I. Tổng quan về Tập đoàn tài chín hở Việt Nam 1 Tổng quan sự ra đời Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
2. Xu hướng hình thành TĐTC ở Việt Nam hiện nay
Ngày nay, các tập đoàn xuyên quốc gia tiếp tục cấu trúc lại, hình thành tập đoàn khổng lồ, chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế. Trong tiến trình phát triển các TĐKT nói chung, các TĐTC nói riêng càng trở nên quan trọng. Đặc biệt, dưới tác dụng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, các TĐTC hùng mạnh không chỉ đóng vai trò to lớn trong tăng trưởng, phát triển kinh tế, mà còn ảnh hưởng sâu, rộng tới chiến lược
kinh doanh, khuynh hướng sản xuất, thị hiếu tiêu dùng của toàn nhân loại. Do đó, phát triển TĐTC mạnh là mục tiêu phấn đầu của nhiều nước trên thế giới.
Trong quá trình chuyển đổi từ Tổng công ty sang TĐKT, Việt Nam đã có một TĐTC ra đời, đó là TĐTC - Bảo hiểm Bảo Việt. Đây là TĐTC bảo hiểm đầu tiên ở Việt Nam ra đời từ mô hình Tổng công ty - Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang trong tiến trình xây dựng TĐTC trên cơ sở chuyển đổi các Ngân hàng thương mại Nhà nước sang TĐTC - NH. Mục tiêu của việc hình thành TĐTC - NH làm mở rộng quy mô hoạt động và đổi mới công nghệ, giảm chi phí để có thể tồn tại trong cạnh tranh, từ đó đem lại lợi nhuận tối đa. Trong tương lai gần (khoảng năm 2010), sẽ không có sự phân biệt giữa các tổ chức tín dụng trong nước và các tổ chức tín dụng nước ngoài trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép mở rộng mạng lưới và trở thành các ngân hàng bán lẻ với công nghệ hiện đại, năng lực tài chính dồi dào, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng phong phú, đa dạng, được đi sâu vào thị trường nội địa và mở rộng đối tượng khách hàng là dân cư. Như thế, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nhiều lợi thế cạnh tranh ngay trên lãnh thổ Việt Nam là những thử thách lớn đối với các ngân hàng của Việt Nam.
Hiện nay các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đang nỗ lực hết mình để hoàn thiện cơ cấu và xây dựng cho mình một cơ sở vững chắc để sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Một trong những hướng đi để ngày càng hoàn thiện mình đã được các ngân hàng Việt Nam tính đến đó là xây dựng TĐTC. Trong đó, hai NHTM nhà nước là Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đều có những hướng đi khác nhau để vươn lên trở thành TĐTC - NH đầu tiên của Việt Nam.
Bên cạnh đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn là một thị trường tiềm năng với tổng phí bảo hiểm toàn xã hội mới chỉ khoảng 1,74% (2004) trong khi mức trung bình chung của thế giới là 8%. Hơn nữa, người dân còn chưa mặn mà
với các dịch vụ bảo hiểm, kể cả những bảo hiểm bắt buộc đối với người đi ô tô, xe máy. Chính vì thế nếu khai thác được thị trường này các NHTM sẽ có một nguồn thu rất lớn, bởi họ có những lợi thế trong việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm.
Sẽ là hơi sớm nếu nói tới chuyện sáp nhập và hợp nhất trên thị trường ngân hàng Việt Nam hiện nay, nhưng những dấu hiệu trong chính sách điều hành và động thái thị trường cho thấy việc này chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai gần. Tập đoàn hoá các NHTM ở Việt Nam chưa có tiền lệ, là việc rất phức tạp và diễn ra trong môi trường thị trường tài chính còn sơ khai. Tuy nhiên, các NHTM không thể tiếp tục “dậm chân tại chỗ” khi mà công nghệ phát triển, nhu cầu dịch vụ đa dạng đã gia tăng, không gian thị trường đã mở rộng,… Trong chủ trương phát triển các định chế tài chính, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ hạn chế việc thành lập ngân hàng mới ở Việt Nam. Thay vào đó là củng cố và khuyến khích việc sáp nhập các ngân hàng cổ phần để hình thành các TĐTC lớn.
Như vậy, xu thế phát triển các TĐTC là xu thế tất yếu của quá trình đa năng hoá trong phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập. Nó không chỉ là quá trình đa sở hữu và hữu danh hoá quyền sở hữu mà còn là phương thức căn bản để tồn tại, đồng thời là kết quả tất yếu của quá trình tích tụ và tập trung tư bản, tạo ra thị trường tài chính hoàn hảo hơn, cạnh tranh hơn.