Nghiên cứu hoạt động của một số Tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Từ cuối thế kỷ XIX, các Tập đoàn kinh tế (TĐKT) trên thế giới đã đượchình thành và ngày càng phát triển mạnh về số lượng, tạo nên những cơ sở vậtchất quan trọng cho việc nâng cao tiềm lực kinh tế và ảnh hưởng ngày càng lớnđến sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia và nền kinh tế thế giới Đặc biệt, xuthế toàn cầu hoá nền kinh tế, sự phát triển của khoa học công nghệ - thông tin vàsự nới lỏng các quy định pháp lý về tài chính - ngân hàng đã thúc đẩy các Tậpđoàn tài chính (TĐTC) ra đời.
Kể từ khi ra đời, các TĐTC đã đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế thếgiới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế không chỉ quốc gia mẹ mà còn cả các quốcgia mà nó có chi nhánh hoạt động Giờ đây, TĐTC không còn quá xa lạ với cácnước phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, EU… Xây dựng và phát triểnthành các TĐTC là mục tiêu mà các Tổng công ty, các Ngân hàng thương mạiViệt Nam đang hướng tới Làm thế nào để các TĐTC hiện tại và các Tập đoàntài chính - Ngân hàng (TĐTC - NH) tương lai của Việt Nam có thể phát huyhiệu quả, phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế đất nước trong giai đoạn hội nhập kinh
tế thế giới? Đó chính là lý do khiến em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hoạt độngcủa một số Tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam”
với mong muốn làm sáng tỏ sự phát triển của một số TĐTC trên thế giới và rútra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm xây dựng các TĐTC của Việt Namthành những tập đoàn hùng mạnh, có khả năng cạnh tranh cao trên trường quốctế.
Mục đích nghiên cứu của khoá luận:
Nghiên cứu sự ra đời, vai trò và điều kiện hình thành TĐTC; Phân tích các TĐTC trên tất cả các mặt hoạt động;
Nghiên cứu thực trạng hình thành và phát triển của các TĐTC Việt Namđặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm và khả năng hinh thành TĐTC - NH;
Trang 2 Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp phát triển TĐTC ở Việt Nam tronggiai đoạn hiện nay, cụ thể là TĐTC Bảo Việt và các Ngân hàng thươngmại Việt Nam đang có xu hướng phát triển thành TĐTC – Ngân hàng.
Đối tượng nghiên cứu:
Các lý thuyết chung về TĐKT và TĐTC;
Hoạt động của một số TĐTC tiêu biểu trên thế giới: 2 TĐTC - NH(Citigroup, HSBC Holdings) và 2 TĐTC - Bảo hiểm (Prudential, AIG); Thực trạng hoạt động của TĐTC Việt Nam trong đó có tập đoàn Bảo
Việt
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả và khái quát đối tượng
nghiên cứu; phương pháp phân tích - tổng hợp; Phương pháp so sánh và phươngpháp tư duy logic.
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về TĐTC
Chương II: Khả năng vận dụng kinh nghiệm của một số TĐTC trên thế
giới vào xây dựng và phát triển TĐTC Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp xây dựng và phát triển các TĐTC ở ViệtNam
Trong thời gian nghiên cứu, do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức,cùng với đó là quá trình hình thành các TĐTC ở Việt Nam vẫn còn trong giaiđoạn thử nghiệm, nên đề tài chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót Emmong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô để đề tài được hoàn thiệnhơn.
Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ emhoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Trang 3CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về TĐKT nhưng chưa có mộtđịnh nghĩa nào được xem là chuẩn mực TĐKT tại các nước khác nhau được gắnvới những tên gọi khác nhau Nhiều nước gọi là “Group” hay “Business Group”,Ấn Độ gọi là “Business houses” Nhật Bản trước chiến tranh thế giới thứ hai gọiTĐKT là “Zaibatsu”, sau chiến tranh thế giới thứ hai gọi là “Keiretsu” HànQuốc gọi TĐKT là “Chaebol”, còn nước láng giềng Trung Quốc gọi là Tập đoàndoanh nghiệp (Jituan Gongsi) Sự đa dạng về tên gọi hay thuật ngữ sử dụng nóilên tính đa dạng của cách thức liên kết được khái quát chung là TĐKT, do đó,quan niệm cũng như nhìn nhận chung về TĐKT cũng có sự khác nhau nhất định.
Tại các nước phương Tây, “Tập đoàn kinh tế” được hiểu như là một tổhợp các công ty hay chi nhánh góp cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹhoặc “Tập đoàn kinh tế và tài chính” gồm một công ty mẹ và các công ty khácmà công ty mẹ kiểm soát hay tham gia góp vốn, mỗi công ty con cũng có thể
Trang 4kiểm soát các công ty khác hay tham gia các tổ hợp khác 1 Tại Nhật Bản, “Tập
đoàn kinh tế” (Keiretsu) là một nhóm doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý nắmgiữ cổ phần của nhau và thiết lập được mối quan hệ mật thiết về nguồn vốn,nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liêu, tiêu thụ sản phẩm hay tậpđoàn bao gồm các công ty có sự liên kết không chặt chẽ được tổ chức quanh mộtngân hàng để phục vụ lợi ích của các bên2 Tại Malaysia và Thái Lan, “Tập đoànkinh tế” được xác định là tổ hợp kinh doanh với các mối quan hệ đầu tư, liêndoanh, liên kết và hợp đồng Nòng cốt của các tập đoàn là cơ cấu công ty mẹ -công ty con tạo thành một hệ thống liên kết chặt chẽ trong tổ chức và trong hoạtđộng Các thành viên trong tập đoàn đều có tư cách pháp nhân độc lập vàthường hoạt động trên cùng một mặt bằng pháp lý và là đầu mối liên kết giữacác doanh nghiệp thành viên với nhau là công ty mẹ, các doanh nghiệp thànhviên tham gia liên kết tập đoàn phải có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mộtphâp nhân độc lập Bản thân tập đoàn không có tư cách pháp nhân.
Ở Việt Nam vẫn còn nhiều tranh cãi về “Tập đoàn kinh tế” Theo điều
149, Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 thì “TĐKT là nhóm công ty có quy môlớn Chính phủ quy định hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động củaTĐKT” Và theo điều 146 của luật này cũng chỉ rõ:
“Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài vớinhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanhkhác.
Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây:
Công ty mẹ - công ty con
TĐKT
Các hình thức khác”.
Mặc dù còn có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng “TĐKT” có thể được
hiểu: “là tổ hợp các doanh nghiệp hoạt động trong một hay nhiều lĩnh vựckhác nhau, ở phạm vi một hay nhiều nước; trong đó có một doanh nghiệp(công ty mẹ) nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các doanh nghiệp
1 www.tapchibcvt.com.vn2 www.tapchibcvt.com.vn
Trang 5khác (công ty con) về mặt tài chính và chiến lược phát triển TĐKT là cơ cấutổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tếnhằm tăng cường tích tụ, tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh và tối đahoá lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh” “TĐKT” không phải là
một hình thức pháp lý cụ thể (không có tư cách pháp nhân) mà chỉ là tổ hợp cácdoanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
1.2 Các hình thức liên kết TĐKT
TĐKT có sự liên kết bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác giữa cácdoanh nghiệp thành viên Đây là đặc trưng cơ bản, là tiền đề cần thiết để hìnhthành TĐKT thể hiện xu thế tất yếu trong việc nâng cao trình độ xã hội hoá vàphát triển của lực lượng sản xuất.
- Về phạm vi liên kết, có những kiểu liên kết sau:
+ Liên kết ngang: là liên kết các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghềkinh doanh Hình thức này hiện không còn phổ biến do các doanh nghiệp phảiđáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng phong phú, đa dạng và biến đổi nhanhchóng Nếu áp dụng hình thức này thì khó đem lại hiệu quả cao Các chính phủthường hạn chế hình thức này vì nó dễ tạo ra xu hướng độc quyền, đi ngượcnguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường.
+ Liên kết dọc: là liên kết các doanh nghiệp trong cùng một dây chuyềncông nghệ Hình thức này hiện vẫn còn phổ biến trên thế giới vì chúng hoạtđộng có hiệu quả cao và có thể mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều quốcgia khác Tuy nhiên để phát triển theo hình thức này cần phải có một công ty cótiềm lực về tài chính, có uy tín để quản lý, kiểm soát và đảm bảo tín dụng cho cảtập đoàn Không những thế, công ty đó cần có mối liên hệ nhiều mặt và vữngchắc với Nhà nước, có thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ, có hệ thốngthông tin toàn cầu đủ khả năng xử lý và tổng hợp những thông tin về thị trường.Vì vậy, các nước đang phát triển chỉ mới có khả năng hình thành các tập đoànchủ yếu ở lĩnh vực sản xuất và thương mại.
+ Liên kết hỗn hợp: là liên kết các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề,lĩnh vực kinh doanh kể cả những ngành, lĩnh vực không có liên quan đến nhau.
Trang 6Hình thức này đang ngày được ưa chuộng trên thế giới và trở thành xu hướngphát triển các tập đoàn hiện nay Cơ cấu tập đoàn bao gồm một ngân hàng hoặcmột công ty tài chính lớn và nhiều doanh nghiệp sản xuất, thương mại, trong đóhoạt động tài chính, ngân hàng xuyên suốt, bao trùm mọi hoạt động kinh doanhcủa tập đoàn.
- Về trình độ liên kết, có những kiểu sau:
+ Liên kết mềm xuất phát từ châu Âu, đặc biệt là ở Đức vào thế kỷ 19.Đây là hình thức tập đoàn của các doanh nghiệp độc lập, cùng sản xuất, kinhdoanh một loại sản phẩm hoặc dịch vụ Họ hợp tác sản xuất - kinh doanh vớinhau thông qua một Hiệp định chung nhằm hạn chế cạnh tranh bằng việc thốngnhất về giá cả, dịch vụ, hoặc thoả thuận về lượng sản phẩm tiêu thụ chung, giánguyên liệu cung ứng Nguyên nhân thúc đẩy sự liên kết và liên minh giữa cácdoanh nghiệp là do những thay đổi của nền kinh tế trong nước và trên thế giới,môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các hoạt động kinh doanh khôngngừng mở rộng, đòi hỏi quy mô vốn lớn và trình độ công nghệ cao hơn Vì vậy,các doanh nghiệp liên kết lại để lợi dụng được ưu thế của quy mô tập đoàn.
+ Liên kết cứng: Trong tập đoàn loại này, các doanh nghiệp thành viênkết hợp trong tổ chức thống nhất và mất tính độc lập về tài chính, sản xuất vàthương mại Tập đoàn được cấu tạo dưới hình thức đa sở hữu theo kiểu công tycổ phần với sự góp vốn của nhiều chủ sở hữu khác nhau Các doanh nghiệpthành viên hoạt động trong cùng một ngành nghề hoặc có liên quan với nhau vềchu kỳ công nghệ sản xuất, bổ sung cho nhau trong quá trình sản xuất, kinhdoanh liên tục, thống nhất theo chiến lược chung của tập đoàn Trong đó, côngty mẹ có lợi thế nắm giữ cổ phần chi phối các công ty để giữ quyền lãnh đạo, raquyết định cho các doanh nghiệp khác
+ Liên kết hỗn hợp: là sự liên kết của cả hai loại liên kết trên Đây là hìnhthức phát triển cao nhất của TĐKT Tập đoàn được hình thành trên cơ sở xác lậpvà kiểm soát thống nhất về tài chính Các doanh nghiệp thành viên chịu sự chiphối về tài chính của một công ty gọi là công ty mẹ (Holding Company) thôngqua quyền sở hữu cổ phiếu Hoạt động của cả tập đoàn và các công ty con được
Trang 7mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực từ tài chính đến hoạt động sản xuất, thương mại,dịch vụ khác nhau và giữa các công ty con trong tập đoàn không nhất thiết phảicó mối liên hệ về sản phẩm, công nghệ hay kỹ thuật Hình thức liên kết nàyđang trở nên phổ biến.
- Về hình thức biểu hiện có các kiểu sau3:
+ Cartel là một nhóm các nhà sản xuất độc lập về sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm nhưng có chung mục đích là tăng lợi nhuận chung bằng cách thoả thuậnthống nhất về giá cả, phân chia thị trường tiêu thụ, nguyên liệu và các hạn chếkhác nhằm hạn chế sự cạnh tranh Đây là hình thức liên kết theo chiều ngang.Cartel thường có mặt tại những thị trường bị chi phối mạnh bởi một số loại hànghoá nhất định, nơi có ít người bán và thường đòi hỏi những sản phẩm có tínhđồng nhất cao Nhược điểm của hình thức này là dễ bị tan vỡ do sản xuất và tiêuthụ vẫn tiến hành độc lập nên một số thành viên có thể phá bỏ hợp đồng.
+ Syndicate là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản độc lập về pháp lýnhưng không độc lập về thương mại mà có một ban quản trị chung quản lý việctiêu thụ sản phẩm Đây là loại liên minh độc quyền cao hơn, ổn định hơn so vớiCartel.
+ Trust có quy mô lớn hơn Cartel và Syndicate Các thành viên tham giahoàn toàn mất tính độc lập, họ chỉ là những công ty cổ phần.
+ Consortium là liên minh giữa các nhà tư bản độc quyền đa ngành Cácthành viên tham gia có mối liên hệ với nhau về mặt kinh tế, kỹ thuật Công tymẹ đầu tư vào các công ty khác thành công ty con nhằm tạo thế lực tài chínhmạnh để kinh doanh Hình thức này gồm cả liên kết dọc và liên kết ngang giữacác doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm.
+ Conglomerate là tập đoàn kinh doanh đa ngành, các công ty thành viêncó ít mối quan hệ hoặc không có mối quan hệ về công nghệ nhưng có quan hệchặt chẽ về tài chính Tập đoàn này thực chất là một tổ chức tài chính đầu tư vàocác công ty kinh doanh để tạo ra một tổ hợp doanh nghiệp tài chính - côngnghiệp để hỗ trợ vốn đầu tư cho các công ty thành viên hoạt động có hiệu quả.
3 Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trang 8+ Concern là một tổ chức TĐKT tồn tại dưới hình thức công ty mẹ đầu tưvào các công ty con và điều hành hoạt động của tập đoàn Mục tiêu hình thànhtập đoàn là tạo sức mạnh tài chính để phát triển kinh doanh, hạn chế rủi ro, hỗtrợ mạnh mẽ nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới, áp dụng phươngpháp quản lý hiện đại Các công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực như sảnxuất, thương mại, ngoại thương, dịch vụ có liên quan; chịu trách nhiệm hữu hạntrong phạm hoạt động nhằm thực hiện lợi ích chung của tập đoàn thông qua cáchợp đồng kinh tế, các khoản vay tín dụng hoặc đầu tư Mô hình này được ápdụng phổ biến hiện nay do nó có nhiều tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sựphát triển và liên kết giữa các thành viên.
+ Tập đoàn đa quốc gia (MNC) là sự liên kết giữa các đơn vị sản xuấtkhác nhau trên quy mô quốc tế, theo chiều dọc thay theo chiều ngang, dưới hìnhthức trực tiếp trong sản xuất hay gián tiếp qua lĩnh vực lưu thông Đó là biểuhiện của quá trình phân công lao động và xã hội hoá nền sản xuất trên quy môquốc tế Về hình thức, chúng có một công tymẹ đặt trụ sở ở một quốc gia tư bảnphát triển và thường mang quốc tịch của nước đó và có nhiều công ty chi nhánhphụ thuộc vào công ty mẹ ở nước ngoài.
+ Tập đoàn xuyên quốc gia (TNC): Trong những thập kỷ gần đây, việchợp nhất hay liên kết các doanh nghiệp đã vượt ra khỏi biên giới một quốc giadẫn đến việc hình thành tập đoàn xuyên quốc gia Cơ cấu tổ chức của tập đoànnày gồm có công ty mẹ thuộc sở hữu của các nhà tư bản nước chủ nhà và hệthống các công ty con ở nước ngoài và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau chủ yếu vềtài chính, công nghệ, kỹ thuật Các công ty con ở nước ngoài có thể mang hìnhthức công ty 100% vốn nước ngoài, cũng có thể mang hình thức công ty hỗnhợp, công ty liên doanh với hình thức công ty cổ phần Tuy nhiên, dù dưới hìnhthức nào thì các công ty con đó thực chất cũng là những bộ phận của một tổ hợp,quyền kiểm soát chủ yếu về đầu tư, sản xuất kinh doanh vẫn thuộc về những nhàtư bản nước mẹ.
- Về kiểu liên kết và tổ chức: tổ chức liên kết trong hầu hết các TĐKT đềuthông qua mối liên kết chính yếu là liên kết công ty mẹ - công ty con Công ty
Trang 9mẹ đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn chi phối vào các công ty con Công ty concó tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập với công ty mẹ Mối liên kết được duytrì hoặc chấm dứt qua việc công ty mẹ tiếp tục duy trì hay rút vốn đầu tư vàocông ty con Hầu hết các công ty mẹ thường nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạtđộng của các công ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển.
Dù là liên minh như thế nào thì khi các doanh nghiệp liên kết lại với nhauđều mang lại lợi ích cơ bản như: tăng vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triểnsản phẩm; giảm thời gian thâm nhập thị trường và chu kỳ sống của sản phẩm;khả năng đóng góp các kỹ năng và tài sản bổ sung mà không một công ty nào cóthể dễ dàng tự mình phát triển; tiếp cận với kiến thức và kinh nghiệm từ bênngoài; nhanh chóng đạt được quy mô, khối lượng và tạo đà phát triển; mở rộngkênh phân phối và thị trường quốc tế.
Khuyến khích cạnh tranh, hạn chế độc quyền: đảm bảo cạnh tranhlành mạnh, nghiêm cấm các hoạt động lũng đoạn thị trường hoặc phong toả theokhu vực.
Phân định rõ chức năng quản lý kinh doanh với các chức năng quảnlý hành chính Công ty mẹ của tập đoàn không thể thực hiện cả hai chức năngquản lý kinh doanh và quản lý hành chính Tập đoàn cần xác định không phải làcơ quan quản lý nhà nước cũng không phải là hiệp hội ngành nghề mà là một tổchức kinh tế Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên được
Trang 10thiết lập trên cơ sở giữ cổ phần hoặc quan hệ kỹ thuật sản xuất, không phải làquan hệ hành chính.
Thực hiện nguyên tắc đầu tư tự nguyện Việc hình thành TĐKTphải tuân theo các quy luật kinh tế, không thể lắp ghép bằng mệnh lệnh hànhchính, phải tuân theo phương thức tự nguyện đóng góp cổ phần, tham gia cổphần của người đầu tư, với sợi dây liên kết giữa các doanh nghiệp chủ yếu làvốn Như vậy mới đảm bảo các mối quan hệ rõ ràng trong nội bộ tập đoàn và ổnđịnh cơ cấu tổ chức của tập đoàn.
Tóm lại, nguyên tắc hình thành TĐKT là cùng có lợi, tự do tham gia vàrút khỏi tập đoàn, chống độc quyền trong hoạt động.
3 Một số mô hình TĐKT của các nước trên thế giới
3.1 Mô hình Keiretsu của Nhật Bản
Trước Chiến tranh Thế giới thứ II, nền công nghiệp Nhật Bản bị kiểmsoát bởi các tập đoàn lớn gọi là Zaibatsu Đến những năm 40 của thế kỷ XX, cácliên minh (Alliance) đã phá bỏ các Zaibatsu, nhưng các công ty được thành lậpđã phá bỏ các Zaibatsu lại liên kết với nhau thông qua việc mua cổ phần để hìnhthành nên các liên minh liên kết theo chiều ngang giữa nhiều ngành nghề khácnhau Từ đây Keiretsu ra đời Do sở hữu cổ phần lẫn nhau và chịu ảnh hưởngcủa một ngân hàng và công ty thương mại chung, nên các doanh nghiệp trongKeiretsu thường có chiến lược kinh doanh giống nhau, phát huy khả năng hợptác, tương trợ, đặc biệt là khi gặp khó khăn về tài chính Bên cạnh đó, các côngty thành viên còn chia sẻ với nhau những bí quyết kinh doanh, kinh nghiệmquản lý và các cách thức tiếp thị, thâm nhập thị trường.
Mỗi Keiretsu lớn thường lấy một ngân hàng làm trung tâm Ngân hàngnày cung cấp tín dụng cho các công ty thành viên của Keiretsu và nắm giữ vị thếvề vốn trong các công ty Mỗi một ngân hàng trung tâm có vai trò kiểm soát rấtlớn đối với các công ty trong Keiretsu và hành động với tư cách là một tổ chứcgiám sát và hỗ trợ tài chính trong các trường hợp khẩn cấp Một trong những tácđộng của cơ cấu này là giảm thiểu sự hiện diện của những người tiếp quản đối
Trang 11lập ở Nhật Bản, bởi vì không một thực thể kinh doanh nào muốn đối đầu với sứcmạnh kinh tế của các ngân hàng.
Trên thực tế có hai loại Keiretsu: Keiretsu liên kết dọc và Keiretsu liên kếtngang Keiretsu liên kết dọc là điển hình của tổ chức và mối quan hệ như trongmột công ty (từ khâu sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩmtrong một ngành nghề nhất định) Các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệuhoạt động như là những vệ tinh xoay quanh các nhà máy sản xuất lớn trên cơ sởchia sẻ về công nghệ, thương hiệu và quy trình tổ chức kinh doanh Mối liên kếtgiữa các doanh nghiệp này được thiết lập dựa trên lợi ích kinh tế, đồng thời là sựràng buộc về niềm tin và sự trung thành nên rất bền chặt.
Trong khi đó, Keiretsu liên kết ngang thể hiện mối quan hệ giữa các thựcthể, thông thường xoay quanh một ngân hàng và một công ty thương mại(thường gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau).Sau chiến tranh, Nhật Bản có 6 Keiretsu liên kết ngang khổng lồ trong ngànhcông nghiệp gồm: Mitsubishi, Mitsu, Sumitomo, Dai – Ichi Kangyo, Fuyo vàSanwa Thời kỳ suy thoái của Nhật Bản vào những năm 1990 đã có ảnh hưởngsâu sắc đến các Keiretsu Nhiều ngân hàng lớn đã chịu sự tác động mạnh mẽ bởicác khoản nợ xấu và buộc phải sáp nhập hoặc đi đến phá sản Từ đó mà có sự rađời của Sumitomo Mitsui Banking Corporation vào năm 2001 là sự kết hợp củaNgân hàng Sumitomo và Ngân hàng Mitsui Trong khi đó, Ngân hàng Sanwa(Ngân hàng thuộc Hankyu – Toho Group) trở thành một phần của Ngân hàngTokyo – Mitsubishi UFJ.
Các Keiretsu ở Nhật Bản rất chú ý đến việc lựa chọn đội ngũ các nhàquản trị Các TĐKT thường thích bổ nhiệm các nhà quản trị là người ngay tạiđịa phương bởi nhà quản trị địa phương thông hiểu những điều kiện hoạt độngvà môi trường kinh doanh ở địa phương Hơn nữa, người địa phương có thể tậptrung vào các hoạt động nhằm phục vụ cho mục tiêu dài hạn của tập đoàn mìnhsao cho phù hợp với địa phương Với cách thức này, các tập đoàn Nhật Bản chỉcần điều động một số ít chuyên gia ra nước ngoài để truyền đạt những kỹ năngchuyên môn cần thiết và cách thức tiến hành các hoạt động kinh doanh chính
Trang 12yếu, đồng thời kiểm soát các hoạt động ở nước ngoài và phát triển năng lực chonhà quản trị.
3.2 Mô hình Cheabol ở Hàn Quốc
Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế Hàn Quốc đã có bước pháttriển vượt bậc Một trong những nhân tố làm nên những kỳ tích về kinh tế củaHàn Quốc chính là các doanh nghiệp nói chung và các Cheabol nói riêng vớinhững chiến lược kinh doanh táo bạo và đầy tham vọng Các Cheabol bắt đầuphát triển mạnh từ những năm 1950 -1960 theo mô hình công ty mẹ là công tysở hữu thương hiệu (Brand name) và thực hiện chức năng đầu tư tài chính Cáccông ty con có mối quan hệ liên kết về tài chính, chiến lược kinh doanh và sựđiều phối chung trong hoạt động với công ty mẹ, ví dụ như Samsung, Daewoohay LG
Đặc trưng của Cheabol là toàn bộ các công ty thành viên thường do mộthoặc một số ít gia đình sáng lập và nắm giữ cổ phần chi phối Vì vậy việc quảnlý điều hành trong các Cheabol mang đậm màu sắc gia tộc Đó cũng là điều khácbiệt cơ bản của tập đoàn Hàn Quốc với các nước công nghiệp phát triển khác.Chủ tịch hội đồng quản trị là người có quyền lãnh đạo tối cao và thường là cổđông lớn nhất của tập đoàn Mỗi tập đoàn đều có câu lạc bộ chủ tịch (PresidentsClub) bao gồm các chủ tịch là đại diện công ty mà chủ tịch đó nắm vốn Về mặtpháp lý, Cheabol không phải là một pháp nhân và không phải là một thực thểhữu hình Các hoạt động kinh doanh đều thực hiện thông qua các công ty thànhviên Tuy nhiên cái bóng vô hình của Cheabol bao trùm lên mọi hoạt động giaodịch kinh doanh của công ty thành viên chính là sự thống nhất về chiến lượckinh doanh, sự tập trung và phân bổ các nguồn lực một cách linh hoạt, phù hợpvới từng trường hợp cụ thể.
Các tập đoàn ở Hàn Quốc và Nhật Bản đều xuất phát điểm từ lĩnh vực sảnxuất công nghiệp và mở rộng dần ra các lĩnh vực khác Từ sản xuất điện tử, ôtôđến các sản phẩm công nghiệp nặng như khai thác mỏ, tàu biển, hoạt động
Trang 13thương mại, dịch vụ, các sản phẩm tiêu dùng và cuối cùng là lĩnh vực ngânhàng, bảo hiểm.
3.3 Mô hình Jituan Gongsi ở Trung Quốc
Trung Quốc có kế hoạch chuẩn bị thành lập TĐKT từ những năm 80 củathế kỷ XX với hai đợt thí điểm thành lập 120 tập đoàn doanh nghiệp vào cácnăm 1991 và 1997 Nhà nước Trung Quốc đã tạo ra khung pháp lý cho tập đoàndoanh nghiệp ra đời và phát triển Quá trình này bắt đầu bằng việc sáp nhập cácdoanh nghiệp nhà nước thành những tổng công ty lớn Cho đến khi đạt đến mộtquy mô nhất định nào đó, Tổng công ty sẽ phân quyền kinh doanh cho cácdoanh nghiệp thành viên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành Tiếp theolà giai đoạn đa dạng hóa sở hữu và hình thức nắm giữ cổ phần đan chéo giữa cácdoanh nghiệp thành viên thông qua việc cổ phần hoá và giảm tỷ lệ cổ phần củaNhà nước Và cuối cùng là thực hiện các biện pháp thu hút đầu tư vốn và chuyểngiao công nghệ từ các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.
Các TĐKT của Trung Quốc tồn tại chủ yếu trên cơ sở các hình thức sau:Hình thức thứ nhất là TĐKT tổng hợp nhiều cấp Đây là loại tập đoàndoanh nghiệp nắm trong tay nhiều lĩnh vực như khoa học công nghệ, thươngmại, tài chính, dịch vụ và lấy vốn làm nút liên kết chủ yếu Chúng được tổ chứcthành bốn cấp, thực hiện nhất thể hoá kinh doanh bằng cách thôn tính, sáp nhập,xoá bỏ tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp cũ lập ra Tập đoàn doanhnghiệp trong đó công ty có tư cách pháp nhân làm nòng cốt (công ty mẹ) bằngcách nắm giữ cổ phần khống chế, thầu khoán, thuê các doanh nghiệp có liênquan Doanh nghiệp nòng cốt sẽ nắm quyền lãnh đạo đối với các doanh nghiệpnày trong việc đưa ra các quyết sách về nhân lực, vật lực, sản xuất, cung ứng,tiêu thụ… biến chúng thành những doanh nghiệp cấp dưới trực tiếp (tức là côngcon) của tập đoàn Các doanh nghiệp này vẫn bảo lưu tư cách pháp nhân củachúng, tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách độc lập tương đối.Tóm lại, tập đoàn doanh nghiệp này phần nhiều là các tổ chức liên hiệp giữa các
Trang 14pháp nhân doanh nghiệp Nó giúp điều chỉnh kết cấu tổ chức doanh nghiệp, bổsung lợi thế cho nhau, sử dụng hiệu quả, hợp lý các yếu tố sản xuất, kinh doanhđa dạng, cùng có lợi.
Hình thức thứ hai là Tập đoàn theo mô hình liên kết dây chuyền Loại nàychủ yếu là tổ chức liên hiệp lỏng lẻo, lấy sản xuất làm nút liên kết Chúngthường lấy một doanh nghiệp lớn làm nòng cốt của Tập đoàn, lấy sản phẩm nổitiếng độc đáo của Tập đoàn này làm đặc trưng, áp dụng hình thức chuyên mônhoá, hiệp tác sản xuất, kinh doanh thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Hình thức thứ ba là Tập đoàn phối hợp đồng bộ Loại tập đoàn này lấyhợp đồng nhận thầu công trình làm nút liên kết Chúng hình thành chủ yếu dựavào một số doanh nghiệp công nghiệp lớn, đơn vị nghiên cứu, thiết kế, lấy việcliên doanh nhận thầu đồng bộ hạng mục công trình lớn làm hình thức chủ yếu.Dưới sự lãnh đạo của hội đồng giám đốc, doanh nghiệp đầu đàn loại lớn tổ chứcthành công ty liên doanh thống nhất, mạnh, lập ra các đơn vị thành viên có tưcách pháp nhân nhằm đạt được mục tiêu và lợi ích chung.
Hình thức thứ tư là Tập đoàn hoà nhập nghiên cứu khoa học với sản xuấtkinh doanh, lấy liên kết phát triển kỹ thuật làm nút liên kết Loại tập đoàn nàylấy những đơn vị nghiên cứu khoa học trong cùng ngành hoặc xí nghiệp côngnghiệp lớn làm chủ thể, bổ sung cho nhau lợi thế khoa học - kỹ thuật và vốnnhằm phát triển sản phẩm kỹ thuật cao từ đó chế tạo sản phẩm có giá trị cao,nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hình thức thứ năm là Tập đoàn liên kết mạng lưới cùng ngành: Đây làhình thức biến tướng của những liên hiệp xí nghiệp đặc biệt lớn có cùng ngànhnghề.
Hình thức thứ sáu là Tập đoàn theo mô hình cổ phần: Loại tập đoàn nàylấy công ty của Nhà nước có thực lực rất mạnh nắm giữ cổ phần khống chế làmdoanh nghiệp nòng cốt Toàn bộ tập đoàn lấy tài sản dưới hình thức cổ phần làmnút liên kết, hình thành thể liên hợp các pháp nhân, triển khai hoạt động sản xuấtkinh doanh theo hình thức cổ phần.
Trang 15Chiến lược hoạt động tác nghiệp của các Tập đoàn doanh nghiệp TrungQuốc là đa dạng hoá, sản xuất kinh doanh theo chiều sâu và tiến tới quốc tế hoá.Các Tập đoàn doanh nghiệp không chỉ là những Tập đoàn xuyên vùng, xuyênngành gồm nhiều hình thức sở hữu mà còn nhiều hình thức, nhiều chức năng sảnxuất, thương mại, nghiên cứu khoa học, vận tải, tài chính, dịch vụ…Những nămgần đây, với ảnh hưởng mạnh mẽ của xu hướng mở cửa, hội nhập, các Tập đoàndoanh nghiệp Trung Quốc nhanh chóng vươn ra thị trường thế giới Ví dụ: Côngty Gang thép Bắc Kinh đã mua 70% cổ phần của Công ty công trình Mácta (Mỹ)– một xí nghiệp luyện kim nổi tiếng thế giới, tạo nên một ưu thế mới trong cạnhtranh quốc tế; Công ty đầu tư tín dụng quốc tế của Trung Quốc hợp tác với bacông ty của Nhật Bản lập ra Công ty thương mại tại Tokyo; Ngân hàng TrungQuốc bắt tay với Ngân hàng nước ngoài lập ra Doanh nghiệp tài chính ở HồngKông.
Cùng với chính sách mở cửa, cải cách rất thông thoáng như hiện nay,đồng thời với việc Trung Quốc ra nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),chắc chắn các Tập đoàn doanh nghiệp Trung Quốc sẽ còn tiến nhanh, tiến mạnhvà vững chắc trên con đường hội nhập quốc tế của mình.
II Tập đoàn tài chính và sự hình thành Tập đoàn tài chính
1 Tập đoàn tài chính và xu thế hình thành, phát triển Tập đoàn tàichính
Cũng như TĐKT, TĐTC hiện chưa được đĩnh nghĩa một cách chínhthống Tuy nhiên, qua thực tế và qua những nghiên cứu, chúng ta có thể hiểu:
TĐTC là một thực thể kinh tế gồm một số doanh nghiệp kinh doanh tronglĩnh vực tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các hoạt động kháccó liên quan đến hoạt động tài chính); mỗi thành viên tập đoàn là nhữngpháp nhân độc lập, trong đó có một doanh nghiệp làm nòng cốt Các tập đoàn
đều được thành lập một cách tự nguyện trên cơ sở các liên kết về vốn và hoạt
Trang 16động kinh doanh nhằm cung cấp trọn gói các sản phẩm, dịch vụ tài chính chokhách hàng và tăng cường khả năng cạnh tranh trước xu thế toàn cầu hoá.
Xu thế hội nhập và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặcbiệt là công nghệ thông tin và sự nới lỏng các quy định pháp lý về tài chính -ngân hàng là nguyên nhân chính thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển củacác TĐTC Khi phát triển đến mức độ nhất định và do nhu cầu của nền kinh tế,các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán hay các thể chế tài chínhđều vươn ra hoạt động đa năng và hướng ra toàn cầu thông qua những hình thứckhác nhau như liên kết, hợp nhất, sáp nhập, thành lập các công ty trực thuộc.Mục tiêu của việc hình thành TĐTC là mở rộng quy mô hoạt động và đổi mớicông nghệ, giảm chi phí để có thể tồn tại trong cạnh tranh, từ đó đem lại lợinhuận tối đa cho tập đoàn.
Tại Mỹ, đạo luật Gramm - Leach - Bliley được Quốc hội Hoa Kỳ thôngqua năm 1999 là kết quả của một quá trình hợp nhất các quy định pháp lý đốivới thị trường dịch vụ tài chính trong nhiều thập kỷ Với việc dỡ bỏ sự phânđoạn do Đạo luật Glass - Steagall quy định từ năm 1993, trong đó hạn chế sựsáp nhập giữa các ngân hàng và các công ty chứng khoán; và sự phân đoạn doĐạo luật Bank Holding Company ban hành năm 1956, trong đó hạn chế sự sápnhập giữa các ngân hàng và các công ty bảo hiểm, Đạo luật Gramm - Leach -Bliley đã tạo điều kiện cho các ngân hàng đăng ký thành lập các TĐTC đa năngtại Hoa Kỳ thông qua việc mở thêm hoạt động môi giới bảo hiểm Mặt khác, cáccông ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm cũng có thể chuyển đổi thành cácTĐTC nếu họ mua lại các ngân hàng trong trường hợp họ thoả mãn các điềukiện nhất định.
Các TĐTC ở Hoa Kỳ thường được xây dựng theo mô hình một công tymẹ nắm giữ vốn cổ phần của các công ty con hoạt động trong các lĩnh vực ngânhàng, chứng khoán, bảo hiểm Hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viêntrực thuộc TĐTC được giám sát và điều chỉnh bởi các cấp có thẩm quyền riêngbiệt Hoạt động của các Ngân hàng chịu sự giám sát điều chỉnh của Cơ quanGiám sát tiền tệ (OCC), Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Công ty Bảo hiểm tiền
Trang 17gửi liên bang (FDIC); hoạt động của các công ty chứng khoán chịu sự giám sátvà điều chỉnh của Uỷ ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC); hoạt động của cáccông ty bảo hiểm do Uỷ ban Bảo hiểm Quốc gia (SIC) giám sát và điều chỉnh.Một TĐTC phải đảm bảo các yêu cầu sau: Các yêu cầu về vốn và khả năng quảnlý, yêu cầu về việc tài trợ vốn cho cộng đồng và những yêu cầu trong quản lýTĐTC.
Ở Đài Loan (Trung Quốc), cũng giống như ở Mỹ, Đài Loan đã ban hànhĐạo luật về TĐTC (Financial Holding Company Act) vào năm 2001 để hỗ trợviệc tập trung vốn trong khu vực dịch vụ tài chính - ngân hàng, đa dạng hoá cácdịch vụ tài chính và tăng cường sức cạnh tranh khi Đài Loan gia nhập WTO.Đạo luật nói trên cho phép một tập đoàn có thể đầu tư và sở hữu 100% các đơnvị thành viên, bao gồm ngân hàng, công ty chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ vàphi nhân thọ Năm 2005, Đài Loan cũng đã công bố quy định về đảm bảo antoàn vốn cho các TĐTC dựa trên nguyên tắc đánh giá tách bạch từng chi nhánhcủa ngân hàng Đạo luật về TĐTC và các quy định pháp lý về tập đoàn đã tạođiều kiện cho thị trường tài chính Đài Loan củng cố, hợp nhất và hình thành cácTĐTC có quy mô tài sản lớn và mức độ đa dạng dịch vụ rất cao thông qua sápnhập, thôn tính hoặc liên kết chiến lược Đến cuối năm 2005, Đài Loan đã có 14TĐTC - NH lớn hoạt động đa năng trên các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán,bảo hiểm.
Trung Quốc: Trước đây, Luật ngân hàng thương mại quy định các ngânhàng thương mại Trung Quốc không được phép thực hiện các giao dịch chứngkhoán và bảo chứng, không được đầu tư vào những doanh nghiệp phi ngânhàng Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc trong haithập kỷ qua, Trung Quốc đang phải sửa đổi Luật Ngân hàng thương mại theohướng cho phép các Ngân hàng thương mại (công ty mẹ) sở hữu các công ty tàichính (công ty con) theo mô hình TĐTC khi thiết lập đầy đủ những cơ chế pháplý thận trọng cần thiết Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán và Luật Bảo hiểm cũngđã điều chỉnh theo hướng cho phép một cách có điều kiện sự kết hợp cung cấp
Trang 18các sản phẩm tại các Ngân hàng thương mại thay vì cô lập các lĩnh vực này nhưtrước kia
Tóm lại, mô hình TĐTC với sự phát triển độc lập của hệ thống các ngânhàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm đang được áp dụngrộng rãi trên thế giới
2 Đặc điểm cơ bản của TĐTC
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều TĐTC nổi tiếng: Citigroup,Deutsche Bank AG, ING - Hà Lan, HSBC Holdings, May Bank… Mặc dù, cáctập đoàn này có mô hình kinh doanh phức tạp, có chiến lược kinh doanh khácnhau nhưng nhìn chung các TĐTC đều có những nét đặc trưng sau:
2.1 TĐTC có phạm vi hoạt động rộng lớn
Tập đoàn không chỉ hoạt động trong lãnh thổ một quốc gia mà còn mởrộng sang nhiều quốc gia khác Để chiếm lĩnh thị trường, giảm áp lực cạnhtranh, TĐTC bành trướng thị trường bằng cách tăng cường hợp tác, liên doanh,liên kết, thực hiện phân công quốc tế, do đó phạm vi hoạt động của tập đoànngày càng được mở rộng Năm 2006, HSBC Holdings sở hữu 9,500 văn phòng,260,000 nhân viên tại 76 quốc gia và vùng lãnh thổ; tập đoàn Deutsche BankAG phục vụ khách hàng tại 74 quốc gia trên toàn thế giới Tập đoàn Citi có 200triệu tài khoản khách hàng tại hơn 100 nước.
Tại các thị trường các Tập đoàn đã thực hiện phân công lao động mộtcách hợp lý trong nội bộ tập đoàn, xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm vàkênh bán hàng rộng rãi.
2.2 TĐTC có quy mô lớn về vốn, nhân lực và doanh số hoạt động
Trang 19 Về vốn: Do TĐTC vừa có sự tích tụ của bản thân doanh nghiệp, lạivừa có sự tập trung giữa các doanh nghiệp nên tiềm lực tài chính và quy mô vềvốn của tập đoàn là rất mạnh Trong tập đoàn, vốn được tập trung từ nhiềunguồn khác nhau, được bảo toàn và phát triển, đẩy nhanh quá trình tích tụ, tậptrung vốn cho tập đoàn Điều này tạo ra năng lực cạnh tranh mạnh hơn từngdoanh nghiệp đơn lẻ, nâng cao được trình độ xã hội hoá sản xuất và trình độphát triển của lực lượng sản xuất Vào năm 2006 trị giá vốn cổ phiếu củaCitigroup (Mỹ) là 112,537 tỷ USD, tập đoàn JPMorgan Chase (Mỹ) là 107,211tỷ USD, Bank of America (Mỹ) là 101,224 tỷ USD, tập đoàn HSBC Holdings(Anh) là 98,226 tỷ USD4.
Về lao động: do quá trình tập trung của các doanh nghiệp thànhviên, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và phạm vi hoạt động lớn nêntập đoàn có một khối lượng lao động rất lớn, được tuyển chọn và đào tạo mộtcách nghiêm ngặt nên chất lượng lao động cao Tính đến tháng 7/2007,Citigroup có 332.000 nhân viên Năm 2006, Bank of America có 203.425 nhânviên, tập đoàn HSBC Holdings có khoảng 284.000 nhân viên.
Về doanh thu: Do có vốn lớn, phạm vi hoạt động rộng, tập đoàn cókhả năng nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng caonăng suất lao động và chất lượng sản phẩm, củng cố và mở rộng chiếm lĩnh thịtrường mới nên đạt được doanh thu rất lớn Năm 2006, doanh thu của Citigrouplà 146,56 tỷ USD, HSBC là 121,51 tỷ USD và Bank of America là 116,57 tỷUSD.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của một số Tập đoàn tài chính lớnnhất thế giới năm 2006
Trang 202.4 TĐTC có cơ cấu tổ chức phức tạp
Cơ cấu tổ chức của TĐKT rất đa dạng: có loại tập đoàn trong đó các côngty con độc lập về tính pháp lý, việc huy động vốn và các hoạt động kinh tế trongtập đoàn được duy trì bằng các hợp đồng kinh tế; có loại tập đoàn các công tycon mất quyền độc lập về tính thương mại và sản xuất, các chủ sở hữu trở thànhcổ đông của công ty mẹ Tuy nhiên, nhìn chung, cơ cấu của TĐTC thường baogồm có bộ phận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ Bộ phận kinh doanh được phântán làm 4 mảng chuyên môn chính: (1) Ngân hàng bán lẻ phục vụ khách hàng cánhân đại trà; (2) Ngân hàng bán buôn bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ vàcác công ty lớn; (3) Ngân hàng phục vụ khách hàng giàu có; (4) Ngân hàng đầutư kinh doanh trên thị trường tài chính Bộ phận hỗ trợ gồm có quản lý rủi ro; tàichính; tác nghiệp và IT.
2.5 TĐTC hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực
Trang 21Hầu hết các TĐTC trên thế giới hiện nay đều hoạt động kinh doanh đangành, đa lĩnh vực, có chiến lược sản phẩm và định hướng đầu tư luôn thay đổiphù hợp với yêu cầu của thị trường, môi trường kinh doanh và sự phát triển củanền kinh tế Tuy nhiên, mỗi tập đoàn đều có ngành và lĩnh vực chủ đạo vớinhững sản phẩm có thương hiệu của tập đoàn Sản phẩm cung ứng bao gồm tấtcả các loại hình sản phẩm tài chính: cấp tín dụng, tư vấn, dịch vụ, bảo hiểm,quản lý tài sản, quản lý tài chính, dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking)…
Hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực giúp cho tập đoàn phân tán được rủi rocho nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, khai thác triệt để thị trường và kháchhàng, bảo đảm cho hoạt động của tập đoàn luôn được an toàn và hiệu quả, đồngthời tận dụng cơ sở vật chất và khả năng lao động phong phú của tập đoàn.
2.6 TĐTC có khả năng tập trung, điều hoà vốn, khắc phục sự hạn chế vàthiếu vốn của từng đơn vị riêng lẻ
Nguồn vốn của tập đoàn được huy động từ các công ty thành viên và theocác hình thức được phấp luật cho phép sẽ được tập trung đầu tư vào những lĩnhvực, những dự án có hiệu quả nhất, tránh tình trạng vốn bị phân tán trong nhữngđơn vị nhỏ hoặc đầu tư không có hiệu quả Như vậy, vốn của các đơn vị thànhviên nhỏ cũng được sử dụng vào những lĩnh vực, dự án hiệu quả nhất, tạo ra sứcmạnh quyết định cho sự phát triển của tập đoàn Đồng thời, do có việc huy độngvốn giữa các đơn vị thành viên với nhau, vốn của đơn vị thành viên với nhau,vốn của đơn vị này được huy động đầu tư vào đơn vị khác và ngược lại đã giúpcho các đơn vị liên kết với nhau chặt chẽ hơn, từ đó mà phát huy được hiệu quảnguồn vốn của từng đơn vị thành viên và của cả tập đoàn
2.7 Về quản lý điều hành TĐTC
Trang 22Tất cả các bộ phận được quản trị thống nhất và tập trung theo ngành dọc.Đã là một tập đoàn thì nhất thiết phải có một số thiết chế quản trị chung của tậpđoàn như hội đồng chiến lược, ban kiểm soát, hội đồng quản trị, uỷ ban bầu cử.Các thành viên trong hội đồng hay uỷ ban hoạt động theo tôn chỉ và mục đíchchung đã được các bên thống nhất từ trước và đa số theo cơ chế kiêm nhiệm.Trong đó, chủ tịch tập đoàn thường là người có ảnh hưởng và uy tín lớn nhấtthuộc công ty xuất phát hay công ty chính của tập đoàn Sau chủ tích tập đoàn sẽcó các giám đốc phụ trách từng mảng hoạt động, ví dụ: Giám đốc phụ trách rủiro, Giám đốc phụ trách tài chính, Giám đốc phụ trách khách hàng,…
3 Vai trò của TĐTC đối với sự phát triển nền kinh tế các nước tronggiai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
Xu hướng hình thành TĐTC là xu thế tất yếu của quá trình đa năng hoátrong phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập Đồng thời, nó là kết quả tấtyếu của quá trình tích tụ, tập trung tư bản và tạo ra thị trường tài chính hoàn hảohơn, cạnh tranh hơn Vì vậy, TĐTC có vai trò hết sức to lớn đối với nền kinh tếcác quốc gia trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế Vai trò được thể hiện ởmột số điểm sau:
Thành lập TĐTC cho phép các doanh nghiệp huy động nguồn lựcvật chất, lao động và vốn trong xã hội vào quá trình kinh doanh.
Việc hình thành các TĐTC đã hạn chế tối đa sự cạnh tranh giữa các doanhnghiệp thành viên Mô hình tập đoàn cũng có lợi cho việc huy động tài sản, thuhút ngày càng đông khách hàng thông qua việc đa dạng hoá nhiều lĩnh vực kinhdoanh vơi chi phí thấp hơn.
Với phạm vi và quy mô tổ chức sản xuất - kinh doanh rất lớn, TĐTC cókhả năng tập trung được nguồn vốn đầu tư vào những lĩnh vực đòi hỏi đầu tưlớn, nhất là những ngành công nghệ hiện đại Với tiềm lực kinh tế mạnh, có sựphân công, phối hợp của các doanh nghiệp thành viên hoạt động trong nhiều lĩnhvực và phạm vi rộng lớn, tập đoàn có khả năng liên tục chiếm lĩnh, củng cố thị
Trang 23trường; nâng cao khả năng cạnh tranh của tập đoàn; đồng thời giảm bớt và phântán rủi ro Thông qua vai trò điều hoà vốn của tập đoàn, vốn của các doanhnghiệp thành viên được sử dụng vào những dự án tốt nhất, tránh tình trạng vốnbị phân tán đầu tư tràn lan, trùng lặp, hiệu quả không cao.
Với tiềm lực mạnh, tập đoàn có khả năng tổ chức nghiên cứu các đềtài khoa học - công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư lớn và cần sự phối hợp của nhiềunhà khoa học, phòng thí nghiệm, thiết bị nghiên cứu mà từng doanh nghiệp đơnlẻ không thể thực hiện được Mặt khác, qui mô và phạm vi hoạt động rộng lớncủa tập đoàn sẽ làm cho việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoahọc vào kinh doanh có hiệu quả cao hơn với chi phí giảm Tập đoàn có tác dụnglớn trong việc cung cấp, trao đổi thông tin và những kinh nghiệm tốt trong cáchoạt động kinh doanh, nghiên cứu, triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tiễngiữa các doanh nghiệp thành viên.
Bảng 2: Quy mô TĐTC so với các TĐKT khác trong 10 tập đoàn lớn nhất thếgiới năm 2006
Tập đoàn
Số lượngDoanh thuLợi nhuậnTài sản
Tỷ lệ(%)
SL (TỷUSD)
SL (TỷUSD)
SL (TỷUSD)
107,18 55,5
10927,69 90,5
85,77 44,5
1153,5 9,5
Tổng 10 1001673,49 100192,95 100 12081.19 100 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Forbes)
Với các nước phát triển, sự thống nhất trong tập đoàn sẽ góp phầnthúc đẩy chuyển giao công nghệ ra nước ngoài một cách có hiệu quả nhất Vớicác nước đang phát triển, các TĐTC mạnh là cầu nối để tiếp thu nhanh chóngcác thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới, làm thu hẹp khoảng cách vềtrình độ với các nước phát triển, thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền
Trang 24kinh tế Đồng thời, TĐTC là công cụ hữu hiệu để chống sự thâm nhập một cáchồ ạt của các công ty khổng lồ trên thế giới, giúp cho sản xuất trong nước có thểđứng vững và từng bước vươn ra thị trường các nước.
Hiệu quả hoạt động từ các TĐTC góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế- xã hội của đất nước
Việc hình thành các TĐTC làm thay đổi bộ mặt xã hội cho từng địaphương hay trong một quốc gia, giải quyết việc làm cho một phần dân cư tại cáckhu vực, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyên môn hoá các ngành nghề.
Hoạt động sôi động của các TĐTC góp phần làm cho cơ cấu sản xuất cósự chuyển dịch từ hàng hoá sử dụng sức lao động sang hàng hoá cần nhiều vốnvà công nghệ, tập trung vào những sản phẩm có giá trị bổ sung cao Cơ cấungành cũng có sự thay đổi, chuyển từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệpchế tạo – dịch vụ Khu vực dịch vụ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nềnkinh tế
Như vậy, đối với thị trường thế giới, các tập đoàn có vai trò chi phối ngàycàng lớn không chỉ đối với quốc gia mà còn đối với cả nền kinh tế quốc tế
4 Điều kiện hình thành TĐTC
4.1 Điều kiện khách quan
Môi trường pháp lý có thể cản trở hoặc thúc đẩy sự hình thành và pháttriển các TĐTC nhất là những quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động tài chính,ngân hàng, chứng khoán Nói cách khác, quá trình hình thành và phát triểnTĐTC diễn ra theo quy luật khách quan, nhưng các chính phủ cũng đóng vai tròquan trọng trong việc đưa ra các quy định và chính sách phát triển dịch vụ tàichính
Trình độ phát triển của thị trường dịch vụ tài chính tác động đến khả năngmở rộng quy mô hoạt động của TĐTC như thông qua các công ty con hay côngty trực thuộc Trên thực tế, sự hình thành các TĐTC thường bắt nguồn từ việc
Trang 25mở rộng các loại hình kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ của ngân hàng mẹ, từchỗ chỉ kinh doanh dịch vụ ngân hàng, mở rộng sang dịch vụ bảo hiểm, chứngkhoán, v.v Mặt khác, thị trường tài chính càng phát triển, khách hàng càng đòihỏi cao hơn về chất lượng và tiện ích của dịch vụ tài chính - ngân hàng.
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cũng là yếu tố và điều kiệnđể một tổ chức tài chính phát triển thành TĐTC Các tập đoàn này phải kịp thờinắm bắt thông tin, nhất là công nghệ mới có liên quan đến hoạt động tài chínhđể có thể khai thác và ứng dụng các thành tựu công nghệ mới vào hoạt độngkinh doanh, mang lại nhiều lợi nhuận cho tập đoàn và tiện ích cho khách hàng.
4.2 Điều kiện về vốn
Tiềm lực tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động vàkhả năng phát triển lâu dài của tập đoàn Trong đó, nguồn vốn có tác dụng hỗ trợcho tập đoàn đổi mới công nghệ, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, phát triển dịchvụ mới, tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần Các ngân hàngtiên tiến và TĐTC mạnh thường cung cấp dịch vụ đa dạng và đạt chất lượng caovới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
4.3 Điều kiện về con người
Hiệu quả hoạt động của TĐTC phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lựccủa đội ngũ nhân viên, nhất là đội ngũ lãnh đạo TĐTC có quy mô lớn và độphức tạp càng cao càng đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành thựcsự có năng lực, trình độ cao, phong cách lãnh đạo và phẩm chất đạo đức tốt đểquản lý điều hành bộ máy của tập đoàn hoạt động có hiệu quả Không chỉ độingũ cán bộ lãnh đạo, đội ngũ nhân viên không ngừng được trau dồi nghiệp vụ,có điều kiện phát huy năng lực cá nhân và nếu được tạo mọi điều kiện tốt nhấtthì đây là lực lượng lớn đóng góp vào thành công của tập đoàn.
Trang 264.4 Về quản trị doanh nghiệp
Để kiểm soát khối tài sản và vốn chủ sở hữu khá lớn, chiếm tỷ trọng lớntrong GDP, các TĐTC trên thế giới đều chú trọng đến vấn đề quản trị doanhnghiệp, coi quản trị doanh nghiệp tốt là vấn đề sống còn của tập đoàn Hầu hếtcác TĐTC hàng đầu đều xây dựng một cơ cấu tổ chức phức tạp, bao gồm bộphận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ.
Bộ phận kinh doanh được chia thành các mảng chuyên môn chính phùhợp với việc cung cấp các sản phẩm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đa dạng nhưcấp tín dụng, tư vấn, dịch vụ, bảo hiểm, quản lý tài sản, quản lý tài chính, dịchvụ ngân hàng điện tử… ra thị trường.
Bộ phận hỗ trợ gồm có quản trị rủi ro, tài chính, tác nghiệp và công nghệthông tin Trong đó, tất cả các bộ phận được quản trị thống nhất, tập trung theongành dọc, đứng đầu là chủ tịch tập đoàn, sau đó là các giám đốc phụ trách khối.Cách thức quản lý này cho phép TĐTC, dù có quy mô lớn và cơ cấu phức tạpđến đâu và dù có bất cứ sự thay đổi nào cũng vẫn duy trì hoạt động ổn định,giảm thiểu rủi ro.
5 Cơ chế quản lý Tập đoàn tài chính
Đặc điểm của TĐTC thường là lấy ngân hàng cỡ lớn làm hạt nhân của tậpđoàn để liên kết và khống chế các doanh nghiệp xung quanh bằng mối quan hệnắm giữ cổ phần, cho vay vốn và sắp xếp nhân sự Mô hình phổ biến nhất củaTĐTC là tổ chức theo kiểu công ty mẹ - công ty con Trong đó, công ty mẹ vàcông ty con đều có tư cách pháp nhân độc lập, có tài sản và bộ máy quản lýriêng Giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con hay giữa các công ty con trongcùng một tập đoàn là giao dịch bên ngoài, giao dịch thị trường.
Đặc điểm của mô hình này là công ty mẹ (Holding company) sở hữu toànbộ hoặc một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần trong các công ty con, đề ra chiến lượcvà định hướng phát triển tổng thể của tập đoàn, đồng thời phân bổ nguồn lực của
Trang 27tập đoàn thông qua các hoạt động tài chính như phát hành, mua bán chứngkhoán, cơ cấu lại tài sản của công ty con Ngoài ra, công ty mẹ còn sử dụng vốncủa mình để đầu tư, góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết dể hình thành cáccông ty con hoặc công ty liên kết.
Công ty con là công ty mà một số cổ phần của nó ở trên mức tỷ lệ nhấtđịnh thuộc về một công ty khác hoặc bị một công ty khác khống chế, đó là côngty mẹ Tuy thế nhưng công ty con vẫn là những pháp nhân độc lập, hoạt động tựchủ và tự chịu trách nhiệm Hình thức pháp lý của công ty con khá đa dạng, cóthể là công ty cổ phần do công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối; công ty tráchnhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên, trong đó công ty mẹ giữ tỷ lệ vốngóp chi phối; công ty liên doanh với nước ngoài do công ty mẹ nắm giữ tỷ lệvốn góp chi phối; công ty TNHH một thành viên do công ty mẹ là chủ sở hữu.
Căn cứ vào tính chất phạm vi hoạt động, TĐTC kinh doanh theo mô hìnhcông ty mẹ - công ty con có hai loại: Mô hình công ty mẹ nắm vốn thuần tuý vàmô hình công ty mẹ vừa nắm vốn vừa trực tiếp kinh doanh Trên thực tế, khôngcó sự tách bạch rõ ràng, nhiều tập đoàn kinh doanh theo mô hình công ty mẹ -công ty con là hỗn hợp của hai loại hình trên, tức là công ty mẹ vừa nắm vốnvừa trực tiếp kinh doanh một số công ty con, đồng thời chỉ nắm vốn thuần tuýmột số công ty con khác.
Trang 28CHƯƠNG II: KHẢ NĂNG VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐTẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀO XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Hội đồng quản trị
Ban điều hành
Các biện pháp quản lý
- Lợi ích chủ đầu tư- Lợi ích người lao động
Đối nội
Các giám đốc
Đối ngoại
Các giám đốcCác biện pháp
quản lý
- Lợi ích của 1 phía chủ đầu tư
- Có thể bổ sung lợi ích người lao động
Ban giám
Các biện pháp quản lýCác biện pháp quản lý
- Lợi ích quốc gia- Lợi ích chủ đầu tư- Lợi ích người lao động
Hội đồng quản
trịUỷ quyền
đại diệnUỷ quyền
đại diện
Trung Quốc
Nhật Bản
Trang 29I Tổng quan về Tập đoàn tài chính ở Việt Nam
1 Tổng quan sự ra đời Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
1.1 Hoạt động của các Tổng công ty 90, 91
Trên cơ sơ tổng kết tình hình hoạt động của hơn 250 Tổng công ty, liênhiệp xí nghiệp được thành lập năm 1991, Chính phủ đã ban hành Quyết định số90/TTg và Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 Quyết định số 90/TTg là quyếtđịnh về việc tiến hành sắp xếp, thành lập và đăng ký lại các liên hiệp xí nghiệp,Tổng công ty (Tổng công ty 90) Bên cạnh đó, nhà nước cũng muốn tạo điềukiện thúc đẩy tích tụ và tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời thựchiện chủ trương xoá bỏ dần chế độ chủ quản, cấp hành chính chủ quản và sựphân biệt doanh nghiệp trung ương, doanh nghiệp địa phương và tăng cường vaitrò quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế,nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, ngày 7/3/1994, Thủ tướng Chính phủ đã raQuyết định số 91/TTg về thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh (Tổng công ty91) Theo các quyết định này đã có một loạt các Tổng công ty và tập đoàn kinhdoanh nhà nước đã ra đời như: Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Dầu khí,Dệt may, Hoá chất, Điện lực, Than, Thép, Xi măng,… Năm 1995, mô hình vàcơ chế hoạt động của Tổng công ty chính thức được đưa vào Luật Doanh nghiệpnhà nước.Đến cuối tháng 2/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thànhlập 17 Tổng công ty 91 và uỷ quyền cho các bộ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương thành lập Tổng công ty 90
Mục tiêu của mô hình Tổng công ty nhà nước là nhằm xoá bỏ cơ chế chủquản hành chính, tách hẳn quản lý sản xuất kinh doanh ra khỏi quản lý nhànước, từ đó nhằm tăng cường tính cạnh tranh của các doanh nghiệp thông quaviệc tạo ra sự hiệp lực cùng có lợi và đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô bằngviệc tập trung nguồn lực cho các lĩnh vực tài chính, công nghệ, tiếp thị và chiến
Trang 30lược phát triển Ban đầu, các Tổng công ty được thành lập từ việc sắp xếp cácliên hiệp xí nghiệp mang tính chất cơ học, không xáo trộn, bảo đảm điều kiệncho các doanh nghiệp hoạt động bình thường Trong quá trình hoạt động cácTổng công ty đã từng bước thiết lập các mối liên kết về vốn hoặc đầu tư vốngiữa các doanh nghiệp có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ,cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt độngtrong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính, nhằm tăng cườngkhả năng kinh doanh của các đơn vị thành viên và thực hiện các nhiệm vụ củachiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và chỉ rõ cơ chế hoạtđộng của các loại thành viên của Tổng công ty.
Các Tổng công ty nhà nước có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởngkinh tế, tạo đà phát triển và góp phần không nhỏ tạo nên những khởi sắc của nênkinh tế Việt Nam trong thời gian qua Các Tổng công ty này đã và đang tiếp tụcchi phối nhiều ngành, nhiều lĩnh vực then chốt của nền kinh tế (như Tổng côngty Dầu khí, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông, Tổng công ty Hàng không…);là đầu mối xuất khẩu ở hầu hết những ngành có kim ngạch xuất cao (như Tổngcông ty Dệt may, Tổng công ty Thủy sản…); đồng thời góp phần không nhỏtrong việc bình ổn giá cả một số mặt hàng nhạy cảm, trọng yếu, có ảnh hưởnglớn đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước (như Tổng công ty Lương thực,Tổng công ty Xăng dầu, Tổng công ty Xi măng, Tổng công ty Thép…) NhiềuTổng công ty đã trở thành tổng thầu các công trình công nghiệp lớn và có nhữngmặt hàng chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trongkhu vực
Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do những biến độngcủa thị trường thế giới và một số điều kiện không thuận lợi, nhưng nhìn chung,các Tổng công ty nhà nước vẫn đạt kết quả kinh doanh khá Chỉ tính riêng trongnăm 2003, doanh thu các Tổng công ty 91 đạt 202.652 tỷ đồng chiếm 43,66%tổng doanh thu của khối các doanh nghiệp nhà nước - bộ phận doanh nghiệp chủđạo trong nền kinh tế Lợi nhuận các Tổng công ty này tạo ra là 14.592,2 tỷđồng bằng 71% tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước và đóng góp vào
Trang 31ngân sách nhà nước 36.916,5 tỷ đồng, chiếm 42,55% tổng doanh thu ngân sáchtừ khối doanh nghiệp nhà nước Những con số trên đã thể hiện phần nào nhữngđóng góp đáng kể và vai trò quan trọng các các Tổng công ty nhà nước trongnền kinh tế Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển của các Tổng công ty đã có tác dụngtích cực như: Thúc đẩy việc tích tụ và tập trung vốn, đổi mới công nghệ mở rộngsản xuất, tăng khả năng cạnh tranh; Tập trung nguồn lực phát triển theo chiếnlược định hướng chung; Tăng cường sức mạnh trong việc tham gia đấu thầu, mởrộng thị trường; Bảo lãnh vay tín dụng, điều hoà vốn nhàn rỗi giữa các doanhnghiệp thành viên; Hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên còn có khó khăn thôngqua việc điều động cán bộ, chuyển giao công nghệ… Các Tổng công ty 90, 91từ phương thức quản lý theo kiểu hành chính (cấp trên - cấp dưới) và cơ chếgiao vốn đã chuyển sang mối quan hệ bình đẳng, tự nguyện và cơ chế đầu tưvốn
1.2 Sự chuyển đổi từ các Tổng công ty 90, 91 sang TĐKT theo mô hìnhCông ty mẹ – Công ty con
Sau nhiều năm hoạt động, mặc dù các Tổng công ty đã phát huy tích cực,nhưng có một thực tế hiện nay là các Tổng công ty nhà nước hoạt động chưathực sự hiệu quả, chưa phát huy hết tiềm năng của mình và bộc lộ nhiều hạn chế,cụ thể như sau:
Cơ chế quản lý trong các Tổng công ty chưa rõ ràng, Hội đồngquản trị chưa thực sự trở thành đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Tổng công ty. Phương thức vốn thành lập và bổ sung vốn trong các Tổng công tycơ bản vẫn theo phương thức hành chính, hiệu quả còn thấp Nhiều Tổng côngty chưa có năng lực tài chính thực sự và không phát huy được vai trò trợ giúpcủa mình đối với các đơn vị thành viên.
Mối quan hệ giữa Tổng công ty và đơn vị thành viên chưa được gắnkết bằng các quan hệ kinh tế, lợi ích mà thường theo quan hệ hành chính trên -
Trang 32dưới; đồng thời chưa tạo được điều kiện cho các đơn vị thành viên có khả năngtự chủ và linh hoạt trong điều hành sản xuất kinh doanh do cơ chế còn cứngnhắc mang tính thủ tục hành chính Vì vậy mà quá trình tổ chức chưa thực sự tạora gắn kết về tài chính, công nghệ, thị trường…
Một số Tổng công ty vẫn còn được uỷ quyền thực hiện một số chứcnăng quản lý nhà nước nên chức năng quản lý nhà nước và quản lý kinh doanhcòn chưa phân định rõ ràng.
Không ít Tổng công ty còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước,chưa chủ động vươn lên tháo gỡ khó khăn, không chủ động giảm chi phí sảnxuất kinh doanh và chưa sẵn sàng cho hội nhập kinh tế quốc tế.
Một số cơ chế, chính sách đối với các Tổng công ty nhà nướckhông còn phù hợp, đặc biệt là cơ chế tài chính và hạch toán kinh tế Doanhnghiệp thành viên Tổng công ty hạch toán phụ thuộc thì bị hạn chế vai trò chủđộng, sáng tạo còn doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thì có xu hướngchăm lo lợi ích riêng của doanh nghiệp mình như những doanh nghiệp độc lậpngoài Tổng công ty, thiếu chất gắn kết các đơn vị thành viên trong việc thựchiện chiến lược phát triển toàn Tổng công ty.
Thiếu cán bộ có năng lực quản lý và khả năng kinh doanh là hiệntượng phổ biến ở nhiều Tổng công ty Mặt khác, việc đào tạo, hướng dẫn nghiệpvụ quản lý Tổng công ty theo hướng đổi mới chậm được triển khai nên cungcách quản lý vẫn mang nặng tính chất hành chính trung gian của mô hình liênhiệp xí nghiệp của thời kỳ quản lý kinh tế tập trung.
Để khắc phục những hạn chế hiện nay của các Tổng công ty nhà nước, tạođiều kiện cho các đơn vị này có tiềm lực kinh tế mạnh, nâng cao khả năng cạnhtranh trên thị trường và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, cũng nhưthực hiện tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ươngĐảng khoá IX, Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới vànâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước trong đó có các Tổng công ty nhànước, Chính phủ đã chỉ rõ một trong những giải pháp được thực hiện sẽ là “thíđiểm chuyển Tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ -
Trang 33công ty con và hình thành một số TĐKT ” Đồng thời, Chính phủ cũng đã chỉđạo xây dựng Đề án thí điểm hình thành tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Dầukhí, Điện lực, Xi măng, mà trước hết sẽ thực hiện thí điểm thành lập Tập đoànBưu chính Viễn thông từ Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam Nhưvậy việc sắp xếp các Tổng công ty Nhà nước lần này nhằm tập trung hơn nữanguồn lực để chi phối được những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế;làm lực lượng chủ lực trong việc bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩmô; cung ứng những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu,đóng góp cho ngân sách; làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chủ độnghội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả
Như vậy là TĐKT - một mô hình kinh tế khá phổ biến và là mô hình kinhtế hoạt động hiệu quả ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới đãđược Việt Nam nghiên cứu áp dụng và triển khai thí điểm cho một số Tổng côngty nhà nước Điều này có nghĩa là Tổng công ty nhà nước sẽ là cơ sở và bộ phậnnòng cốt để hình thành nên các TĐKT mang thương hiệu Việt Nam Có thể nói,đây là bước đột phá mạnh mẽ trong đổi mới và nâng cao hiệu quản các Tổngcông ty nhà nước Kinh nghiệm hình thành và phát triển của các quốc gia đitrước cho thấy mô hình TĐKT không những khắc phục được những hạn chếtrong các Tổng công ty nhà nước của Việt Nam hiện nay mà sẽ đưa các Tổngcông ty này lên một tầm phát triển cao cả về tiềm lực tài chính và trình độ quảnlý bởi những đặc trưng ưu việt của nó.
2 Xu hướng hình thành TĐTC ở Việt Nam hiện nay
Ngày nay, các tập đoàn xuyên quốc gia tiếp tục cấu trúc lại, hình thànhtập đoàn khổng lồ, chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế Trong tiến trình phát triểncác TĐKT nói chung, các TĐTC nói riêng càng trở nên quan trọng Đặc biệt,dưới tác dụng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, xu hướng toàn cầu hoávà hội nhập kinh tế quốc tế, các TĐTC hùng mạnh không chỉ đóng vai trò to lớntrong tăng trưởng, phát triển kinh tế, mà còn ảnh hưởng sâu, rộng tới chiến lược
Trang 34kinh doanh, khuynh hướng sản xuất, thị hiếu tiêu dùng của toàn nhân loại Dođó, phát triển TĐTC mạnh là mục tiêu phấn đầu của nhiều nước trên thế giới.
Trong quá trình chuyển đổi từ Tổng công ty sang TĐKT, Việt Nam đã cómột TĐTC ra đời, đó là TĐTC - Bảo hiểm Bảo Việt Đây là TĐTC bảo hiểmđầu tiên ở Việt Nam ra đời từ mô hình Tổng công ty - Tổng công ty Bảo hiểmViệt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang trong tiến trình xây dựng TĐTC trêncơ sở chuyển đổi các Ngân hàng thương mại Nhà nước sang TĐTC - NH Mụctiêu của việc hình thành TĐTC - NH làm mở rộng quy mô hoạt động và đổi mớicông nghệ, giảm chi phí để có thể tồn tại trong cạnh tranh, từ đó đem lại lợinhuận tối đa Trong tương lai gần (khoảng năm 2010), sẽ không có sự phân biệtgiữa các tổ chức tín dụng trong nước và các tổ chức tín dụng nước ngoài trongcác lĩnh vực hoạt động ngân hàng Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đượcphép mở rộng mạng lưới và trở thành các ngân hàng bán lẻ với công nghệ hiệnđại, năng lực tài chính dồi dào, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng phong phú, đadạng, được đi sâu vào thị trường nội địa và mở rộng đối tượng khách hàng làdân cư Như thế, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nhiều lợi thế cạnhtranh ngay trên lãnh thổ Việt Nam là những thử thách lớn đối với các ngân hàngcủa Việt Nam.
Hiện nay các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đang nỗ lực hếtmình để hoàn thiện cơ cấu và xây dựng cho mình một cơ sở vững chắc để sẵnsàng hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng Một trong những hướngđi để ngày càng hoàn thiện mình đã được các ngân hàng Việt Nam tính đến đó làxây dựng TĐTC Trong đó, hai NHTM nhà nước là Ngân hàng Ngoại ThươngViệt Nam (Vietcombank) và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam (Agribank) đều có những hướng đi khác nhau để vươn lên trở thànhTĐTC - NH đầu tiên của Việt Nam
Bên cạnh đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn là một thị trường tiềmnăng với tổng phí bảo hiểm toàn xã hội mới chỉ khoảng 1,74% (2004) trong khimức trung bình chung của thế giới là 8% Hơn nữa, người dân còn chưa mặn mà
Trang 35với các dịch vụ bảo hiểm, kể cả những bảo hiểm bắt buộc đối với người đi ô tô,xe máy Chính vì thế nếu khai thác được thị trường này các NHTM sẽ có mộtnguồn thu rất lớn, bởi họ có những lợi thế trong việc phân phối các sản phẩmbảo hiểm.
Sẽ là hơi sớm nếu nói tới chuyện sáp nhập và hợp nhất trên thị trườngngân hàng Việt Nam hiện nay, nhưng những dấu hiệu trong chính sách điềuhành và động thái thị trường cho thấy việc này chắc chắn sẽ xảy ra trong tươnglai gần Tập đoàn hoá các NHTM ở Việt Nam chưa có tiền lệ, là việc rất phứctạp và diễn ra trong môi trường thị trường tài chính còn sơ khai Tuy nhiên, cácNHTM không thể tiếp tục “dậm chân tại chỗ” khi mà công nghệ phát triển, nhucầu dịch vụ đa dạng đã gia tăng, không gian thị trường đã mở rộng,… Trong chủtrương phát triển các định chế tài chính, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ hạnchế việc thành lập ngân hàng mới ở Việt Nam Thay vào đó là củng cố vàkhuyến khích việc sáp nhập các ngân hàng cổ phần để hình thành các TĐTClớn.
Như vậy, xu thế phát triển các TĐTC là xu thế tất yếu của quá trình đanăng hoá trong phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập Nó không chỉ làquá trình đa sở hữu và hữu danh hoá quyền sở hữu mà còn là phương thức cănbản để tồn tại, đồng thời là kết quả tất yếu của quá trình tích tụ và tập trung tưbản, tạo ra thị trường tài chính hoàn hảo hơn, cạnh tranh hơn.
3 Tập đoàn tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt
Tập đoàn tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt (Tập đoàn Bảo Việt) được thànhlập trên Quyết định số 310/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày28/11/2005 về việc phê duyệt Đề án cổ phần hoá Tổng công ty Bảo hiểm ViệtNam và thí điểm thành lập Tập đoàn Bảo Việt Đây là TĐTC - Bảo hiểm đầutiên tại Việt Nam kinh doanh đa ngành, trong đó ngành nghề kinh doanh chủ yếulà kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, ngân hàng và đầu tưtài chính
Trang 36Bảo Việt được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con Công tymẹ - Tập đoàn Bảo Việt (tên giao dịch quốc tế là BAOVIET HOLDINGS) làcông ty cổ phần, có chức năng đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết;kinh doanh dịch vụ tài chính và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật;giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, công nghệ, thương hiệu, thịtrường… Mô hình công ty mẹ - công ty con là phương án có sự xáo trộn về tổchức ít nhất so với mô hình tổ chức Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam trước đâyvà là bước quá độ đi đến mô hình phổ biến trên thế giới - Công ty mẹ chỉ làmchức năng nắm vốn (đầu tư vốn chủ sở hữu).
Tập đoàn Bảo Việt thực hiện đầu tư chiến lược và đầu tư tài chính cho cáccông ty con độc lập như: Bảo Việt Nhân thọ (chuyên kinh doanh dịch vụ bảohiểm nhân thọ), Bảo Việt Việt Nam (kinh doanh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ),Công ty quản lý quỹ đầu tư Bảo Việt, Công ty Chứng khoán Bảo Việt, các côngty liên kết khác kinh doanh bảo hiểm, tài chính và nhiều ngành nghề khác.Ngoài ra, Bảo Việt còn có 6 công ty con do tập đoàn Bảo Việt giữ trên 50% vốnđiều lệ; 20 công ty liên kết do tập đoàn Bảo Việt giữ dưới 50% vốn điều lệ BảoViệt sẽ còn có 3 Công ty được thành lập mới là Ngân hàng cổ phần Bảo Việt,Công ty cho thuê tài chính Bảo Việt và Công ty bất động sản Bảo Việt.
Hoạt động đầu tư là một lĩnh vực mà Bảo Việt rất chú trọng vì nó có tầmquan trọng sống còn đối với việc duy trì và phát triển của Tập đoàn Đồng thời,trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, đầu tư chính là một loại vũ khí lợi hại giúpBảo Việt đứng vững và tiếp tục phát triển Để đáp ứng nhu cầu ngày càng caocủa hoạt động này, Bảo Việt đã tích cực chuyển đổi mô hình hoạt động đầu tư:thành lập công ty Quản lý Quỹ - tách biệt hẳn chức năng đầu tư với chức năngkinh doanh bảo hiểm Ngày 8/11/2005, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã chínhthức cấp giấy phép số 05/UBCK-GPHĐQLQ cho Công ty TNHH Quản lý Quỹđầu tư chứng khoán Bảo Việt (BVFMC) Với vốn điều lệ là 25 tỷ đồng, Công tyTNHH Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt thực hiện các loại hình kinhdoanh: Lập và quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán; Tư vấn tài chính và đầu tư
Trang 37chứng khoán theo quy định của pháp luật, thực hiện các hoạt động đầu tư tàichính và các hoạt động bổ trợ khác.
Mục tiêu phát triển của Bảo Việt là trở thành “TĐTC - bảo hiểm hàng đầuở Việt Nam”, kinh doanh trong các lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phinhân thọ, đầu tư tài chính, chứng khoán và các dịch vụ tài chính khác Điều nàycó nghĩa rằng, Bảo Việt luôn đặt ra các yêu cầu khắt khe cho việc nâng cao trìnhđộ quản lý, chất lượng phục vụ khách hàng trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nàocủa tập đoàn, từ việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ tới việc tư vấncho khách hàng các giải pháp tối ưu hoặc xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ,cùng phát triển với khách hàng và đối tác.
Để thực hiện mục tiêu của mình, Bảo Việt thực hiện chiến lược phát triểnổn định và bền vững trên cơ sở của ba nguyên tắc vàng “Đổi mới”, “Tăngtrưởng” và “Hiệu quả” Bên cạnh đó, Bảo Việt thực hiện chiến lược nâng caocạnh tranh trên cơ sở đáp ứng một cách năng động nhu cầu ngày càng cao củakhách hàng, cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng cao và các dịch vụ phụtrợ cho khách hàng.
Vừa qua, Bảo Việt ký kết hợp đồng đầu tư với HSBC Insurance (thuộcNgân hàng Hồng Kông Thượng Hải) và Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ ViệtNam (Vinashin) Theo hợp đồng này, HSBC Insurance trở thành đối tác chiếnlược của Bảo Việt, đối tác chiến lược nước ngoài duy nhất, với tỷ lệ sở hữu10% Còn Vinashin sở hữu vốn là 3,56%, tương đương với 20.400.000 cổ phần.
Triết lý cơ bản nhất trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của Bảo Việt là“Phục vụ Khách hàng tốt nhất để phát triển” Triết lý này được hiểu và thốngnhất thực hiện trong toàn thể các thành viên của Bảo Việt bằng bốn nguyên tắccụ thể sau:
Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động Phục vụ khách hàng tận tâm, trung thực và hợp tác Tối ưu quyền lợi và sự thuận tiện cho khách hàng Liên tục cải tiến
Trang 38Trong năm 2006, nhiệm vụ trọng tâm của Bảo Việt là thực hiện quyếtđịnh 310/2005/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thiện mô hình phân cấpquản lý giữa tập đoàn và các đơn vị thành viên, mở rộng hoạt động bảo hiểm vàcác lĩnh vực dịch vụ tài chính khác như thành lập mới Ngân hàng cổ phần BảoViệt, Công ty cho thuê tài chính Bảo Việt, Công ty Bất động sản Bảo Việt, Côngty bảo hiểm Y tế cộng đồng Bảo Việt…
Bảo Việt cung cấp trên thị trường các sản phẩm: sản phẩm bảo hiểm nhânthọ, sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, dịch vụ đầu tư tài chính và quản lý tài sản,dịch vụ chứng khoán và dịch vụ đào tạo Bảo Việt hiện đang quản lý 48.000 đạilý và hơn 20 triệu hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, 3,2 triệu hợp đồng bảo hiểmnhân thọ còn hiệu lực Lĩnh vực bảo hiểm của Bảo Việt đã đóng góp 2% vàoGDP, với tốc độ tăng trưởng bình quân 29%/năm.
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Việt trong thịtrường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2004 – 6/2007
Đơn vị: Tỷ đồng
Thịphần
Thịphần
Thịphần
Thịphần
BHPNT 1.925 40,2% 2.14638% 2.252 35,4% 1.10827,5%
BHNT 3.043 39,5% 3.03837,4%
3.097 36,4% 1.61236,4%(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)
Từ bảng ta thấy, kể từ khi Bảo Việt trở thành TĐTC, thì doanh thu cả 2loại hình bảo hiểm đều tăng Mặc dù thị phần có giảm do sự xuất hiện của cáccông ty bảo hiểm nước ngoài nhưng Bảo Việt vẫn dẫn đầu thị trường về lĩnh vựcbảo hiểm phi nhân thọ và chỉ đứng sau Prudential về bảo hiểm nhân thọ.
Qua 40 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Bảo Việt đã có 126Công ty thành viên trên cả nước với hơn 5.000 cán bộ nhân viên có trình độchuyên môn cao Cùng với đó là gần 40.000 đại lý bảo hiểm được đào tạo bàibản và tận tụy với công việc, tận tâm với khách hàng Bảo Việt đã triển khai
Trang 39được 120 nghiệp vụ bảo hiểm cả Nhân thọ (80 nghiệp vụ) và Phi nhân thọ (40nghiệp vụ) Ngày 31/5/2007 đánh dấu một sự kiện, một mốc lịch sử quan trọngcủa Bảo Việt, đó là việc Bảo Việt bán cổ phần lần đầu ra công chúng chính thứctrở thành công ty cổ phần TĐTC kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực Với việc trởthành TĐTC, Bảo Việt đã gặt hái được rất nhiều thành công trong hoạt độngkinh doanh của mình Tính đến hết tháng 8/2007, tổng doanh thu của Bảo Việtước đạt 4.800 tỷ đồng, bằng 66% kế hoạch kinh doanh cả năm Trong đó, doanhthu phí bảo hiểm gốc phi nhân thọ ước đạt 1.442 tỷ đồng, doanh thu bảo hiểmgốc nhân thọ ước đạt 2.124 tỷ đồng, dẫn đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam.Doanh thu đầu tư tài chính ước đạt 1.033 tỷ đồng
Việc chuyển đổi và vận hành theo mô hình TĐTC - Bảo hểm của BảoViệt sẽ tạo điều kiện cho Bảo Việt phát huy được lợi thế về quy mô kinh doanh,đa dạng hoá ngành nghề và liên minh chiến lược, bảo đảm duy trì được lợi thếcạnh tranh trong bối cảnh hội nhập về tất cả các mặt hiệu quả, chất lượng, đổimởi và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng Hiện chỉ có duy nhất Bảo Việt Nhânthọ là doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh ngang ngửa với các “đại gia” về bảohiểm nhân thọ nước ngoài như Prudential, Manulife, AIA…
Trước ngưỡng cửa Việt Nam gia nhập WTO, việc Bảo Việt trở thànhTĐTC - Bảo hiểm đã tạo cơ hội cho tập đoàn mở rộng khả năng thu hút côngnghệ tiên tiến nhất trên thế giới để nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo Việtthông qua tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài.
4 Triển vọng xây dựng Tập đoàn tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam
Trải qua gần 20 năm đổi mới, hệ thống ngân hàng đã trải qua các giaiđoạn phát triển, với bao khó khăn và thử thách mới có được những thành tựunhất định như ngày hôm nay nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của đấtnước trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và chủ động hội nhập kinh tếquốc tế Các ngân hàng đã từng bước vươn lên thể hiện qua các mặt hoạt động,kinh doanh có hiệu quả, nâng cao tính an toàn, phát triển đa dạng các dịch vụ,ứng dụng các công nghệ ngân hàng tương đối hiện đại, mạnh dạn đầu tư vào các
Trang 40lĩnh vực công nghệ thông tin như hệ thống Core - Banking để nâng cao chấtlượng thông tin quản lý ứng dụng công nghệ hiện đại của ngành ngân hàng Tuynhiên, nhìn chung, năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập sắp tới, nếu xétvề năng lực cạnh tranh tổng thể cũng như về lợi thế cạnh tranh của các ngânhàng Việt Nam hiện còn rất yếu Tiềm lực tài chính của các NHTM Việt Nam làquá nhỏ bé, thậm chí tiềm lực tài chính của khu vực tài chính lại thua xa khu vựccông nghiệp Trong khi đó, ở những nước công nghiệp hoá, tư bản tài chính phảicó mức tích luỹ lớn hơn nhiều tư bản công nghiệp để có thể thực hiện cách mạngcông nghiệp và tiến trình công nghiệp hoá Vai trò của khu vực tài chính đối vớinền kinh tế là đặc biệt quan trọng, nhất là đối với những nước chưa có các kênhphân phối vốn hiệu quả Các quốc gia phát triển thuộc nhóm OECD có tỷ trọngkhu vực dịch vụ tài chính trong GDP là khá cao (15 - 25%) Riêng Trung Quốc,tỉ trọng dịch vụ tài chính đóng góp trong những năm gần đây là 20% Đối vớiViệt Nam, các định chế tài chính buộc phải có quy mô tương xứng mới đáp ứngnhu cầu phát triển.
Thực trạng của các ngân hàng hiện nay đã được cải thiện hơn rất nhiều sovới trước kia nếu xét về góc độ các mặt hoạt động, quy mô về vốn cũng như tốcđộ tăng trưởng… Các NHTM cổ phần đô thị đã tiến hành việc tái cơ cấu từ năm1997, đến nay đã khá ổn định và đang trong quá trình phát triển Các NHTM nhànước bắt đầu thực hiện tái cơ cấu từ sau khi có Quyết định 149/2001/QĐ-TTgngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng củacác NHTM nhà nước, đó là việc xử lý nợ xấu và tăng vốn Đây có thể coi là cảicách lần một của hệ thống NHTM Việt Nam Tiếp đó, còn phải hoàn thành việcxử lý nợ xấu, cơ cấu một bước về tổ chức của các NHTM nhà nước, trong đó đãcó 2 ngân hàng đang thực hiện cổ phần hoá là Ngân hàng Ngoại thương ViệtNam và Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long Các NHTM nhànước khác cũng đang có những bước đi để thực hiện cổ phần hoá trong thời giantới và có thể coi là cuộc cải cách lần hai của các NHTM Việt Nam
Trong quá trình thực hiện cổ phần hoá, các ngân hàng quốc doanh hàngđầu Việt Nam cùng với mục tiêu cụ thể về cổ phần hoá đều tuyên bố hướng tới