Tập đoàn HSBC Holdings

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động của một số Tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam.DOC (Trang 50 - 55)

II. Kinh nghiệm hoạt động của một số Tập đoàn tài chính trên thế giới 1 Tập đoàn Citigroup

2. Tập đoàn HSBC Holdings

2.1 Giới thiệu về tập đoàn HSBC Holdining

HSBC được thành lập năm 1865 với 3 văn phòng ở Hồng Kông, Thượng Hải và Luân Đôn. Người sáng lập ra HSBC là ông Thomas Sutherland, người Scotland và là người hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển (chứ không phải là ngân hàng). Lúc đó, ông này đã “đánh hơi” thấy cơ hội kinh doanh ở Trung Quốc nói riêng, Châu Á nói chung nên quyết định thành lập một ngân hàng thương mại phục vụ các thương gia Anh và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong suốt hơn một thế kỷ, HSBC luôn luôn chỉ là một ngân hàng “thường thường bậc trung” trên trường quốc tế, không đình đám như các “đại gia” Mỹ khác. Chỉ trong vòng hơn 30 năm gần đây, HSBC mới thực hiện cuộc “đại nhảy vọt” của mình và một trong những người đóng góp công lớn nhất là ông John Bond.

Kể từ năm 1997 trở lại đây, HSBC đã hoàn tất hơn 50 vụ mua bán lớn nhỏ (chủ yếu là mua lại các ngân hàng ở nhiều nước, bành trướng hoạt động và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình). Có thể kể ra đây một số vụ mua bán điển hình nhất. Năm 1992, HSBC bỏ ra 9,7 tỷ USD mua lại Ngân hàng Republic National Bank of New York (Mỹ) và tiến hành niêm yết cổ phiếu của mình tại Thị trường chứng khoán New York (Mỹ). Năm 2000, HSBC thôn tính CCF (Pháp) và năm 2003, tiếp tục mua TĐTC Household International (Mỹ) với giá 15 tỷ USD. Mục tiêu của HSBC tại thị trường Trung Quốc là: quyết tâm gây dựng cơ sở vững chãi cho HSBC ở Trung Hoa đại lục. Vì vậy mà hai vụ mua bán gần đây nhất ở Trung Quốc là năm 2004, HSBC mua 19,9% cổ phần của Bank of

Communications (có trụ sở Thượng Hải), ngân hàng thương mại lớn thứ 5 Trung Quốc, với giá 1,75 tỷ USD và năm 2005, mua lại 19,9% của TĐTC - Bảo hiểm Ping An Insurance.

HSBC Holdings hiện nay là một trong những tập đoàn cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng hàng đầu thế giới với tổng tài sản là 1.276.778 triệu USD, chiếm 72% GDP, có hơn 110 triệu khách hàng. Tập đoàn này cũng sở hữu hơn 10.000 văn phòng, 312.000 nhân viên tại 83 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Có trụ sở chính tại Anh, tập đoàn HSBC hoạt động tại 5 khu vực Châu Âu, Hồng Kông, các nước khác thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả khu vực Trung Đông và Châu Phi; Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Các công ty thành viên chính của HSBC Holdings là: HSBC Bank plc; HSBC North America Holdings Inc; HSBC Finance (Netherlands); HSBC Investment Bank Holdings plc; HSBC Insurance Holdings Limited; HSBC Latin America Holdings (UK) Limited và Grupo Financiero HSBC, S.A de C.V. Các công ty con hay cháu có thể sở hữu hoàn toàn hay theo tỷ lệ vốn liên kết.

Với một mạng lưới quốc tế được kết nối với nhau bằng hệ thống công nghệ hiện đại, khả năng lớn mạnh của thương mại điện tử, HSBC cung cấp một hệ thống dịch vụ tài chính cho bốn nhóm khách hàng chính: Ngân hàng bán lẻ phục vụ khách hàng cá nhân đại trà, Ngân hàng thương mại phục vụ khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng phục vụ các TĐKT lớn và đầu tư kinh doanh trên thị trường tài chính, Ngân hàng phục vụ các khách hàng giàu có.

2.2 Cơ chế điều hành của HSBC Holdings

2.2.1 Cơ cấu quản trị điều hành

Hội đồng quản trị của HSBC lựa chọn quy chế hoạt động cho toàn tập đoàn từ các điều khoản, thông lệ kết hợp về quản trị điều hành; các điều khoản về niêm yết chứng khoán, quản lý tài chính, giao dịch. Các công ty thành viên có thể tự quyết định các hoạt động kinh doanh của công ty mình nhưng phải

tuân thủ các quy định chung. Hằng năm, tập đoàn thành lập một uỷ ban kiểm tra việc thực hiện quy chế hoạt động của từng thành viên tập đoàn.

Hội đồng quản trị của HSBC Holdings hiện có 21 thành viên. Đứng đầu là Chủ tịch tập đoàn. Dưới Chủ tịch tập đoàn có 2 Phó Chủ tịch (1 Phó Chủ tịch là Giám đốc cấp cao nhưng không tham gia quản trị điều hành; 1 Phó Chủ tịch là Giám đốc cấp cao nhưng không tham gia quản trị điều hành đại diện cho đơn vị liên kết với HSBC Holdings). Trong Hội đồng quản trị còn có 1 Giám đốc tác nghiệp, 1 Giám đốc tài chính và quản lý rủi ro, 1 cố vấn và các thành viên khác là giám đốc không tham gia điều hành và các giám đốc không tham gia điều hành đại diện cho đơn vị liên kết với HSBC Holdings.

Hội đồng quản trị điều hành toàn bộ hoạt động của tập đoàn thông qua 5 uỷ ban chính: Uỷ ban điều hành, Uỷ ban kiểm toán, Uỷ ban quản trị nguồn nhân lực, Uỷ ban bầu cử và Uỷ ban trách nhiệm xã hội.

2.2.2 Kiểm soát nội bộ tập đoàn

Các giám đốc chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ tập đoàn cũng như rà soát về hiệu quả của vấn đề này. Các qui trình kiểm soát được thiết kế nhằm chống tham nhũng, lạm dụng chức vụ tham ô tài sản của tập đoàn, duy trì sự đúng đắn của các báo cáo tài chính, tính trung thực của các thông tin tài chính được sử dụng trong kinh doanh hay thông báo ra công chúng.

Các qui trình kiểm soát chính được thiết kế nhằm tăng cường hiệu quả kiểm soát trong nội bộ tập đoàn phù hợp với các hướng dẫn về kiểm soát nội bộ dành cho các giám đốc trong qui chế kết hợp do Hội đồng báo cáo tài chính ban hành.

Các qui trình kiểm soát nội bộ chính của HSBC bao gồm: qui trình quản lý hoạt động của các công ty thành viên bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn về chức năng, hoạt động, báo cáo tài chính, quản lý chế độ báo cáo, loại hình kinh doanh của mỗi thành viên; qui trình xác định, kiểm soát và báo cáo các rủi ro chính như rủi ro tín dụng, thay đổi giá thị trường của các công cụ tài chính, khả năng

thanh khoản, các lỗi tác nghiệp, các hành vi vi phạm luật, các hành vi lạm quyền; qui trình xác định rủi ro phát sinh từ sự thay đổi thông lệ thị trường hay hành vi thay đổi thông lệ thị trường hay hành vi của khách hàng; qui trình lập kế hoạch chiến lược cho các nhóm khách hàng, các nhóm sản phẩm toàn cầu áp dụng cho các thành viên tập đoàn hàng năm;…

2.2.3 Vài nét về hoạt động kinh doanh của HSBC

HSBC hiện là TĐTC - NH lớn thứ 3 thế giới (xét theo thị giá chỉ đứng sau Citigroup và Bank of America đều là của Mỹ). Trong vòng những năm trở lại đây, HSBC tung ra Slogan quảng cáo được coi là ngắn gọn, súc tích, ấn tượng và chuyển tải hết nội dung. Nguyên văn tiếng Anh là “HSBC - The World’s Local Bank”, có thể tạm dịch là “HSBC - Ngân hàng thế giới am hiểu địa phương”.

Tổng doanh thu năm 2005 của HSBC là 61,7 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2004; lợi nhuận trước thuế là 20,97 tỷ USD. Đây là mức lợi nhuận trước thuế lớn nhất từ trước đến nay mà một ngân hàng thương mại Anh có được trong một năm. Đương nhiên, lợi nhuận thuần năm 2005 của HSBC cũng cao “ngất ngưởng” ở mức 15,08 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2004.

Theo thông cáo báo chí của HSBC năm 2007, ngân hàng này đã nhận được danh hiệu Ngân hàng hội nhập tốt nhất ở Châu Á lần thứ 3 trong vòng 5 năm qua. HSBC còn nhận được danh hiệu Ngân hàng hoạt động qua Internet tốt nhất ở Trung Quốc, Malaixia, các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất và danh hiệu ngân hàng quản lý tiền mặt qua mạng tốt nhất ở Châu Á. Để đạt được những danh hiệu như vậy, HSBC đã luôn chú trọng trong hoạt động kinh doanh của mình như chiến lược thu hút khách hàng và phục vụ khách hàng quan mạng, thành công trong việc thu hút khách hàng sử dụng chào hàng qua mạng. Chính vì vậy, sự tăng trưởng của khách hàng qua mạng mở rộng các sản phẩm chào hàng và thu được lợi nhuận đáng kể từ dịch vụ kinh doanh qua mạng. Điều này càng chứng tỏ ngân hàng đã đặt ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển năng lực

kinh doanh qua mạng và tiếp tục đầu tư nhiều cho việc phát triển các giải pháp sáng tạo nhằm đảm bảo HSBC tiếp tục đi đầu trong việc tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng trong sử dụng và an toàn cho khách hàng trên mạng.

Gíải pháp ngân hàng qua mạng cho doanh nghiệp của HSBC đặc biệt chú trọng tới yêu cầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với những kênh sử dụng mới, tỷ lệ đáp ứng là rất tích cực, với số lượng khách hàng tăng 46% trong 12 tháng gần đây (tính đến tháng 8/2007).

Năm 2006, doanh thu và lợi nhuận của HSBC đều tăng so với năm 2005. Cụ thể, doanh thu là 70,1 tỷ USD, lợi nhuận là 15,8 tỷ USD. Trong nửa đầu năm 2007, lợi nhuận trước thuế đạt 14,2 tỷ USD tăng 13% so với cùng kỳ năm 2006. Để đạt được kết quả trên là do HSBC đã có các chương trình hoạt động hiệu quả ở Châu Á, chính sách đầu tư hoạt động tốt của các chi nhánh ngân hàng thương mại và khoản thu 1 tỷ USD từ cổ phiếu loại A của các đơn vị ở Trung Quốc đại lục. Có thể nói, Châu Á đã thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của HSBC, trong đó Hồng Kông dẫn đầu với 25% và các vùng còn lại của Châu Á đạt 37%.

Cuối năm 2003, HSBC đưa ra kế hoạch chiến lược “Managing for Growth” (Quản lý để tăng trưởng). Kế hoạch này định hướng đi cho sự tăng trưởng và phát triển HSBC. Mục đích của HSBC là trở thành công ty hàng đầu thế giới về dịch vụ tài chính, được khách hàng trên toàn thế giới ưa chuộng, biết đến và trở thành một ngân hàng năng động trong việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Các dịch vụ tài chính cá nhân sẽ là hướng phát triển cho HSBC ở những thị trường chính và thông qua các kênh thích hợp sẽ đưa HSBC trở thành đối thủ nặng ký nhất trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cá nhân. Mảng tài chính tiêu dùng sẽ mở rộng thông qua cung cấp nhiều dịch vụ hơn cho các khách hàng hiện giờ đồng thời thâm nhập vào những thị trường mới.

HSBC hoạt động dựa trên 5 nguyên tắc: cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng; hoạt động hiệu quả; tiềm lực vốn mạnh; chính sách cho vay thận trọng và chi phí hợp lý. Một trong những mục đích thành lập của HSBC để tài trợ xuất nhập khẩu giữa Châu Á và phần còn lại của thế giới. Với khoảng 130 năm tồn tại, HSBC có một bề dày kinh nghiệm trong hoạt động tài trợ thương

mại xuất khẩu. Tập đoàn HSBC có thể nói là ngân hàng hoạt động mạnh nhất trong lĩnh vực tài trợ thương mại quốc tế và đã đạt rất nhiều giải thưởng trong lĩnh vực này.

Thế mạnh của HSBC được tạo lập một cách rõ nét trên bề dày lịch sử lâu dài trong lĩnh vực tài chính, kinh nghiệm đa dạng hoá và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu toàn cầu và một bước tiếp cận khác biệt về các phương thức đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Trong kỷ nguyên thông tin, thế mạnh mới của ngân hàng chính là công nghệ và việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới và sáng tạo cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động của một số Tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam.DOC (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w