II. Thực trạng sử dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất ở Việt Nam hiện
2. Các biện pháp phi thuế
2.3. Các biện pháp kỹ thuật
Đối với Hiệp định TBT, ngày 26/05/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 444/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt dự án thực hiện Hiệp định TBT của WTO. Theo đó, mục tiêu của dự án là đảm bảo Việt Nam sẽ hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận về hàng rào kỹ thuật trong thương mại sau khi gia nhập WTO, phát triển thương mại với các quốc gia thành viên WTO và chỉ đạo các cơ quan, các bộ để xây dựng và kiểm tra lại tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích về kinh tế - xã hội và đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Cùng ngày 26/05, Thủ tướng ban hành Quyết định 114/2005/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Mạng lưới Cơ quan thông báo và Điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật thương mại trên cơ sở nguồn ngân sách Nhà nước và hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài. Gần đây, Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ đã ra Quyết định số
05/2007/QĐ-BKHCN ngày 30/03/2007 ban hành “Chương trình thực hiện đề án triển khai thực hiện Hiệp định rào cản kỹ thuật trong Thương mại giai đoạn 2006-2010”. Nội dung của chương trình vạch ra những việc cụ thể phải thực hiện ngay để có thể rạo ra rào cản kỹ thuật thương mại hữu hiệu ở nước ta.
Việc thực hiện các yêu cầu của Hiệp định TBT của Việt Nam đã được triển khai kịp thời và đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế và tồn tại như:
Sự yếu kém trong hệ thống pháp luật: trong lĩnh vực tiêu chuẩn TBT, Việt Nam đã thông qua pháp lệnh đo lường, pháp lệnh về chất lượng hàng hóa và pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm. Số lượng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam chưa hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế còn khá lớn và rất nhiều trong số đó đã trở nên lạc hậu.
Tiến độ xây dựng một số đề án liên quan đến hoạt động đánh giá hợp quy còn chậm do chưa có sự chỉ đạo sát sao và sự phối hợp tích cực giữa các cơ quan liên quan.
Công tác tuyên truyền, phổ biến và thành lập các Điểm TBT tại các địa phương còn yếu kém, gặp nhiều khó khăn.
Chính vì những bất cập trên nên nhìn chung, các quy định kỹ thuật mới chỉ phần nào góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường chứ chưa thể trở thành một công cụ bảo hộ hữu hiệu.
Về Hiệp định kiểm dịch động vật và thực vật SPS, các biện pháp đã được ban hành khá chặt chẽ phù hợp với thông lệ quốc tế trong Quyết định 28/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/01/1997 và Thông tư 02/NN- NK/TT ngày 03/03/1997 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngoài ra Việt Nam đang tham gia tích cực vào các hiệp định hài hòa hóa tiêu chuẩn khu vực như của ASEAN, APEC và ASEM.
Tuy nhiên, những quy định này còn khá mới mẻ với Việt Nam, còn gặp rất nhiều bất cập trong khâu thực hiện, kiểm tra, giám sát, do đó chưa có tác động đáng kể đối với việc tạo ra hàng rào bảo hộ trong nước.
Trong quá trình thực hiện các hiệp định, khả năng kiểm tra, kiểm dịch, chứng nhận và công nhận còn yếu, còn quá ít các phòng thí nghiệm. Điều đáng lo ngại là chúng ta còn chưa đủ khả năng để tiến hành và áp dụng phân tích nguy cơ dịch hại đối với các sản phẩm nhập khẩu. Việt Nam còn chưa đủ nguồn lực và năng lực công nghệ để có thể cung cấp các dịch vụ gắn liền với tiêu chuẩn hóa cũng như thu thập và lưu trữ dữ liệu một cách hệ thống.
Tương tự như các tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm dịch động thực vật, những yêu cầu về nhãn mác hàng hóa và các quy định liên quan đến môi trường tuy đã có những biến chuyển tích cực trong thực tiễn áp dụng, nhưng nhìn chung vẫn kém hiệu quảy