Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO.doc (Trang 85 - 87)

II. Giải pháp hoàn thiện các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước

1.2.4.Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

1. Nhóm các biện pháp liên quan đến thuế và phi thuế

1.2.4.Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đã đặt ra những thách thức lớn, trong đó có việc tạo ra một “sân chơi” bình đẳng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chúng ta phải thực hiện Hiệp định TRIMs, những giải pháp mang tính bảo hộ sản xuất trong nước sẽ không được áp dụng. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp được tiến hành một cách gián tiếp. Thực ra, đây là việc tạo dựng một môi trường kinh doanh mà ở đó, các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài đều được hưởng lợi hơn từ môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh hơn. Điều này góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy đầu tư trong nước.

Để tạo được môi trường cạnh tranh, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống chính sách về cạnh tranh và giảm độc quyền để tăng cường mở cửa và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho phát triển; ngăn ngừa các hoạt động kinh tế có thể tạo ra rào cản cho sự phát triển thị trường và cạnh tranh, làm giảm đầu tư và cơ hội tham gia thị trường của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, chúng ta nên xem xét các giải pháp nhằm giúp Việt Nam thực hiện Hiệp định TRIMs mà vẫn hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp có hiệu quả:

 Nhóm đầu tư liên quan đến đầu vào của các ngành công nghiệp, như: xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành kinh tế; phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao nhằm tăng cường thu hút vốn FDI; cần có chiến lược khuyến khích chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu và ứng dụng nhằm nâng cao năng lực công nghệ quốc gia; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu.

 Nhóm giải pháp liên quan đến quản lý vĩ mô và chiến lược của doanh nghiệp: tăng cường hơn nữa tính minh bạch và chiến lược của doanh nghiệp, xây dựng quy chế phê duyệt và quản lý dự án đầu tư thông thoáng đơn giản và hiệu quả. Ngoài ra cũng phải có những giải pháp phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.

1.2.5.Các biện pháp khác

 Việt Nam phải tuân thủ Hiệp định về giá trị hải quan của WTO (AVC). Không được áp dụng các khoản phụ thu hay bảng giá tối thiểu gây bóp méo thương mại và không minh bạch. Chúng ta cũng phải thực hiện nghiêm túc Luật hải quan đồng thời cải cách thủ tục hải quan, đảm bảo tính minh bạch và chuẩn hoá theo quy định quốc tế, tạo điều kiện cho hoạt động thương mại và đầu tư thông suốt.

 Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan hải quan, tăng cường áp dụng hải quan điện tử để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

 Tập trung nghiên cứu áp dụng các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm ngăn chặn các hoạt động gian lận thương mại, vi phạm bản quyền trên cơ sở các quy định của WTO và cam kết của Việt Nam. Việc áp dụng các biện pháp bảo hộ thông qua thủ tục thực thi các quyền sở hữu trí tuệ không trở thành rào cản đối với thương mại hợp pháp, và phải gắn với thời hạn bảo hộ theo quy định của WTO.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO.doc (Trang 85 - 87)