Giai đoạn 2008 – 2010

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá – thực tiễn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 71 - 74)

Đầu năm 2008, biến động tỷ giá lại tương tự như những tháng đầu năm 2007. NHNN đã 3 lần điều chỉnh biên độ xác định tỷ giá kinh doanh từ +/- 0.75% lên +/- 1%, +/-2% rồi +/-3%. Tuy nhiên tỷ giá vẫn luôn bị cứng nhắc. Quý 1 năm 2008, trước tình hình VND tăng giá so với USD, NHNN đã phải điều chỉnh giảm tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá vào cuối tháng 3/2008 là 15.960 VND/USD so với mức 16091 VND/USD vào cùng kỳ tháng 1/2008, đồng thời nâng biên độ giao dịch lên mức ±1%. Lúc này, hấu hết NHTM phải mua bán tại mức giá sàn, thậm chí tỷ giá tại thị trường tự do thấp hơn giá giao dịch tại thị trường chính thức. Tỷ giá giảm một lần nữa tác động xấu đến cán cân thương mại. Sang quý 2 năm 2008, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng lên 16541 VND/USD vào cuối tháng 6/2008, tỷ giá giao dịch tại các NHTM lại đụng trần, tỷ giá trên thị trường tự do tăng tới mức 19,400 VND/USD (giữa tháng 6/2008), khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen lên tới trên 2000 đồng. Những biến động bất lợi từ các yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh đã làm tỷ lệ lạm phát 6 tháng đầu năm 2008 tăng vượt trội, chỉ số CPI có thời điểm trên 20%. Để kiềm chế lạmphát, NHNN buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lượng tiền trong lưu thông như: phát hành 20.300 tỷ VND trái phiếu bắt buộc, giảm cho vay kinh doanh chứng khoán, kiểm soát cho vay đầu tư bất động sản, điều chỉnh lãi suất cơ bản từ

14%/ năm xuống còn 7.5%/ năm và buộc các NHTM không được kinh doanh quá 150% lãi suất cơ bản. So với năm 2007, VND bị mất giá 1,68%.

Năm 2009, thị trường ngoại tệ diễn biến hết sức căng thẳng. Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết là dòng vốn nước ngoài như FDI, FII, ODA, kiều hối đều giảm do nền kinh tế toàn cầu suy giảm vì cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Một nguyên nhân góp phần đáng kể căng thẳng USD trong giai đoạn này là tác động tiêu cực của gói kích cầu thông qua hỗ trợ lăi suất 4% của Chính phủ. Với chính sách này, lăi suất vay VND giảm một cách tương đối so với vay USD. Các doanh nghiệp nhập khẩu thay vì vay USD đã tăng cường vay VND sau đó mua USD thanh toán hàng nhập khẩu. Điều này làm tăng cầu vốn bằng VND và làm khan hiếm USD trong nền kinh tế. Trong khi đó, nguồn cung USD từ các doanh nghiệp xuất khẩu lại hạn chế. Do kỳ vọng USD tăng giá nên các nhà xuất khẩu găm giữ USD trên tài khoản. Cung USD giảm, cầu USD tạo áp lực tăng tỷ giá. Trước tình thế này, NHNN quyết định nâng biên độ giao dịch lên mức ±5% (24/3/2009) và sau đó giảm xuống ± 3% (26/11/2009). Tỷ giá mua bán niêm yết tại các NHTM luôn trong tình trạng bằng nhau và tăng kịch trần biên độ cho phép. Tỷ giá BQLNH trong suốt 9 tháng đầu năm 2009 được NHNN giữ gần như là cố định, tỷ giá BQLNH cuối tháng 9/2009 chỉ tăng 0.08% so với cuối tháng 1/2009. Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường tự do liên tục tăng mạnh, ba tháng cuối năm 2009, hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do nóng nhất từ trước tới nay, thời điểm giữa tháng 11, tỷ giá được điều chỉnh hàng giờ. Khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen trong thời gian này lớn, trung bình khoảng 1,500 VND/USD.

Biểu đồ 3.1. Diễn biến tỷ giá VNĐ 2008 - 2009

Nguồn : NHNN Năm 2010, USD lại tiếp tục căng thẳng, giá mua bán USD tại các NHTM luôn chạm trần. Sau một thời gian dài không điều chỉnh tỷ giá BQLNH, ngày 11/2/2010, NHNN đã bất ngờ tăng giá USD 3%. Mặc dù tăng tỷ giá nhưng áp lực về cầu USD vẫn không giảm. Tình trạng găm giữ ngoại tệ vẫn không suy giảm. Nhiều NHTM không cân đối được nguồn ngoại tệ đã buộc phải thương lượng giá với bên cung rồi cộng thêm khoản phí vào giá bán USD cho người có nhu cầu mua ngoại tệ. Tỷ giá bị chèn ép. Ngày 17.8.2010, lần thứ hai trong năm, NHNN điều chỉnh USD tăng 2%. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.544 đã tăng lên 18.932 VND/USD. Các NHTM được phép mua bán USD ở mức giá 19500 VND/USD, tăng 400VND/USD so với ngày 17.8.10. Việc tỷ giá được điều chỉnh một cách bất ngờ và nhát ngừng đã thành viên thị trường thêm hoang mang, và không làm “giảm nhiệt” thị trường ngoại tệ. Cuối năm 2010, khi các thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô không khả quan như gia tăng tỷ lệ lạm phát, nợ nược ngoài, nợ công, thâm hụt ngân sách, dự trữ ngoại hối quốc gia suy giảm, cũng như việc tăng giá vàng trên thị trường Thế giới đã tạo áp lực lên tỷ giá. Hiện tượng các doanh nghiệp tự thỏa

thuận giá mua bán ngoại tệ vượt mức trần cho phép đã trở thành phổ biến. Tỷ giá thị trường tự do có thời điểm đạt trên 21.500 VND/USD, lệch 2.000 VND/USD so với tỷ giá chính thức.

Nhìn chung, từ 2008 đến 2010, thị trường ngoại tệ diễn biến phức tạp, nên mặc dù NHNN đã có những can thiệp mạnh vào tỷ giá, biên độ tỷ giá, lãi suất cũng như nguồn cung ngoại tệ nhưng chỉ có thể kiềm chế phần nào sức nóng của thị trường, vấn đề căng thẳng cung cầu trên thị trường ngoại tệ vẫn thực sự chưa được giải quyết. Các biện pháp sử dụng để điều hành chính sách tỷ giá vẫn chủ yếu là các biện pháp hành chính, sự can thiệp trực tiếp vào cung ngoại tệ của NHNN còn nhiều hạn chế. Các công cụ được sử dụng đồng loạt và có hỗ trợ cho nhau để tác động lên thị trường nhưng mang tính bị động. NHNN đã chậm trễ trong việc điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp với tình hình thực tế mà luôn có khuynh hướng cố định, giữ mức tỷ giá bằng việc chỉ thực hiện những điều chỉnh rất nhỏ. NHNN chỉ điều chỉnh mạnh vào những lúc thị trường thật sự nóng. Việc điều hành chính sách tỷ giá trong giai đoạn này dường như là sự chạy theo diễn biến của thị trường chứ không phải hướng thị trường theo chính sách.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá – thực tiễn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 71 - 74)