Từ năm 2008 đến cuối năm 2010

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá – thực tiễn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 48 - 52)

Biều đồ 2.6. Doanh thu hàng ngày trên thị trường ngoại hối Hoa Kỳ từ năm1986 2010

Nguồn: Federal Reserve Bank of New York, 2010. Doanh số giao dịch trên thị trường ngoại hối Mỹ tăng thêm 23% so với năm 2007, đạt 817 tỷ dollar. Doanh số của hợp đồng hoán đổi tiền tệ tăng thêm 31%,

còn hợp đồng kỳ hạn chỉ thêm 14%. Cả hai đều sụt giảm so với mức tăng 36 và 17% của giai đoạn trước.

Biều đồ 2.7. Doanh thu hàng ngày của từng công cụ phái sinh tiền tệ trên thị trường ngoại hối Hoa Kỳ

Nguồn: Federal Reserve Bank of New York, 2010. Trong giai đoạn này, những công cụ phái sinh có thời hạn ngắn vẫn được ưa chuộng. Hơn 98% số hợp đồng hoán đổi tiền tệ giao dịch trên thị trường có thời gian đáo hạn nhỏ hơn 1 năm. Những hợp đồng hoán đổi có thời hạn nhỏ hơn 7 ngày cũng chiếm số lượng lớn, hơn 71%. Với hợp đồng kỳ hạn, tình hình cũng týõng tự khi gần 99% số hợp ðồng có kỳ hạn dýới 1 nãm.

Biều đồ 2.8. Tỷ lệ công cụ phái sinh trên thị trường OTC theo thời gian đáo hạn

Nguồn: Federal Reserve Bank of New York, 2010. Các công cụ phái sinh ghi bằng đồng dollar vẫn chiếm đa số trên thị trường - 87%, cao hơn mức 83% của giai đoạn trước. Đồng euro được các nhà đầu tư sử dụng nhiều thứ 2, chiếm 42%, cao hơn kỳ trước 4%. Số lượng giao dịch bằng đồng Yên giảm nhẹ xuống còn 16%, tiếp tục duy trì vị trí thứ ba trong số các đồng tiền được lựa chọn.

Biều đồ 2.9. Tỷ lệ công cụ phái sinh trên thị trường OTC theo loại tiền tệ ghi danh

Nguồn: Federal Reserve Bank of New York, 2010. Cuối năm 2008, doanh số hợp đồng tương lai trên thị trường Mỹ là 17653,6 tỷ USD, còn doanh số của hợp đồng quyền chọn là 621,7 tỷ USD. Quý IV năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu nổ ra, các nhà đầu tư lo sợ tình trạng yếu kém của thị trường tài chính toàn cầu. Do vậy doanh số của hai hợp đồng bắt đầu suy giảm khá mạnh so với quý trước đó. Tình trạng doanh số hợp đồng tương lai suy giảm tiếp tục duy trì ở quý I năm 2009 trước khi bắt đầu tăng trở lại vào quý II, khi tình trạng nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Đến cuối năm 2009, doanh số hợp đồng tương lai giao dịch trên thị trường đạt 78,8 tỷ USD, giảm 50% so với cuối năm 2008. Doanh số hợp đồng quyền chọn liên tục suy giảm trong từng quý năm 2009, và chỉ bắt đầu tăng trưởng trở lại vào quý IV. Trong cả năm, doanh số hợp đồng quyền chọn chỉ là 657,5 tỷ USD, giảm khoảng 27% so với năm 2008. Thị trường giao dịch công cụ phái sinh trên sở giao dịch phục hồi ấn tượng vào năm 2010, khi doanh số cả hai hợp đồng đều tăng gần gấp đôi so với năm trước đó. Thị trường dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng.

Bảng 2.2. Doanh thu hợp đồng phái sinh tiền tệ trên sở giao dịch tại thị trường Mỹ từ 2008 - 2010 Năm Hợp đồng 2008 2009 2010

Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4

Tương lai 5088.9 5858.1 6052.8 4210.1 3741.5 4283.3 5333.6 6235.1 6794.1 7824.1 6736.0 7292.6 Quyền chọn 238.2 243 255.8 178.5 151.4 143.9 141.7 220.5 318.5 473.3 380.4 428.4

Nguồn: BIS Quaterly Review Statistical Annex, March, 2009

2.2. THỰC TIỄN SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ phái sinh tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá – thực tiễn trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w