Quan điểm về bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO.doc (Trang 77 - 80)

1. Bảo hộ một cách chọn lọc các đối tượng được bảo hộ

Việc lựa chọn các đối tượng được bảo hộ là một khâu hết sức quan trọng, có ảnh hưởng quyết định tới tính hiệu quả của các chính sách bảo hộ sau này. Nhà nước không nên và không thể bảo hộ tràn lan, dàn trải mà phải bảo hộ có chọn lọc. Những ngành sản xuất được bảo hộ phải là những ngành thực sự có lợi thế so sánh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có tiềm năng phát triển và có ảnh hưởng lan truyền tới những lĩnh vực khác của nền kinh tế. Đối với các ngành công nghiệp, chỉ nên bảo hộ những ngành có tính chất then chốt, thiết yếu. Việc lựa chọn dựa trên các tiêu chí: là ngành công nghiệp có thế mạnh, có điều kiện phát triển, đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu. Cơ sở lựa chọn là phân tích số liệu các ngành này có khả năng trở thành ngành có hiệu quả cao và phát triển những lợi thế so sánh năng động hay không.

Ở nước ta, một số ngành công nghiệp có điều kiện phát triển, có khả năng cạnh tranh và sẽ trở thành chủ chốt cho nền kinh tế trong tương lai: ngành công nghiệp điện tử, ngành năng lượng, ngành vật liệu xây dựng, khai khoáng, chế biến thực phẩm, luyện kim màu. Các ngành này đều đáp ứng các yêu cầu là ngành có cơ hội và có điều kiện phát triển. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nên chọn ngành công nghiệp phụ trợ như một chiến lược dài hạn cho sự phát triển kinh tế đất nước về lâu dài vì ngành này sẽ tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn, thu hút đầu tư nước ngoài. Muốn thực hiện việc này,

Việt Nam cần cắt giảm và tiến tới loại bỏ các loại thuế đánh vào linh kiện nhập khẩu, nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm thích hợp.

2. Các biện pháp bảo hộ phải hợp lý, có điều kiện và lộ trình cắt giảm phù hợp phù hợp

Sau khi đã lựa chọn được các đối tượng cần được bảo hộ thì một yêu cầu khác được đặt ra là: các biện pháp bảo hộ các đối tượng đó phải hợp lý, có điều kiện và lộ trình cắt giảm hợp lý. Sự hợp lý được thể hiện ở việc sử dụng các công cụ bảo hộ phù hợp với các quy định quốc tế, đặc biệt là WTO. Các biện pháp bảo hộ như thuế quan, phi thuế quan cần phải tuân thủ những nội dung mà Việt Nam đã cam kết và cắt giảm theo một lộ trình phù hợp.

Mức độ bảo hộ và thời gian bảo hộ phải hợp lý và phát huy được hiệu quả của bảo hộ. Nếu bảo hộ quá nhiều và quá lâu sẽ tạo nên sức ỳ lớn và thái độ ỷ lại vào Nhà nước của các doanh nghiệp. Bảo hộ cần được khống chế trong khoảng thời gian nhất định và mức bảo hộ cần được giảm dần để tiến tới xóa bỏ. Sự bảo hộ của Chính phủ đối với doanh nghiệp bằng biện pháp thuế quan và phi thuế quan chỉ là tạm thời nhằm giúp doanh nghiệp có đủ thời gian tự phấn đấu vươn lên cạnh tranh và chuẩn bị về nội lực để đối phó với hàng hóa nước ngoài.

3. Các biện pháp bảo hộ phải hướng tới thúc đẩy và tạo lập lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường trong nước và tranh cho các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế

Mục tiêu hàng đầu của của các biện pháp bảo hộ là bảo vệ sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm. Tuy nhiên, nếu như thực hiện không hợp lý thì các chính sách này có thể bóp chết cạnh tranh. Việc thực hiện quá mức và không phù hợp có thể khiến các doanh nghiệp không những không nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bằng việc tìm cách nâng cao chất lượng, hạ giá thành mà còn ỷ lại vào sự bảo hộ, không chịu đổi mới và tìm tòi phát triển sản phẩm. Việt Nam cần

tận dụng các biện pháp thuế và phi thuế nhằm trợ giúp các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mà trước mắt là tập trung cho các ngành công nghiệp mũi nhọn nhằm tạo lập và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và từng bước mở rộng thị trường quốc tế. Bảo hộ phải hướng đến từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ góp phần bảo hộ sản xuất trong nước.

4. Các biện pháp bảo hộ phải được thực hiện thống nhất, bình đẳng đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

Bảo hộ sản xuất trong nước phải được áp dụng thống nhất với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bất kể đó là doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối tượng bảo hộ là các ngành hàng, các sản phẩm chứ không phải một doanh nghiệp cụ thể nào. Cần phải xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Xây dựng kinh tế đất nước là sự nghiệp toàn dân, doanh nghiệp dù thuộc thành phần nào thì cũng đều góp phần tạo ra của cải, đóng góp ngân sách, tạo công ăn việc làm, đáp ứng nhu cầu xã hội về sản phẩm và dịch vụ. Điều kiện, môi trường kinh doanh phải bình đẳng cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau. Cạnh tranh là một cuộc chơi công bằng, và chỉ trên một sân chơi bình đẳng thì sự lựa chọn ra kẻ thắng người thua mới đúng đắn và có ý nghĩa.

5. Gắn bảo hộ sản xuất trong nước với việc tiếp tục điều chỉnh chức năng quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đặc thù kinh tế của Việt Nam là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” trong đó vai trò của Nhà nước là vô cùng quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế. Việc thực hiện các chính sách bảo hộ chính là thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước, mục tiêu này cần hướng tới tạo điều kiện huy động các nguồn lực trong và ngoài nước vào việc khai thác tiềm năng và

lợi thế nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đồng thời góp phần ổn định kinh tế - xã hội đất nước trong quá trình hội nhập trên cơ sở tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống con người.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách. Các chính sách bảo hộ phải được thực hiện nhất quán, đồng bộ và thống nhất giữa các cấp ngành, tránh hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau, đồng thời phải mang tính tiên liệu và dự đoán được.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam trong bối cảnh là thành viên của WTO.doc (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w