Triển vọng xây dựng Tập đoàn tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động của một số Tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam.DOC (Trang 39 - 42)

I. Tổng quan về Tập đoàn tài chín hở Việt Nam 1 Tổng quan sự ra đời Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

4. Triển vọng xây dựng Tập đoàn tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam

Trải qua gần 20 năm đổi mới, hệ thống ngân hàng đã trải qua các giai đoạn phát triển, với bao khó khăn và thử thách mới có được những thành tựu nhất định như ngày hôm nay nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Các ngân hàng đã từng bước vươn lên thể hiện qua các mặt hoạt động, kinh doanh có hiệu quả, nâng cao tính an toàn, phát triển đa dạng các dịch vụ, ứng dụng các công nghệ ngân hàng tương đối hiện đại, mạnh dạn đầu tư vào các

lĩnh vực công nghệ thông tin như hệ thống Core - Banking để nâng cao chất lượng thông tin quản lý ứng dụng công nghệ hiện đại của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, nhìn chung, năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập sắp tới, nếu xét về năng lực cạnh tranh tổng thể cũng như về lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam hiện còn rất yếu. Tiềm lực tài chính của các NHTM Việt Nam là quá nhỏ bé, thậm chí tiềm lực tài chính của khu vực tài chính lại thua xa khu vực công nghiệp. Trong khi đó, ở những nước công nghiệp hoá, tư bản tài chính phải có mức tích luỹ lớn hơn nhiều tư bản công nghiệp để có thể thực hiện cách mạng công nghiệp và tiến trình công nghiệp hoá. Vai trò của khu vực tài chính đối với nền kinh tế là đặc biệt quan trọng, nhất là đối với những nước chưa có các kênh phân phối vốn hiệu quả. Các quốc gia phát triển thuộc nhóm OECD có tỷ trọng khu vực dịch vụ tài chính trong GDP là khá cao (15 - 25%). Riêng Trung Quốc, tỉ trọng dịch vụ tài chính đóng góp trong những năm gần đây là 20%. Đối với Việt Nam, các định chế tài chính buộc phải có quy mô tương xứng mới đáp ứng nhu cầu phát triển.

Thực trạng của các ngân hàng hiện nay đã được cải thiện hơn rất nhiều so với trước kia nếu xét về góc độ các mặt hoạt động, quy mô về vốn cũng như tốc độ tăng trưởng… Các NHTM cổ phần đô thị đã tiến hành việc tái cơ cấu từ năm 1997, đến nay đã khá ổn định và đang trong quá trình phát triển. Các NHTM nhà nước bắt đầu thực hiện tái cơ cấu từ sau khi có Quyết định 149/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM nhà nước, đó là việc xử lý nợ xấu và tăng vốn. Đây có thể coi là cải cách lần một của hệ thống NHTM Việt Nam. Tiếp đó, còn phải hoàn thành việc xử lý nợ xấu, cơ cấu một bước về tổ chức của các NHTM nhà nước, trong đó đã có 2 ngân hàng đang thực hiện cổ phần hoá là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long. Các NHTM nhà nước khác cũng đang có những bước đi để thực hiện cổ phần hoá trong thời gian tới và có thể coi là cuộc cải cách lần hai của các NHTM Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện cổ phần hoá, các ngân hàng quốc doanh hàng đầu Việt Nam cùng với mục tiêu cụ thể về cổ phần hoá đều tuyên bố hướng tới

trở thành TĐTC - NH có tầm cỡ. Mô hình TĐTC - NH rất phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì hoàn toàn mới mẻ. Về mặt hình thức, mô hình này đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm xây dựng ở TĐTC - Bảo hiểm Bảo Việt và trong các văn bản về cổ phần hoá ngân hàng cũng như những đồng ý về mặt nguyên tắc để hình thành các TĐTC - NH. Điều này càng khiến cho các ngân hàng thêm phấn khích trên lộ trình cổ phần hoá và hướng đến mô hình tập đoàn. Thực tế những năm gần đây, trong quá trình chuẩn bị cổ phần hoá, cùng với yếu tố lành mạnh hoá và nâng cao tiềm lực tài chính, các ngân hàng quốc doanh không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang nhiều lĩnh vực khác. Bước đầu, điều này đã làm xuất hiện những yếu tố cơ bản khi nhận dạng một TĐTC - NH, với quy mô vốn lớn, phạm vi hoạt động rộng, liên kết để mở rộng kinh doanh, đầu tư để tối đa hoá lợi nhuận.

Mô hình tập đoàn đa năng đang là đích nhắm tới của nhiều ngân hàng Việt Nam sau khi cổ phần hoá. Gần đây nhất, các ngân hàng cho thấy rõ tham vọng của mình khi cả Vietcombank và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đều chủ động đề xuất và được Chính phủ cho làm chủ đầu tư xây dựng 2 tuyến đường cao tốc quan trọng ở phía Bắc và phía Nam. Vietcombank đang trình Chính phủ đề án thành lập TĐTC - NH. Trong mô hình TĐTC mà lãnh đạo Vietcombank trình bày với Chính phủ, có việc triển khai việc thành lập thêm các đơn vị như: Công ty bảo hiểm nhân thọ; Công ty Quản lý quỹ đầu tư; Công ty tài chính và chuyển tiền tại Hoa Kỳ; Công ty quản lý vốn đầu tư bất động sản; Công ty thẻ; Công ty chuyển mạch thẻ quốc gia; Trung tâm dịch vụ tin học ngân hàng…

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến việc BIDV đang là người đóng vai trò tập hợp, liên kết với nhiều đối tác để đầu tư trong nhiều lĩnh vực về hạ tầng, năng lượng, bất động sản... và cả lĩnh vực hoàn toàn mới như cho thuê máy bay. Thậm chí, BIDV còn đi đầu trong việc cung các ngân hàng phát triển đầu tư ra nước ngoài. Đây là những lĩnh vực hoàn toàn mới so với hoạt động của các ngân hàng này. Rõ ràng, các ngân hàng đang có nhiều tham vọng và bước đầu hiện thực hoá tham vọng của mình. Trước đó, các ngân hàng quốc doanh đã có

những thành công trên các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và đầu tư tài chính. Đặc biệt, trong quá trình chuẩn bị cổ phần hoá, các ngân hàng không ngừng tăng cường năng lực cho các công ty con như một cách khẳng định vị thế của mình trên các lĩnh vực mà họ tham gia trong xu thế cạnh tranh ngày càng tăng. Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) ra đời trên cơ sở chiến lược thành lập TĐTC mang thương hiệu BIDV thông qua việc BIDV mua lại phần vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm và Tái bảo hiểm QBE (Australia) trong Liên doanh Bảo hiểm Việt - Úc.

Agribank cũng đang hoàn thiện các yếu tố cơ bản để phát triển theo hướng TĐTC đa ngành, đa sở hữu. Mục tiêu của Agribank là hình thành tập đoàn với công ty mẹ và ít nhất 11 công ty cổ phần hoạt động trên nhiều lĩnh vực như bảo hiểm, chứng khoán, cho thuê tài chính, dịch vụ thương mại, đầu tư tài chính, bất động sản và kinh doanh vàng bạc. Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) cũng đã được Chính phủ cho phép xây dựng đề án thí điểm hình thành TĐTC Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu khách quan do quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Do đó, các ngân hàng cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh nếu muốn tồn tại và phát triển trong tình hình hiện nay và tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động của một số Tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam.DOC (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w