Giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động của một số Tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam.DOC (Trang 83 - 88)

II. Giải pháp xây dựng Tập đoàn tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam 1 Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng Tập đoàn tài chính

2. Giải pháp phát triển Tập đoàn tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam

2.2 Giải pháp vi mô

Một TĐTC khác với một NHTM thông thường ở chỗ tính đa năng và phạm vi hoạt động rộng khắp ở các quốc gia. Vì vậy, để xây dựng một TĐTC vững mạnh ở Việt Nam cần lưu ý một số điểm sau:

2.2.1 Thực hiện các biện pháp tăng quy mô vốn điều lệ và vốn tự có

Hiện nay, tiềm lực về vốn của các NHTM Việt Nam chưa đủ để có thể xây dựng thành công một TĐTC đa năng, vì một trong những yêu cầu đầu tiên của việc hình thành những TĐTC là phải xây dựng một “tấm đệm” đủ dày về vốn. Trước mắt, chúng ta chỉ tập trung những giải pháp xây dựng thành công mô hình TĐTC ở các NHTM nhà nước; xúc tiến có hiệu quả việc cổ phần hoá các NHTM nhà nước để tăng vốn chủ sở hữu.

Tăng vốn tự có của các NHTM từ nguồn lợi nhuận để lại; phát hành cổ phiếu, trái phiếu; sáp nhập, hợp nhất, mua lại. Xử lý các NHTM cổ phần yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng, bao gồm cả các biện pháp giải thể, phá sản. Bảo đảm duy trì mức vốn tự có của các NHTM phù hợp với quy mô tài sản có trên cơ sở thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% trong trung hạn và 10% trong dài hạn.

2.2.2 Hoàn thành việc cổ phần hoá đối với các NHTM nhà nước

Các NHTM hiện nay đang trong quá trình cổ phần hoá, tuy nhiên quá trình này cần được đẩy nhanh hơn nữa theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng. Khi thực hiện cổ phần hoá,

các NHTM cần thuê các công ty có uy tín của nước ngoài đánh giá đúng tài sản có của mình, đặc biệt là tài sản cố định theo giá thị trường và các chuẩn mực quốc tế để tăng vốn tài sản có và vốn tự có của các NHTM nhà nước.

Việc sáp nhập và hợp nhất những ngân hàng với nhau hay giữa ngân hàng và bảo hiểm cần có sự cân nhắc về việc chọn đối tượng sáp nhập. Có thể nói, đây là một phương pháp hữu hiệu, thiết thực trong nền kinh tế thị trường, nó mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống ngân hàng như: Làm tăng quy mô vốn nhanh chóng, làm tăng khả năng thực hiện đa dạng dịch vụ và thực hiện một cách chuyên nghiệp các dịch vụ tài chính khác nhau, các định chế tài chính có thể tự cứu lấy nhau trước khi cần sự can thiệp của nhà nước.

2.2.3 Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Một là, xây dựng những chiến lược kinh doanh lâu dài đối với các NHTM; đa dạng hoá danh mục sản phẩm, bằng cách thay thế những sản phẩm ngân hàng truyền thống bằng những sản phẩm ngân hàng hiện đại, từ đó tạo dựng thương hiệu cho các sản phẩm và thương hiệu của các TĐTC - NH.

Hai là, các NHTM cần chú ý phát triển mạng lưới, tập trung xây dựng các chi nhánh lớn trong nước, xây dựng hệ thống công ty con và chi nhánh, xây dựng các đại lý và công ty con ở nước ngoài. Mở rộng mạng lưới thông qua việc hình thành các công ty hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan và có khả năng hỗ trợ cho hoạt động của NHTM như công ty bảo hiểm nhân thọ, Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, Công ty tài chính và dịch vụ chuyển tiền… Các công ty là các kênh phân phối sản phẩm, góp phần tận dụng lợi thế sẵn có của ngân hàng trong việc nắm bắt các cơ hội mở ra từ quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Chúng ta cần xây dựng, tổ chức, tăng cường nguồn nhân lực; phát triển sản phẩm hiện đại phù hợp cho từng ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần tăng cường quản trị hệ thống thông tin về khách hàng, của đối thủ cạnh tranh, thông tin bảo mật… Ngoài ra, cần có một hệ thống thanh toán hiện đại liên ngân hàng để thực hiện việc thanh toán các khách hàng khác hệ thống được nhanh gọn hơn.

2.2.5 Xây dựng mô hình phát triển các TĐTC – Ngân hàng

Hiện nay, mô hình quản trị điều hành tại các NHTM Nhà nước về thực chất là mô hình của doanh nghiệp Nhà nước (Tổng công ty nhà nước). Mô hình này đã bộc lộ không ít khuyết điểm, do vậy, việc chuyển sang mô hình NHTM cổ phần đều được tổ chức thành 2 cấp: trụ sở chính và chi nhánh. Tại hội sở chính, mô hình kết cấu chung bao gồm: Hội đồng quản trị, ban giám đốc điều hành, các phòng ban chức năng. Tuy nhiên, hội đồng quản trị chưa thực sự đóng vai trò là cơ quan quản lý cao nhất của NHTM, chưa tập trung được thông tin về hoạt động của ngân hàng. Chức năng, quyền hạn của hội đồng quản trị chưa được xác định rõ ràng, thiếu sự gắn kết thường xuyên giữa hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành.

Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, việc sớm xác định và lựa chọn mô hình TĐTC - NH từ các NHTM nhà nước cần được xác định dựa trên những nguyên tắc sau:

• Kế thừa và phát huy những ưu điểm của mô hình tổ chức hiện hành • Không dập khuôn máy móc mô hình của ngân hàng nước ngoài • Không gây xáo trộn lớn đến hoạt động kinh doanh

• Tập trung chức năng quản lý cần thiết và chủ yếu tại ngân hàng gốc của tập đoàn

• Bộ máy gọn nhẹ, không trùng lắp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ • Phù hợp với luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế

• Xây dựng phương án xử lý nợ xấu cho các NHTM nhà nước nhằm xử lý dứt điểm nợ xấu, đồng thời coi đây là một trong những nội dung chủ yếu để tăng cường năng lực tài chính cho các ngân hàng

• Có giải pháp bổ sung nguồn vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước trước khi tiến hành cổ phần hoá

Theo nguyên tắc trên, TĐTC - NH hình thành từ NHTM nhà nước theo mô hình hỗn hợp giữa cấu trúc Holding với cấu trúc nhất thể (tập trung quyền lực), hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, vừa tập trung vừa phân quyền, nhưng hướng tới hiệu quả tổng thể của tập đoàn. Cụ thể là:

- TĐTC - NH là tổ hợp ngân hàng mẹ và các công ty con;

- Ngân hàng mẹ có tư cách pháp nhân, kế thừa quyền và nghĩa vụ hợp pháp của NHTM nhà nước trước khi chuyển đổi. Bộ máy quản lý của ngân hàng mẹ chính là bộ máy của tập đoàn. Tập đoàn sử dụng bộ máy điều phối của ngân hàng mẹ làm cơ quan giúp việc quản lý điều hành và tư vấn chuyên môn. Cấu trúc của ngân hàng mẹ gồm: Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý tập đoàn; tổng giám đốc thực hiện chức năng điều hành tập đoàn; ban kiểm soát thức hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn; văn phòng tập đoàn và các ban chức năng là bộ phận tham mưu giúp việc cho ban lãnh đạo tập đoàn;

- Các công ty con độc lập trực tiếp kinh doanh dịch vụ tài chính phi ngân hàng.

2.2.6 Phát triển dịch vụ ngân hàng

Một là, phát triển các dịch vụ trên thị trường tài chính, chủ yếu trên thị trường chứng khoán. Các ngân hàng có thể phối hợp với các công ty chứng khoán thực hiện dịch vụ cho vay cầm cố cổ phiếu, cầm cố chứng khoán để đầu tư chứng khoán. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần tiếp tục triển khai nghiệp vụ lưu ký chứng khoán, thanh toán bù trù chứng khoán và ngân hàng giám sát.

Hai là, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại. Theo đó, dịch vụ ngân hàng bán buôn là dành cho công ty, tập đoàn kinh doanh,... còn dịch vụ ngân hàng bán lẻ là dành cho khách hàng cá nhân. Các ngân hàng cần thực hiện kế hoạch tăng tiện ích của tài khoản cá nhân (như thanh toán hoá đơn tiền điện, điện thoại, tiền lương hưu,...

Ba là, mở rộng các dịch vụ ngân hàng quốc tế để nâng cao chất lượng dịch vụ: kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài, dịch vụ Option về kinh doanh cà phê kỳ hạn trên thị trường nước ngoài, bao thanh toán (Factoring), quyền chọn tiền tệ, hoán đổi lãi suất, quản lý vốn trên tài khoản của khách hàng, dịch vụ chuyển tiền kiều hối,...

2.2.7 Về nhân lực

Cần quan tâm đến vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt để có thể vận hành tập đoàn. Nhân lực lãnh đạo là vấn đề quan trọng và tiên quyết để đảm bảo các tập đoàn được quản trị một cách phù hợp với thông lệ, tránh được những rủi ro về kinh tế và pháp lý trong điều kiện nước ta hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới.

Tóm lại, phát triển thành một TĐTC đa năng là một mục tiêu chiến lược của các NHTM Việt Nam. Vì vậy, các NHTM cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để chọn hướng đi cho phù hợp, để trong tương lai, các NHTM chủ chốt Việt Nam sẽ trở thành những TĐTC vững mạnh trong khu vực và thế giới.

KẾT LUẬN

Vai trò của các TĐTC trong xu thế toàn cầu hóa là hết sức quan trọng. Với đặc thù là một tổ hợp kinh tế theo mô hình công ty mẹ - con có quy mô lớn

về vốn và tài sản, hoạt động kinh doanh đa ngành và nhiều chức năng, các tập đoàn có những ưu thế nhất định trong kinh doanh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao năng lực tài chính, năng lực kinh doanh và cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế. Từ nghiên cứu các TĐTC trên thế giới đã rút ra những kinh nghiệm trong quá trình hình thành và phát triển TĐTC ở Việt Nam để các tập đoàn hoạt động có hiệu quả và làm nòng cốt trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội.

Trước những đòi hỏi cấp bách và những thách thức lớn của quá trình hội nhập, cụ thể là việc thực hiện những cam kết song phương và đa phương về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, các NHTM Việt Nam đang đứng trước những sự lựa chọn mang tính cốt tử trong việc xác định chiến lược kinh doanh và cách thức đổi mới mô hình hoạt động. Việc các NHTM có lựa chọn, xây dựng ngân hàng trở thành một TĐTC - NH đa năng hay không là phụ thuộc vào chiến lược riêng biệt của từng NHTM. Tuy nhiên, để trở thành các TĐTC mạnh, có thể đứng vững, phát triển và hội nhập với nền tài chính - ngân hàng khu vực và thế giới đòi hỏi một quá trình lao động sáng tạo và bền bỉ của các cấp quản lý vĩ mô và của bản thân từng ngân hàng.

Với Bảo Việt, hy vọng kinh nghiệm về tổ chức và điều hành của các TĐTC lớn là bài học hữu ích để vận dụng vào quá trình phát triển Bảo Việt thành TĐTC đa năng theo đúng mục tiêu và kế hoạch mà tập đoàn đặt ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động của một số Tập đoàn tài chính trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam.DOC (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w