Tập đoàn tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động của một số Tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam.DOC (Trang 35 - 39)

I. Tổng quan về Tập đoàn tài chín hở Việt Nam 1 Tổng quan sự ra đời Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

3. Tập đoàn tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt

Tập đoàn tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt (Tập đoàn Bảo Việt) được thành lập trên Quyết định số 310/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 28/11/2005 về việc phê duyệt Đề án cổ phần hoá Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và thí điểm thành lập Tập đoàn Bảo Việt. Đây là TĐTC - Bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam kinh doanh đa ngành, trong đó ngành nghề kinh doanh chủ yếu là kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, ngân hàng và đầu tư tài chính.

Bảo Việt được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ - Tập đoàn Bảo Việt (tên giao dịch quốc tế là BAOVIET HOLDINGS) là công ty cổ phần, có chức năng đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết; kinh doanh dịch vụ tài chính và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật; giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, công nghệ, thương hiệu, thị trường… Mô hình công ty mẹ - công ty con là phương án có sự xáo trộn về tổ chức ít nhất so với mô hình tổ chức Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam trước đây và là bước quá độ đi đến mô hình phổ biến trên thế giới - Công ty mẹ chỉ làm chức năng nắm vốn (đầu tư vốn chủ sở hữu).

Tập đoàn Bảo Việt thực hiện đầu tư chiến lược và đầu tư tài chính cho các công ty con độc lập như: Bảo Việt Nhân thọ (chuyên kinh doanh dịch vụ bảo hiểm nhân thọ), Bảo Việt Việt Nam (kinh doanh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ), Công ty quản lý quỹ đầu tư Bảo Việt, Công ty Chứng khoán Bảo Việt, các công ty liên kết khác kinh doanh bảo hiểm, tài chính và nhiều ngành nghề khác. Ngoài ra, Bảo Việt còn có 6 công ty con do tập đoàn Bảo Việt giữ trên 50% vốn điều lệ; 20 công ty liên kết do tập đoàn Bảo Việt giữ dưới 50% vốn điều lệ. Bảo Việt sẽ còn có 3 Công ty được thành lập mới là Ngân hàng cổ phần Bảo Việt, Công ty cho thuê tài chính Bảo Việt và Công ty bất động sản Bảo Việt.

Hoạt động đầu tư là một lĩnh vực mà Bảo Việt rất chú trọng vì nó có tầm quan trọng sống còn đối với việc duy trì và phát triển của Tập đoàn. Đồng thời, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, đầu tư chính là một loại vũ khí lợi hại giúp Bảo Việt đứng vững và tiếp tục phát triển. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động này, Bảo Việt đã tích cực chuyển đổi mô hình hoạt động đầu tư: thành lập công ty Quản lý Quỹ - tách biệt hẳn chức năng đầu tư với chức năng kinh doanh bảo hiểm. Ngày 8/11/2005, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã chính thức cấp giấy phép số 05/UBCK-GPHĐQLQ cho Công ty TNHH Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt (BVFMC). Với vốn điều lệ là 25 tỷ đồng, Công ty TNHH Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt thực hiện các loại hình kinh doanh: Lập và quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán; Tư vấn tài chính và đầu tư

chứng khoán theo quy định của pháp luật, thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động bổ trợ khác.

Mục tiêu phát triển của Bảo Việt là trở thành “TĐTC - bảo hiểm hàng đầu ở Việt Nam”, kinh doanh trong các lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, đầu tư tài chính, chứng khoán và các dịch vụ tài chính khác. Điều này có nghĩa rằng, Bảo Việt luôn đặt ra các yêu cầu khắt khe cho việc nâng cao trình độ quản lý, chất lượng phục vụ khách hàng trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào của tập đoàn, từ việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ tới việc tư vấn cho khách hàng các giải pháp tối ưu hoặc xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ, cùng phát triển với khách hàng và đối tác.

Để thực hiện mục tiêu của mình, Bảo Việt thực hiện chiến lược phát triển ổn định và bền vững trên cơ sở của ba nguyên tắc vàng “Đổi mới”, “Tăng trưởng” và “Hiệu quả”. Bên cạnh đó, Bảo Việt thực hiện chiến lược nâng cao cạnh tranh trên cơ sở đáp ứng một cách năng động nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng cao và các dịch vụ phụ trợ cho khách hàng.

Vừa qua, Bảo Việt ký kết hợp đồng đầu tư với HSBC Insurance (thuộc Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải) và Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin). Theo hợp đồng này, HSBC Insurance trở thành đối tác chiến lược của Bảo Việt, đối tác chiến lược nước ngoài duy nhất, với tỷ lệ sở hữu 10%. Còn Vinashin sở hữu vốn là 3,56%, tương đương với 20.400.000 cổ phần.

Triết lý cơ bản nhất trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của Bảo Việt là “Phục vụ Khách hàng tốt nhất để phát triển”. Triết lý này được hiểu và thống nhất thực hiện trong toàn thể các thành viên của Bảo Việt bằng bốn nguyên tắc cụ thể sau:

 Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động.  Phục vụ khách hàng tận tâm, trung thực và hợp tác  Tối ưu quyền lợi và sự thuận tiện cho khách hàng  Liên tục cải tiến

Trong năm 2006, nhiệm vụ trọng tâm của Bảo Việt là thực hiện quyết định 310/2005/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thiện mô hình phân cấp quản lý giữa tập đoàn và các đơn vị thành viên, mở rộng hoạt động bảo hiểm và các lĩnh vực dịch vụ tài chính khác như thành lập mới Ngân hàng cổ phần Bảo Việt, Công ty cho thuê tài chính Bảo Việt, Công ty Bất động sản Bảo Việt, Công ty bảo hiểm Y tế cộng đồng Bảo Việt…

Bảo Việt cung cấp trên thị trường các sản phẩm: sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, dịch vụ đầu tư tài chính và quản lý tài sản, dịch vụ chứng khoán và dịch vụ đào tạo. Bảo Việt hiện đang quản lý 48.000 đại lý và hơn 20 triệu hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, 3,2 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn hiệu lực. Lĩnh vực bảo hiểm của Bảo Việt đã đóng góp 2% vào GDP, với tốc độ tăng trưởng bình quân 29%/năm.

Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Việt trong thị trường

bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2004 – 6/2007

Đơn vị: Tỷ đồng Loại hình bảo hiểm 2004 2005 2006 6/2007 Doanh thu Thị phần Doanh thu Thị phần Doanh thu Thị phần Doanh thu Thị phần BHPNT 1.925 40,2% 2.146 38% 2.252 35,4% 1.108 27,5% BHNT 3.043 39,5% 3.038 37,4 % 3.097 36,4% 1.612 36,4% (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam)

Từ bảng ta thấy, kể từ khi Bảo Việt trở thành TĐTC, thì doanh thu cả 2 loại hình bảo hiểm đều tăng. Mặc dù thị phần có giảm do sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm nước ngoài nhưng Bảo Việt vẫn dẫn đầu thị trường về lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và chỉ đứng sau Prudential về bảo hiểm nhân thọ.

Qua 40 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Bảo Việt đã có 126 Công ty thành viên trên cả nước với hơn 5.000 cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Cùng với đó là gần 40.000 đại lý bảo hiểm được đào tạo bài bản và tận tụy với công việc, tận tâm với khách hàng. Bảo Việt đã triển khai

được 120 nghiệp vụ bảo hiểm cả Nhân thọ (80 nghiệp vụ) và Phi nhân thọ (40 nghiệp vụ). Ngày 31/5/2007 đánh dấu một sự kiện, một mốc lịch sử quan trọng của Bảo Việt, đó là việc Bảo Việt bán cổ phần lần đầu ra công chúng chính thức trở thành công ty cổ phần TĐTC kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Với việc trở thành TĐTC, Bảo Việt đã gặt hái được rất nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh của mình. Tính đến hết tháng 8/2007, tổng doanh thu của Bảo Việt ước đạt 4.800 tỷ đồng, bằng 66% kế hoạch kinh doanh cả năm. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc phi nhân thọ ước đạt 1.442 tỷ đồng, doanh thu bảo hiểm gốc nhân thọ ước đạt 2.124 tỷ đồng, dẫn đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam. Doanh thu đầu tư tài chính ước đạt 1.033 tỷ đồng.

Việc chuyển đổi và vận hành theo mô hình TĐTC - Bảo hểm của Bảo Việt sẽ tạo điều kiện cho Bảo Việt phát huy được lợi thế về quy mô kinh doanh, đa dạng hoá ngành nghề và liên minh chiến lược, bảo đảm duy trì được lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập về tất cả các mặt hiệu quả, chất lượng, đổi mởi và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng. Hiện chỉ có duy nhất Bảo Việt Nhân thọ là doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh ngang ngửa với các “đại gia” về bảo hiểm nhân thọ nước ngoài như Prudential, Manulife, AIA…

Trước ngưỡng cửa Việt Nam gia nhập WTO, việc Bảo Việt trở thành TĐTC - Bảo hiểm đã tạo cơ hội cho tập đoàn mở rộng khả năng thu hút công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới để nâng cao năng lực cạnh tranh của Bảo Việt thông qua tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động của một số Tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam.DOC (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w