1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về chống bán phá giá trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam.doc

40 1,3K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 207,5 KB

Nội dung

Pháp luật về chống bán phá giá trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và quốc tế hóa nền kinh tế, hội nhập vàtham gia các tổ chức kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu đối với mổi quốc giatrong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mình.

Cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,Việt Nam đã đạt được thành tựu khá ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuấtkhẩu hành hóa Trong khi những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngàycàng có uy tín trên thị trường thế giớ đã xuất hiện một số trường hợp hàngxuất khẩu của nươc ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bánphá giá để tạo ra hàng rào bảo hộ, ngăn cản hàng hóa của nước ta không choxuất khâu vào thị trường nước họ Từ năm 1995 đến nay Việt Nam đã tíchcực thanh gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam tham gia hiệp hộicác quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và khu vực Mậu dịch tự do ASEAN(AFTA) năm 1995, diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) năm 1996, Diễn đànHợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998 Tháng 7năm 2000 hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đãđược ký kết và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11 tháng 12 năm 2001 Ngày 07tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 củaWTO tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu Tạo động lực cho sự phát triểntoàn diện nền kinh tế của Việt Nam đây cũng là một thách thức lớn đối vớicác doanh nghiệp Việt Nam khi cạnh tranh với các thị trường lớn trên thếgiới Sự tham gia vào các tổ chức này đồng nghĩa với sự thay đổi sâu sắc cácchính sách thương mại liên quan tới việc mở cửa thị trường Hiện tượng bánphá giá hàng hóa nước ngoài chắc chắn sẻ ngày càng tăng lên trên thị trườngnước ta có thể gây ra những tổn thất lớn cho các nhà sản xuất trong nước do

Trang 2

hàng rào bảo hộ bằng các biện pháp hạn chế định lượng có thể biến mất,đồng thời thuế suất thuế nhập khẩu cũng giảm xuống

Đứng trước thực tế đó, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và sớm áp dụngcác công cụ bảo hộ mới phù hợp với các quy định của tổ chức thương mạithế giới (WTO) trong đó có thuế chống bán phá giá Đây là việc làm mangtính cấp bách và cần thiết vì lợi ích và yêu cầu của đất nước Đạt được điềunày, đòi hỏi nước ta phải hoàn thiện hệ thống pháp lý thương mại trước vàsau khi kết nạp vào tổ chức thương mại thế giới WTO nhằm bảo vệ côngnghiệp sản xuất nội địa và bảo vệ thị trường trong nước chống lại việc muabán phá giá hoặc chống bán phá giá lại các trợ cấp mang tính chấc kỳ thị đốivới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài2.1 Ý nghĩa khoa học

Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới khi mà hàng hóa của Việt Namngày càng có mặt nhiều hơn trên các thị trường lón như Mỹ Châu Âu… vànhiều nước khác thì tất yếu các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầungày càng nhiều hơn các vụ kiện bán phá giá từ các doanh nghiệp nướcngoài nếu không có một cơ sở khoa học để ngăn ngừa, phòng tránh và đốiphó với các vụ kiện bán phá giá thì các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam rấtkhó cạnh tranh tại thị trường nước ngoài và ngày càng mất uy tín tại thịtrường nội địa Do đó cùng với các quy định của pháp luật như Pháp lệnh vềviệc chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam 2004 Nghị định90/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnhchống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam Nghị định04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ

Trang 3

cấp và tự vệ Nghị định 06/2006/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh Thông tư106/2005/TT-BTC ngày 5/12/2005 hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chốngbán phá giá, chống trợ cấp và các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bánphá giá, thuế đối kháng Việc nghiên cứu đề tài pháp luật về chống bán phágiá và thực tiễn tại Việt Nam giúp các doanh nghiệp Việt Nam các cơ quanchức năng nắm rõ hơn các quy định về vấn đề này.

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Vấn đề áp thuế chống bán phá giá của hàng hóa ngoại nhập là hệ quả tấtyếu của quá trình sản xuất và xuất khẩu hàng hóa Để bảo vệ hàng hóa trongnước không bị các hàng hóa nước ngoài lán chiếm thị trường yêu cầu cần cómột cơ chế pháp lý dành riêng cho hàng ngoại nhập đó là hành động áp thuếchống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu bị coi là bán phá giá Từ khiphát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại và đẩy mạnh hội nhập vào nềnthương mại quốc tế Việt Nam phải đụng chạm tới rất nhiều vấn đề trong đóđáng chú ý là vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá Trong những nămvừa qua việc hàng hóa Việt Nam xuất khâu sang thị trường nước ngoài ngàycàng có nhiều các vụ kiện bán phá giá gây không ít khó khăn cho các doanhnghiệp Việt Nam và tổn thất không nhỏ cho nền kinh tế Trong khi đó ViệtNam vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này do đó phần lớn các vụkiện Việt Nam đều bi thiệt hại nặng nề và hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩusang các nước thắng kiện sẻ bị áp với thuế rất cao và cao hơn xo với cáchàng hóa cùng loại mà các nước xuất khẩu khác vào thị trường nước này Dođó điều cần thiết là cần tìm ra nguyên nhân thực trạng và các giải pháp chocác doanh nghiệp nước ta trong thời gian tới

Trang 4

3 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu pháp luật về bán phá giá và chống bán phá giá của các quốc giatrên thế giới và ở Việt Nam tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Namnắm bắt được các vấn đề pháp lý có tính chấc kỹ thuật, tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp Việt Nam nắm bắt vấn đề và ra chiến lược phát triển kinh tếvà chính sách để đối phó với những vụ kiện bán phá giá ngày càng phức tạpvà khó khăn hơn trong thời gian tới Đồng thời tạo sự có mặt ổn định củahàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy phát triên kinh tế xã hộicủa đất nước

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Là các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực giao lưu buôn bán hợp tác vớicác nước trên thế giới, trong lĩnh vức xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nướcngoài và hàng hóa từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam Hoạt động Điềutra thăm dò xem xét của các cơ quan chức năng kiểm tra hàng hóa này cóbán phá giá trên thị trường nước nhập khẩu hay không trên cơ sở đó áp dụngthuế chống bán phá giá đối với hàng hóa bị kiện bán phá giá

4.2 phạm vi nghiên cứu

Do mức độ rộng lớn của vấn đề đòi hỏi phải có sự nghiên cứu của nhiềunghành, nhiều cấp nên trong đề tài này chỉ đề cập tới một số nét khái quát vềlý luận của việc chống bán phá giá, thuế chống bán phá giá tại một số nướcđại diện cho những khu vực kinh tế điển hình, cũng như nguyên nhân thựctrạng và giải pháp của Việt Nam trước việc hàng hóa nước ngoài nhập khẩuvào bán phá giá ở thị trường nước ta và việc hàng xuất khẩu của Việt Namra nước ngoài bị kiện bán phá giá.

Trang 5

5 Kết cấu của đề tài

Phần mở đầu.

Phần nội dung của đề tài

Chương 1: Pháp luật về chống bán phá giá trên thế giới1.1 Khái niệm bán phá giá và thuế chống bán phá giá1.2 Các quy định của pháp luật về bán phá giá trên thế giới1.2.1 Quy định chống bán phá giá của WTO

1.2.2 Quy định chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu (EU)Chương 2: thực tiễn chống bán phá giá tại Việt Nam

2.1 Định nghĩa của Việt Nam về bán phá giá2.2 Nguyên nhân của việc bán phá giá hàng hóa2.3Những ảnh hưởng của việc bán phá giá hàng hóa

2.4 Thực trạng bán phá giá và chống bán phá giá tại Việt Nam2.4.1Thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam2.4.2 Thực trạng bán phá giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

2.5 Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam2.6 Các biện pháp phòng vệ chống bán phá giá, chống trợ cấp

Phần kết luận

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRÊNTHẾ GIỚI

1.1 Khái niệm bán phá giá và thuế chông bán phá giá:

1.1.1 Bán phá giá: trong ngôn ngữ tiếng Việt, “bán phá giá” thường

được hiểu là hành động bán một mặt hàng với giá thấp hơn giá hiện hànhcủa mặt hàng đó trên thị trương, lam cho những người bán hàng khác hạ giábán Như vậy ở đây có sự so sánh về giá ở hai thị trường khác nhau: thịtrường nước nhập khẩu và thị trường nước xuất khẩu, mặc dù giá bán ở thịtrường tiêu thụ (nước nhập khẩu) có thể không khác nhau, thậm chí có thểxảy ra trường hợp giá bán cao hơn giá hiện hành Nhìn chung, các tài liệuquốc tế đều thống nhất hiện tượng “án phá giá” xảy ra khi hàng hóa xuấtkhẩu được bán sang một nước khác với giá thấp hơn giá bán tại thị trườngnội địa (của nước xuất khẩu) Nếu đọc lướt qua, định nghĩa này thật là đơngiản, chỉ việc so sánh giữa giá xuất khẩu với giá bán tại nội địa, nếu giá xuấtkhẩu thấp hơn giá nội địa tức là có sự bán phá giá Tuy nhiên, sự việc lạikhông đơn giản khi một loạt câu hỏi đắt ra cần giải quyết khi so sánh giá đểđảm bảo sự chính xác và công bằng, giá nội địa là giá nào? Là giá bán buônhay giá lẻ? giá xuất khẩu là giá nào?

1.1.2 Thuế chống bán phá giá

Là một sắc thuế mà nước nhập khẩu đánh vào một mặc hàng nhập khẩuđược bán phá giá với mục đích ngăn cản sự tiếp diễn của việc bán phá giá đóđể tránh gây thiệt hại cho nghành sản xuất mặt hành tương tự trong nước.

1.1.3 Nội dung cấu thành

Bán phá giá được xác định theo công thức sau:

Biên độ phá giá = (Giá trị thông thường - Giá xuất khẩu)/Giá xuấtkhẩu

Trang 7

Trong trường hợp giá trị thông thường lớn hơn giá xuất khẩu, tức biênđộ phá giá > 0 thì có hiện tượng bán phá giá Như vậy, việc xác định có bánphá giá hay không sẽ phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố sau:

Xác định giá trị thông thường của sản phẩmXác định giá xuất khẩu của sản phẩm

Xác định phá giá hàng hóa

1.1.3.1 Xác định giá trị thông thường của sản phẩm

Giá trị thông thường được xác định dựa trên giá bán của hàng hóa bịđiều tra ở nước xuất khẩu hoặc nước xuất xứ.

Giá trị thông thường của hàng hóa được xác định bởi các tiêu chuẩn:Giá được sử dụng phải là giá bán của sản phẩm tương tự với sản phẩm bịđiều tra

Số lượng của sản phẩm tương tự được bán trên thị trường nước xuấtkhẩu phải là số lượng thích đáng (tức ít nhất bằng 5% khối lượng xuất khẩuđược thực hiện trong tiến trình buôn bán thông thường ở trong nước xuấtkhẩu).

Giá cả của sản phẩm tương tự tại nước xuất khẩu không được thấp hơngiá thành sản xuất.

Khách hàng độc lập (tức các khách hàng không có mối quan hệ đặc biệtvới bên xuất khẩu như là quan hệ họ hàng, góp vốn cổ phần , có quyền kiểmsoát chi phối )

1.1.3.2 Xác định giá xuất khẩu

Giá xuất khẩu là giá thực tế phải trả cho sản phẩm bị điều tra khi bán ranước ngoài từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu hoặc được hiểu là giá

Trang 8

mà nhà sản xuất nước ngoài bán cho nhà nhập khẩu đầu tiên (với điều kiệnđảm bảo nguyên tắc khách hàng độc lập).

1.1.3.3Xác định phá giá hàng hóa

Nếu có hiện tượng bán phá giá thì kết quả của việc so sánh sẽ tìm ra mứcđộ chênh lệch giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu Mức độ chênh lệchnày được gọi là biên độ phá giá Biên độ phá giá có ý nghĩa rất lớn trongviệc xác định có phá giá hay không, mức phá giá cũng như biện pháp chốngbán phá giá Với kết quả của việc so sánh giá, nếu biên độ phá giá là sốdương (>0) thì kết luận sẽ là có bán phá giá và ngược lại.

1.1.4 Tác động của bán phá giá:

Nhìn dưới góc độ tích cực thì phá giá mang lại lợi ích cho người tiêudùng tại nước nhập khẩu (thường là lợi ích ngắn hạn, tạm thời), mức độ thiệthại mà doanh nghiệp xuất khẩu phải gánh chịu do bán phá giá là mức độ lợiích mà người tiêu dùng trong nước nhập khẩu được thụ hưởng Tuy nhiên,việc bán phá giá có thể gây những tác động tiêu cực đến nước nhập khẩu thểhiện ở các khía cạnh sau:

Bán phá giá gây thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất sản phẩm tươngtự trong nước Thiệt hại về vật chất được xét trên một loạt các yếu tố và chỉsố kinh tế như: Sự suy giảm thực tế hoặc tiềm ẩn của doanh thu, lợi nhuận,sản lượng, thị phần, năng suất, việc làm, tiền lương, tăng trưởng

Bán phá giá gây tác động đến sự phát triển ngành sản xuất sản phẩmtương tự của nước nhập khẩu trong tương lai Sản xuất của các nước nhậphàng bán phá giá có thể bị đình đốn, không cạnh tranh được với hàng nhậpkhẩu, mất thị trường và phá sản

Xuất phát từ thành kiến cố hữu việc bán phá giá thường được coi là cótác động tiêu cực, thường vì lý do giảm lợi nhuận của người bán hàng khácgây thiệt hại cho các nhà sản xuất cùng một mặc hàng của nước nhập khẩu,cho nên người ta thường tìm biện pháp để chống lại hành động này Tuynhiên, cần có sự phân tích thấu đáo bản châc của mọi trường hợp bán phágiá để xem có phải tất cả mọi hành động bán phá giá đều có hại hay khôngđể có biện pháp đối phó thích ứng.

Trang 9

Cuối cùng, hành vi phá giá bóp méo những nguyên lý cơ bản của thịtrường nước nhập khẩu (cạnh tranh tự do và lành mạnh).

1.1.5 Phân loại bán phá giá hàng hóa:

Bán phá giá có thể được phân thành 2 loại chủ yếu, dựa trên động cơ phágiá:

1.1.5.1 Phá giá độc quyền:

Phá giá độc quyền là hành vi vi phạm thô bạo nguyên tắc cạnh tranh vìbản chất của nó là hành vi nhằm độc quyền hóa Phá giá độc quyền làm hủyhoại cạnh tranh và là nguyên nhân trực tiếp gây ra những bất ổn về kinh tế.

Phá giá độc quyền chia làm 2 loại:

Phá giá chiến lược: là hành vi bán phá giá nằm trong một chiến lượccạnh tranh tổng thể của nước xuất khẩu

Phá giá cướp đoạt: là hành vi định giá thấp nhằm mục đích đẩy đối thủcạnh tranh vào tình trạng phá sản để giành vị trí độc quyền tại nước nhậpkhẩu

1.1.5.2 Phá giá không độc quyền

Phá giá không độc quyền được biểu hiện qua 3 dạng:

Phá giá mở rộng thị trường: là việc nhà sản xuất bán hàng hóa với giácao ở trong nước nhằm hỗ trợ cho giá thấp ở thị trường xuất khẩu

Phá giá chu kỳ: là hình thức phá giá mà nhiều doanh nghiệp sử dụngnhằm giải quyết hậu quả của việc sản xuất quá dư thừa loại hàng hóa đó.

Phá giá thương mại của Nhà nước: là hình thức bán phá giá được thựchiện chủ yếu trong các nền kinh tế mà tỷ giá hối đoái có ý nghĩa nhỏ hoặccác tín hiệu về giá cả là không quan trọng

Trang 10

1.1.6 Các trường hợp bán phá giá

Thứ nhất: giá xuất khẩu thấp hơn giá thị trường nội địa nước xuất khẩunhưng vẫn cao hơn chi phí sản xuất trường hợp này có thể xảy ra khi mộthẵng chiếm vị trí độc quyền hoặc gần như độc quyền ở thị trường nội địaxuất phát từ điều kiện tự nhiên hoặc do được hưởng lợi thế từ hàng ràothương mại, nhưng phải cạnh tranh thị trường nước xuất khẩu Trong trườnghợp này vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận hẵng đó sẻ lợi dụng vị thế độcquyền của mình để ấn định giá bán trong nước cao hơn, chừng nào thịtrường đó còn chấp nhận được Trong khi đó do phải cạnh tranh ở thị trườngxuất khẩu hẵng đó chỉ có thể bán với giá đang tồn tại ở thị trường đó nhưvậy đã xãy ra hiện tượng bán phá giá Nếu việc bán phá giá này không làmgiá ở thị trường nước nhập khẩu thay đổi (do cạnh tranh ở đây hoàn hảo) sẻkhông làm ảnh hưởng đến lợi ích của nước nhập khẩu, và vì thế sẻ khôngcần thiết phải có biện pháp chống đối lại Tuy nhiên nếu việc bán phá giánày xảy ra với một lượng lớn và trong thời gian dài, làm giảm giá ở thịtrường nước nhập khẩu sẻ tác động đến lợi ích của nước nhập khẩu ngườitiêu dùng sẻ được lợi từ giá thấp nhưng ngược lại các nhà sản xuất và côngnhân trong nghành công nghiệp đó sẻ bị thiệt hại vì lợi nhuận và lương bịgiảm Lợi ích cuối cùng của nước nhập khẩu phụ thuộc vào việc lợi ích củangười tiêu dùng có lớn hơn thiệt hại của người sản xuất và công nhân haykhông.

Ngay cả trong trường hợp về tổng thể nước nhập khẩu bị thiệt hại cũng khócó lý do để áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa của hãngđó nhằm khắc phục thiệt hại bởi vì hẵng đó có thể lập luận rằng do điều kiệnthị trường của nước nhập khẩu là cạnh tranh, bấc kỳ hẵng nào cũng có thểtham gia thị trường đó và làm cho giá giảm xuống Tuy nhiên, để khắc phụcthiệt hại, nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp được phép khác nhưtự vệ

Thứ hai: giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất và tất nhiên thấp hơn giá thịtrường trong nước Trong trường hợp này có thể xảy ra một số tình huốngkhác nhau tùy thuộc vào định nghĩa chi phí sản xuất: chi phí bình quân hay“chi phí lề”

Trước hết, để hiểu được ý nghĩa kinh tế của việc bán phá giá thấp hơn chiphí cần phân biệt các loại chi phí Thông thường, chí sản xuất được phânbiệt theo hai loại: chi phí bình quân và chi phí lề:

Chi phí bình quân được tính bằng tất cả các chi phí một hẵng phải chụi chiacho lượng sản phẩm sản xuất ra

Trang 11

Chi phí lề là chi phí phải bỏ ra để sản xuất ra thêm một đơn vị sản phẩm.Sự phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong ngắn hạn khi nhiều loại chi phísản xuất là cố định, không phụ thuộc vào số lượng sản xuất, chỉ có một phầnnhỏ chi phí sản xuất là thay đổi khi lượng sản xuất thay đổi Chính chi phí lềlà yếu tố quyết định trong việc định giá của một hẵng trong thời gian ngắnhạn khi phải chụi chi phi phí nhất định để thâm nhập vào một thị trường.Khi nhu cầu thị trường giảm, kéo theo giá thị trường giảm và các hẵngtheo đó cũng phải bán hạ giá Nếu bán giá thấp hơn chi phí bình quân, hẵngđó sẻ lỗ Tuy nhiên, khi một phần chi phí là cố định không phụ thuộc vàolượng sản xuất, mức độ lỗ sẻ phụ thuộc vào lượng hàng hóa bán ra và vàomức chi phí lề Nếu giá bán vẫn cao hơn chi phí lề, hẵng vẫn tiếp tục bán vớihy vọng sau một thời gian ngắn thị trường sẻ phục hồi hoặc chỉ để giảm thiệthại trước khi rút lui khỏi thị trường Đây là sự phản ứng rất bình thường củacác hẵng đối với sự thay đổi của thị trường, kể cả các hẵng nước ngoài vàhẵng nội địa

Trong trường hợp này, việc áp dụng một biện pháp chống hàng nhậpkhẩu là bấc hợp lý và như vậy sẻ đối sử không bằng giữa hẵng nội địa vàhẵng nước ngoài Tuy nhiên, một nước vẫn có thể áp dụng các chính sách hỗtrợ cho các hẵng nội địa giảm nhẹ thiệt hại dưới hình thức tự vệ

1.1.7 Vai trò của thuế chống bán phá giá đối với bảo hộ sản xuất

Biện pháp được phép sử dụng trong bán phá giá là thuế theo tỷ lên phầntrăm, do vậy tác động về mặt lợi ích đối với xã hội của biện pháp này cũnggiống như tác động của thuế nhập khẩu thông thường theo tỷ lệ phần trăm.Khi một sắc thuế được áp dụng, làm cho giá trong nước của sản phẩm tănglên một lượng Do đó các yếu tố về cầu của thị trường nội địa đối với sảnphẩm đó không đổi, lượng tiêu thụ giảm xuống trong khi đó lượng hàng sảnxuất trong nước tăng lên, đồng nghĩa với lượng hàng nhập khẩu giảm xuống.Như vậy có thể thấy rõ tác động bảo hộ của thuế nhập khẩu đối với sản xuấttrong nước: làm tăng giá trong nước, giảm tiêu thụ hàng nhập khẩu và tăngsản xuất trong nước Các nhà sản xuất trong nước được hưởng lợi rõ ràngkhi giá trị thặng dư của họ được gia tăng thêm một lượng.

Trang 12

Tuy nhiên, cùng với việc các nhà sản xuất được hưởng lợi thì người tiêudùng bị thiệt hại: giá trị thặng dư của họ bị giảm xuống một lượng Nhànước cũng đươc hưởng lợi khi ngân sách thu vào từ thuế nhập khẩu tăng mộtlượng

Thế nhưng, xét về tổng thể, toàn xã hội sẻ bị thiệt hại khi lợi ích manglại cho các nhà sản xuất trong nước và Nhà nước không thể bù đắp chonhững thiệt hại về lợi ích của người tiêu dùng.

Ngoài tác động bảo hộ của thuế chống bán phá giá như phân tích trênđây, quá trình dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá cũng phần nàocó tác động bảo hộ Ví dụ bản thân việc bắt đầu quá trình điều tra chống bánphá giá có nghĩa là trong tương lai rất có thể thuế chống bán phá giá sẻ đượcáp dụng, làm cho sản phẩm là đối tượng điều tra trở nên ít hấp dẫn hơn đốivới các nhà nhập khẩu, như vậy phần nào đã ngăn cản dòng hang hóa nhậpkhẩu

1.2 Các quy định của pháp luật về chống bán phá giá trên thế giới1.2.1 Quy định về chống bán phá giá của WTO

Năm 1948 hệ thống thương mại đa phương được thiết lập với sự ra đờicủa hiệp định chung về thuế quan và Thương mại (GATT) Trải qua gần mộtnửa thế kỷ, những quy định cua GATT về thương mại đa biên, trong đó cóquy định về chống bán phá giá (Điêu VI) tỏ ra chưa chặt chẽ Cùng với sư rađời của WTO, hiệp định Chống bán phá giá đã có những quy định chặt chẽvà chi tiết hơn nhiều so với điều VI của GATT Theo hiệp định này, nướcnhập khẩu chỉ được áp dụng các biện pháp bán phá giá khi:

Hàng nhập khẩu bị bán phá giá;

Gây thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất trong nướcCuộc điều tra về bán phá giá theo đúng thủ tục.

Trang 13

Hiệp định bán phá giá của WTO quy định rất chi tiết nguyên tắc xácđịnh phá giá, cách tính biên độ bán phá giá và thủ tục điều tra phá giá

1.2.1.1 Định nghĩa chống bán phá giá của WTO

Theo Hiệp định về chống bán phá giá của WTO (ADP) bán phá giá làviệc bán một hàng hoá nào đó với giá thấp hơn giá của nó trên thị trường nộiđịa của nước xuất khẩu Nói một cách đơn giản, để xác định hành động bánphá giá ta phải so sánh giá cả ở hai thị trường Tuy nhiên trên thực tế, việcxác định giá hàng hoá ở thị trường nước xuất khẩu (giá trị bình thường) vàgiá ở thị trường nước nhập khẩu (giá xuất khẩu) để tạo ra cơ sở chính xáccho sự so sánh giá trên hai thị trường là khá phức tạp

1.2.1.2Nguyên tắc xác định

Bán phá giá được xác định dựa vào 2 yếu tố cơ bản là: 1- biên độ phágiá từ 2% trở lên; 2- số lượng, trị giá hàng hóa bán phá giá từ một nước vượtquá 3% tổng khối lượng hàng nhập khẩu (ngoại trừ trường hợp số lượngnhập khẩu của các hàng hóa tương tự từ mỗi nước có khối lượng dưới 3%,nhưng tổng số các hàng hóa tương tự của các nước khác nhau được xuấtkhẩu vào nước bị bán phá giá chiếm trên 7%).

Theo quy định của WTO, biên độ phá giá được xác định thông qua việcso sánh với mức giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự được xuấtkhẩu sang một nước thứ ba thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể sosánh được này mang tính đại diện, hoặc được xác định thông qua so sánh vớichi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một khoản chi phí hợplý cho quản trị, bán hàng, các chi phí chung khác và một khoản lợi nhuận.Như vậy, có thể hiểu rằng biên độ phá giá là mức chênh lệch giá thôngthường của hàng hóa tương tự với mức giá xuất khẩu hiện tại Việc xác định

Trang 14

giá thông thường được tính toán rất phức tạp dựa trên cơ sở sổ sách và ghichép của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất là đối tượng đang được điều travới điều kiện là sổ sách này phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấpnhận rộng rãi và phản ánh được một cách hợp lý các chi phí.

1.2.1.3 Điều tra về bán phá giá

Để xác định hàng hóa có bị bán phá giá hay không, việc bán phá giá cógây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hay không để áp đặt cácbiện pháp chống phá giá thì điều quan trọng nhất và phức tạp nhất này ở quátrình điều tra về bán phá giá Ở những quốc gia khác nhau, việc điều tra sẽđược thực hiện bởi các cơ quan chức năng khác nhau Theo quy định trongHiệp định về chống bán phá giá của WTO thì việc điều tra chỉ được tiếnhành khi có đơn yêu cầu bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặccủa người nhân danh cho ngành sản xuất trong nước Đơn yêu cầu sẽ đượccoi là đủ tư cách đại diện cho ngành sản xuất trong nước nếu như đơn nàynhận được sự ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sảnlượng của sản phẩm tương tự được làm ra Tuy nhiên, việc điều tra sẽ khôngđược bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bày tỏ ý kiến tán thành điều trachiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sảnxuất trong nước làm ra.

1.1.2.4 Biện pháp áp dụng

Khi thỏa mãn được ba điều kiện trên, Hiệp định cho phép thành viênWTO được phép áp dụng biện pháp chống bán phá giá với mặt hàng nhậpkhẩu bị điều tra Các biện pháp này thường là áp thêm một khoản thuế nhậpkhẩu đối với sản phẩm bị coi là bán phá giá nhằm đưa mức giá của sản phẩmđó xấp xỉ với "giá trị thông thường" của nó hoặc để khắc phục thiệt hại đối

Trang 15

với ngành sản xuất của nước nhập khẩu Các biện pháp này nếu trong điềukiện bình thường là những hành vi vi phạm các nguyên tắc của WTO vềràng buộc thuế suất nhập khẩu và không phân biệt đối xử hàng nhập khẩu.Tuy nhiên, biện pháp chống bán phá giá chỉ mang tính tạm thời nhằm loạitrừ ảnh hưởng tiêu cực của hàng hoá nhập khẩu phá giá trên thị trường quốcgia nhập khẩu vì vậy các quốc gia chỉ được phép áp dụng thuế chống bánphá giá đối với hàng hoá nhập khẩu thời hạn nhất định - tối đa là 5 năm

1.2.2 Các quy định về chống bán phá giá của liên minh Châu Âu EU

Luật chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu ra đời năm 1968 và đãđược sửa đổi và bổ sung nhiều lần chủ yếu nhằm đưa những nội dung mớicủa việc thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch1994 (Hiệp định Chống bán phá giá 1994) vào luật của EU hiện nay.

Luật chống bán phá giá áp dụng đối với tất cả các nước không phải làthành viên EU Đối với các nước bị coi là chưa có nền kinh tế thị trườnghoặc đang trong quá trình chuyển đổi, EU có thể áp dụng những điều khoảnđặc biệt được quy định trong các hiệp định ký giữa EU với các nước thứ 3.

Các quy định hiện có của EC được thay thế bởi Quy chế Chống bán phágiá mới có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 Quy định này sau đó được cập nhậtbởi Quy chế 384/96 có hiệu lực từ ngày 6/3/1996 Quy chế này tập hợp cácbiện pháp đã được thoả thuận tại Vòng Uruguay của GATT Quy chế đồngthời cũng đưa ra giới hạn thời gian chặt chẽ cho việc hoàn thành điều tra vàra quyết định nhằm đảm bảo rằng các đơn khiếu kiện được giải quyết nhanhchóng và hiệu quả.

1.2.2.1 Định nghĩa chống bán phá giá của EU

Trang 16

Định nghĩa bán phá giá (dumping) được trình bày trong các văn kiệnGATT như sau: bán phá giá và việc bán những hàng hóa xuất khẩu ở mộtgiá thấp hơn “giá trị bình thường” (giá trị bình thường nghĩa là giá bán sảnphẩm ở nước xuất khẩu).

GATT cũng xác định:

Mức phá giá = Giá bán hàng tại thị trường trong nước – Giá xuất khẩu.EU áp dụng luật chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ nước thứba, kể cả các đối tác thương mại được hưởng ưu đãi, trừ các thành viên củakhu vực kinh tế châu Âu (EEA) trong một số lĩnh vực chịu sự chi phối trongkhuôn khổ chính sách cạnh tranh của EU.

1.2.2.2 Cơ sở pháp lý

Luật sửa đổi năm 1996 đã đưa ra cơ sở pháp lý cho việc áp dụng cácbiện pháp chống bán phá giá theo 4 điều kiện: (i) mặt hàng đó đang bị bánphá giá (giá bán thấp hơn giá thương mại thông thường); (ii) ngành côngnghiệp sản xuất mặt hàng đó đang bị đe dọa hoặc đang bị tổn thương vậtchất; (iii) có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu đó và tổn thươngvật chất của ngành công nghiệp của EU; và (iv) việc áp đặt các biện phápchống bán phá giá là vì lợi ích của Cộng đồng.

1.2.2.3 nguyên tắc xác định

Phát hiện có sự bán phá giá: giá xuất khẩu của sản phẩm thấp dẫn tớiviệc sản phẩm được bán trên thị trường EC có giá thấp hơn giá bán tại thịtrường trong nước của nhà sản xuất;

Tổn hại vật chất gây ra cho ngành sản xuất của EC: hàng nhập khẩu đãgây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại vật chất cho một bộ phận đáng kểtrong ngành sản xuất của EC, ví dụ như mất thị phần, làm giảm giá bán của

Trang 17

nhà sản xuất và gây áp lực đối với quá trình sản xuất, bán hàng, lợi nhuận,năng suất v.v ;

Lợi ích của Cộng đồng: chi phí mà EC phải trả cho việc áp dụng cácbiện pháp này không cân xứng với lợi ích thu được.

1.2.2.4 Trình tự của một vụ kiện bán phá giá1.2.2.4.1 Nhận và phân tích đơn kiện

Đầu tiên, phải có đơn kiện gửi đến Ủy ban châu Âu (EC), đơn này do cánhân, pháp nhân hoặc hiệp hội đứng đơn thay mặt cho ngành công nghiệp tạikhối EU bị thiệt hại do bán phá giá Bên nộp đơn kiện phải thỏa mãn hai quytắc: tổng sản phẩm của những công ty đi kiện phải vượt 25% tổng sản lượngsản phẩm đó trong khối EU, và tổng sản lượng của những công ty đi kiệnphải chiếm hơn 50% tổng sản lượng của những công ty không kiện (trongEU) Trong đơn kiện phải có đầy đủ thông tin về sản phẩm bị buộc tội bánphá giá, tên nước xuất xứ hay xuất khẩu có liên quan, danh sách các nhàxuất khẩu/nhà sản xuất và nhà nhập khẩu sản phẩm đó; thông tin về giá xuấtkhẩu và giá bán nội địa của sản phẩm đó, mức độ thiệt hại của ngành côngnghiệp do sản phẩm bán phá giá gây ra

EC sẽ xem xét đơn này trong 45 ngày, và sau khi thẩm định nếu thấy cóđầy đủ chứng cớ thì EC sẽ bắt đầu tiến hành điều tra vụ kiện Tuy nhiên ECsẽ bác đơn kiện nếu sản phẩm bán phá giá vào EU chỉ chiếm dưới 1% (sảnphẩm của một nước) hoặc dưới 3% thị phần tại EU (nếu là sản phẩm donhiều nước cùng xuất vào EU).

1.2.2.4.2 Tiến hành điều tra

Sau khi nhận đơn kiện, EC sẽ thông báo trên Công báo về vụ kiện: chỉ rasản phẩm, những nước liên quan, thông tin nhận được, nêu thời gian cho các

Trang 18

bên liên quan (gồm bên thưa kiện, nhà xuất khẩu bị kiện và chính phủ nướcliên quan) tự giới thiệu về mình và cung cấp thông tin cho EC EC cũng sẽgửi bảng câu hỏi (có kèm tờ khai về quy chế nước có nền kinh tế thị trường)đến nhà xuất khẩu.

Nội dung bảng câu hỏi này gồm thông tin về công ty, về sản phẩm đangbị điều tra, số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh số bán sản phẩmtrong nước và xuất khẩu, giá thành sản xuất

Nhà xuất khẩu có 40 ngày để trả lời bảng này Sau khi nhận được bảngcâu hỏi, EC sẽ thẩm định thông tin và sẽ cử chuyên gia đến công ty xuấtkhẩu để xem xét thực địa, kiểm tra hồ sơ chứng từ, xem một vài giao dịchlớn… để so sánh thông tin thực tế với thông tin đã nhận Từ những thông tinthu thập được, EC sẽ tính toán ra giá thành sản xuất của sản phẩm, giá bánsản phẩm trong nước (bao gồm các chi phí sản xuất, khấu hao, lợi nhuận…),giá xuất khẩu (giá CIF) để xem có bán phá giá hay không và tính ra mức độphá giá.

Nếu sản phẩm không bán trong nước hoặc bán trong nước nhưng chiếmsản lượng ít hơn 5% thì EC sẽ so sánh với giá bán của một công ty tương tự.Còn nếu doanh nghiệp tỏ ra bất hợp tác (từ chối tiếp cận, không cung cấpthông tin…) thì EC sẽ ban hành các phán quyết dựa trên các dữ liệu sẵn có.

1.2.2.4.3 Quy chế dành cho nước có nền kinh tế thị trường

Thông thường, nếu nhà xuất khẩu bị kiện bán phá giá mà đang hoạt độngở một nước có nền kinh tế thị trường thì EC sẽ trực tiếp sang điều tra Nếunhà xuất khẩu thuộc nước không có nền kinh tế thị trường thì EC sẽ chọnmột nước thứ ba có nền kinh tế thị trường để tính toán mức giá của sảnphẩm đó.

Trang 19

Hội đồng châu Âu đã ban hành quy định xác định 5 nước tuy chưa đượccông nhận có nền kinh tế thị trường nhưng đã có các công ty hoạt động theocơ chế thị trường, là: Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Ukraine, Kazakhstan.Như vậy, các doanh nghiệp tại nước này sẽ được EC trực tiếp sang điều tranếu có kiện tụng bán phá giá.

Việc xác minh cơ chế thị trường là nhằm chứng tỏ rằng công ty hoạtđộng theo đúng các điều kiện của thị trường và hệ thống sổ sách tài chínhcủa họ là minh bạch Quy chế về kinh tế thị trường có vai trò quan trọng ởkhâu áp thuế chống bán phá giá: nếu công ty thuộc nước có nền kinh tế thịtrường thì từng công ty sẽ chịu mức thuế khác nhau tùy thị phần/số lượngsản phẩm xuất vào EU, còn nếu thuộc nước có nền kinh tế phi thị trường thìtất cả công ty của nước này sẽ chịu chung một mức thuế.

Chương 2: Thực tiễn bán phá giá và chống bán phá giá tại Việt Nam

Ngày nay, đứng trước thách thức về cạnh tranh ngày càng gay gắt trênthị trường nội địa, các quốc gia đã tăng cường sử dụng các công cụ bảo hộngày càng tinh vi thông qua các biện pháp bảo đảm thương mại công bằngcủa WTO, trong đó có thuế chống bán phá giá.Vì vậy, các vụ kiện bán giáxảy ra trên thế giới ngày càng tăng về số lượng chủ thể tham gia và ngàycàng mở rộng phạm vi hàng hoá áp dụng.

2.1 Định nghĩa bán phá giá

Theo điều 4 “pháp lệnh giá” của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNam định nghĩa:

Trang 20

“Bán phá giá là hành vi bán hàng hóa, dịch vụ với giá thấp hơn xo vớigiá thông thường trên thị trương Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, hạn chếcạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cánhân sản xuất, kinh doanh và lợi ích của nhà nước.”

Với định nghĩa này, phạm vi điều chỉnh của nó chỉ đặt ra đối với việcchông bán phá giá trong quan hệ thương mại tại thị trương nội địa nhưng xétvề bản chất không có gì trái, mâu thuẩn so với những giải thích mang tínhchuẩn mực của từ điển, với những quy định của GATT, WTO Nó đã vậndụng và điều chỉnh một cách tương đối hợp lý vấn đề chông bán phá giátrong quan hệ thương mại quốc tế vào quan hệ thương mại nội địa, phù hợpvới thực tiễn Việt Nam Khái niêm trên đã làm sáng tỏ ba nội dung cơ bảnđể tiến hành các giải pháp chông bán phá giá phải chú ý đó là:

Thứ nhất: Xác định hành vi (bán phá giá là hành vi bán hàng hóa, dịchvụ với giá thấp hơn so với giá thông thường )

Thứ hai: Xác định mục tiêu của hành vi (để chiếm lĩnh thị trương, hạnchế cạnh tranh đúng pháp luật)

Thứ ba: Xác đinh hệ quả xảy ra của hành vi và việc thực hiện mục tiêucủa hành vi (gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuấtkinh doanh khác và lợi ích nhà nước).

Điều 3 pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào vào ViệtNam SỐ 20/2004/PL-UBTVQH11 Ngày 29 tháng 4 năm 2004 Xác địnhhàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam quy định

Khoảng 1 Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bánphá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là hàng hoá bán phá giávào Việt Nam) nếu hàng hoá đó được bán với giá thấp hơn giá thông thườngtheo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w