Thực trạng bán phá giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam.doc (Trang 29 - 31)

Ngày nay, đứng trước thách thức về cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nội địa, các quốc gia đã tăng cường sử dụng các công cụ bảo hộ ngày càng tinh vi thông qua các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng của WTO, trong đó có thuế chống bán phá giá.Vì vậy, các vụ kiện bán giá xảy ra trên thế giới ngày càng tăng về số lượng chủ thể tham gia và ngày càng mở rộng phạm vi hàng hoá áp dụng.

Theo số liệu của Ban Thư ký WTO, từ năm 1995 đến hết năm 2004 trên thế giới đả tiến hành 2647 cuộc điều tra về chống bán phá giá, đứng đầu danh sách là Ấn độ (399 vụ) Hoa Kỳ (354 vụ) và EU (303 vụ). Trong số 97 nước bị kiện, các nước đứng đầu là Trung Quốc (386 vụ) Hàn Quốc (94 vụ) Hoa Kỳ (146 vụ)... Đối với Việt Nam tính đến tháng 3/2006 đã phải đối phó với 21 vụ kiện chống bán phá giá, trong đó có 13 vụ Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá.

EU là nước khởi kiện Việt Nam nhiều nhất (8 vụ) với mức thuế cao nhất lên đến 93% đối với mặt hàng Oxyde kẽm. Điều đáng chú ý là số lượng các

cuộc điều tra chống bán phá giá tăng mạnh trong thời gian gần đây. Nếu trong giai đoạn 1994-2001, Việt Nam chỉ chịu 1-2 vụ kiện/năm thì đến năm 2004 phải đối phó với 7 vụ kiện liên tiếp liên quan đến nhiều mặt hàng công nghiệp xuất khẩu. Tính riêng năm 2009 là năm giữ kỷ lục về số lượng các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam với 42 vụ kiện.

Một trong những ví dụ điển hình nhất, ngày 22/12/2009, liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu chính thức thông qua đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc thêm 15 tháng. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam. Hơn nữa, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng châu Âu. Điều này được thể hiện rõ qua những phản ứng gay gắt từ các nước thành viên EU. Đặc biệt, nhiều nhà bán lẻ giày dép lớn như Clarks và Adidas, liên minh Giày dép châu Âu (EFA) cũng phản đối các biện pháp này của EC và kêu gọi chấm dứt ngay lập tức loại thuế chống bán phá giá này. Ở thời kỳ trước, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng thuế chống bán phá giá chưa phải là những mặt hàng chiến lược, vì vậy ảnh hưởng chưa lớn đến kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Nhưng từ vụ kiện cá tra, cá ba sa năm 2002 đến nay có thể thấy không chỉ một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam: thuỷ sản, giày dép... mà cả những mặt hàng xuất khẩu có số lượng chưa lớn nhưng mới thâm nhập thị trường đều có thể trở thành đối tượng của kiện bán phá giá do phương thức tính gộp tổng lượng hàng hoá liên quan từ nhiều nguồn nhập khẩu (không được quá 7%) của nước khởi kiện như: khoá Inôx (EU) săm lốp xe đap, xe máy (Thổ Nhĩ Kỳ), đèn huỳnh quang (Ai Cập).

Điển hình trong năm 2002 vụ kiên bán phá giá sản phảm fillet cá tra, cá

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam.doc (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w