Nghiên cứu hoạt động của một số Tập đoàn tài chính trên thế giới và giải pháp xây dựng, phát triển Tập đoàn tài chính tại Việt Nam

MỤC LỤC

Tập đoàn tài chính và sự hình thành Tập đoàn tài chính

    Với việc dỡ bỏ sự phân đoạn do Đạo luật Glass - Steagall quy định từ năm 1993, trong đó hạn chế sự sáp nhập giữa các ngân hàng và các công ty chứng khoán; và sự phân đoạn do Đạo luật Bank Holding Company ban hành năm 1956, trong đó hạn chế sự sáp nhập giữa các ngân hàng và các công ty bảo hiểm, Đạo luật Gramm - Leach - Bliley đã tạo điều kiện cho các ngân hàng đăng ký thành lập các TĐTC đa năng tại Hoa Kỳ thông qua việc mở thêm hoạt động môi giới bảo hiểm. Cơ cấu tổ chức của TĐKT rất đa dạng: có loại tập đoàn trong đó các công ty con độc lập về tính pháp lý, việc huy động vốn và các hoạt động kinh tế trong tập đoàn được duy trì bằng các hợp đồng kinh tế; có loại tập đoàn các công ty con mất quyền độc lập về tính thương mại và sản xuất, các chủ sở hữu trở thành cổ đông của công ty mẹ.

    Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của một số Tập đoàn tài chính lớn nhất  thế giới năm 2006
    Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của một số Tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới năm 2006

    KHẢ NĂNG VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI VÀO XÂY DỰNG VÀ PHÁT

    Kinh nghiệm hoạt động của một số Tập đoàn tài chính trên thế giới 1. Tập đoàn Citigroup

      Với một mạng lưới quốc tế được kết nối với nhau bằng hệ thống công nghệ hiện đại, khả năng lớn mạnh của thương mại điện tử, HSBC cung cấp một hệ thống dịch vụ tài chính cho bốn nhóm khách hàng chính: Ngân hàng bán lẻ phục vụ khách hàng cá nhân đại trà, Ngân hàng thương mại phục vụ khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng phục vụ các TĐKT lớn và đầu tư kinh doanh trên thị trường tài chính, Ngân hàng phục vụ các khách hàng giàu có. Các qui trình kiểm soát nội bộ chính của HSBC bao gồm: qui trình quản lý hoạt động của các công ty thành viên bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn về chức năng, hoạt động, báo cáo tài chính, quản lý chế độ báo cáo, loại hình kinh doanh của mỗi thành viên; qui trình xác định, kiểm soát và báo cáo các rủi ro chính như rủi ro tín dụng, thay đổi giá thị trường của các công cụ tài chính, khả năng. Một phát triển quan trọng trong việc chuẩn hoá thương hiệu Prudential được tiến hành năm 1986 với hình ảnh Prudence, vị thần cẩn trọng màu đỏ thắm là biểu tượng của sự thống nhất và bảo đảm trong các dịch vụ Prudential từ năm 1848, được cải tiến lại để theo kịp thời đại và trở thành tâm điểm cho một hệ thống nhận diện mới của tập đoàn.

      Ngoài ra, Prudential còn có những sản phẩm giúp khách hàng tăng cường khả năng bảo vệ an toàn tài chính nếu chẳng may gặp rủi ro tai nạn, không trở thành gánh nặng cho gia đình trước những rủi ro về bệnh hiểm nghèo, giảm gánh nặng và chuẩn bị một nguồn tài chính cần thiết nhằm trang trải các chi phí điều trị bệnh đang ngày càng gia tăng,…. Qua nghiên cứu 4 TĐTC trên, trong đó có 2 tập đoàn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và 2 tập đoàn trong lĩnh vực tài chính - bảo hiểm, có thể thấy mặc dù mỗi tập đoàn đều có hướng đi và cách thức tiếp cận thị trường khác nhau nhưng nhìn chung thành công của các tập đoàn ở khâu tổ chức tài chính, tiềm lực tài chính, chiến lược kinh doanh nhằm giành giật thị trường trước đối thủ cạnh tranh. Cấu trúc tổ chức của tập đoàn có thể phân thành 4 loại cơ bản: Cấu trúc đơn giản với việc công ty mẹ chi phối trực tiếp các công ty con thông qua việc nắm giữ cổ phần; cấu trúc kiểm soát đồng cấp là mô hình mà các công ty đồng cấp có thể có sự đầu tư kiểm soát lẫn nhau; cấu trúc kiểm soát bắc cầu với việc công ty mẹ có thể đầu tư trực tiếp vào công ty cháu (công ty con cấp 2) do công ty cháu có tầm quan trọng đặc biệt cần phải có sự kiểm soát trực tiếp từ công ty mẹ; cấu trúc hỗn hợp là mô hình phức tạp về sở hữu, có sự kết hợp của tất cả các quan hệ sở hữu cổ phần ở các mô hình trên và thường được thấy ở tập đoàn công nghiệp đa quốc gia.

      Bảng 5: Kết quả kinh doanh của Citigroup từ năm 2002 - 2006
      Bảng 5: Kết quả kinh doanh của Citigroup từ năm 2002 - 2006

      MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

      Một số đề xuất phát triển Tập đoàn tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt 1. Hiện trạng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam

        Bảo Việt cần tập trung vào các công việc chính như: phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phù hợp với yêu cầu phát triển của TĐTC; bảo hiểm kinh doanh đa ngành; tăng cường và đổi mới ứng dụng tin học trong quản lý, trong đó chú trọng xây dựng hệ thống tin học quản lý điều hành chung cho cả Tập đoàn và đổi mới ứng dụng tin học quản lý tài chính kế toán, tin học quản lý các lĩnh vực kinh doanh mới như bảo hiểm nhân thọ, ngân hàng, quản lý quỹ. Bên cạnh đó, tập đoàn cũng nghiên cứu thiết kế các sản phẩm bảo hiểm mới mà thị trường Việt Nam chưa triển khai như bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm…; thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ trong việc triển khai các sản phẩm mới; mặt khác, cần rà soát lại toàn bộ danh mục sản phẩm hiện có của Bảo Việt để có những cải tiến, kết cấu lại sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và đặc thù của Bảo Việt. - Về dịch vụ khách hàng: xây dựng các giải pháp cung cấp dịch vụ khách hàng liên hoàn và đồng bộ trong suốt một chu trình bảo hiểm, từ khâu khai thác, giám định, bồi thường tới các dịch vụ giá trị tăng thêm sau bán hàng; xây dựng, củng cố mạng lưới tiếp nhận khai báo tai nạn, giải quyết bồi thường; Thiết lập đường dây nóng hoặc trung tâm dịch vụ khách hàng qua điện thoại nhằm giải đáp mọi thắc mắc và đưa ra ý kiến tư vấn cho khách hàng một cách kịp thời đối vớí mọi vấn đề liên quan tới sản phẩm của Bảo Việt.

        Bảo Việt cần chuyên nghiệp hoá hoạt động đầu tư tài chính, đa dạng hoá danh mục đầu tư (đầu tư vào thị trường tiền tệ, bất động sản, chứng. khoán, đầu tư vào cho các tổ chức là khách hàng của Bảo Việt nhằm mục đích hỗ trợ khai thác bảo hiểm…); tăng cường kiểm soát rủi ro trước và sau khi đưa ra quyết định đầu tư để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn đầu tư; cân đối dòng tiền tạo ra từ hoạt động đầu tư tài chính với nhu cầu chi trả bảo hiểm để quản lý rủi ro mất cân đối giữa tài sản và trách nhiệm.

        Giải pháp xây dựng Tập đoàn tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam 1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng Tập đoàn tài chính

          Môi trường, thể chế phục vụ các hoạt động của TĐKT chưa hoàn thiện, chất lượng thấp, không phù hợp với thông lệ quốc tế… Hơn thế, việc thành lập ồ ạt, mang tính phong trào và mệnh lệnh hành chính các Tổng công ty 90, 91 thời gian qua đã và đang lộ dần những bất cập về phương thức quản trị và điều hành TĐKT, nhất là quản trị và điều hành mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con; hiệu quả kinh tế chưa đạt được mục tiêu như mong đợi. Hiện nay, trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, không chỉ có loại hình NHTM nhà nước, mà xuất hiện khá nhiều loại hình sở hữu khác, như NHTM cổ phần đô thị, NHTM nông thôn, ngân hàng liên doanh… Đặc biệt, sự xuất hiện của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; các văn phòng đại diện tài chính, tín dụng nước ngoài tại Việt Nam, chứng tỏ chủ trương đa dạng hoá loại hình sở hữu ngân hàng của Đảng, Nhà nước ta đã và đang được thực thi và đó cũng là một minh chứng thể hiện sự cam kết của Chính phủ trong quá trình tự do hoá dịch vụ ngân hàng. • Về chính sách phát triển các tổ chức tín dụng, bên cạnh việc cổ phần hoá các NHTM Nhà nước, Nhà nước cần có định hướng cho phép một số NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần lớn xây dựng, hình thành các TĐTC - NH với phạm vi kinh doanh đa năng bao trùm hầu hết các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, cho thuê tài chính, phát hành thẻ, quản lý tài sản… Việc hình thành các TĐTC - NH lớn là xu hướng chung ở nhiều nước trên thế giới.

          • Để mô hình TĐTC - NH có tính khả thi cao, với tư cách là cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng và ban hành các quy chế dưới luật định về cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành của tập đoàn ngân hàng theo thông lệ quốc tế để đảm bảo có thể giám sát hoạt động của TĐTC - NH và sự an toàn cho cả hệ thống ngân hàng, cũng như đảm bảo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh và minh bạch trong lĩnh vực ngân hàng.