Sự chuyển đổi từ các Tổng công ty 90, 91 sang TĐKT theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động của một số Tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam.DOC (Trang 31 - 33)

I. Tổng quan về Tập đoàn tài chín hở Việt Nam 1 Tổng quan sự ra đời Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

1.2 Sự chuyển đổi từ các Tổng công ty 90, 91 sang TĐKT theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con

Công ty mẹ – Công ty con

Sau nhiều năm hoạt động, mặc dù các Tổng công ty đã phát huy tích cực, nhưng có một thực tế hiện nay là các Tổng công ty nhà nước hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy hết tiềm năng của mình và bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể như sau:

• Cơ chế quản lý trong các Tổng công ty chưa rõ ràng, Hội đồng quản trị chưa thực sự trở thành đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Tổng công ty.

• Phương thức vốn thành lập và bổ sung vốn trong các Tổng công ty cơ bản vẫn theo phương thức hành chính, hiệu quả còn thấp. Nhiều Tổng công ty chưa có năng lực tài chính thực sự và không phát huy được vai trò trợ giúp của mình đối với các đơn vị thành viên.

• Mối quan hệ giữa Tổng công ty và đơn vị thành viên chưa được gắn kết bằng các quan hệ kinh tế, lợi ích mà thường theo quan hệ hành chính trên - dưới;

đồng thời chưa tạo được điều kiện cho các đơn vị thành viên có khả năng tự chủ và linh hoạt trong điều hành sản xuất kinh doanh do cơ chế còn cứng nhắc mang tính thủ tục hành chính. Vì vậy mà quá trình tổ chức chưa thực sự tạo ra gắn kết về tài chính, công nghệ, thị trường…

• Một số Tổng công ty vẫn còn được uỷ quyền thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước nên chức năng quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh còn chưa phân định rõ ràng.

• Không ít Tổng công ty còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa chủ động vươn lên tháo gỡ khó khăn, không chủ động giảm chi phí sản xuất kinh doanh và chưa sẵn sàng cho hội nhập kinh tế quốc tế.

• Một số cơ chế, chính sách đối với các Tổng công ty nhà nước không còn phù hợp, đặc biệt là cơ chế tài chính và hạch toán kinh tế. Doanh nghiệp thành viên Tổng công ty hạch toán phụ thuộc thì bị hạn chế vai trò chủ động, sáng tạo còn doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thì có xu hướng chăm lo lợi ích riêng của doanh nghiệp mình như những doanh nghiệp độc lập ngoài Tổng công ty, thiếu chất gắn kết các đơn vị thành viên trong việc thực hiện chiến lược phát triển toàn Tổng công ty.

• Thiếu cán bộ có năng lực quản lý và khả năng kinh doanh là hiện tượng phổ biến ở nhiều Tổng công ty. Mặt khác, việc đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý Tổng công ty theo hướng đổi mới chậm được triển khai nên cung cách quản lý vẫn mang nặng tính chất hành chính trung gian của mô hình liên hiệp xí nghiệp của thời kỳ quản lý kinh tế tập trung.

Để khắc phục những hạn chế hiện nay của các Tổng công ty nhà nước, tạo điều kiện cho các đơn vị này có tiềm lực kinh tế mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, cũng như thực hiện tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước trong đó có các Tổng công ty nhà nước, Chính phủ đã chỉ rõ một trong những giải pháp được thực hiện sẽ là “thí điểm chuyển Tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ -

công ty con và hình thành một số TĐKT ”. Đồng thời, Chính phủ cũng đã chỉ đạo xây dựng Đề án thí điểm hình thành tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Dầu khí, Điện lực, Xi măng, mà trước hết sẽ thực hiện thí điểm thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông từ Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Như vậy việc sắp xếp các Tổng công ty Nhà nước lần này nhằm tập trung hơn nữa nguồn lực để chi phối được những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; làm lực lượng chủ lực trong việc bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô; cung ứng những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách; làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Như vậy là TĐKT - một mô hình kinh tế khá phổ biến và là mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới đã được Việt Nam nghiên cứu áp dụng và triển khai thí điểm cho một số Tổng công ty nhà nước. Điều này có nghĩa là Tổng công ty nhà nước sẽ là cơ sở và bộ phận nòng cốt để hình thành nên các TĐKT mang thương hiệu Việt Nam. Có thể nói, đây là bước đột phá mạnh mẽ trong đổi mới và nâng cao hiệu quản các Tổng công ty nhà nước. Kinh nghiệm hình thành và phát triển của các quốc gia đi trước cho thấy mô hình TĐKT không những khắc phục được những hạn chế trong các Tổng công ty nhà nước của Việt Nam hiện nay mà sẽ đưa các Tổng công ty này lên một tầm phát triển cao cả về tiềm lực tài chính và trình độ quản lý bởi những đặc trưng ưu việt của nó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động của một số Tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam.DOC (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w