Năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO.doc (Trang 37 - 39)

II. Sự cần thiết phải bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước

2. Sự cần thiết phải bảo hộ đốivới Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

2.3 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Trong xu thế tự do hóa thương mại đang diễn ra mạnh mẽ, năng lực cạnh tranh của sản phẩm chính là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp tạo ra nó và là đóng góp quan trọng thể hiện

năng lực cạnh tranh của quốc gia. Một số nghiên cứu kinh tế trong nước đã đánh giá khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nước ta theo 3 nhóm như sau:

 Nhóm có khả năng cạnh tranh, bao gồm: cà phê, điều, gạo, tiêu, may mặc, da giày…

 Nhóm khả năng cạnh tranh có điều kiện, bao gồm: chè, cao su, rau, cơ khí, thiết bị điện, hóa chất, giấy…

 Nhóm có khả năng cạnh tranh thấp, bao gồm: mía đường, bông, ngô, thép…

Việc xác định khả năng cạnh tranh của một sản phẩm hay ngành hàng thường dựa trên các tiêu chí như: so sánh về giá thành, chất lượng, năng suất lao động, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu…

Ví dụ, gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được các nhà hoạch định chính sách xếp vào nhóm có sức cạnh tranh cao. Từ chỗ hàng năm phải nhập khẩu trên dưới một triệu tấn lương thực, Việt Nam đã vươn lên là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu. Do những ưu đãi về tự nhiên và nguồn lao động dồi dào, chi phí sản xuất lúa của Việt Nam được xếp vào hàng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Về giá cả, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan từ 10 – 20 USD/tấn. Tuy nhiên, về phẩm cấp gạo xuất khẩu, mặc dù chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được cải thiện, chúng ta vẫn thua kém Thái Lan cả về chất lượng và sự đa dạng về chủng loại.

Nhìn chung, mặc dù Việt Nam có một số mặt hàng xuất khẩu thuộc hàng đầu thế giới như gạo, cà phê, … nhưng những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của chúng ta chủ yếu là các sản phẩm thô, ít giá trị gia tăng (gạo, cà phê, điều,…) hoặc phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (các sản phẩm may mặc).

Khả năng cạnh tranh của đa số sản phẩm trong nước thấp. Một số sản phẩm trong nước như sắt, thép, phân bón, xi măng, kính xây dựng… có giá cao hơn giá mặt hàng cùng loại nhập khẩu từ 20 – 4-%. Riêng đường thô có giá cao hơn tới 70 – 80%.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO.doc (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w