1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vài nét về chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ và tác động của nó đến các doanh nghiệp.doc

28 631 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 245,5 KB

Nội dung

Vài nét về chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ và tác động của nó đến các doanh nghiệp

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

Phần I: MỞ ĐẦU 2

Phần II: NỘI DUNG 4

I Lãi suất – công cụ hiệu quả điều tiết nền kinh tế 4

1 Lý thuyết chung về lãi suất 4

2 Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 6

II Chương trình hỗ trợ lãi suất của Việt Nam 8

1 Bối cảnh thực hiện: khủng hoảng kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới (cuối năm2008) 8

a Tình hình thế giới 8

b Tình hình Việt Nam 9

2 Nội dung chương trình hỗ trợ lãi suất 11

a Hỗ trợ vay vốn ngắn hạn 12

b Hỗ trợ vay vốn trung và dài hạn 12

3 Tình hình giải ngân của chương trình hỗ trợ lãi suất 6 tháng đầu năm 2009 14

Bảng: Tiến độ giải ngân gói kích cầu từ tháng 03 tới tháng 06 năm 2009 14

III Tác động của chương trình hỗ trợ lãi suất tới hoạt động sản xuất kinh doanh 17

1 Tác động tích cực 17

2 Tác động tiêu cực 19

IV Đánh giá chung về chương trình hỗ trợ lãi suất và một số giải pháp đề xuất 21

1 Đánh giá chương trình hỗ trợ lãi suất 21

a Ưu điểm 21

b Nhược điểm 22

2 Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình 24

Đối với các ngân hàng thương mại: 25

Đối với các doanh nghiệp: 25

Đối với các cơ quan quản lý vĩ mô: 26

Phần III: KẾT LUẬN 27

Danh mục tài liệu tham khảo: 28

Trang 2

Phần I: MỞ ĐẦU

Lãi suất là một phạm trù kinh tế quan trọng và phức tạp, diễn biến của lãi suất cóảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các chủ thể kinh tế về đầu tư, chi tiêu, tiếtkiệm… Về phía nhà nước, nhà nước sử dụng lãi suất làm công cụ của chính sách tiềntệ nhằm điều chỉnh thị trường và các quan hệ kinh tế nhằm mục tiêu tăng trưởng vàphát triển Còn đối với các doanh nghiệp, lãi suất - đặc biệt là lãi suất tín dụng ngânhàng lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ Nhưvậy có thể nói, các chính sách vĩ mô thông qua việc điều chỉnh lãi suất của Chính phủcó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các doanh nghiệp.

Trong thời gian vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính bắt đầu bằng khủnghoảng tài chính Hoa Kỳ 2007 và lan rộng trên phạm vi toàn thế giới trong 2008-2009đã ảnh hưởng tiêu cực, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng chậm ở hầuhết các nước khác Hệ thống tài chính Việt Nam mặc dù chưa hòa nhập chung với hệthống tài chính toàn cầu nhưng cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, đó làviệc chi phí vốn trở nên đắt đỏ, tín dụng dành cho doanh nghiệp khan hiếm và lãi suấtvay vốn tăng cao, nhất là vào giữa năm 2008 Bên cạnh đó, một loạt các chính sách tiềntệ thắt chặt nhằm giảm lạm phát của Chính phủ làm các doanh nghiệp càng khó khăntrong việc huy động vốn.

Trước tình hình sản xuất kinh doanh bị đình trệ, đặc biệt là nhiều doanh nghiệp nhỏvà vừa làm ăn thua lỗ thậm chí đứng bên bờ vực phá sản, thủ tướng Chính phủ đã raquyết định số 131/QĐ-TTg, 443/QĐ-TTg và một số quyết định khác về việc hỗ trợ lãisuất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh Đây là mộttrong những chiến lược kích cầu, tăng đầu tư nhằm khôi phục sản xuất của Chính phủViệt Nam nhằm nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi suy thoái Có thể nói chương trình hỗtrợ lãi suất của Chính phủ tới các doanh nghiệp là “chiếc phao” cứu các doanh nghiệpra khỏi khủng hoảng.

Chương trình hỗ trợ lãi suất hiện nay vẫn đang trên lộ trình thực hiện, tuy nhiên dotính thực tiễn và những ảnh hưởng sâu sắc của chính sách đến nền kinh tế nước ta nên

nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Vài nét về chương trình hỗ trợ lãi suất 2009 của

Trang 3

Mục đích nghiên cứu của đề tài chỉ là xem xét một cách tổng quát về chương trìnhhỗ trợ lãi suất nằm trong gói kích cầu đầu năm 2009 của Chính phủ Việt Nam và tácđộng sơ bộ của nó tới hoạt động sản xuất kinh doanh Từ đó tiểu luận đưa một số nhậnxét, giải pháp đề xuất nhằm thực hiện tốt chương trình và một số giải pháp vĩ mô kháccó thể giúp Việt Nam hạn chế tối đa những tác động xấu của cuộc khủng hoảng.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận nghiên cứu chương trình cho vay hỗtrợ theo lãi suất 4% của Chính phủ theo quyết định số 131/QĐ-TTg, 443/QĐ-TTg vànhững tác động tới nền kinh tế Việt Nam từ tháng 02 tới đầu tháng 06 năm 2009.

Trong quá trình nghiên cứu nhóm đã sử dụng các phương pháp thống kê, suy luận,phân tích kinh tế trên cơ sở phương pháp duy vật biên chứng.

Do thời gian thực hiện tiểu luận có hạn và tầm hiểu biết còn chưa sâu rộng nên bàitiểu luận này không thể tránh khỏi những sai sót Nhóm nghiên cứu kính mong thầygóp ý để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận tốt hơn Xin chân thành cảm ơnthầy!

Trang 4

Phần II: NỘI DUNG

I Lãi suất – công cụ hiệu quả điều tiết nền kinh tế:

1 Lý thuyết chung về lãi suất:

Về định nghĩa, lãi suất là tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền phải trả so với tổng sốtiền đi vay hay tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền nhận được so với tổng số tiền cho vay.Đó chính là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời giannhất định (ngày, tuần, tháng, năm).

Về bản chất, đây là một loại giá cả đặc biệt vì được hình thành trên giá trị sử dụngchứ không phải trên cơ sở giá trị Đối với người đi vay, giá trị sử dụng của khoản vốnvay chính là khả năng mang lại lợi nhuận trong việc sản suất kinh doanh hay mức độthỏa mãn một số nhu cầu nào đó khi sử dụng lượng vốn vay đó Đối với người cho vay,lãi suất chính là tỷ lệ sinh lời mà anh ta thu được khi cho vay khoản vốn đó.

Trên thị trường tài chính (căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng) thường phân biệt cácloại lãi suất sau:

- Lãi suất tín dụng ngân hàng là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng - Lãi suất tiền gửi ngân hàng (lãi suất huy động ngân hàng) là lãi suất ngân hàng trảcho các khoản tiền gửi

Cả hai loại lãi suất đều phụ thuộc vào loại tiền gửi (nội hay ngoại tệ), thời hạn,phương thức, quan hệ giữa người cho vay và người đi vay, mức độ rủi ro của khoảnvay và tình hình thị trường.

- Lãi suất chiết khấu là lãi suất các ngân hàng áp dụng cho các khoản vay dưới hìnhthức chiết khấu thương phiếu hay các giấy tờ có giá ngắn hạn khác chưa tới kỳ thanhtoán Đây là hình thức lãi suất được trả trước cho ngân hàng.

- Lãi suất tái chiết khấu tương tự như lãi suất chiết khấu, nhưng là lãi suất mà Ngânhàng Trung Ương cho các ngân hàng thương mại vay trong trường hợp các ngân hàngthương mại không có đủ tiền mặt cho thanh toán Lãi suất tái chiết khấu thường nhỏhơn lãi suất chiết khấu, tuy nhiên trong một số trường hợp cần hạn chế tín dụng, Ngânhàng Trung ương có thể đặt mức lãi suất tái chiết khấu cao hơn.

Trang 5

- Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng thương mại cho vay lẫn nhau.Lãi suất liên ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thống ngânhàng và chịu sự chi phối của lãi suất tái chiết khấu.

- Lãi suất cơ bản là lãi suất cơ sở để các ngân hàng ấn định lãi suất tín dụng và lãisuất tền gửi Lãi suất cơ bản có tính chất định hướng cho các loại lãi suất khác và là cơsở giới hạn lãi suất tín dụng (ở Việt Nam, Ngân hàng Trung Ương có thể kiểm soáttrực tiếp lãi suất cơ bản và theo Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 lãisuất tín dụng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản) Đây là một công cụ hiệu quảmà Chính phủ có thể tác động tới nền kinh tế thông qua tín dụng.

Các loại lãi suất này tuy biến động phức tạp nhưng thường thay đổi cùng chiều vàkhá tương đồng theo nguyên tắc tăng dần: lãi suất cơ bản, lãi suất liên ngân hàng, lãisuất nhận gửi, lãi suất cho vay Trong đó lãi suất tín dụng có vai trò quan trọng nhất,tác động trực tiếp tới tiết kiệm, đầu tư và ảnh hưởng lớn nhất tới nền kinh tế Do đó,trong phạm vi của bài tiểu luận, nhóm nghiên cứu chỉ chủ yếu đề cập đến lãi suất tíndụng ngân hàng - lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng

Lãi suất cũng là một biến số nằm trong mối quan hệ với các biến số kinh tế khácnên cũng chịu tác động của các biến số đó Khi xét các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất tathường sử dụng hai mô hình: “Khuôn mẫu tiền vay” và mô hình “Khuôn mẫu ưa thíchtiền mặt”:

- Mô hình “Khuôn mẫu tiền vay” xác định lãi suất cân bằng trên thị trường các côngcụ nợ (các khoản vay) với các nhân tố ảnh hưởng: lợi tức dự tính; lạm phát dự tính; rủiro; tính lỏng của các công cụ nợ… và tình hình ngân sách Chính phủ.

- Mô hình “Khuôn mẫu ưa thích tiền mặt” xác định lãi suất cân bằng trên thị trườngtiền tệ dưới sự tác động của: thu nhập; mức giá; cung tiền…

Trong điều kiện kinh tế thông thường, các yếu tố trên cùng với nhân tố nước ngoàinhư lãi suất quốc tế, đầu tư nước ngoài, tài trợ, viện trợ quốc tế… tác động lên thịtrường tạo ra mức lãi suất cân bằng Mức lãi suất này thể hiện đúng bản chất của lãisuất như đã nêu trên: chi phí của việc sử dụng vốn của người đi vay và là lợi nhuận củangười cho vay.

Trang 6

Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế không ổn định, suy thoái hay khủng hoảngthì lãi suất còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác như tình hình chính trị, quân sự,… và có diễn biến rất phức tạp Trong giai đoạn gần đây, dưới tác động của khủnghoảng tài chính toàn cầu, lãi suất Việt Nam biến động tương đối mạnh và đạt mức caokỷ lục 21%/năm, bằng với mức lãi suất tối đa Điều này được xem là một trong nhữngbiểu hiện xấu nhất của khủng hoảng, làm đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh, làdấu hiệu của suy thoái trong giai đoạn tiếp theo Phần tiếp sau đây sẽ đưa ra cơ chế ảnhhưởng của lãi suất tới hoạt động của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.

2 Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp:

Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, lãi suất có ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế, cóvai trò định hướng hoạt động tiết kiệm và đầu tư của các chủ thể kinh tế:

- Quyết định của các cá nhân: chi tiêu hay để dành, mua nhà hay mua trái phiếu haygửi tiền vào một tài khoản tiết kiệm.

- Quyết định các doanh nghiệp như: đầu tư mua thiết bị mới cho các nhà máy hoặcđể gửi tiết kiệm trong một ngân hàng.

Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức tác động của lãi suất đến hoạt động củacác doanh nghiệp để có thể thấy rõ tầm quan trọng của lãi suất đối với hoạt động sảnxuất kinh doanh.

Trong hoạt động của các doanh nghiệp, vốn đóng vai trò là một trong những yếu tốđầu vào quan trọng nhất Các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động đều phải dựa trêncơ sở gia tăng lượng vốn đầu tư Trong đó, hình thức huy động vốn phổ biến, nhanhchóng và hiệu quả nhất là huy động vốn thông qua kênh tín dụng ngân hàng Ở đó, lãisuất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng vốn là các doanh nghiệpphải trả cho người cho vay là các NHTM Đối với các doanh nghiệp, lãi suất cho vayhình thành nên chi phí vốn – một trong những chi phí đầu vào quan trọng nhất của quátrình sản xuất Có thể nói, mọi loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp thương mại haydoanh nghiệp sản xuất đều coi yếu tố lãi suất là một trong những nhân tố có tính chấtđịnh hướng cho mọi quyết định của mình Do đó, mọi biến động về lãi suất trên thị

Trang 7

trường đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp.

Khi lãi suất tăng làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp và đẩy giá thành sảnphẩm lên cao, do đó làm suy giảm lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Nếu lãi suất lên cao tới một mức nào đó còn có thể gây ra tình trạng thua lỗ thậm chí làphá sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các doanh nghiệp có tiềmlực tài chính yếu hoặc doanh nghiệp mới thành lập Xu hướng tăng lãi suất cho vay củacác ngân hàng thương mại sẽ dẫn đến xu hướng cắt giảm, thu hẹp qui mô và phạm vicủa các hoạt động sản xuất, đầu tư Đó chính là dấu hiệu của một nền kinh tế bất ổn vàcũng là dấu hiệu của sự suy thoái, khủng hoảng

Ngược lại, khi lãi suất tín dụng giảm sẽ làm giảm chi phí đầu vào và giá thành sảnphẩm của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận và tiến tới mở rộngsản xuất kinh doanh Điều này tạo tiền đề cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.Ở Việt Nam, do thị trường tài chính chưa thật sự phát triển, các kênh huy động vốnkhác còn yếu kém thì vai trò của lãi suất tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệpcàng tỏ ra hết sức quan trọng Bên cạnh đó, có tới 87,9% doanh nghiệp Việt Nam là cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa với số vốn chỉ khoảng 20% tổng nguồn vốn kinh doanh củacác doanh nghiệp (2008), thường xuyên nằm trong tình trạng thiếu vốn thì vai trò củalãi suất tín dụng ngân hàng càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế Trongnăm 2008, lãi suất cho vay của các NHTM trên thị trường đã có những biến động bấtthường và gây ra nhiều xáo trộn trong nền kinh tế, trong đó khu vực doanh nghiệp lànơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất Những tác động tiêu cực của lãi suất đến các doanhnghiệp trong năm vừa qua có thể khái quát lại như sau:

- Do lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hầu hết cácdoanh nghiệp đã bị giảm sút, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, khả năng trả nợ bị suygiảm.

- Lãi suất vay cao, cùng với nguồn cung tín dụng bị hạn chế đã dẫn đến tìnhtrạng hầu hết các doanh nghiệp buộc phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất, cắt giảm việcđầu tư, thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động.

Trang 8

- Nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít, không chịu đựng được mức lãisuất cao, không có khả năng huy động vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh đãphải ngừng hoạt động, giải thể và phá sản

Có thể thấy lãi suất đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của các doanhnghiệp, đặc biệt với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam thì ảnh hưởng của lãi suất tới nềnkinh tế tương đối sâu sắc và toàn diện Lãi suất có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêmtrọng cho nền kinh tế nhưng đây cũng có thể là một công cụ hiệu quả mà các nhà hoạchđịnh chính sách có thể sử dụng để định hướng sản xuất kinh doanh, kích thích pháttriển kinh tế.

II Chương trình hỗ trợ lãi suất của Việt Nam:

1 Bối cảnh thực hiện: khủng hoảng kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới (cuốinăm 2008)

a Tình hình thế giới:

Cuối năm 2008, nền kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng suy thoái do khủnghoảng tài chính toàn cầu gây ra Bắt đầu từ nước Mỹ, cuộc khủng hoảng nhanh chónglan sang Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… và tạo thành cuộc khủnghoảng “tồi tệ nhất trong vòng 60 năm” (Olivier Blanchard – kinh tế trưởng của IMF).

Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ bắt nguồn từ làn sóng vay tiền để mua nhà ở củangười dân Mỹ giai đoạn 2004-2006 Hàng triệu hộ gia đình Mỹ sở hữu những căn nhàvay từ vốn vay tín dụng bất động sản dưới chuẩn đã đẩy nguồn vốn này lên tới 20%tổng dư nợ cho vay bất động sản ở Mỹ năm 2005 và 2006 Những khoản vay rủi ro nàylại được chuyển thành MBS-chứng khoán được đảm bảo bằng bất động sản dể bán chocác nhà đầu tư Các ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại mua MBS đồng thờicho quỹ rủi ro và nhà đầu tư khác vay để mua MBS Khi giá nhà giảm, thị trườngchứng khoán đóng băng vào năm 2007, các ngân hàng phát hiện trong sổ sách cókhoảng 600 tỷ USD tài sản tài chính được thiết kế trên các MBS, CDO… và các loạichứng khoán khác mà giá trị của chúng không thể xác định được Tổng mệnh giá củachúng lên tới 2500 tỷ USD, do ngân hàng và các nhà đầu tư nắm giữ Tình trạng nợ

Trang 9

xấu và xiết nợ giữa các ngân hàng và các hộ gia đình làm cho “bong bóng kinh tế Mỹ”vốn đã phình to càng trở nên dễ vỡ.

Khi tình trạng mất ổn định xảy ra, người ta soi xét giá trị nền tảng của nhiều loạicông cụ tài chính Giá thị trường của các hợp đồng phái sinh tăng từ 75000 tỷ USDtrong năm 1997 lên tới 600000 tỷ USD trong năm 2007, tức là gấp hơn 10 lần GDPtoàn cầu

Tình trạng thiếu hụt thanh khoản ngay sau đó đẩy nền công nghiệp ô tô Mỹ tới bờvực phá sản, các hãng ô tô châu Âu, Nhật Bản , Hàn Quốc, Trung quốc cũng phải nhậnhỗ trợ từ chính phủ Doanh số bán hàng các công ty sụt giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.Sau sự sụp đổ của Lehman Brother – ngân hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ, ngày15/9/2008 thì cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã lộ rõ thành một cuộc khủng hoảngtài chính toàn cầu hết sức nghiêm trọng, cả về phạm vi, cấp độ, sức lan tỏa (Tổng số nợthế chấp nhà ở được chứng khoán hóa vào năm 2006 đã lên tới 14.000 tỷ USD, tươngđương GDP của Mỹ) Năm 2008, Mỹ cắt giảm 2 triệu việc làm, trong đó riêng tháng 11là gần nửa triệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp bị đẩy lên tới 6,7% Công nghiệp chế biếncủa Mỹ, khu vực đồng Euro, Anh, Nhật Bản và cả Trung Quốc đều suy giảm Tớitháng 11/2008 xuất khẩu của Nhật Bản giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, Đài Loanlà 24% và Hàn Quốc là 18% Singapore và Hong Kong liên tiếp giảm tốc độ tăngtrưởng trong hai quý liên tiếp, Trung Quốc cũng phải đối mặt với suy giảm xuất khẩusau 7 năm liên tục tăng trưởng, giá nhà Thượng Hải giảm tới 20% trong quý 3 năm2008… Cuối năm 2008 nhiều nước châu Âu đã phải nhận trợ giúp của IMF.

b Tình hình Việt Nam:

Trước tình hình khủng hoảng toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài vùng ảnhhưởng do là một nước nhỏ, nhập siêu, có độ mở cửa cao (khoảng 160%), phụ thuộcnhiều vào kinh tế thế giới Cuộc khủng hoảng có tác động xấu tới nền kinh tế Việt Namqua các mặt chủ yếu sau:

Thứ nhất, xuất khẩu có xu hướng giảm do Việt Nam có tới trên 50% nhu cầu xuất

khẩu đến từ Mỹ, Nhật Bản và châu Âu (năm 2007: Mỹ 26%, Nhật 16%, châu Âu19%) Kim ngạch xuất khẩu Việt nam xấp xỉ 70% GDP nên sự suy giảm này có thể tácđộng mạnh tới kinh tế Việt Nam, đặc biệt là qua tiêu dùng.

Trang 10

Thứ hai, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam giảm do: đầu tư nước ngoài, du lịch và kiều

hối đều có xu hướng giảm Điều này tác động rất xấu tới một nền kinh tế nhỏ, mở cửavà có tỷ lệ “Đôla hóa” khá cao như Việt Nam Vốn FDI đăng ký năm 2008 ở Việt Namlà 60 tỷ USD nhưng chỉ có một lượng nhỏ phần vốn này được giải ngân, FinancialTimes dự báo FDI toàn cầu sẽ giảm mạnh trong 2009, khoảng 15% Nhiều doanhnghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu tín dụng trầm trọng, không thể vay hoặc phảitrả lãi suất quá cao, có thể dẫn tới phá sản.

Cuối cùng, ngân sách Chính phủ có thể bị thâm hụt lớn hơn do giá hàng hóa cơ

bản giảm, nguồn thu từ các loại thuế đều có xu hướng giảm Thuế VAT, thuế xuất nhậpkhẩu và thụ tiêu thụ đặc biệt chiếm tới 16% ngân sách Chính phủ đều giảm Sự thâmhụt ngân sách kéo dài có thể đẩy nền kinh tế vào tình trạng khủng hoảng trầm trọnghơn khi Chính phủ buộc phải tăng cung tiền để bù đắp bội chi ngân sách.

Tóm lại, có thể thấy cuộc khủng hoảng làm suy giảm sản lượng của những nền kinhtế hàng đầu thế giới, kéo theo là đà suy giảm toàn cầu, trong đó có Việt Nam Tiêudùng và đầu tư trong nước giảm, thương mại quốc tế, các dòng vốn và đầu tư bị thuhẹp… Nhiều nước được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng âm trong năm 2009 Các nướcđang phát triển giảm tăng trưởng khoảng 30% Các nền kinh tế lớn đều hạn chế suythoái bằng hạ lãi suất, khôi phục thanh khoản và chỉ tiêu ngân sách Trong khi đókhủng hoảng toàn cầu lại làm Việt Nam bị giảm đầu tư trong nước và kim ngạch xuấtkhẩu nên sẽ bị giảm cầu nội địa Năm 2008, nhiều chỉ số kinh tế của Việt Nam diễnbiến phức tạp, không đạt mục tiêu kế hoạch:

- GDP thực tế tăng 6,23% (trong khi năm 2007 là 8,48% và mục tiêu kế hoạch điềuchỉnh là 7,0%), trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%, đóng góp0,68 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%, đóng góp 2,65điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,2%, đóng góp 2,9 điểm phần trăm Đặc biệtnăm 2008 khu vực xây dựng gần như không có tăng trưởng

- Giá tiêu dùng tăng khá cao và diễn biến phức tạp; kết quả là giá tiêu dùng tháng12 năm 2008 so với tháng 12 năm 2007 tăng 19,89% và chỉ số giá tiêu dùng bình quânnăm tăng 22,97%.

Trang 11

- Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính bằng 13,7% tổng số chi, trong đó77,3% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 22,7% được bù đắp từ nguồn vaynước ngoài.

- Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đều tăng Xuất khẩu tăng mạnh chủ yếu dogiá thế giới tăng Trong khi đó nhập khẩu hàng hóa nguyên vật liệu chững lại ở nhữngcuối năm do sản xuất có dấu hiệu đình trệ, còn nhập khẩu hàng tiêu dùng có xu hướngtăng lại thể hiện sự “tấn công” của hàng tiêu dùng nước ngoài vào thị trường Việt Nam.Ước tính nhập siêu năm 2008 là 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với năm 2007, bằng27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.

- Thất nghiệp gia tăng, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn Tỷ lệ thất nghiệpcủa lao động trong độ tuổi khu vực thành thị ước tính 4,65% Thiên tai, dịch bệnh trêngia súc, gia cầm xảy ra liên tiếp thêm vào đó giá cả hàng hoá tiêu dùng, xăng dầu vàvật tư nông nghiệp tăng cao đã tác động không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nôngdân Theo báo cáo của các địa phương, năm 2008 cả nước có 957,5 nghìn lượt hộ thiếuđói, tăng 32,3% và 4 triệu lượt nhân khẩu thiếu đói, tăng 32,7% so với năm 2007

Có thể thấy mặc dù Việt Nam chưa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giớinhưng tác động của cuộc khủng hoảng tới tăng trưởng kinh tế nước ta là không nhỏ.Nếu Chính phủ không có những hành động đúng đắn can thiệp vào nền kinh tế thì ViệtNam có thể sẽ suy giảm mạnh trong 2009 (hầu hết các tổ chức quốc tế như Ngân hàngphát triển châu Á ADB, quỹ tiền tệ thế giới IMF, BMI, Citigroup đều dự đoán năm2009 Việt nam chỉ đạt mức tăng trưởng khoảng 5%, nhiều tổ chức còn đưa ra nhữngcon số thấp hơn) Do đó việc kích thích tổng cầu, tăng đầu tư là một trong những chiếnlược tất yếu nhằm nhanh chóng đưa Việt Nam ra khỏi khủng hoảng và tăng trưởng ổnđịnh trở lại Một trong những hành động kích thích nền kinh tế đầu tiên của Việt Namlà chương trình hỗ trợ lãi suất 4% cho các hoạt động đầu tư.

2 Nội dung chương trình hỗ trợ lãi suất:

Chương trình hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản suất- kinh doanh Đây là một quyết định quan trọng của Chính phủ trong gói kích cầu vàduy trì hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giảm giá thành sản phẩm và tạo việc làmnăm 2009.

Trang 12

a Hỗ trợ vay vốn ngắn hạn:

Ngày 23/01/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số NHNN về việc cho vay vốn ngắn hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh với nội dungnhư sau:

131/QĐ Các tổ chức tín dụng thực hiện chương trình cho vay theo quy định của pháp luậtbao gồm tất cả các loại hình ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam: Ngânhàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại Cổ phần, ngân hàng liên doanh,chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, ngân hàng 100% vốn nướcngoài và Quỹ tín dụng nhân dân trung ương.

- Đối tượng vay vốn: tất cả các tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ giađình …), cá nhân vay vốn lưu động để sản xuất - kinh doanh, đặc biệt chú trọng khuvực sản xuất vật chất, xuất khẩu.

- Các khoản vay: chương trình hỗ trợ cho các khoản vay ngắn và trung hạn bằngVND theo các hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong năm 2009.

- Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 8 tháng đối với các khoản vay theo hợpđồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ 1/2/2009 -31/12/2009.

- Mức hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thờihạn cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian quy định nêu trên; khi thu lãi cho vay,các ngân hàng thương mại giảm trừ số tiền lãi phải trả cho khách hàng vay

- Tổng giá trị chương trình hỗ trợ là 17000 tỷ đồng (1 tỷ USD trong tổng 8 tỷ USDcủa gói kích cầu – xấp xỉ 10% GDP), tương đương với khoảng 420000 tỷ đồng vốn vaysẽ được giải ngân.

b Hỗ trợ vay vốn trung và dài hạn:

Bổ sung cho chương trình hỗ trợ vốn vay ngắn hạn, ngày 04/04/2009 các NHTMbắt đầu thi hành hỗ trợ lãi suất cho vay vốn trung và dài hạn theo tinh thần quyết định443/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Nội dung của Quyết định tương tự như việccho vay vốn ngắn hạn.

Trang 13

- Các khoản vay được hỗ trợ lãi suất là vay trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam.- Đối tượng vay vốn: các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mới để phát triển sảnxuất - kinh doanh, kết cấu hạ tầng theo các hợp đồng tín dụng ký kết trước và sau ngày1/ 4 2009, được giải ngân (một hoặc nhiều lần) trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến31/12/2009, thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế:

Ngành nông, lâm nghiệpNgành thủy sản

Công nghiệp khai thác mỏNgành công nghiệp chế biến

Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

Ngành xây dựng( trừ công trình xây dựng văn phòng(cao ốc) cho thuê, côngtrình xây dựng, sửa chữa mua nhà để bán)

Ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cánhân và gia đình

Ngành vận tải, kho bãi và thông tin liên lạcHoạt động khoa học và công nghệ

- Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thờihạn cho vay thực tế.

- Thời gian thực hiện: từ ngày 01 tháng 4 năm 2009 đến 31 tháng 12 năm 2011 - Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng, kể từ ngày giải ngân đối vớicác khoản vay theo hợp đồng tín dụng ký kết trước và sau ngày 01 tháng 4 năm 2009mà được giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 4 đến 31 tháng 12 năm2009.

Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang lâm vào suy thoái việc thực hiện kích cầunhằm vào bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt hướng tới hỗ trợ người nghèo, cho đồng bàoở vùng sâu, vùng xa là định hướng rất đúng đắn của Chính phủ Cụ thể 420000 tỷđồng vốn vay hỗ trợ 4% lãi suất cho hoạt động sản xuất kinh doanh có thể được coi làhành động tương đối “mạnh tay” của Việt Nam đầu năm 2009 Tuy nhiên, theo ý kiếncủa nhiều chuyên gia, gói kích cầu sẽ phản tác dụng nếu chúng ta chi tiêu không hiệu

Trang 14

quả và sẽ gây ra tái lạm phát cao do cơ sở hạ tầng Việt Nam con nhiều yếu kém và bấtcập Việc tăng tín dụng đột ngột sẽ tạo đà cho lạm phát quay trở lại và khuyến khíchnhập khẩu trong khi nguồn dự trữ ngoại tệ của Việt Nam rất thấp (khoảng 250USD/người, so với 1500USD/người của Trung Quốc) khó có thể tài trợ cho nhập khẩu.Bên cạnh đó tín dụng tăng nhanh sẽ tạo ra bong bóng tài sản, đạc biệt là trên thị trườngchứng khoán và bất động sản, ảnh hưởng tới sự bền vững của tăng trưởng Để tránhtình trạng thất thoát, lãng phí các nguồn vốn vay, gia tăng gánh nặng nợ nần và cáchiện tượng "đầu cơ nóng" với các dự án vay chất lượng thấp hoặc triển khai kém, giảingân không đúng mục đích; Chính phủ cần theo sát hoạt động của chương trình, đảmbảo cho vay kịp thời, đúng đối tượng, hiệu quả Nếu thực hiện tốt thì gói kích cầu sẽtạo ra “cú hích” thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo cân đối vĩ mô và còn có thể kiểm soátđược lạm phát.

3 Tình hình giải ngân của chương trình hỗ trợ lãi suất 6 tháng đầu năm 2009:

Có thể nói gói kích cầu là một chiếc phao cứu hộ cho một tỷ lệ không nhỏ cácdoanh nghiệp, bởi theo số liệu thống kê thì trong năm 2008 có tới hơn 30% các doanhnghiệp nhỏ và vừa làm ăn thua lỗ, nợ đọng kéo dài, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản.Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình đã thực sự hiệu quả hay chưa? Trước hết chúngta nhìn lại tiến độ giải ngân sau gần 4 tháng thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất quabảng 1.

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w