iii) kỳ hạn của hợp đồng.

Tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác (ngoài USD) và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ và khách hàng thoả thuận.”

3.2.1.3. Doanh số giao dịch

Ngày nay, ở các nước phát triển, giao dịch ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi đã phát triển mạnh mẽ và đóng một vai trò quan trọng trên thị trường ngoại hối. các nhà XNK, đầu tư quốc tế đã sử dụng thị trường kỳ hạn và hoán đổi ngày càng tăng, không khác gì so với việc sử dụng thị trường giao ngay. Giao dịch kỳ hạn và hoán đổi rất hiệu quả trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các khoản thu chi XNK bằng ngoại tệ. nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi còn là công cụ để các nhà đầu cơ kiếm lời, nên càng khiến cho thị trường ngày càng hiệu quả.

Tuy nhiên, đối với thị trường ngoại hối Việt Nam thì chưa được như vậy, điều này thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Tỷ trọng của giao dịch kỳ hạn từ năm 1998 đến 2006 trên VinaForex

Năm Tỷ trọng giao dịch kỳ hạn Tỷ trọng mua bán giao dịch kỳ hạn Tổng doanh số mua bán (%) Tỷ lệ mua bán kỳ hạn (%) Tổng doanh số mua bán kỳ hạn (%) Tỷ trọng doanh số mua kỳ hạn (%) Tỷ trọng doanh số bán kỳ hạn (%) 1998 100 10.6 100 38 62 1999 100 2.8 100 39 61 2000 100 5.5 100 24 76 2001 100 5.6 100 19 81 2002 100 5.6 100 14 86 2003 100 4.9 100 17 83 2004 100 5.2 100 18 82 2005 100 5.5 100 22 78 2006 100 5.6 100 23 77

Nguồn: Kỷ yếu hội thảo khoa học“Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam”- 2007

Trên đây là bảng số liệu tỷ trọng của giao dịch kỳ hạn từ năm 1998 đến 2006 trên VinaForex. Giao dịch kỳ hạn chiếm tỷ lệ nhỏ dưới 11% trong tổng doanh số giao dịch trên VinaForex. Tính trung bình, tỷ lệ của giao dịch kỳ hạn qua các năm chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 5.7% tổng doanh số giao dịch ngoại hối trên VinaForex. Điều này nói lên rằng:

+ TTNH VN còn rất sơ khai về mặt nghiệp vụ, giao dịch ngoại hối chủ yếu là giao ngay.

+ Các đơn vị kinh doanh XNK chưa được bảo vệ rủi ro trước sự biến động tỷ giá.

+ Các NHTM chưa thực sự sẵn sàng phát triển nghiệp vụ kỳ hạn, vì trong suốt thời gian qua, tỷ giá VND/USD chỉ biến động tăng 1 chiều, trong lúc ngoại tệ lại luôn khan hiếm. Do đó, các đơn vị XNK chỉ muốn ký hợp đồng mua kỳ hạn ngoại tệ từ ngân hàng làm cho nghiệp vụ này chưa thể phát triển đc.

Tỷ trọng mua bán kỳ hạn quá chênh lệch: Mua kỳ hạn chỉ chiểm khoảng 23%, trong khi đó bán kỳ hạn chiếm tới 77%. Ngoài mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá, các đơn vị kinh tế tham gia hợp đồng kỳ hạn chủ yếu nhằm có được ngoại tệ trong tương lai để thanh toán cho nước ngoài.

Vì tỷ trọng NHTM bán kỳ hạn lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng mua kỳ hạn nên nếu xét riêng nghiệp vụ mua bán kỳ hạn thì các NHTM luôn ở trạng thái ngoại tệ đoản, nghĩa là chịu rủi ro khi tỷ giá tăng nhiều hơn so với dự kiến.

Bảng 3.2. Tình hình giao dịch hợp đồng kỳ hạn tại Eximbank từ 2004 – 2010 Đơn vị: Triệu đồng Năm Tổng doanh số mua bán ngoại tệ Doanh số giao dịch kỳ hạn Tỷ trọng 2004 4.689 211 4,50 2005 6.361 318 5,00 2006 8000 400 4,50 2007 8400 486 5,79 2008 10100 624 6,18 2009 6100 428 7,01 2010 10800 712 6,59

Nguồn: Phòng kinh doanh ngoại tệ Eximbank 3.2.2. Sử dụng hợp đồng hoán đổi

3.2.2.1. Cơ sở pháp lý

Tại Việt Nam , nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối chính thức ra đời từ khi NHNN ban hành qui chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/

QĐ- NHNN7 ngày 10/ 01/1998. Theo đó, giao dịch hối đoái hoán đổi được định nghĩa là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời hai giao dịch : giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kì hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỉ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm kí hợp đồng.

Quyết định này đã tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam triển khai việc thực hiện các giao dịch hoán đổi ngoại tệ tại Việt Nam. Liền đó năm 1998 là năm thị trường ngoại hối nước ta có nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á. Các NHTMNN, NHTMCP và chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam đều nhanh chóng ban hành thể lệ giao dịch hối đoái riêng, bao gồm giao dịch giao ngay, giao dịch kì hạn và giao dịch hoán đổi. Thống đốc NHNN đã kí quyết định 893/ 2001/QĐ -NHNN về việc áp dụng lại nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ giữa NHNN và các ngân hàng. Trong trường hợp thiếu hụt tạm thời vốn khả dụng bằng đồng Việt Nam , các ngân hàng có thể được NHNN thoả thuận mua đô la Mĩ theo hình thức giao ngay và bán lại lượng đô la Mĩ đó sau một thời gian nhất định theo hình thức kì hạn . NHNN sử dụng nguồn tiền tái cấp vốn để thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ với các ngân hàng như một công cụ mở rộng lượng tiền cung ứng nhằm điều hành thị trường theo mục tiêu chính sách tiền tệ. Ngày 17 tháng 7 năm 2001, NHNN ra quyết định số 894/2001/QĐ-NHNN về tỷ giá NHNN áp dụng khi bán lại dollar Mỹ cho các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ theo quyết định 893/ 2001/QĐ –NHNN về việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ giữa NHNN và các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của các ngân hàng.

Quyết định QĐ 648/2004/QĐ – NHNN đã gỡ bỏ các giao dịch giữa các loại ngoại tệ với nhau và cho phép thực hiện theo thông lệ quốc tế, đồng thời mở rộng giới hạn giao dịch từ 7 – 180 ngày như trước thành 3 – 365 ngày với giao dịch giữa

VNĐ và các loại ngoai tệ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp và ngân hàng và khuyến khích thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển.

Giao dịch hối đoái hoán đổi được phép tiến hành giữa ngoại tệ với đồng Việt Nam, ví dụ như : USD/VND, EUR/VND.., hoặc giữa các ngoại tệ với nhau như USD / EUR . Trong trường hợp cần thiết , NHNN sẽ qui định các đồng tiền không được phép giao dịch.

Giao dịch hoán đổi giữa ngân hàng thương mại với nhau hoặc với các tổ chức kinh tế là pháp nhân Việt Nam có kì hạn : tối thiểu là 7 ngày ( Ban đầu là 1 tháng và tối đa là 6 tháng kể từ ngày kí hợp đồng giao dịch.) Giao dịch hoán đổi Đô -Đồng giữa NHNN và các Ngân hàng thương mại được thực hiện với các kì hạn: 7, 15, 30, 60, và 90 ngày.

3.2.2.2. Tỷ giá hoán đổi

Trong các giao dịch hoán đổi ngoại hối giữa các Ngân hàng thương mại với nhau hoặc với nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế , pháp nhân Việt Nam, tỷ giá hoán đổi cũng phải trong biên độ qui định giới hạn tỉ giá kì hạn hiện hành của NHNN tại thời điểm kí kết hợp đồng như tỷ giá kỳ hạn. Với các ngoại tệ khác và giữa các ngoại tệ với nhau, NHNN cho phép tổng giám đốc, giám đốc các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỉ giá giao ngay trên cơ sở tỉ giá USD/VND và tỉ giá giữa USD với các ngoại tệ khác trên thị trường ngoại hối quốc tế, và không qui định giới hạn biên độ giao động tỉ giá hoán đổi.

Với giao dịch hoán đổi giữa NHNN và các NHTM,

+ Tỉ giá giao ngay NHNN mua đôla Mĩ : Tỉ giá mua giao ngay của NHNN tại ngày kí hợp đồng, hoặc ngày xác nhận giao dịch qua mạng vi tính .

+ Tỉ giá kì hạn NHNN bán lại đôla Mĩ: Được xác định trên cơ sở tỉ giá bán giao ngay của NHNN tại thời điểm kí kết hợp đồng hoán đổi , hoặc ngày xác nhận giao dịch hoán đổi qua mạng vi tính , cộng với mức gia tăng qui định đối với từng

kì hạn cụ thể ( 7 ngày , 15 ngày , 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày) . Mức gia tăng này được NHNN công bố trong từng thời kì tuỳ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ .

Bảng 3.3. Qui định mức gia tăng tỉ giá kì hạn trong nghiệp vụ hoán đổi giữa NHNN với các Ngân hàng thương mại.

QĐ - Ngày hiệu lực Kỳ hạn giao dịch QĐ 84/2001 (17/07/2001) QĐ 1003/2001 (15/08/2001) 7 ngày 0,80% 0,30% 15 ngày 0,85% 0,40% 30 ngày 1,00% 0,50% 60 ngày 1,35% 1,00% 90 ngày 1,70% 1,50% 3.2.2. Doanh số giao dịch

Được NHNN cho phép sử dụng từ năm 2006, sản phẩm hoán đổi còn rất mới mẻ trên thị trường trong nước và hầu hết các NHTM còn chưa hiểu biết nhiều về sản phẩm này. Chính vì vậy doanh sô sử dụng công cụ phái sinh này rất thấp, không đáng kể so với ngân hàng nước ngoài ở nước ta. Trên thị trường, các giao dịch hoán đổi chủ yếu là hoán đổi giữa ngân hàng – doanh nghiệp, giao dịch hoán

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá – thực tiễn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w