a) Khái niệm
Hợp đồng tương lai là một dạng hợp đồng kỳ hạn đã được chuẩn hóa và được thực hiện tại Sở giao dịch4.
b) Đặc điểm của hợp đồng tương lai
Trên sở giao dịch, các công ty, các cá nhân và cả các ngân hàng gửi cho nhà môi giới hay thành viên của sở giao dịch các lệnh đặt mua hay đặt bán một số
lượng cố định ngoại hối. Sau đó các lệnh đặt mua được đối chiếu với các lệnh đặt bán. Một trung tâm thanh toán bù trừ của sở giao dịch bảo đảm cho cả hai bên mua và bán rằng các lệnh mua và bán sau khi được đối chiếu và khớp nhau sẽ chắc chắn được thực hiện.
Những hợp đồng được duy trì đến ngày đáo hạn sẽ được thanh toán giống như các giao dịch kỳ hạn, tức là hai ngày làm việc kể từ khi hợp đồng đến hạn. Tuy nhiên, hợp đồng tương lai ít khi được nắm giữ cho đến ngày đáo hạn. Phần lớn nhà đầu tư chọn cách đóng vị thế của họ bằng cách tiến hành một giao dịch ngược lại với giao dịch ban đầu.
Điều bắt buộc trong giao dịch tương lai là cả người mua và người bán hợp đồng tương lai phải có một tài khoản ký quỹ. Họ phải gửi vào tài khoản này một số tiền theo yêu cầu nhà môi giới vào lúc ký kết hợp đồng. Vào cuối mỗi ngày giao dịch, tài khoản ký quỹ được điều chỉnh lại để phản ánh lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư. Quá trình này gợi là điều chỉnh theo giá thị trường (marking to the market).
Ký quỹ không chỉ là thỏa thuận riêng giữa nhà môi giới và khách hàng. Khi giá tương lai tăng, nhà môi giới của bên có vị thế đoản ngoại tệ phải trả tiền cho sở giao dịch, và sở giao dịch chuyển khoản tiền này cho nhà môi giới của nhà đầu tư có trạng thái trường ngoại tệ. Tương tự, khi giá tương lai giảm, người môi giới của nhà đầu tư có trạng thái trường ngoại tệ phải trả tiền cho sở giao dịch, còn nhà môi giới của nhà đầu tư có trạng thái đoản ngoại tệ được nhận số tiền này.
Nhà đầu tư được quyền rút số tiền vượt trội so với số tiền ký quỹ ban đầu. Để đảm bảo rằng số dư trong tài khoản ký quỹ không bao giờ quá thấp, mức ký quỹ duy trì được đặt ra. Nếu số dư trên tài khoản ký quỹ giảm xuống dưới mức ký quỹ duy trì, người nắm giữ hợp đồng tương lai phải bổ sung cho đủ mức ký quỹ ban đầu. Trong trường hợp nhà đầu tư không thực hiện, người môi giới sẽ lập tức đóng vị thế bằng cách bán tài sản cơ sở.
Để minh họa hoạt động của tài khoản ký quỹ, chúng ta xem xét ví dụ sau. Giả sử, vào thứ năm ngày 01/03, một nhà đầu tư mua một hợp đồng tương lai GBP với giá 1 GBP = 1,4700 USD. Trị giá mỗi hợp đồng là 62.500 GBP, số tiền ký quỹ ban đầu và mức ký quỹ duy trì lần lượt là 2000 USD và 1500USD một hợp đồng.
Bảng 1.3. Quá trình thanh toán hàng ngày của hợp đồng tương lai GBP
Ngày Giá tương lai ($) Lãi/lỗ hàng ngày ($) Lãi/lỗ tích lũy ($) Số dư tài khoản ký quỹ ($) Ký quỹ bổ sung ($) 1.4700 2.000 01/03 1.4714 +87,50 +87,50 2.087,50 05/03 1.4640 - 462,50 -375,00 1.625,00 06/03 1.4600 -250,00 -625,00 1.375,00 +625,00 Diễn giải
Ngày 01/03, tỷ giá trong hợp đồng tương lai mua GBP là GBP = 1,4714 USD. Với tỷ giá này, nhà đầu tư lãi 87,50 USD vì lúc này nhà đầu tư có thể bán được 62.500 GBP với số tiền 62500 x 1, 4174 = 91962,50 USD, trong khi lúc đầu chỉ phải mua với số tiền 62500 x 1, 4100 = 91875USD. Khoản lãi này được ghi vào tài khoản ký quỹ của người mua, nghĩa là số dư trên tài khoản ký quỹ bây giờ là 2.087,50 USD.
Ngày 05/03, tỷ giá tương lai của hợp đồng mua GBP giảm xuống còn GBP = 1.4640 USD. Giá để mua mỗi hợp đồng tương lai lúc đến hạn sẽ là 91.500 USD. So sánh với tỷ giá tương lai của ngày hôm trước, ngày thứ hai người mua sẽ lỗ 91500 – 91962,50 = - 462,50 USD. Khoản lỗ này được ghi vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư, do đó số dư trên tài khoản này còn 1.625 USD vẫn lớn hơn mức ký quỹ duy trì.
Ngày 06/03, tỷ giá của hợp đồng tương lai mua GBP tiếp tục giảm xuống GBP = 1,4600 USD.Tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư sẽ lỗ tiếp 91250 – 91500 = -250 USD. Số dư trên tài khoản lúc này là 1.375 USD, nhỏ hơn mức ký quỹ duy trì là 1.500 USD. Do vậy nhà đầu tư phải ký quỹ bổ sung cho đủ 2.000 USD. Số tiền ký quỹ bổ sung là 2000 – 1375 = 625 USD.
Giống như người mua hợp đồng tương lai, tài khoản ký quỹ của người bán cũng được điều chỉnh tương tự, nhưng ngược chiều với tài khoản của người mua.
c) So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai
Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai
Thỏa thuận giữa hai bên Mua bán trên sở giao dịch
Không được chuẩn hóa Đã được chuẩn hóa về nhiều đặc điểm Chỉ có một ngày đến hạn đã thỏa thuận
từ trước
Một chuỗi ngày đến hạn. Ví dụ là vào thứ Tư của tuần thứ 3 của các tháng 3;6;9;12
Có giao hàng và thanh toán Hợp đồng thường xuyên được kết thúc trước hạn
Có thể mua bán tất cả các đồng tiền Hầu như chỉ mua bán các đồng tiền chính
Rủi ro tín dụng phụ thuộc vào đối tác Gần như không có rủi ro tín dụng 1.3.2.3. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
a) Khái niệm hợp đồng hoán đổi tiền tệ
Hợp đồng hoán đổi ngoại hối là hợp đồng diễn ra việc đồng thời và bán ra một tiền tệ nhất định đối với mỗi bên, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau5.
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là loại hợp đồng hoán đổi ngoại hối có thời gian dài (thường từ vài năm trở lên) và lãi suất phát sinh được thanh toán định kỳ trong
5 David A. Dubofsky & Thomas W.Miller, Derivatives-valuation and risk management, NXB Oxford, 2006, tr 208-215
thời gian hiệu lực của hợp đồng, khoản gốc chỉ được hoán đổi khi hợp đồng đáo hạn.
Sự khác nhau:
Trong hợp đồng hoán đổi ngoại hối, gốc và lãi được thanh toán một lận tại thời điểm hợp đồng đến hạn, còn trong hợp đồng hoán đổi tiền tệ, lãi được thanh toán định kỳ trong khi gốc được thanh toán một lần tại thời điểm hợp đồng đến hạn.
Hợp đồng hoán đổi ngoại hối được giao dịch trên FOREX, còn hợp đồng hoán đổi tiền tệ được giao dịch trên thị trường hoán đổi
b) Đặc điểm:
Là hợp đồng mua vào và bán ra một tiền tệ nhất định được ký kết đồng thời tại ngày hôm này.
Số lượng tiền tệ yết giá mua vào và bán ra là bằng nhau cho mỗi bên.
Ngày giá trị của giao dịch mua vào và ngày giá trị của giao dịch bán ra là hoàn toàn khác nhau.
Giao dịch hoán đổi tiền tệ có thể là một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn; hoặc cả hai giao dịch đều là kỳ hạn được ký kết đồng thời tại ngày hôm nay, nhưng có giá trị khác nhau
c) Hoán đổi đồng nhất và hoán đổi ghép
Hoán đổi đồng nhất là giao dịch trong đó vế giao ngay và vế kỳ hạn thuộc một hợp đồng hoán đổi.
Hoán đổi ghép là giao dịch trong đó vế giao ngay và vế kỳ hạn thuộc hai hợp đồng hoán đổi độc lập.
d) Tỷ giá hoán đổi
Chúng ta hãy xem xét các luồng tiền xảy ra đối với hợp đồng hoán đổi giữa VND và USD bao gồm: (i) mua VND và bán USD giao ngay; (ii) bán VND và mua USD kỳ hạn 3 tháng, như sau
Bảng 1.4. Các luồng tiền của hợp đồng hoán đổi ngoại tệ
Thời điểm Hợp đồng VND USD
Giao ngay Mua VND và bán USD giao ngay + - Giao kỳ hạn Bán VND và mua USD kỳ hạn 3
tháng
- +
Chúng ta thấy rằng, các luồng tiền xảy ra đối với hợp đồng hoán đổi tiền tệ là tương tự như các luồng tiền xảy ra khi đi vay VND kỳ hạn 3 tháng và cho vay USD cũng kỳ hạn 3 tháng. Do đó, tỷ giá hoán đổi phải phản ánh các mức lãi suất kỳ hạn 3 tháng của VND và USD trên TTTT. Các luồng tiền xảy ra đối với hợp đồng kỳ hạn có hướng ngược chiều với giao dich giao ngay; do đó, giống như các giao dịch trên TTTT, giao dịch hoán đổi tiền tệ chỉ tạo ra độ lệch thời gian của các luồng tiền, chứ không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng.
Tỷ giá hoán đổi phản ánh điểm kỳ hạn hay điểm hoán đổi, tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng hoán đổi hai đồng tiền nhất định thông qua giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Như vậy, xét về bản chất thì tỷ giá hoán đổi chính là điểm kỳ hạn
Tỷ giá hoán đổi = Tỷ giá kỳ hạn – Tỷ giá giao ngay
Rõ ràng là, nếu xét về bản chất thì “tỷ giá hoán đổi” không phải là tỷ giá đích thực, mà chỉ đơn thuần là chênh lệch các tỷ giá. Tuy nhiên, thuật ngữ “tỷ giá hoán đổi” được dùng phổ biến trong thực tế, vì vậy chúng ta cũng sử dụng thuật ngữ “tỷ giá hoán đổi” để phản ánh chênh lệch tỷ giá. Ta có ví dụ
Tỷ giá Mua vào Bán ra
Tỷ giá giao ngay USD/AUD = 0,7100 USD/AUD = 0,7105 Tỷ giá hoán đổi 3 tháng -0,0119 -0,0106
Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng USD/AUD = 0,6981 USD/AUD = 0,6999
Cần chú ý, do không phải tỷ giá thực, nên tỷ giá hoán đổi không có tỷ giá hoán đổi nghịch đảo.
Tỷ giá hoán đổi mua vào là chênh lệch, mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua kỳ hạn đồng tiền yết giá trong giao dịch hoán đổi. Trong ví dụ này, tỷ giá hoán đổi mua vào là – 0,0119 nói lên rằng tỷ giá mua AUD kỳ hạn 3 tháng có điểm khấu trừ là 119 điểm. Ngân hàng yết tỷ giá hoán đổi là – 0,0119 có nghĩa nó sẵn sàng bán giao ngay AUD và mua kỳ hạn 3 tháng AUD với chênh lệch tỷ giá là 119 điểm.
Tỷ giá hoán đổi bán ra là chênh lệch, mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán kỳ hạn đồng tiền yết giá trong giao dịch hoán đổi. Trong ví dụ này, tỷ giá hoán đổi bán ra là – 0,0106 nói lên rằng tỷ giá bán AUD kỳ hạn 3 tháng có điểm khấu trừ là 106 điểm. Ngân hàng yết tỷ giá hoán đổi là – 0,0106 có nghĩa nó sẵn sàng mua giao ngay AUD và bán kỳ hạn 3 tháng AUD với chênh lệch tỷ giá là 106 điểm.
Trong hợp đồng hoán đổi đồng nhất, tỷ giá giao ngay áp dụng cho vế giao ngay và vế kỳ hạn là như nhau, có thể là tỷ giá giao ngay mua vào, hoặc tỷ giá giao ngay bán ra, thường là tỷ giá giao ngay trung bình.
Hợp đồng hoán đổi ghép bao gồm hai giao dịch độc lập, nên tỷ giá giao ngay cho hai hợp đồng là khác nhau. Nếu ngân hàng mua giao ngay và bán kỳ hạn thì áp dụng tỷ giá mua giao ngay
Các nhà kinh doanh luôn luôn yết tỷ giá sao cho tỷ giá mua vào thấp hơn tỷ giá bán ra để đảm bảo việc giao dịch chênh lệch tỷ giá có lãi. Do đó, nếu tỷ giá hoán đổi mua vào lớn hơn tỷ giá hoán đổi bán ra, thì đồng tiền yết giá sẽ có điểm kỳ hạn khấu trừ. Còn nếu tỷ giá hoán đổi mua vào nhỏ hơn tỷ giá hoán đổi bán ra, thì đồng tiền yết giá sẽ có điểm kỳ hạn gia tăng.
e) Yết giá kiểu Outright và kiểu Swap
Trong thực tế, tỷ giá kỳ hạn trong các giao dịch hoán đổi được yết theo kiểu Swap, còn trong các giao dịch kỳ hạn một chiều được yết theo kiều Outright.
Tỷ giá theo kiểu Outright đơn giản là giá cả của một đồng tiền này tình bằng một đồng tiền kia. Nó là một con số tuyệt đối, do đó ta không cần tính toán gì thêm.
Tỷ giá theo kiểu Swap chỉ yết phần chênh lệch theo số điểm căn bản giữa tỷ giá có kỳ hạn và tỷ giá giao ngay tương ứng. Yết giá theo kiều Swap thường được sử dụng trên TTLNH, tức là trong giao dịch giữa một ngân hàng này với một ngân hàng khác.
Để thấy được sự khác nhau giữa yết tỷ giá kỳ hạn kiều Swap và kiểu Outright ta khảo sát bảng yết tỷ giá sau
Bảng1.5. Niêm yết tỷ giá kỳ hạn kiểu Outright và kiều Swap
Yết giá theo kiểu Swap
Tỷ giá Giao ngay 1 tháng 3 tháng 6 tháng
GBP/USD 1,6640 – 50 99 – 97 178 – 275 536 – 530 Yết giá theo kiểu Outright
Tỷ giá Giao ngay 1 tháng 3 tháng 6 tháng
GBP/USD 1,6640 – 50 1,6341 – 53 1,6162 – 75 1,5904 - 20 1.3.2.4. Hợp đồng quyền chọn tiền tệ
a) Khái niệm hợp đồng quyền chọn tiền tệ
Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính, cho phép người mua hợp đồng có quyền ( chứ không phải có nghĩa vụ) mua hoặc bán một đồng tiền nhất định, tại mức tỷ giá đã được thỏa thuận trước, trong một khoảng thời gian nhất định6.
Khác với hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn cho phép người mua quyền chọn có sự lựa chọn
Hoặc là tiến hành giao dịch (thanh toán) theo tỷ giá đã thỏa thuận từ trước nếu tỷ giá đó là có lợi cho họ.
Hoặc là để cho hợp đồng tự hết hạn mà không tiến hành bất cứ một giao dịch nào nếu họ thấy rằng làm như vậy thì ít tốn kém hơn.
Mặt khác, người bán hợp đồng quyền chọn không có bất cứ sự lựa chọn nào khác ngoài việc luôn sẵn sàng tiến hành giao dịch khi người mua mong muốn.
Để có được quyền này, người mua phải trả cho người bán hợp đồng quyền chọn một khoản tiền nhất định gọi là phí quyền chọn.
Trong thực tế, có hai loại quyền chọn khác nhau căn cứ vào tập quán giao dịch. Quyền chọn kiểu Mỹ cho phép thực hiện quyền chọn vào bất cứ ngày làm việc nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng. Quyền chọn kiểu châu Âu chỉ cho phép thực hiện quyền chọn tại thời điểm hợp đồng đến hạn. Để đơn giản, khóa luận chỉ đề cập đến hợp đồng quyền cọn kiểu châu Âu.
b) Phân loại quyền chọn
Quyền chọn mua tiền tệ: là một công cụ tài chính cho phép người mua hợp đồng có quyền ( chứ không phải có nghĩa vụ) mua một tiền tệ (mua tiền tệ yết giá) tại một tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước trong một khoảng thời gian nhất định.
Quyền chọn bán tiền tệ: là một công cụ tài chính cho phép người mua hợp đồng có quyền ( chứ không phải có nghĩa vụ) bán một tiền tệ (bán tiền tệ yết giá) tại một tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong mỗi giao dịch ngoại hối, bao giờ cũng có một đồng tiền được mua vào và một đồng tiền được bán ra. Kết quả là, trong mỗi giao dịch quyền chọn tiền tệ bao gồm cả quyền chọn mua và quyền chọn bán. Ví dụ, nếu một công ty mua một quyền chọn mua tiền tệ USD/CHF thì đồng thời công ty cũng mua quyền chọn bán CHF. Ngược lại, nếu công ty mua một quyền chọn bán tiền tệ USD/CHF thì đồng
thời công ty cũng mua quyền chọn mua CHF. Để thống nhất, chúng ta quy định quyền chọn mua hay quyền chọn bán tiền tệ là việc mua bán đồng tiền yết giá.
c) Các bên tham gia hợp đồng quyền chọn tiền tệ
Trong mỗi hợp đồng quyền chọn tiền tệ đều có hai đối tác tham gia, đó là người bán hợp đồng và người mua hợp đồng. Cần phân biệt rõ người bán hợp đồng và người bán tiền tệ, cũng như người mua hợp đồng với người mua tiền tệ.
Người bán hợp đồng có thể là người bán hợp đồng quyền chọn bán hoặc bán hợp đồng quyền chọn mua. Người bán hợp đồng, sau khi đã thu phí, có nghĩa vụ