KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAMKINH NGHIỆM XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAMKINH NGHIỆM XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAMKINH NGHIỆM XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAMKINH NGHIỆM XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAMKINH NGHIỆM XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAMKINH NGHIỆM XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAMKINH NGHIỆM XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
NGUYỄN NGỌC HUYỀN
HÀ NỘI - 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 8340121
HỌ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN NGỌC HUYỀN NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS VŨ THÀNH TOÀN
HÀ NỘI - 2018
Trang 3CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC 5
1.1 Khái niệm và đặc điểm dịch vụ giáo dục đại học 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Đặc điểm 9
1.2 Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học 14
1.2.1 Xuất khẩu dịch vụ 14
1.2.2 Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học 15
1.3 Vai trò của xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học đối với các quốc gia 19
1.3.1 Vai trò đối quốc gia cung cấp dịch vụ 19
1.3.2 Vai trò đối với quốc gia tiếp nhận dịch vụ 20
1.4 Tình hình xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học trên thế giới trong thời gian vừa qua 22
CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC CỦA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY 25
2.1 Thực trạng xuất khẩu dịch vụ giáo dục của Mỹ 25
2.1.1 Vài nét chung về nền giáo dục đại học tại Mỹ 25
2.1.2 Thực trạng xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Mỹ 27
2.1.3 Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Mỹ 31
2.2 Thực trạng xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Australia 32
2.2.1 Vài nét chung về nền giáo dục đại học tại Australia 32
2.2.2 Thực trạng xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Australia 35
2.2.3 Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Australia 41
2.3 Thực trạng xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Singapore 43
2.3.1 Vài nét chung về nền giáo dục đại học tại Singapore 43
2.3.2 Thực trạng xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Singapore 45
2.3.3 Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Singapore 49
Trang 42.4.1 Vài nét chung về nền giáo dục đại học tại Trung Quốc 50
2.4.2 Thực trạng xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Trung Quốc 53
2.4.3 Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Trung Quốc 57
CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM 59
3.1 Tổng quan về giáo dục đại học của Việt Nam 59
3.1.1 Tổng quan về giáo dục đại học của Việt Nam 59
3.1.2 Quy mô giáo dục đại học Việt Nam 61
3.2 Tình hình xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học ở Việt Nam 63
3.3 Những vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu giáo dục đại học của Việt Nam 67
3.3.1 Phương pháp giảng dạy tại đại học 68
3.3.2 Chất lượng đầu ra của đại học 69
3.3.3 Chương trình đào tạo 69
3.3.4 Chất lượng đội ngũ giảng viên 70
3.4 Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giáo dục Việt Nam từ kinh nghiệm các quốc gia 71
3.4.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo 71
3.4.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên 73
3.4.3 Tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học 73
3.4.4 Thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo 74
3.4.5 Nhóm giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu 75
Trang 5Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Luận văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này
Học viên
Nguyễn Ngọc Huyền
Trang 6Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới giáo viên hướng dẫn thầy giáo TS Vũ Thành Toàn đã chỉ bảo em trong suốt thời gian hoàn thành luận văn Nhờ sự chỉ bảo nhiệt tình và tận tâm của thầy, em không những có thể hoàn thành luận văn mà còn có thể hoàn thiện thêm về hiểu biết của mình trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đặc biệt là xuất nhập khẩu dịch
vụ
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Ngọc Huyền
Trang 7Tên viết tắt Giải thích
DEEWR Department of Education, Employment and Workplace Relations
Bộ Giáo dục, Nhân dụng và Quan hệ công sở Australia AAS Australia Awards Scholarships Học bổng Chính phủ Australia
AEI
Australian Education International
Cơ quan Giáo dục Quốc tế Australia
AHEGS
Australian Higher Education Graduation Statement Tuyên bố về Tốt nghiệp trong Giáo dục Đại học Australia
AIEC Australian International Education Conference
Hội nghị Giáo dục Quốc tế Australia
AQF Australian Qualifications Framework
Hệ thống Văn bằng Australia
ARC Australian Research Council
Hội đồng Nghiên cứu Australia
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
CPC Central Product Classification
Phân loại các sản phẩm chủ yếu
Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GATS General Agreement on Trade in Services
Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ
Trang 8GD - ĐH Giáo dục – đại học
HECS
Higher education contribution scheme
Kế hoạch Đóng góp cho Giáo dục Đại học
HELP Higher Education Loan Program
Chương trình Cho vay cho Giáo dục Đại học
HESA Higher Education Support Act 2003
Đạo luật Hỗ trợ Giáo dục Đại học năm 2003
IIE Institute of International Education
Viện giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ
IMF International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế IPRS
The International Postgraduate Research Scholarships Học bổng Nghiên cứu Quốc tế Sau đại học
OECD Organization for Economic Cooperation and Development
Tổ chức hơp tác và phát triển quốc tế
Trang 9ảng 2.1 Số lượng sinh viên du học tại Mỹ từ 1954 - 2016 26
ảng 2.2 Thống kê t lệ sinh viên du học tại Singapore năm 2015 44
iểu đồ 2.1 Cơ cấu ngành dịch vụ tại Mỹ trong năm 2015 27
iểu đồ 2.2 Cơ cấu sinh viên đến du học tại Mỹ năm 2016 28
iểu đồ 2.3 T lệ ngành sinh viên theo học tại đại học Mỹ năm 2016 29
iểu đồ 2.4 Trợ cấp cho giáo dục qua các năm theo từng nguồn tại Úc 34
iểu đồ 2.5 Mức chi ngân sách giáo dục qua các năm tại Singapore 47
iểu đồ 2.6 Số lượng sinh viên du học tại Trung Quốc năm 2016 51
iểu đồ 2.7 T lệ sinh viên du học Trung Quốc năm 2014 55
iểu đồ 3.1 Số lượng giảng viên phân theo trình độ chức danh 63
Trang 10Đề tài: “Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”
Những kết quả nghiên cứu đạt được:
Thứ nhất, luận văn đã khái quát rõ hơn những vấn đề lý luận cơ sở về xuất khẩu dịch vụ đặc biệt là xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học Đưa ra một số thực trạng về tình hình giáo dục đại học trên thế giới qua giai đoạn vừa qua
Thứ hai, thông qua việc phân tích về tình hình xuất khẩu dịch vụ giáo dục của các nước Mỹ, Australia, Singapore và Trung Quốc, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình xuất khẩu dịch vụ này trên thế giới đặc biệt là tại các quốc gia
có nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới và dịch vụ xuất khẩu giáo dục đại học đóng góp đáng kể đến thu nhập quốc gia Từ đó có thể đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm mà các quốc gia trên đã đạt được cũng như còn phải đối mặt giải quyết
Thứ ba, luận văn nêu ra thực trạng hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục nói riêng cũng như dịch vụ giáo dục nói chung tại Việt Nam Từ đó, chúng ta sẽ có sự
so sánh và liên hệ thực tế giữa các quốc gia trên thế giới với nền giáo dục của Việt Nam Cũng từ đó đưa ra một số kiến nghị để cải tiến một số những nhược điểm mà Việt Nam vẫn còn gặp phải
Trang 11
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển của một quốc gia, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng Giáo dục đại học đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao, trở thành nguồn sản xuất tri thức mới không thể thiếu cho xã hội “Dịch vụ giáo dục đại học” đem lại rất nhiều lợi ích cho các quốc gia, đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân của một đất nước
Rất nhiều các quốc gia trên thế giới hiện nay đã đầu tư vào việc phát triển hệ thống giáo dục đại học như là một ngành dịch vụ chính Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ GATS ra đời đã tạo cơ sở thúc đẩy cung cấp dịch vụ giáo dục đại học ra khỏi biên giới của một quốc gia hay còn gọi là “Xuất khẩu giáo dục đại học” Xuất khẩu giáo dục đại học đã trở thành lời giải cho rất nhiều khó khăn về mặt tài chính trong giáo dục cũng như đảm bảo nguồn lực chất lượng cao ở nhiều nước
Là một đất nước đang phát triển, tuy đi sau về nhiều mặt nhưng Việt Nam lại có cơ hội học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các nước đi trước để có thể hoàn thiện loại hình xuất khẩu vô cùng mới mẻ này Ở Việt Nam, xuất khẩu giáo dục đại học vẫn là một khái niệm còn khá xa lạ Cùng với nhiều nước trong khu vực Asean như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines… Việt Nam đã và đang thực hiện đổi mới, cải cách giáo dục đại học theo hướng chuẩn hóa, hình thành hệ thống bảo đảm chất lượng đại học với nhiều tiêu chí và chuẩn mực Tuy mặt bằng chung giáo dục Việt Nam còn chưa cao, song tiềm năng phát triển loại hình dịch vụ này rất lớn
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về “KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU DỊCH VỤ
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM” là cần thiết trong bối cảnh hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu
Xuất khẩu dịch vụ giáo dục là một trong những đề tài được khá nhiều những nhà nghiên cứu về giáo dục trong nước và các quốc gia trên thế giới nghiên cứu Mặc dù vậy, các nghiên cứu thường hay hướng tới các vấn đề về định hướng xuất khẩu giáo dục, những thành công trong xuất khẩu giáo dục và gợi ý để phát triển
Trang 12giáo dục Các nghiên cứu tổng hợp và đánh giá cụ thể để đưa ra những ưu điểm nhược điểm về xuất khẩu giáo dục đại học còn khá ít
Nghiên cứu của tác giả Đinh Văn Toàn (2016), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội về “Hợp tác đại học trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam” đã chỉ ra việc liên kết với một số trường trên thế giới để xuất khẩu giáo dục là một xu hướng của giáo dục thế giới và tác giả đưa ra một số biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu giáo dục
Bài viết “Nền giáo dục Mỹ và một số vấn đề gợi mở cho giáo dục đại học Việt Nam” của tác giả Lê Hoàng Việt Lâm – Trường Đại học An ninh nhân dân TP Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam” đã làm rõ được về hệ thống cấu trúc và một số định hướng trong phát triển giáo dục đại học tại Mỹ Cách thức mà Mỹ mở rộng ảnh hưởng của giáo dục đại học của mình đến với các quốc gia trên thế giới Từ đó đưa
ra một số gợi ý cho các trường đại học tại Việt Nam
Nghiên cứu về “Một số kinh nghiệm trong xuất nhập khẩu giáo dục tại Cộng hòa liên bang Đức” của TS Nguyễn Văn Cường đã có khẳng định rằng, xuất khẩu giáo dục là một trong những vấn đề khá được quan tâm, nghiên cứu đã đưa ra một
số những kinh nghiệm mà nước Đức đã làm để có thể phát triển giáo dục đại học trong nước nói chung cũng như dịch vụ xuất khẩu đại học nói riêng
Ngoài ra còn có các nghiên cứu khác về xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học trên thế giới khác, chủ yếu các nghiên cứu thường là phân tích về tình hình xuất khẩu dịch
vụ giáo dục và thực trạng của những quốc gia này như nghiên cứu “Analysis of Australia’s Education exports” (2010) chỉ ra tình hình xuất khẩu giáo dục của họ thông qua những con số về mức tăng trưởng cũng như đóng góp của xuất khẩu giáo dục đại học trong tổng thu nhập quốc dân Hay bài nghiên cứu “Chinese regulations and education export of China” (2012) của Yuzhuo Cai, University of Tampere cũng đưa ra thực trạng và những giải pháp trong việc xuất khẩu giáo dục đại học của Trung Quốc
Các nghiên cứu về xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học rất đa dạng về đối tượng phạm vi cũng như mục đích nghiên cứu Kế thừa những kết quả nghiên cứu
Trang 13của các nhà nghiên cứu trước đó về cơ sử lý luận, phương pháp nghiên cứu, dựa vào
sự tổng hợp đánh giá các số liệu đã thu thập được, từ đó đưa ra một vài những giải pháp có thể giúp dịch vụ xuất khẩu đại học tại Việt Nam được cải tiến hơn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, đánh giá hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục của một số quốc gia trên thế giới cụ thể là: Mỹ, Australia, Singapore và Trung Quốc
Đánh giá những thành công và hạn chế của hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục tại các quốc gia nêu trên
Từ kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra những đề xuất và giải pháp cho Việt Nam để phát triển xuất khẩu dịch vụ này
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học ở Mỹ, Australia, Singapore, Trung Quốc và Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Xuất khẩu dịch vụ giáo dục dựa trên các số liệu và nghiên cứu qua các năm từ năm 1950 đến năm 2016
5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính dựa trên cơ sở dữ liệu và thông tin liên quan tới xuất khẩu dịch vụ giáo dục tại Mỹ, Australia, Singapore, Trung Quốc
và Việt Nam Nguồn thông tin sử dụng chủ yếu là thông tin thứ cấp, từ đó dùng các công cụ như so sánh, thống kê, phân tích… và từ đó đưa ra các nhận định và kết luận có giá trị khoa học
6 Kết cấu luận văn
Ngoài các phần như lời cam đoan, lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu hình vẽ, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài luận văn bao gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu dịch vụ giáo dục
Chương 2: Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ giáo dục của các nước phát triển trên thế giới hiện nay
Trang 14Chương 3: ài học kinh nghiệm và một số giải pháp cho xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Việt Nam
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1.1.1 Khái niệm
Ngày nay, trong cơ cấu của một nền kinh tế hiện đại tại hầu hết các quốc gia thì ngành dịch vụ đóng một vai trò rất quan trọng Khu vực dịch vụ đã trở thành trọng tâm chiến lược đầu tư phát triển của hầu hết các quốc gia Chính vì vây, dịch
vụ và những vấn đề liên quan đã thu hút sự chú ý của không chỉ những nhà hoạch định chính sách, những nhà kinh tế học và nhà kinh doanh, mà gần như tất cả mọi người Cụm từ “dịch vụ” tuy xuất hiện rất nhiều và vô cùng quen thuộc trong cuộc sống thường ngày, nhưng cho đến nay, dường như vẫn chưa có một khái niệm chung thống nhất về dịch vụ Đối với mỗi quốc gia với trình độ phát triển kinh tế khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau, mỗi nguồn nghiên cứu khác nhau từ
đó đem lại những cách hiểu và phân loại khác nhau
Adam Smith đã định nghĩa về dịch vụ như sau: “Dịch vụ là những nghề hoang phí nhất trong tất cả các nghề như cha đạo, luật sư, nhạc công, ca sỹ opera, vũ công… Công việc của tất cả bọn họ tàn lụi đúng lúc nó được sản xuất ra” Từ định nghĩa trên, ta có thể nhận thấy rằng Adam Smith muốn nhấn mạnh đến khía cạnh
“không lưu giữ được” của sản phẩm dịch vụ, tức là được sản xuất và tiêu thụ đồng thời
Theo quan điểm của nhà kinh tế Allan Fisher và Colia Clark dịch vụ được coi
là ngành kinh tế thứ ba, tức là các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai ngành công nghiệp và nông nghiệp Clark đưa ra khái niệm dịch vụ là “các dạng hoạt động kinh
tế không được liệt kê vào ngành thứ nhất và ngành thứ hai (công nghiệp và nông nghiệp)” Tuy nhiên khái niệm này không có sự phân biệt rõ ràng giữa các ngành nên có những hoạt động không thống nhất được phải xếp vào ngành nào, ví dụ hoạt động xây dựng từ trước người ta vẫn xếp vào ngành công nghiệp nhưng đến nay người ta lại chuyển chúng sang ngành dịch vụ
Trang 16Theo Từ điển Tiếng Việt: “Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công” [Từ điển Tiếng Việt,
Một số nhà nghiên cứu của Việt Nam lại căn cứ vào những đặc điểm nổi bật
và những khác biệt giữa dịch vụ với hàng hoá để đưa ra khái niệm về dịch vụ như sau: “Dịch vụ là các hoạt động của con người được kết tinh thành các loại sản phẩm
vô hình và không thể cầm nắm được” (Nguyễn Thị Mơ, 2005) Theo cách tiếp cận tương tự, Hồ Văn Vĩnh (2006) cho rằng: “Dịch vụ là toàn bộ các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người mà sản phẩm của nó tồn tại dưới hình thái phi vật thể” Hai cách hiểu trên về cơ bản là giống nhau, bởi cả hai đều đưa ra những đặc điểm cơ bản của dịch vụ Thứ nhất, dịch vụ là một “sản phẩm”, là kết quả của quá trình lao động và sản xuất nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người Quá trình cung cấp dịch vụ gắn liền với sự tiếp xúc giữa người sản xuất và người tiêu dùng dịch vụ Thứ hai, khác với hàng hoá là vật hữu hình, dịch vụ có tính
vô hình, phi vật thể
Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) của WTO không đưa ra một khái niệm cụ thể mà liệt kê dịch vụ thành 12 ngành lớn và 155 phân ngành; trong khi Liên hợp quốc lại điều chỉnh lĩnh vực này thông qua Hệ thống phân loại theo ngành tiêu chuẩn quốc tế và phân loại các sản phẩm chủ yếu
Như vậy, mặc dù khái niệm về dịch vụ chưa được thống nhất một cách rộng rãi, nhưng với ý nghĩa kinh tế và thương mại, trong nghiên cứu này, chúng ta có thể hiểu về dịch vụ như sau:
Dịch vụ là sản phẩm của lao động, không tồn tại dưới hình thái vật thể, được tiêu dùng đồng thời với quá trình cung cấp, nhằm thỏa mãn nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng và sức khỏe con người
Trang 17Trong các ngành dịch vụ hiện đang phát triển trên thế giới thì dịch vụ giáo dục
là một trong những ngành khá quan trọng Dịch vụ giáo dục tác động khá nhiều đến một quốc gia không chỉ về kinh tế mà còn là về sự phát triển trình độ và nhận thức của quốc gia đó Giáo dục là một ngành không giống với các ngành dịch vụ thông thường khác Các tổ chức kinh tế thế giới cũng coi giáo dục là loại hình dịch vụ đặc biệt, một loại dịch vụ vừa có đảm bảo phải có lãi, vừa phi lợi nhuận, vừa phân khúc thị trường, vừa mang tính đại chúng
“Tính đặc thù của sản xuất giáo dục là do ba đặc tính cơ bản của nó quyết định, bao gồm giáo dục là ngành sản xuất có tính nền tảng, giáo dục là ngành sản xuất gián tiếp và giáo dục là ngành sản xuất có hiệu quả rất lâu dài” (Đặng Huỳnh Mai, 2010)
Hiện nay, vẫn có những quan điểm cho rằng giáo dục chỉ nên là một dịch vụ công cộng do Nhà nước cung cấp, không nên đưa vào buôn bán, trao đổi Khi tính thương mại của giáo dục càng cao, những nhà cung cấp dịch vụ giáo dục có xu hướng chạy đua theo lợi nhuận mà xem nhẹ chất lượng đầu ra Điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận không nhỏ giới trẻ theo học tại các cơ sở này Mặc
dù vậy trên thực tế, quan niệm đó không hoàn toàn đúng đắn Trên thị trường giáo dục mở cửa hiện nay, trường học muốn thu hút sinh viên, thu về lợi nhuận thì phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo Chất lượng giáo dục được coi là yếu tố quan trọng nhất, quyết định danh tiếng và khả năng cạnh tranh của các cơ sở giáo dục trên thị trường Đây có thể được xem là hiệu ứng tích cực của thương mại hóa giáo dục Thêm vào đó, dịch vụ giáo dục cũng đóng góp một khoản không nhỏ vào thu nhập quốc dân Chính những quan niệm tiêu cực, không đúng đắn về thương mại hóa giáo dục khiến rất nhiều quốc gia bỏ lỡ một lĩnh vực đầu tư tiềm năng Tính thương mại trong giáo dục vừa tạo môi trường cạnh tranh từ đó có thể nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, vừa tạo nguồn thu đáng kể trong thu nhập quốc dân của một quốc gia
Trang 18Theo hệ thống phân loại dịch vụ của GATS1, dịch vụ giáo dục là ngành dịch
vụ thứ 5 và được chia làm 4 phân ngành: dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở, giáo dục bậc cao, giáo dục cho người lớn, các dịch vụ giáo dục khác
Ta có thể thấy rằng, giáo dục đại học là một bậc học trong hệ thống giáo dục nói chung Ngân hàng Thế giới (World ank) đã đưa ra khái niệm về dịch vụ giáo dục đại học như sau: “Giáo dục đại học là dịch vụ giáo dục bậc cao, được tiêu dùng sau khi đã hoàn thành bậc học giáo dục trung học”
Theo Phân loại Giáo dục Chuẩn Quốc tế (ISCED) 2011 của UNESCO, giáo dục đại học thuộc cấp 5, 6, 7 và 8
ISCED Cấp 5: Giáo dục đại học ngắn hạn (Short-cycle tertiary education): Đây là giai đoạn thứ nhất của giáo dục đại học, bao gồm những chương trình có thời gian ít nhất 2 năm Chương trình giáo dục cấp 5 thường cung cấp kiến thức nghề nghiệp thực hành cụ thể, đồng thời tạo tiền đề học lên các cấp độ khác cao hơn ISCED Cấp 6: Đại học (cử nhân và tương đương) ( achelor’s or equivalent level): Chương trình ở cấp độ này có thời gian 3-4 năm; thường dựa trên lý thuyết
và hướng tới kiến thức khoa học cấp độ trung bình hoặc kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn căn bản Cơ sở giáo dục cấp 6 thường là trường đại học và học viện ISCED Cấp 7: Cao học (Master’s or equivalent level) Giai đoạn hai của giáo dục đại học, cung cấp kiến thức chuyên môn sâu hoặc kỹ năng nghề nghiệp bậc cao
và được cấp chứng chỉ cấp độ hai Chương trình học có thể yêu cầu tiến hành nghiên cứu nhưng nghiên cứu ở cấp độ này chưa đủ để cấp bằng tiến sĩ
ISCED Cấp 8: Tiến sĩ (Doctoral or equivalent level): Các chương trình tiến sĩ tập trung vào các nghiên cứu chuyên ngành nâng cao chứ không chú trọng bồi dưỡng kiến thức như những khóa học thông thường ISCED cấp 8 bao gồm việc nộp và phản biện một luận văn chất lượng, có ý nghĩa quan trọng cho một ngành nào đó
Như vậy, giáo dục đại học bao gồm tất cả những chương trình học thuật sau khi hoàn thành chương trình phổ thông, thường được diễn ra tại các trường đại học,
Trang 19
viện đại học, viện công nghệ và cao đẳng Giáo dục đại học bao gồm nhiều cấp học khác nhau, trang bị cho học viên kiến thức và kỹ năng nâng cao cần thiết để bước vào thị trường lao động Trong nền kinh tế tri thức hiện đại, trình độ đại học là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển giáo dục của một quốc gia
1.1.2 Đặc điểm
Để hiểu rõ hơn nữa về dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ giáo dục, ta sẽ tìm hiểu về những đặc điểm chung của dịch vụ và dịch vụ giáo dục đại học nói riêng, từ đó sẽ
có cái nhìn và sự hiểu biết rõ hơn nữa
1.1.2.1 Đặc điểm chung của ngành dịch vụ
Ta có thể thấy rằng, dịch vụ là kết quả của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau Tuy nhiên, khác với hàng hóa
có tính vật chất, dịch vụ là vô hình và phi vật chất Sự khác biệt này được thể hiện
cụ thể ở một số những đặc điểm quan trọng sau:
- Tính chất vô hình (Intangibility):
Khác với sản phẩm vật chất, dịch vụ không thể dùng các giác quan thông thường để nhận biết được chúng Cung cấp dịch vụ thường hay gắn với cơ sở vật chất hoặc hàng hóa hữu hình như việc trả tiền cho sự phục vụ chứ không phải cho các yếu tố hữu hình Ví dụ khi khách thanh toán dịch vụ là thanh toán cho sự phục
vụ của nhà hàng, còn đồ ăn trong bữa ăn đó chỉ là cơ sở vật chất phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ ấy của nhà hàng Khách hàng không thể biết được chất lượng dịch
vụ trước khi tiêu dùng nó
Để có thể tìm được những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn nhu cầu của mình, người tiêu dùng chỉ có thể tìm kiếm các dấu hiệu chứng tỏ chất lượng dịch vụ cung ứng đó, như thương hiệu, giá cả hay sự mô tả về cảm nhận dịch vụ đó của các khách hàng đã tiêu dùng dịch vụ hoặc qua thông tin quảng cáo
- Tính không đồng nhất và khó xác định chất lượng (Inconsistency):
Tính không đồng nhất có thể hiểu là tính dễ thay đổi trong chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào người cung ứng, thời gian, địa điểm cung ứng và tình trạng của người tiêu dùng dịch vụ Cùng một người cung ứng nhưng tâm lý,
Trang 20sức khỏe, kiến thức xã hội vào thời điểm khác nhau thì chất lượng cũng sẽ khác nhau
- Tính không thể tách rời (Insaparability): Tính không thể tách rời của dịch vụ
có thể hiểu là sự không tách rời giữa quá trình sản xuất và tiêu thụ dịch vụ Đây là điểm khác biệt căn bản giữa dịch vụ và hàng hóa Việc sản xuất dịch vụ chỉ được thực hiện khi khách hàng có mặt tại nơi cung cấp dịch vụ, tiếp nhận, tiêu dùng sản phẩm
- Tính không lưu trữ được (Inventory): Phần lớn dịch vụ không thể lưu kho cũng không thể cất trữ Nếu cầu vượt quá cung thì không thể bù đắp phần thiếu hụt như trong thương mại hàng hóa là lấy hàng dự trữ trong kho ra tiêu thụ Ngược lại khi cầu giảm thì không thể cất trữ dịch vụ phòng cho lúc cao điểm
Nếu căn cứ vào tính chất của dịch vụ khi cung cấp, ta có thể phân dịch vụ
thành 2 loại:
- Dịch vụ gắn với hoạt động sản xuất, phục vụ sản xuất, dịch vụ mang tính trung gian như dịch vụ vận tải hàng hóa, dịch vụ thông tin liên lạc, dịch vụ tài chính, dịch vụ phân phối, dịch vụ kinh doanh
- Dịch vụ gắn với tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng như dịch vụ du lịch, dịch vụ y tế, dịch vụ sức khỏe, dịch vụ giải trí, dịch vụ thể dục, thể thao…
Ngoài ra, ta có thể căn cứ vào mục đích cung cấp dịch vụ, có thể phân loại
dịch vụ thành:
- Dịch vụ mang tính thương mại: là dịch vụ được cung cấp trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà cung cấp khác nhau, nhằm vào mục đích thương mại và kinh doanh
- Dịch vụ công hay dịch vụ của chính phủ: là những dịch vụ được cung cấp trên cơ sở độc quyền, có tính chất phục vụ của chính phủ, không dựa trên cơ sở cạnh tranh và không nhằm vào mục đích thương mại và kinh doanh
Theo Ủy ban Thống kê của Liên hợp quốc thì dịch vụ được phân loại theo 2 cách: Hệ thống phân loại theo ngành tiêu chuẩn quốc tế (International Standardindustrial Classification –ISIC) và Phân loại các sản phẩm chủ yếu (Central
Trang 21Products Classification – CPC) Hai cách phân loại này được các quốc gia và các tổ chức quốc tế trên thế giới thừa nhận và sử dụng
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng có cách phân loại giao dịch dịch vụ quốc tế khác biệt Cách phân loại giao dịch dịch vụ quốc tế của IMF được coi là cơ sở để thống kê thương mại dịch vụ quốc tế Mức độ chi tiết về phân loại dịch vụ giữa các nước cũng khác nhau chủ yếu dựa vào thu nhập và chi tiết hóa số liệu
Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) phân loại dịch vụ theo Hiệp định chung
về thương mại dịch vụ (GATS) Cách phân loại này khá đơn giản, dễ theo dõi và phục vụ tốt cho đàm phán thương mại dịch vụ quốc tế
Hệ thống phân loại theo GATS được đưa ra trong Vòng đàm phán Uruguay nhằm hỗ trợ tốt nhất cho đàm phán tự do hóa lĩnh vực thương mại dịch vụ Toàn bộ lĩnh vực dịch vụ được chia ra 12 ngành và 155 phân ngành
Trang 22Từ những đặc điểm trên của ngành dịch vụ, ta có thể thấy rằng dịch vụ giáo dục đại học cũng mang những đặc tính cơ bản của dịch vụ nói chung: tính vô hình, tính không ổn định và tính không tách rời Bên cạnh đó còn mang những đặc trưng riêng của ngành như: tính xã hội, tính tích lũy, cung cấp bởi khu vực công và tư, ngoại ứng tích cực, khó tăng năng suất lao động
- Tính vô hình (intangibility):
Giáo dục là một hoạt động không thể hiện kết quả một cách hữu hình rõ ràng Chúng ta không thể lấy kết quả ra cầm nắm hay đem ra cân đo đong đếm được Đánh giá chất lượng giáo dục là đánh giá sự nhận thức, suy nghĩ của con người, do vậy cần một quá trình nhất định Thành công hay hạn chế lại tùy thuộc vào quan điểm nhận xét của các bên
- Tính không tách rời (inseperability):
Trong giáo dục theo phương pháp truyền thống, quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ diễn ra đồng thời, ví dụ như khi giáo viên giảng bài (cung cấp dịch vụ) thì học sinh tiếp nhận kiến thức (sử dụng dịch vụ) Chính vì vậy, muốn giáo dục đạt hiệu quả cao cần sự tương tác và hỗ trợ của cả người dạy và người học
- Tính không ổn định (inconsistency):
Cũng như những dịch vụ khác, chất lượng giáo dục cũng phụ thuộc vào nhà cung ứng, thời gian và địa điểm tiến hành cung ứng Ngay cả trong cùng một trường đại học, chất lượng đào tạo các chuyên ngành khác nhau có thể không đồng nhất Thậm chí ở cùng một chuyên ngành khi nó được giảng dạy bởi những giáo viên với kinh nghiệm, trình độ và cách thức truyền đạt khác nhau, chất lượng bài giảng cũng rất khác nhau Ngay cả khi cùng là một giảng viên thì không phải lúc nào họ cũng trình bày một bài giảng với chất lượng như nhau, điều đó còn phụ thuộc vào tâm lí của người dạy và người học tại những thời điểm khác nhau
- Tính xã hội
Bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu cụ thể cho từng cá nhân, từng đối tượng khách hàng thì dịch vụ giáo dục mang lại những giá trị văn hóa, đạo đức, duy trì sự gắn kết và ổn định của xã hội Vì vậy mà nhiều chính phủ đã thực hiện chương trình phổ cập giáo dục, tối thiểu là cấp tiểu học để mọi công dân đều biết đọc, biết viết
Trang 23Đây chính là tính xã hội – mặt phi thương mại của dịch vụ giáo dục Càng lên các bậc học cao hơn, sự tham gia của xã hội càng giảm, càng ít người học Tính xã hội vẫn còn, tuy nhiên tính thương mại ngày càng thể hiện rõ và lấn át hơn
- Tính tích lũy
Khi người học tiếp nhận dịch vụ từ người dạy, người học sau khi tiêu thụ xong vẫn có thể lưu trữ được kiến thức, tích lũy sau nhiều năm và sử dụng trong tương lai Tri thức được bồi đắp, tích lũy trong nhiều năm sẽ trở thành kỹ năng lao động cần thiết, góp phần nâng cao năng lực làm việc, bồi dưỡng tư cách, phẩm chất đạo đức công dân
- Cung cấp bởi cả khu vực công và tư
Giáo dục lâu nay vẫn được coi là một lợi ích công nhằm đảm bảo sự công bằng cho toàn xã hội Tuy nhiên, do nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục, hơn nữa, Nhà nước không đủ điều kiện cung cấp nên rất nhiều trường tư đã ra đời Hệ thống trường tư tồn tại song song với trường công đã tạo nên một hệ thống giáo dục đa dạng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường giáo dục đại học Chất lượng đào tạo và trình độ giáo viên có thể khác nhau hoặc tương đương, tuy nhiên điểm nổi bật của các trường tư là cơ sở vật chất cùng trang thiết bị khang trang, hiện đại, số lượng sinh viên ít hơn, nhiều sự lựa chọn các dịch vụ đi kèm như: ăn uống, dã ngoại, đồng phục…
- Ngoại ứng tích cực trong giáo dục
Ngoại ứng tích cực xuất hiện khi một người tiến hành một hoạt động gây ảnh hưởng tốt đến người ngoài cuộc Giáo dục tạo ra ngoại ứng tích cực vì giáo dục không chỉ đem lại lợi ích cho công dân, mà còn đem lại lợi ích cho toàn xã hội Một công dân được giáo dục tốt, có trình độ chuyên môn cao sẽ luôn sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, cải tiến sản phẩm Những nghiên cứu của họ không chỉ có ích cho một vài cá nhân, mà cho cả cộng đồng vì những nghiên cứu này sẽ đóng góp vào kho tàng tri thức nhân loại Đây chính là những ngoại ứng tích cực trong giáo dục
Ngoài những đặc điểm chung của dịch vụ giáo dục, dịch vụ giáo dục đại học còn mang những đặc thù riêng Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa giáo dục đại học
Trang 24và các cấp học dưới đó Mục đích của tính chuyên môn hóa cao trong giáo dục là hướng nghiệp cho các sinh viên – lực lượng lao động tương lai Nếu như chương trình giáo dục tiểu học hay trung học tập trung cung cấp kiến thức cơ bản, nền tảng cho mọi ngành nghề thì chương trình giáo dục đại học lại đào tạo theo chuyên ngành Sinh viên sẽ được học những kiến thức và kỹ năng cụ thể cần thiết cho công việc sau này của mình Chuyên ngành đào tạo rất đa dạng, từ tài chính ngân hàng, xuất nhập khẩu, thuế, hải quan đến y học, kiến trúc Australia… Đại học là nơi tạo nên nguồn lao động chất lượng, có trình độ chuyên môn cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước
Từ những đặc điểm nêu trên, ta có thể thấy rằng, dịch vụ giáo dục là một bộ phận nằm trong dịch vụ, là một thành phần cấu tạo nên cơ cấu ngành dịch vụ Nó mang tất cả những đặc điểm chung và cần thiết của dịch vụ Bên cạnh đó dịch vụ giáo dục cũng có những đặc điểm riêng của ngành để có thể phân biệt được với các ngành khác Ngành giáo dục mang những đặc tính rất riêng biệt và có một vị trí rất đặc biệt trong xã hội vì nó không chỉ tác động đến hiện tại mà còn mang lại lợi ích lâu dài trong tương lai của một quốc gia Chính vì vậy việc tìm hiểu về dịch vụ giáo dục là rất cần thiết
1.2.1 Xuất khẩu dịch vụ
Ngày nay, dịch vụ đã trở thành đối tượng của thương mại với t trọng ngày càng tăng Khi thị trường thương mại dịch vụ được mở cửa, hoạt động trao đổi, mua bán dịch vụ ngày càng trở nên sôi động, phổ biến Gia nhập WTO cũng như các cộng đồng chung trên thế giới đồng nghĩa với việc rất nhiều doanh nghiệp dịch vụ nước ngoài sẽ tiếp cận thị trường trong nước và cạnh tranh mạnh mẽ với doanh nghiệp nội địa Đây là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cải tiến, đổi mới và hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng
Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ GATS không đưa ra khái niệm thương mại dịch vụ mà chỉ đưa ra bốn phương thức cung cấp dịch vụ Tuy nhiên, từ khái niệm thương mại hàng hóa, có thể hiểu thương mại dịch vụ như sau:
Trang 25“Thương mại dịch vụ là hành vi mua bán, cung cấp, trao đổi dịch vụ giữa các
cá nhân, tổ chức vì mục đích thương mại, trên cơ sở cạnh tranh” (Hoàng Văn Châu, 2011)
Sự trao đổi dịch vụ vì mục đích sinh lời khi vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia
sẽ trở thành thương mại dịch vụ quốc tế (International Tradein Service) Hiện nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa, thương mại dịch vụ quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ Trên cơ sở khái niệm về thương mại dịch vụ ở trên, ta có thể hiểu thương
mại dịch vụ quốc tế như sau: Thương mại dịch vụ quốc tế là sự trao đổi về dịch vụ
giữa pháp nhân hoặc thể nhân trong nước với pháp nhân hoặc thể nhân nước ngoài
vì mục đích thương mại Thương mại dịch vụ quốc tế cũng là mối quan hệ được
nhắc tới trong Hiệp định GATS, bởi bản chất của GATS là để điều chỉnh hoạt động mua bán, trao đổi dịch vụ giữa các quốc gia
1.2.2 Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học
Xuất khẩu là thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động buôn bán hàng hóa, dịch vụ với nước ngoài vì mục đích thương mại Xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng với mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Khác với khái niệm xuất khẩu hàng hóa thông thường, khái niệm xuất khẩu dịch vụ phức tạp hơn Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA- System of Natural Accounts) do Liên Hợp Quốc xây dựng
và Bảng cán cân thanh toán BOP (Balance of Payment) do Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã có một sự thống nhất khá cao về khái niệm xuất khẩu dịch vụ Khái niệm này dựa trên khái niệm cơ bản về người cư trú và người phi cư trú “Xuất khẩu dịch
vụ là việc người cư trú cung cấp dịch vụ cho người phi cư trú vì mục đích thương mại” Trong đó, “một chủ thể được gọi là người cư trú ở một quốc gia nếu có lợi ích kinh tế giao dịch với quy mô đáng kể trong thời gian một năm trở lên tại quốc gia
đó Những chủ thể không phải người cư trú ở quốc gia đó là người phi cư trú”
Ta có thể thấy rằng, xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học là một loại hình của xuất khẩu dịch vụ Tuy nhiên nếu định nghĩa xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học trên cơ sở về người cư trú và người phi cư trú thì sẽ rất dễ lầm tưởng rằng xuất khẩu giáo dục chỉ bao gồm phương thức xuất khẩu thứ hai (Tiêu dùng ngoài lãnh thổ) mà
bỏ sót ba phương thức còn lại
Trang 26Cho đến nay, “Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học” vẫn còn xa lạ với rất nhiều người Trong bối cảnh thị trường giáo dục đại học ngày càng phát triển như hiện nay, “giáo dục đại học xuyên biên giới” thường được đề cập đến nhiều hơn Jane Knight (2006), tiến sĩ Học viện Nghiên cứu Giáo dục Ontario cho rằng :
“Giáo dục đại học xuyên biên giới là giáo dục trong trường hợp người dạy, người học, chương trình, nhà cung cấp hoặc tài liệu học tập qua biên giới quốc gia Giáo dục qua biên giới có thể bao gồm giáo dục đại học cung cấp bởi cơ sở đào tạo công hoặc tư, vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận; bao gồm nhiều phương thức, từ mặt đối mặt (như việc sinh viên đi học ở nước ngoài hay các chi nhánh trường đại học ở nước ngoài) đến phương thức học từ xa (sử dụng công nghệ như học trực tuyến)” Cách hiểu của Jane Knight thiên về xuất khẩu theo ba phương thức đầu (Cung cấp qua biên giới, tiêu dùng ngoài lãnh thổ, hiện diện thương mại) mà không nhắc đến phương thức thức thứ tư (hiện diện thể nhân)
Trên cơ sở khái niệm xuất khẩu dịch vụ nói chung, khái niệm “giáo dục đại
học qua biên giới” và đặc điểm của dịch vụ giáo dục đại học, có thể hiểu “Xuất
khẩu dịch vụ giáo dục đại học là hoạt động xuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài, trong
đó có sự dịch chuyển qua biên giới của một trong các yếu tố con người, chương trình, nhà cung ứng, tài liệu học tập nhằm mục đích thu về ngoại tệ.”
Để hiểu rõ hơn về xuất khẩu dịch vụ đặc biệt là xuất khẩu dịch vụ giáo dục, ta
có thể tìm hiểu về phương thức cung cấp dịch vụ Có 04 phương thức cung cấp xuất khẩu dịch vụ hiện nay:
Phương thức 1: Cung cấp qua biên giới
Cung cấp dịch vụ theo phương thức này là việc cung cấp dịch vụ qua biên giới, có thể được thực hiện bằng việc cung cấp các khóa học từ xa (distance education) hoặc đào tạo trực tuyến, cung cấp thông qua manginternet (e-learning), hoặc bằng hình thức nhượng quyền thương hiệu (franchising) Phương thức này sử dụng công nghệ viễn thông, hoặc chuyển dịch vụ bằng hiện vật như bản vẽ, băng đĩa,… qua biên giới Dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một nước này vào lãnh thổ của một nước khác và chỉ có dịch vụ được dịch chuyển qua biên giới chứ không
Trang 27có sự dịch chuyển của nhà cung cấp Nói cách khác, người cung cấp dịch vụ không xuất hiện trên lãnh thổ của nước tiêu dùng dịch vụ đó
Để có thể cung cấp dịch vụ giáo dục từ xa, cơ sở hạ tầng thông tin phải thật tốt Nếu không có công nghệ truyền thông và internet thì loại hình giáo dục này không thể thực hiện được Hiện nay các quốc gia đều rất chú trọng xây dựng đồng
bộ cơ sở hạ tầng thông tin và phát triển hệ thống internet nên tiềm năng phát triển chương trình đào tạo từ xa là rất lớn Các trường đại học danh tiếng phần lớn đều có những chương trình học từ xa, thu hút sinh viên từ khắp nơi trên thế giới
Hạn chế lớn nhất của cung cấp dịch vụ giáo dục đại học qua biên giới là chất lượng, độ tin cậy của các cơ sở xuất khẩu dịch vụ Chương trình giáo dục từ xa đòi hỏi bộ giáo trình riêng, phù hợp với phương thức tự học là chính đồng thời đội ngũ giảng viên hướng dẫn phải có nghiệp vụ chuyên môn về giáo dục từ xa Do vậy, sinh viên quốc tế cần thận trọng trong việc tìm kiếm thông tin về khóa học, tham khảo đánh giá chất lượng của các tổ chức uy tín cũng như các cơ sở tư vấn tin cậy trước khi đăng ký và trả tiền học
Phương thức 2: Tiêu dùng dịch vụ giáo dục ở nước ngoài
Đây là loại hình phổ biến nhất trong thương mại dịch vụ giáo dục đại học hiện nay Số lượng du học sinh ngày càng gia tăng về cả số lượng và thành phần đăng
ký Đặc điểm nổi bật của phương thức này là chi phí cao Một số nước không cho phép làm thêm ngoài giờ học khiến cho nhiều sinh viên quốc tế không có thêm nguồn tài chính phụ giúp học hành Bên cạnh đó, những điều kiện về visa, cư trú, hạn ngạch giáo dục, khó khăn trong việc chấp nhận bằng đã có của du học sinh tại nước ngoài… là những cản trở lớn đối với phương thức xuất khẩu giáo dục đại học này
Theo mức độ phát triển, thì phương thức này đang nắm giữ thị phần toàn cầu lớn nhất của dịch vụ giáo dục đại học và đang tiếp tục tăng trưởng Sinh viên ra nước ngoài du học không chỉ vì muốn nghiên cứu sâu hơn lĩnh vực mình quan tâm, tiếp cận các chương trình giáo dục chất lượng tốt, mà còn vì muốn trải nghiệm môi trường sống đa văn hóa ở nước ngoài Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhu
Trang 28cầu khám phá, tìm hiểu các nước trên thế giới ngày càng tăng, hứa hẹn tiềm năng xuất khẩu dịch vụ giáo dục theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ là rất lớn
Phương thức 3: Hiện diện thương mại
Xuất khẩu dịch vụ giáo dục theo phương thức hiện diện thương mại được thực hiện thông qua các chương trình liên kết đào tạo hoặc thành lập các chi nhánh tại nước ngoài Từ đó cung cấp các chương trình học ở nước ngoài Thông thường, các trường này là liên kết một phần hay thuộc toàn quyền sở hữu của thực thể nước ngoài Chương trình học ở phương thức này mang tính chất tương tác mặt đối mặt nhiều hơn so với hình thức hỗ trợ qua biên giới ở phương thức cung cấp qua biên giới
Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục có trụ sở ở nước ngoài ngày càng nhiều Hình thức này khá phổ biến ở các nước đang phát triển, điển hình là khu vực Đông Nam Á Các trường đại học trong nước ký các thỏa thuận liên kết với những trường đại học nước ngoài, tổ chức đào tạo theo mô hình của đối tác, bao gồm cả phương pháp giảng dạy, tiêu chuẩn thi cử và lấy chứng chỉ tại các trường nước ngoài Theo đó, các nhà nhập khẩu có thể học tập, tích lũy kinh nghiệm từ những nền giáo dục chất lượng, hiện đại trên thế giới
Để xuất khẩu giáo dục đại học theo phương thức này, các trường cần lựa chọn đối tác ở thị trường mục tiêu phù hợp, kiểm soát chất lượng đào tạo liên kết một cách chặt chẽ để không gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của trường tại khu vực
đó Hơn nữa, công tác nghiên cứu khảo sát thị trường cần được tiến hành cẩn thận trước khi đầu tư cơ sở, tránh trường hợp trường được lập ra rồi nhưng số lượng học viên quá ít, không đủ kinh phí vận hành và chi trả cho giáo viên Đồng thời cần tìm hiểu kỹ khung chính sách của mỗi quốc gia liên quan đến đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, mức độ cam kết về mở của thị trường giáo dục theo WTO để có chiến lược xuất khẩu đúng đắn nhất
Phương thức 4: Hiện diện thể nhân
Hiện diện thể nhân là việc giáo viên, nhà quản lý giáo dục hay đội ngũ nhân viên làm việc ở nước ngoài để cung cấp dịch vụ giáo dục tại nước đó Các thể nhân giảng dạy tại nước ngoài có thể cung cấp các khóa học ngắn hạn hoặc dài hạn Phần
Trang 29lớn sự dịch chuyển của thể nhân phụ thuộc vào phương thức thứ nhất hoặc phương thức thứ ba Do nhiều yếu tố khách quan như môi trường chính trị xã hội, nhu cầu thị trường, môi trường làm việc, thời gian chương trình đào tạo mà mô hình này chỉ chiếm t lệ nhỏ trong xuất khẩu giáo dục đại học, không mang tính ổn định lâu dài Các giảng viên, giáo sư nước ngoài thường gặp khó khăn về các vấn đề visa, nhập cảnh, cư trú như: quy định về số lượng nhập cảnh, quy định lao động, quy định về quốc tịch…
Do thời gian cũng như giới hạn của luận văn, chính vì vậy, trong luận văn của mình em sẽ tập trung chủ yếu về phương thức cung cấp dịch vụ đại học theo phương thức tiêu dùng dịch vụ giáo dục ở nước ngoài Đây là loại hình phổ biến nhất trong thương mại dịch vụ giáo dục đại học hiện nay, mang lại rất nhiều ảnh hưởng cũng như trong việc ra quyết định của các trường đại học và các chính phủ của các quốc gia khi xuất khẩu dịch vụ giáo dục
Hiện nay, các quốc gia đều dành sự quan tâm hàng đầu cho việc xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển lao động trình độ cao, đáp ứng nhu cầu trọng yếu của nền kinh tế tri thức Ta có thể thấy rằng, “Nền tảng của phát triển con người là tri thức Những đóng góp quan trọng nhất là từ Đại học mà ra” (TS Marcus Storch - Chủ tịch Hội đồng Quỹ Nobel) Trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay, giáo dục đại học không chỉ giới hạn trong biên giới một quốc gia, mà việc ra nước ngoài học tập kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn là rất cần thiết Hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học đem lại lợi ích cho cả hai bên – nước cung cấp dịch vụ và nước tiếp nhận dịch vụ
1.3.1 Vai trò đối quốc gia cung cấp dịch vụ
Đối với nhiều quốc gia, xuất khẩu giáo dục là nguồn thu khổng lồ đóng góp vào thu nhập quốc dân Theo báo cáo thường niên năm 2013 của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, xuất khẩu giáo dục nước này năm 2011 đạt giá trị 22,7 t đô
la Mỹ, bao gồm học phí và sinh hoạt phí của học viên Đối với Australia, sinh viên quốc tế là nguồn thu quan trọng thứ ba trong doanh thu xuất khẩu quốc tế tại đất nước này Xuất khẩu dịch vụ giáo dục tạo ra doanh số khoảng 18,8 t đô la
Trang 30Australia/năm (Nguồn: ABS,2015) thu hút được trên 7% lượng sinh viên quốc tế trên toàn thế giới tới quốc gia này để học tập
Từ đó ta có thể thấy rằng, xuất khẩu giáo dục không chỉ là một ngành trọng yếu mà là ngành đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thêm nhiều cơ hội việc làm
Số lượng sinh viên quốc tế tăng lên dẫn đến đội ngũ cán bộ cũng phải đông đảo hơn Trong số này, 67% có chuyên môn về giáo dục, còn lại là những người chuyên
về quản trị, tài chính, thương mại và những nghiệp vụ khác
Bên cạnh lợi ích kinh tế ngắn hạn đã nêu trên, việc thu hút nguồn lao động chất lượng cao tuy không trực tiếp mang lại ảnh hưởng rõ rệt nhưng trong thời gian dài, đây lại là giải pháp hiệu quả cho nhiều vấn đề nhân lực mà nhiều quốc gia phát triển gặp phải Rất nhiều sinh viên tài năng sau khi được tuyển chọn và học tập ở nước ngoài có xu hướng ở lại làm sau khi tốt nghiệp Ngoài ra, chính sách hỗ trợ học bổng cho sinh viên thu hút nguồn chất xám phục vụ công tác nghiên cứu khoa học Ở những nước phát triển với sự gia tăng dân số rất thấp và có xu hướng dân số già, thì những sinh viên quốc tế này là nguồn nhập cư tiềm năng cho chiến lược phát triển con người, xây dựng đất nước
Xuất khẩu giáo dục đại học không chỉ là một ngành xuất khẩu thông thường Khi cung cấp dịch vụ giáo dục thì phương thức làm việc, cách ứng xử, phong tục tập quán được truyền đạt trong những bài học sẽ được sinh viên quốc tế tiếp nhận Điều này đồng nghĩa với việc văn hóa của nước xuất khẩu sẽ theo những sinh viên này truyền bá rộng rãi trên toàn thế giới Hơn nữa, xuất khẩu giáo dục đại học cũng mang lại lợi ích chính trị Trong thuật ngữ ngoại giao văn hóa, đây được gọi là “sức mạnh mềm” Những cá nhân có trải nghiệm tốt về cuộc sống ở nước ngoài sẽ có thiện cảm và phát triển các mối quan hệ giao lưu buôn bán với nước đó, trở thành đại sứ không chính chức cho nước mình từng học Theo đó, xuất khẩu giáo dục đại học góp phần hỗ trợ chính sách quan hệ quốc tế với các quốc gia khác, nâng cao vị thế của nước xuất khẩu trên trường quốc tế
1.3.2 Vai trò đối với quốc gia tiếp nhận dịch vụ
Đối với nước nhập khẩu, giáo dục đại học quốc tế đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung
Trang 31Đầu tiên là có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện cuộc sống Người lao động sau khi được đào tạo kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ ở nước ngoài sẽ có tay nghề cao hơn, đáp ứng nhu cầu công việc trong nền kinh tế toàn cầu
Du học sẽ giúp học viên cải thiện khả năng giao tiếp trong môi trường đa văn hóa, đồng thời có điều kiện để hòa nhập cùng với những nền văn hóa khác trên thế giới Những kinh nghiệm và bằng cấp mà cá nhân tích lũy được sẽ đảm bảo cho họ môi trường làm việc lý tưởng với thu nhập cao, chất lượng cuộc sống ổn định Những người tốt nghiệp đại học thường sống trên mức nghèo Xét về mặt vĩ mô, nếu mỗi
cá nhân có trình độ học vấn cao với mức thu nhập ổn định, chi phí cho những vấn
đề xã hội như thất nghiệp, tội phạm và sức khỏe kém sẽ giảm dần
Tiếp đó nhờ xuất khẩu giáo dục, sẽ tạo ra môi trường để có thể phát triển nền giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học Đa số các chương trình đào tạo liên kết và các
cơ sở đào tạo nước ngoài thường theo tiêu chuẩn quốc tế, được kiểm định bởi ban kiểm tra chất lượng của trường hoặc cơ quan kiểm định Mô hình đào tạo đa phương thức, giáo trình biên soạn bài bản, cơ sở vật chất khang trang cộng thêm phương pháp làm việc khoa học giúp sinh viên có khả năng thích nghi với môi trường quốc tế Tùy theo chuyên ngành mà chương trình đào tạo bao gồm các giờ học lý thuyết, thực hành và thảo luận giúp sinh viên tiếp thu kiến thức nhanh nhất,
áp dụng ngay lập tức vào công việc
Các cơ sở đào tạo trong nước muốn cạnh tranh thì cần phải nâng cao chất lượng, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy, phù hợp với tình hình thực tiễn Hơn nữa, giảng viên có kinh nghiệm học tập
và làm việc ở nền giáo dục tiên tiến nước ngoài sẽ có phương pháp giảng dạy phù hợp với sinh viên hơn, chuyên môn nghiệp vụ cao hơn Trên cơ sở đó, chuẩn mực chung của giáo dục đại học tại những quốc gia nhập khẩu sẽ được nâng cao
Xuất khẩu dịch vụ nói chung cũng như xuát khẩu dịch vụ đại học nói riêng sẽ thúc đẩy hợp tác quốc tế Trên cơ sở những hợp tác song phương và đa phương về giáo dục, nước nhập khẩu có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, phối hợp với các chuyên gia trong vấn đề xây dựng, nghiên cứu phát triển chương trình giáo dục Những diễn đàn về giáo dục là cơ sở giúp các bên hiểu nhau hơn, thiết lập mối quan hệ hữu nghị
Trang 32tốt đẹp hơn, nâng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia lên tầm cao mới Từ những thành quả đáng khích lệ từ hợp tác về giáo dục, các quốc gia có thể xúc tiến tăng cường hợp tác những lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, tạo điều kiện để các bên cùng phát triển
gian vừa qua
Thị trường giáo dục quốc tế ngày càng mở rộng trong những năm gần đây Số lượng sinh viên nước ngoài đã tăng đáng kể và gấp đôi qua mỗi thập k từ năm
1950 đến năm 1980 So với những năm 1970 (0,8 triệu sinh viên quốc tế), thị trường giáo dục đại học quốc tế đã lớn hơn gấp 5,6 lần Đến năm 2011, có 4,5 triệu sinh viên đang học tại trường đại học nước ngoài (Nguồn: OECD, 2013) T lệ nguồn thu từ sinh viên quốc tế cũng tăng nhiều trong tổng nguồn thu từ xuất khẩu đối với các nước phát triển Ví dụ, vào năm 1986, những sinh viên du học tự túc Australia đã đóng góp 50 triệu đô la Australia cho nền kinh tế này thông qua học phí và chi phí ăn ở Năm 1996, nước Australia có 54.000 sinh viên quốc tế và thu nhập có được từ những sinh viên này là 1,4 t đô la Australia, trong đó gần 650 triệu đô la Australia (chiếm 43,4%) đến từ học phí và 750 triệu đô la Australia (chiếm 56,6%) đến từ chi phí sinh hoạt Đến năm 2015, tổng nguồn thu từ học phí
và sinh hoạt phí của sinh viên quốc tế của Australia chiếm từ 0,3% - 1,3% tổng thu nhập quốc dân của Australia (Australian Bureau of Statistics) trong năm giai đoạn
2014 – 2015 tương đương khoảng 1,8 t đô la Australia (Nguồn: AEI, 2015)
Ta có thể thấy rằng, hiện nay các nước xuất khẩu giáo dục chủ yếu là những nước thuộc nhóm G20 và OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế)
Theo thống kê, 77% sinh viên du học ở những nước thuộc OECD và 83% ở những nước thuộc nhóm G20 Năm 2010, năm quốc gia (Hoa Kỳ, Anh, Australia, Pháp và Đức) chiếm gần 2/3 tổng số sinh viên quốc tế đăng ký nhập học (Nguồn: OECD, 2013)
Mỹ vẫn là thị trường tuyền thống, là điểm đến mơ ước của hầu hết du học sinh Năm 2010, Mỹ tiếp nhận 16,6% du học sinh quốc tế, theo sau là Anh (13%), Australia (6,6%), Đức (6,4%), Pháp (6,3%) và Canada (4,7%)
Trang 33Ngoài ra, hiện nay đã có một số nhà xuất khẩu mới trên thị trường giáo dục đại học đã xuất hiện như Nga, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, New Zealand Một số nền kinh tế mới nổi ở châu Á rất hăng hái trong việc trở thành những nhà cung cấp dịch
vụ giáo dục đại học quốc tế trong khu vực Singapore khởi đầu với quy mô nhỏ nhưng đã nhanh chóng khẳng định được chất lượng thương hiệu giáo dục của mình Những nước trước kia nhập khẩu giáo dục chính như Hongkong và Malaysia giờ đã bắt đầu cạnh tranh xuất khẩu giáo dục đại học Theo đó, thị phần của Mỹ liên tục giảm, trong năm 2000, Mỹ chiếm 24% thị trường xuất khẩu giáo dục, nhưng đến năm 2016 thì chỉ còn 15,6% (Nguồn: IIE Research)
Ta có thể thấy rằng, các ngành khoa học xã hội, kinh doanh và luật được lựa chọn nhiều nhất Xu hướng trong những năm 1990 là sự phát triển trong những lĩnh vực như kinh tế, kinh doanh, quản trị, tài chính, luật và công nghệ thông tin Cho tới nay, những khóa học này vẫn tiếp tục là sự lựa chọn phổ biến của sinh viên quốc tế (Nguồn: OECD, 2010) Chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh M A đã trở thành “sản phẩm chính” của hầu hết các trường đại học Tuy nhiên, kinh tế là lĩnh vực nhạy cảm và thay đổi theo thị trường nên các cơ sở đào tạo cũng cần cải tiến nội dung, vừa để cập nhật cho phù hợp với thực tế, vừa tạo nên sự khác biệt để cạnh tranh với các trường khác Ví dụ, năm 2010 trường Kinh doanh John Hopkin’s Carey đưa ra chương trình M A cập nhật tình hình khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu 2008- 2012 mở đầu là do “ ong bóng bất động sản tại Mỹ” Sinh viên chương trình này dành phần lớn thời gian nghiên cứu chính sách đổi mới và thành phần xã hội ở những quốc gia đang phát triển
Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học đã trở thành một xu hướng phổ biến trên toàn thế giới Trên thị trường dịch vụ giáo dục đại học toàn cầu, các quốc gia có cơ hội rất công bằng, dù là nước xuất khẩu hay nước nhập khẩu đều thu được lợi ích cho mình Xuất khẩu giáo dục đã và đang trở thành nguồn thu quan trọng trong tổng thu nhập quốc dân của nhiều nước Ta có thể thấy rằng, xuất khẩu dịch vụ giáo dục đem lại rất nhiều nguồn lợi không chỉ về mặt kinh tế mà còn là về mặt phi kinh tế cho các quốc gia đang tham gia vào loại hình xuất khẩu này Bên cạnh những cơ hội
mà xuất khẩu dịch vụ giáo dục đem lại thì cũng có những thách thức mà các quốc
Trang 34gia phải đối mặt Để có thể hiểu rõ hơn về xuất khẩu dịch vụ giáo dục hiện nay trên thế giới, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về những kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ giáo dục của Mỹ, Australia, Singapore và Trung Quốc đặc biệt là hình thức tiêu dùng dịch vụ giáo dục ở nước ngoài trong chương 2 của luận văn Từ đó sẽ có cái nhìn cụ thể hơn nữa dựa trên những lý luận và định nghĩa trong chương 1 về xuất khẩu và xuất khẩu
dịch vụ giáo dục
Trang 35CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC CỦA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY
2.1.1 Vài nét chung về nền giáo dục đại học tại Mỹ
Là một quốc gia rộng lớn, Mỹ bao gồm 50 bang với diện tích khoảng 9.629.047 km2 và được coi là nơi phát triển nhất thế giới về mọi mặt: kinh tế, giáo dục, công nghệ khoa học… Trong quá trình xây dựng và phát triển của mình, Mỹ đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư cho nền giáo dục của mình Do đặc thù đa dạng
và linh hoạt của mình, thêm vào đó là những chiến lược đúng đắn cho giáo dục và đào tạo, đội ngũ các nhà trí thức được đào tạo cơ bản cùng với sự phát triển vượt bậc đi của khoa học công nghệ, hệ thống giáo dục của Mỹ đã có những bước tiến khá dài và đạt được nhiều thành tựu lớn Nhà giáo dục học nổi tiếng Gunnar Myrdal
đã từng nói: “Trong suốt chiều dài lịch sử của nước Mỹ, giáo dục luôn là niềm hy vọng lớn lao để cải biến từng cá nhân và xã hội”
Ở Mỹ, chế đệ giáo dục là bắt buộc và miễn phí cho đến 16 hoặc 18 tuổi Mỗi bang tự tổ chức lấy các trường học, gọi là trường công (public schools), chung cả nước có Văn phòng Giáo dục liên bang (Federal Office of Education) ở Washington D.C Khắp nới đều có:
Trường mẫu giáo (nursery schools) và nhà trẻ (kindergarten) cho trẻ em từ 2 đến 6 tuổi
Trường tiểu học (primary schools) với 6 hoặc 8 năm cho độ tuổi từ 6 đến 12 hoặc 14 tuổi
Trường Trung học (high schools) với 4 năm/lớp cho độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi Các trường Đại học (colleges) và tổng hợp (Universities)
Đối với các trường đại học, sinh viên phải học 4 năm, cuối khóa sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân Tiếp tục nghiên cứu chuyên đề hai năm nữa, nghiên cứu sinh có thể lấy bằng Thạc sĩ Các sinh viên có thể được nhận vào cá chương trình đào tạo thạc sĩ nếu họ đã có bằng đại học trong lĩnh vực đó Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp ngoại lệ như bằng MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh), sinh viên không cần sinh viên phải tốt nghiệp bằng đại học về quản trị kinh
Trang 36doanh Không giống như đại học, học viên cao học sẽ phải hoàn thành các môn học tập trung vào chuyên ngành chính của mình Do đó, sinh viên đại học thường sẽ phải quyết định nên chọn chuyên ngành trước khi đăng ký vào học chương trình thạc sĩ
Ta có thể thấy rằng, Mỹ là đất nước có nền giáo dục phát triển mạnh mẽ và mang tính thực tiễn cao, với một hệ thống các trường Đại học tốt nhất trên thế giới, với chính sách “trải thảm đỏ” mời gọi sinh viên nước ngoài mong muốn du học ở
Mỹ trong những năm gần đây, số lượng du học sinh nước ngoài ở Mỹ đã không ngừng tăng lên và luôn dẫn đầu trên toàn thế giới Theo Báo cáo Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE), trong niên khóa 1954-1955, số sinh viên quốc
tế ở Mỹ là 34.000 sinh viên thì đến niên khoá 2003 – 2004 là hơn 572.000 sinh viên
và niên khoá 2006 – 2007 là 583.000 sinh viên đang học tập, nghiên cứu ở Mỹ và đạt đến con số khoảng 925.000 sinh viên vào năm 2016
ảng 2.1 Số lượng sinh viên du học tại Mỹ qua từng thời kỳ từ 1954 - 2016
(Nguồn: U.S Commercial service/2017)
Với đặc thù của mình là gắn chặt với thực tiễn xã hội và sản xuất, nền giáo dục
Mỹ đã thu hút được lượng sinh viên rất lớn hằng năm Nền giáo dục chịu ảnh hưởng nhiều của các trường đại học Anh với các ngành học nhân văn và cá trường đại học của Đức về đào tạo nghiên cứu tự nhiên Với chương trình học vào đào tạo theo hình thức tín chỉ bao gồm giáo dục đại cương, các môn học bắt buộc và các môn tự
Trang 37chọn kết hợp thông qua đào tạo tín chỉ, sinh viên có thể chủ động và linh hoạt trong việc học của mình
Nhìn chung, nền giáo dục Mỹ để có được vị trí như hiện nay trên thế giới, đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía Chính phủ với các chính sách đầu tư, phát triển giáo dục từ rất sớm Chính vì thế, hiện nay rất nhiều trường đại học của Mỹ luôn nằm trong top các trường đại học tốt nhất thế giới, trong đó phải kể đến như: đại học Harvard, đại học Yale, học viện công nghệ Massachusetts, đại học Chicago, đại học Princeton, đại học Stanford… những trường này đều nổi tiếng trên khắp thế giới, hàng năm thu hút rất nhiều sinh viên ngoại quốc, tạo nguồn thu lớn cho giáo dục Mỹ
2.1.2 Thực trạng xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Mỹ
Nói đến Mỹ không thể không nói đến nền giáo dục phát triển, đặc biệt là giáo dục đại học, hàng năm ngành giáo dục cung cấp cho nền kinh tế Mỹ một nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và khu vực dịch vụ nói riêng Không những thế, hàng năm dịch vụ giáo dục của Mỹ đóng góp một phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, với lượng xuất siêu lớn và ngày càng tăng
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu ngành dịch vụ tại Mỹ trong năm 2015
(Nguồn: U.S Commercial)
Vận tải Các ngành nghề khác
Trang 38Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục của Mỹ nói chung không phụ thuộc vào những biến động của nền kinh tế, mà có tốc độ tăng đều qua các năm Xuất khẩu dịch vụ giáo dục luôn đạt kim ngạch cao, từ năm 2001 đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ giáo dục đã tăng gần gấp đôi, đạt mức 21,3 t USD vào năm 2010 Điều này minh chứng cho một nền giáo dục Mỹ đầy uy tín và chất lượng, với số học viên theo học ngày càng tăng
Thị trường xuất khẩu dịch vụ giáo dục lớn nhất của Mỹ là khu vực châu Á – Thái ình Dương, với kim ngạch 13,5 t USD năm 2010 (chiếm 63,3% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ giáo dục của Mỹ), trong đó, ba nước Trung Quốc, Ấn Độ
và Hàn Quốc là các nước nhập khẩu lớn nhất của Mỹ trong khu vực này
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu sinh viên đến du học tại Mỹ của các quốc gia năm 2016
(Nguồn: Open Doors)
Điều này còn thể hiện qua cơ cấu sinh viên hàng năm đến Mỹ với mục đích du học của cá quốc gia Trong năm 2016, Trung Quốc có khoảng 328.547 sinh viên, tương đương khoảng 36% tổng số sinh viên đến du học tại Mỹ Trong khi đó, Ấn
Độ là 165.918 học viên tương đương khoảng 18% và Hàn Quốc có 61.007 học viên tương đương khoảng 7% Đây là 3 quốc gia có lượng nhập khẩu giáo dục của Mỹ lớn nhất thế giới hay nói cách khác, đây là 3 khách hàng tiềm năng và mang lại về doanh thu nhiều nhất cho dịch vụ xuất khẩu giáo dục của Mỹ trong các năm vừa
Trung Quốc 36%
Ấn Độ 18%
Hàn Quốc 7%
Việt Nam 2%
Còn lại 37%
Trang 39qua Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia có lượng sinh viên tìm đến với du học Mỹ cũng đáng kể khoảng 2% trong năm 2016 và con số này được dự báo là sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới Điều này là dễ hiểu do khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động, rất chú trọng phát triển giáo dục trong đó
có nhập khẩu dịch vụ giáo dục từ các nước phát triển để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế
Trong xu thế thương mại hóa, toàn cầu hóa hiện nay, các chuyên ngành kinh tế như tài chính, kế toán, marketing, quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, quản lý đang nhận được nhiều quan tâm và săn đón của hầu hết sinh viên Theo thống
kê của Bộ Giáo dục và đào tạo Mỹ, năm học 2015-2016 có khoảng gần 1 triệu du học sinh quốc tế đăng ký học tại Mỹ Trong đó khối ngành kinh tế luôn là lựa chọn hàng đầu của sinh viên quốc tế, số du học sinh khối ngành kinh tế tại Mỹ chiếm 20%
Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ ngành sinh viên theo học tại đại học Mỹ năm 2016
Nguồn: (IIE research)
So với năm 2014, số lượng du học sinh quốc tế theo học khối ngành kinh tế tại
Mỹ tăng gần 10,000 sinh viên tương đương mức tăng 4.8% và là khối ngành có số lượng sinh viên theo học nhiều nhất năm 2015 Để học về ngành kinh tế nói chung thì sự lựa chọn đầu tiên vẫn là Mỹ bởi Mỹ là trung tâm tài chính lớn nhất của thế
Trang 40giới với nhiều công ty đa quốc gia nổi tiếng Ngoài ra, Mỹ có hệ thống trường đại học tốt nhất trên thế giới, với các chương trình đào tạo xuất sắc hầu như trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là các chuyên ngành kinh tế - quản lý Theo đó, trong “Top 10 trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế tốt nhất thế giới” Mỹ đã có 7 đại diện nằm trong top chiếm hầu hết các vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng Có hơn một ngàn chương trình Kinh tế - Quản lý tại Mỹ và hàng trăm trường đào tạo ngành kinh
tế để lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bất kỳ sinh viên nào – từ các bằng chuyên sâu đến các chương trình đặc biệt dành cho sinh viên quốc tế
Bảng 2.1 Top 10 các trường đại học trên thế giới năm 2016
1 Massachusettsinstitude of Technology (MIT) Mỹ
(Nguồn: International Education)
Cử nhân ngành kinh tế có thể tiếp tục học lấy bằng thạc sỹ chuyên về tài chính, kế toán, doanh nghiệp, quản trị kinh doanh, quản lý chuỗi cung ứng, kinh doanh quốc tế và nhiều chuyên ngành khác Với chương trình học phong phú, hài hòa giữa lý thuyết và thực hành; cơ sở vật chất hiện đại, phương pháp giảng dạy tiên tiến, sinh viên tốt nghiệp các khối ngành kinh tế tại Mỹ đều có lợi thế cạnh