Từ năm 2005 đến cuối năm 2007

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá – thực tiễn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 44 - 48)

Doanh số giao dịch trên thị trường ngoại hối của Mỹ đã tăng 44% từ năm 2005 đến cuối năm 2007. Trong ba công cụ được giao dịch trên thị trường tập trung, hợp đồng hoán đổi tiền tệ có doanh số giao dịch tăng thêm 36%, còn hợp đồng kỳ hạn tiền tệ tăng 17% so với năm 2005.

Thời gian đáo hạn của hợp đồng kỳ hạn tiền tệ cũng được rút ngắn lại. Những hợp đồng có thời gian đáo hạn nhỏ hơn 7 ngày chiếm 44% doanh số, so với mức 38% của năm 2005. Những hợp đồng có thời gian đáo hạn từ 7 ngày tới 1 năm chiếm 55% doanh số, giảm xuống một chút so với mức 60% của năm 2005. Những hợp đồng đáo hạn từ 1 năm trở lên vẫn tiếp tục duy trì mức xấp xỉ 2%. Tương tự là hợp đồng hoán đổi tiền tệ. Gần 75% doanh số là của hợp đồng có thời gian đáo hạn nhỏ hơn 7 ngày, trong khi năm 2004 chỉ là 72%. Doanh số những hợp đồng có thời gian đáo hạn từ 7 ngày đến năm chiếm 23%, giảm so với mức 27% của năm 2005 , trong khi doanh số của những hợp đồng đáo hạn trên 1 năm vẫn chiếm 2%.

Biều đồ 2.4. Tỷ lệ công cụ phái sinh trên thị trường OTC theo thời gian đáo hạn

Nguồn: Federal Reserve Bank of New York, 2007.

Về loại tiền tệ, những hợp đồng ghi bằng đồng dollar chiếm đa số - 83% các giao dịch, giảm một chút so với mức 92% trong giai đoạn từ 2001 – 2004. Xếp thứ hai là đồng EUR, chiếm 38% các giao dịch. Các giao dịch bằng đồng Yên tăng thành 22%, từ mức chiếm 17% của giai đoạn trước.

Biều đồ 2.5. Tỷ lệ công cụ phái sinh trên thị trường OTC theo loại tiền tệ ghi danh

Nguồn: Federal Reserve Bank of New York, 2007.

Trên sở giao dịch, doanh thu hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn tiền tệ vẫn chiếm số lượng không đáng kể nếu so với công cụ phái sinh lãi suất, nhưng cũng đã có sự gia tăng đáng kể. Nếu như năm 2005, doanh số hợp đồng tương lai chỉ là 10258 tỷ USD thì sang năm 2006, con số này đã là 13685 tỷ USD, tăng 33,41%. Doanh thu hợp đồng quyền chọn nhỏ hơn so với hợp đồng tương lai, chỉ đạt mức 453,1 tỷ USD, tăng một chút so với năm 2005 là 449,0 tỷ USD. Tuy nhiên, Mỹ vẫn là thị trường sôi động nhất của thị trường quyền chọn, khi chiếm hơn 40% tổng doanh số giao dịch của hợp đồng quyền chọn trên toàn thế giới. Trong hai năm tiếp theo, hai loại hợp đồng này vẫn tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng khi liên tục giữ ở mức 30 – 40%.

Bảng 2.1. Doanh thu hợp đồng phái sinh tiền tệ trên sở giao dịch tại thị trường Mỹ từ 2005 - 2007 Năm Hợp đồng 2005 2006 2007

Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

Tương lai 2260.5 2621.7 2580.9 2794.0 2942.6 3603.7 3237.3 3901.7 4175.8 4063.6 4858.1 4556.2 Quyền chọn 131.0 134.1 95.7 92.1 106.2 137.5 88.7 120.8 128.2 140.4 157.8 195.3

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá – thực tiễn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w