Giải pháp về đầu tư

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO.doc (Trang 87 - 88)

II. Giải pháp hoàn thiện các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước

2.1.1.Giải pháp về đầu tư

2. Nhóm giải pháp liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh

2.1.1.Giải pháp về đầu tư

Muốn thu hút được vốn đầu tư, điều đầu tiên phải chú trọng đó là xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển. Chính sự yếu kém về cơ sở hạ tầng sẽ hạn chế thu hút đầu tư, làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cạnh tranh giữa các nước về cơ sở hạ tầng là sự cạnh tranh dài hạn, nhất là khi các hình thức ưu đãi trái với quy định của WTO sẽ bị loại bỏ. Đối với Việt Nam hiện nay, chúng ta cần quan tâm đến những điểm sau:

Thứ nhất, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng mà trước hết là năng lượng điện. Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy điện có lợi ích tổng hợp (sản xuất điện, chống lũ, cấp nước, du lịch). Thêm vào đó, phát triển hợp lý các nguồn nhiệt điện khí; phát triển mạnh điện nhiệt than, điện gió, điện mặt trời, chuẩn bị để triển khai xây dựng điện hạt nhân đầu tiên. Chúng ta phải áp dụng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật, kinh tế và tổ chức nhằm sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện, giảm tổn thất điện năng.

Mặt khác, Việt Nam phải tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, chủ yếu là hệ thống đường sá, cảng biển, sân bay được xác định tại các vùng đã và sẽ có những dung lượng lưu thông hàng hóa lớn hoặc các vùng lân cận.

Thứ hai, chúng ta cần phải có chiến lược và chính sách đầu tư phát triển các ngành công nghiệp trên cơ sở ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn. Tập trung phát triển các sản phẩm trong nước có lợi thế cạnh tranh trên cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế từ khai thác các lợi thế so sánh của đất nước và của từng vùng lãnh thổ về nhân sự, tài nguyên và truyền thống nghề nghiệp. Bên cạnh đó, phát triển có chọn lọc một số sản phẩm có tiềm lực cải thiện lợi thế cạnh tranh với sự giúp đỡ của Nhà nước trong khuôn khổ các cam kết quốc tế và quy định của WTO.

Thứ ba, Việt Nam cần phải đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành, các lĩnh vực cần nhiều vốn công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tiêu hao ít tài nguyên. Chúng ta cần phải khắc phục tình trạng dàn trải (nhất là đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước) và đầu tư mang tính tình thế, thiếu chiến lược dài hạn đảm bảo khả năng phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO.doc (Trang 87 - 88)