Tính thiết yếu của sự bảo hộp hợp lý đốivới các quốc gia trên thế giớ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO.doc (Trang 29 - 31)

II. Sự cần thiết phải bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước

1. Tính thiết yếu của sự bảo hộp hợp lý đốivới các quốc gia trên thế giớ

 Bảo hộ hiện nay đang là công cụ phổ biến được Chính phủ các nước sử dụng để nâng đỡ các doanh nghiệp gặp khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp có ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân hoặc các doanh nghiệp tập trung nguồn nhân lực và tài chính lớn. Điều này được thể hiện rõ nhất ở các nước đang phát triển như các nước châu Mỹ La Tinh, các nước Đông Nam Á, nơi tồn tại số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước. Hầu hết các doanh nghiệp của các quốc gia này đều đang gặp khó khăn trong vấn đề cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như quốc tế mà nguyên nhân sâu xa có thể là do thiếu vốn, hạn chế trong vấn đề đào tạo nhân lực, thậm chí là yếu kém trong khâu quản lý,… Mặc dù vậy việc giải thể các doanh nghiệp này là vấn đề nan giải vì hầu hết các doanh nghiệp này thu hút một lực lượng lớn lao động hoặc được đầu tư những nguồn tài chính không nhỏ. Vì vậy việc giải thể có thể là cú sốc lớn cả về kinh tế và chính trị. Mặt khác, Chính phủ khó giải thể các doanh nghiệp này vì có thể họ vẫn còn tin vào khả năng chuyển biến tình thế của đội ngũ lãnh đạo hoặc đây là những doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực được ưu tiên phát triển theo chiến lược dài hạn.

 Bảo hộ còn giúp cho các quốc gia trên thế giới duy trì việc làm cho các tổ chức hoặc nhóm người nhất định và giảm bớt sức ép về chính trị của các tổ chức đoàn thể. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu để Chính phủ các nước có nền kinh tế đang chuyển duy trì biện pháp bảo hộ đối với những ngành nhất định. Điều này cũng tương tự như đối với vấn đề bảo hộ một số ngành ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ và các nước EU. Chẳng hạn như để thu hút khá nhiều lao động, EU đã đưa ra những thỏa

thuận về hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER) với các nước khác, đặc biệt là các nước có nguồn nguyên liệu phong phú và lực lượng nhân công rẻ.

 Đối với các nước đang và chậm phát triển là việc các nước này thường xuyên duy trì cán cân thanh toán có lợi và cải thiện nguồn ngân sách. Có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết các quốc gia đang và chậm phát triển đều có một cán cân thanh toán đang bị thâm hụt và một nguồn ngân sách hạn hẹp vốn được tài trợ chủ yếu thông qua thuế và vay nợ nước ngoài. Để tránh tình trạng đó các quốc gia có thể áp dụng nhiều hình thức bảo hộ khác nhau nhằm phát triển những ngành hàng thay thế nhập khẩu hoặc hướng về xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết hay xa xỉ từ đó hạn chế chi tiêu ngoại tệ và thu về nhiều hơn thông qua xuất khẩu.

 Một lý do không thể không đề cập đến khi duy trì các biện pháp bảo hộ là mong muốn cải thiện các ngành sản xuất nội địa. Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới đều có chiến lược phát triển kinh tế nhất định, trong đó luôn xác định những lĩnh vực ưu tiên đặc biệt. Nhưng để các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này đạt được hiệu quả tối ưu và nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế, Nhà nước cần phải có những ưu đãi đặc biệt. Ví dụ Hoa Kỳ, một nước được coi là có nền kinh tế phát triển nhất thế giới trong thời gian qua vẫn duy trì khá nhiều phương thức bảo hộ đối với nền nông nghiệp, trong đó có cả những phương thức đi ngược lại lợi ích thương mại quốc tế và bị nhiều quốc gia khác trên thế giới phản kháng.

 Đối với các quốc gia có tiềm lực cả về kinh tế và chính trị, các biện pháp bảo hộ còn được duy trì như là một công cụ chính trị để đơn phương gây sức ép với các quốc gia khác. Mặc dù đây là mục đích hết sức cá biệt trong xu thế phát triển theo hướng đa cực hóa của thế giới song hiện tượng này đã và đang tiếp tục xảy ra. Hoa Kỳ là quốc gia lạm dụng công cụ bảo hộ nhiều nhất vào mục đích này. Trong luật pháp Hoa Kỳ có những điều khoản đặc biệt cho

phép quốc hội đưa ra những biện pháp thương mại đơn phương đối với bất cứ quốc gia nào được coi là có thể đe dọa đến vấn đề an ninh của Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO.doc (Trang 29 - 31)