III. Đánh giá mức độ hợp lý của các biện pháp bảo hộ sản xuất ở Việt
1. Những kết quả tích cực
1.1. Điều chỉnh theo hướng hội nhập và thực thi các cam kết quốc tế
Ngoài những cải cách chính sách thuế theo hướng hợp lý hóa cơ cấu thuế suất, mở rộng cơ sở tính thuế, cải cách quản lý hành chính về thuế và áp dụng các loại thuế tiên tiến, Chính sách thuế, trợ cấp của Việt Nam trong thời gian gần đây không chỉ được hợp lý hóa cơ cấu, mở rộng tính chất thuế, cải cách quản lý hành chính mà còn được cải cách, điều chỉnh cho phù hợp với các nguyên tắc thị trường, quy định của WTO và các hiệp định thương mại tự do. Các chính sách thuế, trợ cấp của nước ta hướng tới:
Thực hiện cắt giảm mức thuế quan theo các cam kết quốc tế (AFTA), Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA), Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (AC FTA), các hiệp định thương mại song phương khác…
Cắt bỏ và thuế quan hóa các hạn chế định lượng, kể cả hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng nhập khẩu, xuất khẩu;
Đối xử ngày càng bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp và hàng hóa nhập khẩu (trong và ngoài nước), nhất là trong việc thống nhất chế độ hai giá (kể cả thuế), xóa bỏ các rào cản trong hoạt động xuất khẩu;
Tương thích hóa với các qui định khác của WTO.
1.2. Các biện pháp, chính sách bảo hộ đã góp phần bảo vệ sản xuất trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành hàng nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành hàng
Các chương trình bảo hộ và nâng cao năng lực ngành hàng của Việt Nam khá đa dạng, hầu hết được thực hiện dưới dạng hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh của Chính phủ cho việc thanh toán nợ, các khoản vay ưu đãi ngắn, trung và dài hạn, miễn thuế và giảm thuế, cấp vốn cho một số doanh nghiệp chủ chốt, cung cấp đất đai, cung cấp các dịch vụ (năng lượng, viễn thông, vận tải…) hay các nguyên vật liệu từ các công ty do chính phủ quản lý với mức giá thấp hơn giá thị trường hay chuyển nhượng cổ phần trong các chương trình tư nhân hóa. Nhờ các công cụ và chính sách bảo hộ, chúng ta đã thực hiện khá hiệu quả việc bảo vệ sản xuất nội địa trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp trong nước đứng vững trên thị trường. Một số sản phẩm sản xuất trong nước có chất lượng kém hơn, giá cao hơn vẫn có thể cùng tồn tại với hàng nhập khẩu. Nhiều ngành sản xuất tuy có sức cạnh tranh kém so với nước ngoài vẫn tiếp tục duy trì và phát triển được.
Bên cạnh việc giúp hàng hóa sản xuất trong nước đối phó với hàng hóa nhập khẩu, các biện pháp bảo hộ còn đóng góp tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành hàng. Những công cụ bảo hộ trong thời gian qua đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao năng lực sản xuất cũng như cạnh tranh của nhiều ngành hàng tương đối non trẻ như xe máy, vật liệu xây dựng, động cơ điện nhỏ… Các ngành này chỉ trong thời gian ngắn đã tăng trưởng tương đối nhanh, mở rộng được quy mô sản xuất và đặc biệt là đã xuất khẩu ra thị trường thế giới.
1.3. Các biện pháp bảo hộ góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và thu hút FDI hút FDI
Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện một số hình thức hỗ trợ xuất khẩu theo chương trình của Chính phủ: giảm hoặc miễn giảm thuế trực
thu; hỗ trợ tài chính trực tiếp cho xuất khẩu đối với các nhà xuất khẩu lần đầu tham gia nhập khẩu sang thị trường mới, hoặc đối với các hàng hoá chịu nhiều tác động biến động giá cả, nhất là nông sản thông qua các biện pháp hỗ trợ lãi suất, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu (gạo, thịt lợn và cà phê, rau quả đóng hộp); thưởng xuất khẩu – dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng mới có chất lượng cao, sử dụng nhiều lao động hay nguyên liệu trong nước. Để hỗ trợ xuất khẩu, Việt Nam còn sử dụng các biện pháp khác như hoàn thuế nhập khẩu sau khi xuất khẩu, rà soát để giảm chi phí dịch vụ đầu vào đối với xuất khẩu (bỏ 230 khoản phí, lệ phí trong năm 2003) và triển khai các chương trình xúc tiến thương mại.
Trong vài ba năm gần đây, chính sách trợ cấp của Việt Nam được điều chỉnh theo hướng cắt bỏ dần trợ cấp trực tiếp cho xuất khẩu. Đối với hàng nông sản, trong giai đoạn 2003 – 2005, trợ cấp cho xuất khẩu được loại bỏ dần.
Việt Nam đã sử dụng các khuyến khích, ưu đãi để thu hút FDI, qua đó góp phần nâng cao năng lực ngành hàng, thúc đẩy công nghiệp hóa (thông qua chuyển giao công nghệ, các kỹ năng quản lý, marketing…). Hầu hết những ưu đãi trước đây dành cho doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp và khu chế xuất (124 khu công nghiệp và khu chế xuất tính đến cuối tháng 7/2005) đều dưới hình thức miễn, giảm thuế TNDN.
Trước áp lực gia nhập WTO, nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử ngày càng được áp dụng rộng rãi đối với cả doanh nghiệp trong nước (DNNN và doanh nghiệp tư nhân) lẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư năm 2005 đã xóa bỏ việc dùng các trợ cấp bị cấm để khuyến khích đầu tư và dành ưu đãi đầu tư cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài; không còn ưu đãi về thuế TNDN dựa trên kết quả xuất khẩu đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các doanh nghiệp trong các khu chế xuất được miễn thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu.
Nhìn chung, những cải cách, điều chỉnh trong chính sách thuế của Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả thu thuế cho NSNN và tăng trưởng kinh tế. Tổng thu NSNN đã tăng rõ rệt từ mức tương đương 22,3% GDP năm 2001 ước lên 27,9% GDP năm 2006; trong đó, tỷ trọng thu nội địa (không kể dầu thô) trong tổng thu NSNN đã tăng từ 49,05% năm 2001 lên tới 50,3% năm 2006. (Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Chính sách thuế và trợ cấp của Việt Nam: Những thành tựu và hạn chế).
Chính sách thuế, thuế quan và trợ cấp cũng góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế trong thời gian qua, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có độ mở thương mại (tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa so với GDP) lớn nhất trong các nước đang phát triển và chuyển đổi (tăng từ mức 95,6% GDP năm 2000 lên 140% GDP năm 2006); riêng xuất khẩu đã tăng từ mức tương đương 45% GDP năm 2000 lên 66% GDP năm 2006).
(Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Chính sách thuế và trợ cấp của Việt Nam: Những thành tựu và hạn chế).
Cuối cùng, thành tựu đầy ấn tượng trong thu hút FDI của Việt Nam, ngoài các nhân tố khác, không thể không nói đến vai trò của những cải cách và điều chỉnh trong chính sách thuế, thuế quan và trợ cấp thời gian qua.
1.4. Hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương và phát triển bền vững
Ngoài việc thực hiện chức năng công bằng xã hội, chính sách thuế và trợ cấp Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương và phát triển bền vững.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam duy trì một số chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và duy trì sản xuất ở những khu vực có khó khăn. Phần lớn các khoản trợ cấp đều nhằm trợ giúp lãi suất cho các doanh nghiệp thu mua gạo, đường, thịt lợn… khi giá thị trường sụt giảm xuống quá thấp khiến cho người sản xuất bị thua lỗ. Đáng lưu ý là các nhóm trợ cấp này thuộc
Hộp Màu hổ phách (bị cấm) chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị trợ cấp của Việt Nam (4,9% trong giai đoạn 1999 – 2001).
Để hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương, các nguồn trợ cấp, ưu đãi (thuế) hướng tới những chương trình như: dự trữ quốc gia (cho mục tiêu an ninh lương thực), các chương trình môi trường, các chương trình hỗ trợ vùng (bao gồm các chương trình tái định cư, di dân, vùng kinh tế mới, hỗ trợ phí đi lại để vận chuyển lương thực, muối, phân bón, và thuốc trừ sâu từ vùng đồng bằng lên miền núi và vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp từ vùng miền núi về đồng bằng), các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, miền núi phía Bắc), cung cấp cung cấp lương thực cho người nghèo ở những vùng miền núi, vùng khó khăn, cứu trợ thiên tai, bảo vệ thực vật và thú y….; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn; nghiên cứu khoa học, đào tạo, khuyến nông.
1.5. Các chính sách bảo hộ đã góp phần ổn định kinh tế - xã hội đất nước trong quá trình hội nhập
Các chính sách bảo hộ đã góp phần bảo vệ và phát triển các ngành sản xuất trong nước, bảo vệ đời sống của nhân dân, từ đó làm cho người dân ngày càng tin tưởng vào Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước. Việc chính phủ áp dụng giấy phép hay hạn ngạch thuế quan đối với một số mặt hàng là vì mục đích đảm bảo công việc và thu nhập ổn định cho người dân, làm cho người dân yên tâm sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện một cách rõ rệt.
Chính phủ đã ban hành một loạt những chương trình hỗ trợ sản xuất cho các đối tượng ở những vùng khó khăn như:
Trợ cấp đầu vào, áp dụng cho những người sản xuất có thu nhập thấp, có ít nguồn lực và sống ở các vùng khó khăn thông qua hỗ trợ lãi suất chênh lệch, khoanh hoặc xóa các khoản nợ xấu khi vay từ Ngân hàng người nghèo.
Hỗ trợ đầu tư thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi của Quỹ hỗ trợ phát triển theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và hỗ trợ chênh lệch lãi suất (nhằm cho phép các ngân hàng đưa ra mức lãi ưu đãi cho các khoản vay) và khoanh nợ hoặc xóa nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp.
Hỗ trợ khuyến khích đa dạng hóa sản xuất và từ bỏ canh tác cây thuốc phiện.
Ngoài ra, các chính sách bảo hộ còn góp phần ổn định kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho một số lực lượng lớn lao động. Đây là một đóng góp vô cùng to lớn không thể phủ nhận.