1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

gói kích cầu của chính phủ và những tác động của nó đến nền kinh tế VN 6 tháng đầu năm 2009

19 995 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 163,5 KB

Nội dung

gói kích cầu của chính phủ và những tác động của nó đến nền kinh tế VN 6 tháng đầu năm 2009

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF), nền kinh tế thế giới năm 2009 sẽ tồi tệnhất trong 60 năm qua Do đó, một trong những vấn đề được chính phủ các quốcgia quan tâm nhất hiện nay là những chính sách phát triển kinh tế nhằm đưa quốcgia thoát khỏi tình hình khủng hoảng Bởi thế trong hai năm qua, kể từ sau cuộckhủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực, đưa ra nhữngchính sách kinh tế thích hợp và kịp thời để bảo vệ nền kinh tế Chính phủ đã thôngqua gói kích cầu 8 tỷ USD (chiếm khoảng 12% GDP) gồm: giảm, giãn thuế; bảolãnh tín dụng cho doanh nghiệp (DN), thực hiện tài trợ lãi suất 4%, tăng đầu tưcông Bên cạnh đó là hàng loạt giải pháp về an sinh xã hội đã và đang được thựchiện như: điều chỉnh lương, bảo hiểm thất nghiệp, tài trợ việc làm Và thật sựnhững chính sách này đã mang lại một kết quả khả quan cho nền kinh tế: GDPtháng 2 tăng 8,4%, tháng 3 tăng 2,3%, tháng 4 tăng 5,4%, tháng 5 tăng 6,8%, tháng6 tăng 8,2%, theo Ngân hàng Thế giới, nửa đầu năm nay, Việt Nam là một trong 13quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế dương Một trong những biện pháp kinh tếđược nhắc đến nhiều nhất hiện nay là gói kích cầu khổng lồ của chính phủ, bắt đầuthực hiện từ ngày 1/1/2009 với số vốn 143 nghìn tỷ đồng (xấp xỉ 8 tỷ USD) và 17nghìn tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD) vốn vay có bảo lãnh và sẽ kết thúc vàongày 31/12/2009

Đánh giá được tầm quan trọng của gói kích cầu này, chúng em quyết định

chọn đề tài “gói kích cầu của chính phủ và những tác động của nó đến nềnkinh tế VN 6 tháng đầu năm 2009” làm đề tài tiểu luận môn học

Nội dung đề tài được chia làm 5 chương:

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KÍCH CẦU

CHƯƠNG II : BỐI CẢNH VIỆT NAM KHI THỰC HIỆN GÓI KÍCH CẦU

CHƯƠNG III : HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA CHÍNH PHỦ TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009

CHƯƠNG IV : HẠN CHẾ TRONG CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA CHÍNHPHỦ

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP ĐỂ GÓI KÍCH CẦU HIỆU QUẢ HƠN

Trang 2

Trong đề tài này, chúng em sử dụng các phương pháp chủ yếu là tham khảo ý kiến và thực tế, sau đó tiến hành đánh giá, so sánh nhằm tìm hiểu thêm về gói kích cầu này của chính phủ

Trang 3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KÍCH CẦU1 Khái niệm

Kích cầu là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi tiêudùng công cộng) để làm tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế.

2 Biện pháp kích cầu

Biện pháp kích cầu cụ thể có thể là giảm thuế hoặc tăng chi tiêu hoặc cả hai.Kích cầu thường chỉ được dùng khi nền kinh tế lâm vào trì trệ hay suy thoái, đangcần vực dậy Kích cầu đặc biệt hay được sử dụng khi nền kinh tế rơi vào trạng thái

bẫy thanh khoản, là khi mà chính sách tiền tệ trở nên mất hiệu lực vì lãi suất đã quáthấp

Kích cầu đôi khi còn được gọi là chính sách Keynes vì biện pháp này tác độngtới tổng cầu Trong cuốn Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, JohnMaynard Keynes cũng nhắc đến việc "chi tiêu thâm hụt" khi cần thiết để giúp nềnkinh tế khỏi suy thoái Tư tưởng của Keynes là nếu cần, chính phủ có thể chi tiêungân sách mạnh đến mức dẫn tới thâm hụt cả ngân sách nhà nước để kích thíchtổng cầu.

Gói kích cầu được triển khai dựa trên cơ sở tác động trực tiếp đến các yếu tốcấu thành tổng cầu (C, I, G, NX ):

- Tiêu dùng C: Keynes cho rằng bộ phận quan trọng nhất và ổn định nhất trong tổng

cầu là tiêu dùng suy thoái kinh tế khiến người dân bị mất việc hay thu nhập bịgiảm sút thì xu hướng cắt giảm tiêu dùng là tất yếu tuy nhiên rõ ràng là nhữngnhóm thu nhập khác nhau sẽ có “xu hướng tiêu dùng cận biên” không giống nhau.những nhóm người bị tổn thương nhiều nhất từ suy thoái sẽ cắt giảm chi tiêu nhiềunhất Nếu giải pháp kích cầu nhắm vào các đối tượng phải “chạy ăn từng bữa”, đốitượng có xu hướng tiêu dùng cận biên cao nhất thì họ sẽ nhanh chóng trở lại mứctiêu dùng cũ khi thu nhập được phục hồi.

- Đầu tư I: theo Keynes, thành tố này của tổng cầu là nhạy cảm nhất Tuy nhiên,

ông nhấn mạnh rằng cầu đầu tư không hẳn chỉ phụ thuộc vào lãi suất mà về cơ bảnlà phụ thuộc vào tỷ lệ sinh lời cận biên của đầu tư Trong thời kỳ suy thoái, lãi suấtthấp cũng không nhất thiết trở thành một động lực quan trọng để kích thích đầu tư,và do vậy biện pháp “hỗ trợ lãi suất” chưa hẳn đã là biện pháp có hiệu lực caotrong đầu tư Tính nhạy cảm của đầu tư nói lên rằng: khi nền kinh tế có tín hiệuphục hồi thì “bản năng động vật” ( animal spirit- thuật ngữ Keynes đã sử dụng) sẽ

Trang 4

hình thành và tạo làn sóng đầu tư tư nhân, kích thích sự gia tăng sản lượng Mặc dùgói kích cầu bao gồm các biện pháp chính sách có tác động về ngắn hạn, trung hạnvà dài hạn, tuy nhiên để ngăn chặn kịp thời suy giảm, phần lớn gói kích cầu phảiđược thực hiện trong thời gian ngắn Do vậy, chỉ nên dành một phần không lớn giátrị của gói kích cầu cho các công trình mất nhiều thời gian mới đưa vào sử dụng.

- Chi tiêu chính phủ G: Theo công thức “số nhân chi tiêu” của Keynes, việc gia

tăng vai trò và chi tiêu chính phủ đối với các dịch vụ công ( y tế, giáo dục…) sẽgiảm bớt gánh nặng đóng góp vào quá trình xã hội hoá của người dân Người dân,đặc biệt là người có thu nhập thấp, cư dân nông thôn sẽ có nhiều tiền hơn cho tiêudùng, đồng thời tiết kiệm và đầu tư tư nhân cũng có cơ hội tăng.

- Xuất nhập khẩu NX: Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, các hàm xuất khẩu và nhập

khẩu đều phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái Một trong những nguyên nhân của tìnhtrạng thâm hụt thương mại nặng nề là đồng bản tệ đã lên giá so với các đồng tiềncủa các đối tác thương mại chủ yếu Điều này làm cho nhập khẩu tăng nhanh hơnxuất khẩu Để cải thiện cán cân thương mại và tăng hiệu lục của việc kích cầu đốivới sản xuất trong nước, ngoài việc điều chỉnh giảm giá đồng nội tệ cần bổ sungthêm các biện pháp khác như tăng thuế tiêu thụ đặc biệt vào các mặt hàng xa xỉ.

Như vậy, kích cầu chỉ là một trong những biện pháp của chính phủ liên quanđến chính sách tài khoá để đối phó với tình hình suy thoái Nói cách khác, kích cầulà công cụ quan trọng nhất của chính sách kinh tế bên cạnh tác dụng bổ trợ củachính sách tiền tệ ( trong tình trạng lạm phát cao chính sách tiền tệ lại trở nên quantrọng).

Trong hai loại biện pháp cụ thể là giảm thuế và tăng chi tiêu ngân sách nhànước, biện pháp thứ hai được cho rằng có hiệu suất kích thích tổng cầu cao hơn

Việc sử dụng kích cầu như một công cụ chính sách để ổn định kinh tế vĩ mônhận được cả sự ủng hộ lẫn phản đối Cuộc tranh luận về hiệu quả kích cấu nămtrong một cuộc tranh luận lớn hơn về hiệu quả của chính sách tài chính và cuộctranh luận về giữa chính sách tài chính và chính sách tiền tệ thì đằng nào có hiệusuất bình ổn kinh tế vĩ mô cao hơn.

Những người phản đối kích cầu đưa ra luận điểm rằng vì chính phủ không cókhả năng xác định chính xác thời điểm, mục tiêu và lượng của gói kích cấu, nên

Kích cầu không những không hiệu quả mà còn đem lại thâm hụt ngân sách nhànước và hệ quả tiếp theo là nợ chính phủ gia tăng Có luận điểm nữa cho rằng khichính phủ phát hành trái phiếu để huy động tài chính cho kích cầu, lãi suất trên thịtrường sẽ tăng lên làm ức chế đầu tư của xí nghiệp và tiêu dùng của cá nhân Cóluận điểm còn đi xa hơn, viện đến lý luận của Robert Barro (1974) về việc một chủthể kinh tế điển hình có thể suy nghĩ rằng hôm nay chính phủ cho mình (có thểbằng giảm thuế hoặc chuyển khoản qua tăng chi tiêu chính phủ) tức là hôm naychính phủ phải đi vay, ngày mai chính phủ phải trả nợ vay đó thì chính phủ sẽ lạilấy của mình bằng cách tăng thuế.

Trang 5

Những người ủng hộ kích cầu và rộng hơn là ủng hộ chính sách tài chính thìcho rằng nền kinh tế tồn tại những cái bất hoàn hảo mà một trong số đó là ngườitiêu dùng - nhất là những người có thu nhập thấp - vì lý do này hay khác (chẳnghạn như vì không đủ thông tin, vì không có công cụ tài chính, vì không có dự tínhduy lý, v.v ) không thể ổn định tiêu dùng của mình Một bộ phận lớn dân cư lànhững người "có tiền trả thì mới dám tiêu dùng" Chính vì vậy, một sự cắt giảmthuế tạm thời hay chuyển khoản tài chính có thể giúp những người này ổn định tiêudùng, và do đó ổn định kinh tế vĩ mô

3 Những yêu cầu của biện pháp kích cầu

Theo nhà kinh tế Lawrence Summers, để biện pháp kích cầu có hiệu quả thìviệc thực hiện nó phải đảm bảo: đúng lúc, trúng đích và vừa đủ

Đúng lúc (timely) tức là phải thực hiện kích cầu ngay khi các doanh nghiệp

chưa thu hẹp sản xuất và các hộ gia đình chưa thu hẹp tiêu dùng Nếu thực hiệnsớm quá, kích cầu có thể làm cho nền kinh tế trở nên nóng và tăng áp lực lạm phát.Nhưng nếu thực hiện chậm quá, thì hiệu quả của kích cầu sẽ giảm Việc thực hiệnkích cầu đúng lúc càng phải được chú ý nếu các quá trình chính trị và hành chínhđể cho một gói kích cầu được phê duyệt và triển khai là phức tạp Thường thì chínhphủ phải đệ trình quốc hội kế hoạch kích cầu và phải được cơ quan lập pháp tối caonày thông qua Và, không phải lúc nào công việc này cũng suôn sẻ.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với việc thực hiện kích cầu đúng lúc chínhlà sự thiếu chính xác trong xác định thời điểm chuyên pha của chu kỳ kinh tế Cótrường hợp kinh tế đã chuyển hẳn sang pha suy thoái một thời gian rồi mà công tácthu thập và phân tích số liệu thống kê không đủ khả năng phán đoán ra.

Trúng đích ( targeted) tức là hướng tới những chủ thể kinh tế nào tiêu dùngnhanh hơn khoản tài chính được hưởng nhờ kích cầu và do đó sớm gây ra tác độnglan tỏa tới tổng cầu hơn; đồng thời hướng tới những chủ thể kinh tế nào bị tác độngbất lợi hơn cả bởi suy thoái kinh tế Thường thì đó là những chủ thể kinh tế có thunhập thấp hơn Người có thu nhập cao thường ít giảm tiêu dùng hơn so với ngườicó thu nhập thấp trong thời kỳ kinh tế quốc dân khó khăn Việc hỗ trợ các gia đìnhcó thu nhập thấp để họ không phải giảm tiêu dùng hay thậm chí còn tăng tiêu dùngsẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa, kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất và thuê mướnthêm lao động

Để kích cầu trúng đich, các nhà hoạch định chính sách thường dựa vào các môhình kinh tế lượng để mô phỏng hiệu quả của gói kích cầu qua các kịch bản khácnhau tương ướng với các mục tiêu khác nhau, từ đó tìm ra mục tiêu hợp lý nhất.

Vừa đủ (temprorary) tức là gói kích cầu sẽ hết hiệu lực khi nền kinh tế đã trở

nên tốt hơn Nếu gói kích cầu quá bé thì kích thích sẽ bị hụt hơi và tổng cầu có thểkhông bị kích thích nữa, khiến cho gói kích cầu trở thành lãng phí Ngược lại góikích cầu lớn qua tạo ra tác động kéo dài khiến cho nền kinh tế đã hồi phục mà vẫn

Trang 6

trong trạng thái tiếp tục được kích thích thì sẽ dẫn tới kinh tế mở rộng quá mức,lạm phát tăng lên Điều này càng được chú ý nếu ngân sách nhà nước và dự trữngoại hối nhà nước không dư dật.

CHƯƠNG II : BỐI CẢNH VIỆT NAM KHI THỰC HIỆN GÓI KÍCHCẦU

1 Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi thực hiện gói kích cầu năm2009

1.1 Thuận lợi

Thứ nhất: Nhu cầu phát triển hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật và BĐS ở VNcòn rất lớn Đặc biệt, VN có dân số đông thì nhu cầu này đang trở nên cấp bách.Đây là thuận lợi đối với gói kích cầu hướng vào đầu tư của Chính phủ Từ trướcđến nay, tỉ trọng đầu tư của Chính phủ VN trong tổng đầu tư xã hội thuộc vào loạicao trên thế giới và được thực hiện thường xuyên nên hiện Nhà nước đã có sẵn cácdanh mục đầu tư đã được triển khai dở dang hoặc đang được phê duyệt Khác vớinhiều nước còn phải khảo sát, thiết kế từ đầu các dự án đầu tư công từ gói kíchthích kinh tế thì VN đã có thể nhanh chóng lựa chọn các dự án phù hợp với mụctiêu và triển khai trên diện rộng.

Thứ hai: VN đã và đang thực hiện một số chương trình quốc gia về an sinhxã hội, trong đó Chính phủ đóng vai trò điều phối các nguồn lực Đây là lợi thế lớnkhi hướng gói kích cầu vào an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Thứ ba: Một lực lượng lớn lao động của VN nằm ở khu vực nông thôn vàtrong các DNNVV, chi phí tạo ra việc làm mới trong khu vực này rất thấp và sảnphẩm đầu ra là những nhu yếu phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu có nhu cầu tươngđối ổn định nên làm gia tăng hiệu quả việc làm và thu nhập của gói kích cầu.

Thứ tư: Hệ thống NHTM VN không phải gánh chịu những tổn thất tài chínhtrực tiếp từ sự sụp đổ thị trường phái sinh toàn cầu Vì vậy, một mặt Chính phủkhông phải bơm tiền cứu trợ hệ thống NH, mặt khác vẫn duy trì được lòng tin củangười gửi tiền.

1.2 Khó khăn

Đó là thâm hụt ngân sách và thương mại kéo dài Vì vậy, dư địa để mở rộngchính sách tài khóa để khôi phục tăng trưởng kinh tế là rất hạn chế, nếu kích cầukhông ổn có thể gây bất ổn với cán cân thanh toán quốc tế và giá trị VND.Từ năm2004 đến 2008, VN có tỉ lệ lạm phát khá cao Lạm phát dự tính năm 2009 thấp docầu yếu và giá nhiên - vật liệu có thể gây khó khăn nhất định cho việc mở rộng tiềntệ và thực hiện gói kích cầu bằng chính sách tài khóa Tuy nhiên, nợ của Chính phủvà nợ nước ngoài của VN không lớn, chưa đáng lo ngại VN có thể chấp nhận một

Trang 7

mức thâm hụt ngân sách khá cao trong ngắn hạn và tìm cách ổn định dần trong dàihạn.

Từ những điểm bất lợi trên, gói kích cầu của VN cần được thiết kế và triểnkhai thận trọng với quy mô nhỏ, lộ trình hợp lý, chỉ đạo thực hiện tập trung vàkhẩn trương.

2.QUY MÔ GÓI KÍCH CẦU

2 Thực hiện gói kích cầu như thế nào ?

2.1.Kích cầu bao nhiêu?

Theo Báo cáo của Chính phủ, đến nay tổng gói kích cầu lên tới 143 nghìn tỷđồng (xấp xỉ 8 tỷ USD) và 17 nghìn tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD) vốn vay cóbảo lãnh

Trong đó, Chính phủ dành hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng là 17 nghìn tỷ đồng;miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp là 28nghìn tỷ đồng; tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước là 3,4 nghìntỷ đồng, ứng trước dự toán năm sau là 37,2 nghìn tỷ đồng, chuyển nguồn vốn đầutư năm 2008 sang năm 2009 là 27,6 nghìn tỷ đồng; phát hành bổ sung vốn tráiphiếu Chính phủ (TPCP) là 20 nghìn tỷ đồng, các khoản chi kích cầu khác và đảmbảo an sinh xã hội là 9,8 nghìn tỷ đồng

So với các nước trên thế giới, quy mô gói kích cầu hiện nay của nước ta phùhợp với yêu cầu ngăn chặn đà suy giảm của nền kinh tế.

2.2 Đối tượng kích cầu

Theo Quyết định 443 do Thủ tướng ban hành và có hiệu lực ngày 4/4/2009,.Đối tượng áp dụng của gói kích cầu số hai vẫn là các ngân hàng thương mại, ngânhàng phát triển Việt Nam, công ty tài chính thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy địnhcủa Thủ tướng trước đây về việc cho vay hỗ trợ lãi suất từ đầu tháng 1/2/2009 tớihết ngày 31/12/2009, các khoản vay được hỗ trợ lãi suất là khoản vay trung, dàihạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam theo hợp đồng tín dụng của các tổ chức, cánhân thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng ký kếttrước và sau ngày 1/4/2009 mà thực tế giải ngân từ ngày 1/4/2009 được thực hiệntheo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê thuộc cácngành, lĩnh vực kinh tế

Phạm vi đối tượng của gói kích cầu số hai cũng thu hẹp, chọn lọc hơn Nókhông thể dàn đều cho mọi doanh nghiệp, mọi ngành Chỉ ưu tiên những đơn vị sử

Trang 8

dụng nhiều lao động, làm ra nhiều của cải, khai thác tốt thị trường nông thôn,những ngành, lĩnh vực có triển vọng tốt cho thị trường nội địa, đẩy mạnh đượcxuất khẩu ….

Đối tượng hỗ trợ đó phải là những doanh nghệp vừa và nhỏ là chính, chứkhông phải là những tập đoàn kinh tế lớn Thời hạn nên ngắn hơn, có thể trong 1-2quý đầu với mức độ hỗ trợ ít hơn để các doanh nghiệp thích nghi dần với môitrường tự mình bươn trải chứ không cần sự giúp đỡ của Nhà nước

Đầu tháng 3/2009 vừa qua, Thủ tướng đã quyết định bổ sung đối tượng đượcthực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất là các công ty tài chính Kết quả sau 2 tháng triểnkhai Chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, hơn 202.130 tỷ đồng tiền vốn vayhỗ trợ lãi suất đã đến các đối tượng đang cần vay vốn

Vốn vay này nhằm giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, duy trì sảnxuất kinh doanh, và tạo công ăn việc làm trong điều kiện nền kinh tế bị tác độngbởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.

Nhìn trên tổng thể gói kích cầu, có khoản kích cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng;có khoản hướng vào người dân để tăng cầu hàng hóa; đặc biệt là nhiều khoảnhướng đến doanh nghiệp, nhằm giải quyết các khó khăn về tiếp cận vốn vay ngânhàng, về thiếu vốn lưu động, vốn đầu tư; có khoản về thuế nhằm nâng cao khảnăng cạnh tranh của hàng hóa, của doanh nghiệp…

2.3.Kích cầu như thế nào?

Về tổng thể, những con “át chủ bài” quan trọng nhất trong gói giải pháp kíchcầu của Chính phủ là các chính sách tài khóa, tài chính, tiền tệ, chủ yếu tập trungvào việc cung thêm tiền cho chi tiêu, giãn, giảm thuế, bảo lãnh vay vốn ngân hàng,hỗ trợ lãi suất…

Cụ thể, về chính sách thuế sẽ điều chỉnh giãn, gia hạn nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp năm 2009 trong thời gian 9 tháng đối với một số ngành, lĩnh vựckinh tế; giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân đến tháng 5-2009.

Chính phủ cũng đã quyết định giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 2 đến 31-12-2009 đối với một số hàng hóa, dịch vụ; tạm hoàn 90% thuế giá trị giatăng đối với hàng hóa thực xuất và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán.Ngoài ra còn có các chính sách giãn thời gian ân hạn nộp thuế; giảm thuế suất thuếxuất khẩu và thuế nhập khẩu một số mặt hàng quan trọng.

1-Biện pháp kích thích chủ lực trong gói kích thích của Chính phủ là cho vayhỗ trợ lãi suất 4% một năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế Việchỗ trợ lãi suất được thực hiện từ 1/4/2009 đến 31/12/2011 và mục đích của gói kíchcầu lần thứ hai là tạo ra nguồn vốn dài hơi hơn cho doanh nghiệp.

Trang 9

Đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn Nhà nước sẽ hỗ trợ lãi suất 100%và 4% đối với các khoản vay ngắn, trung hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam củacác tổ chức, cá nhân vay để mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư phụcvụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn (theoQuyết định 497/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hànhngày 17/4/2009)

CHƯƠNG III : HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ CHÍNH SÁCH KÍCH CẦUCỦA CHÍNH PHỦ TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009

6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng GDP cả nước đạt 3,9%, tốc độ tăng giátrị sản xuất công nghiệp là 4,8%, kim ngạch xuất khẩu đạt 27,6 tỷ USD Trong bốicảnh kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, những kết quả này được đánh giá là tươngđối thành công và chứng tỏ các gói kích cầu của chính phủ ban đầu mang lại hiệuquả.

1 Kinh tế phục hồi rõ và tích cực hơn

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tình hình kinh tế - xã hội qua các tháng đãcó dấu hiệu phục hồi rõ hơn và tích cực hơn: tăng trưởng kinh tế quý II đạt 4,5%(quý I đạt 3,1%), nâng mức tăng trưởng chung 6 tháng đầu năm đạt 3,9%; sản xuấtcông nghiệp 6 tháng tăng 4,8%, với xu hướng tháng sau cao hơn tháng trước; sảnxuất nông nghiệp phát triển ổn định; kim ngạch xuất khẩu tuy đạt thấp so với cùngkỳ năm trước (giảm khoảng 10%), song lượng xuất khẩu của nhiều mặt hàng đạtkhá; các lĩnh vực dịch vụ tiếp tục phát triển, sức mua thị trường có xu hướng tăngdần, chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng tăng 2,68%; các hoạt động bảo đảm an sinh xã hộitiếp tục được duy trì và đẩy mạnh Cụ thể là:

1.1 Sản xuất tiếp tục tăng trưởng dương1.1.1 Về cơ cấu ngành kinh tế

a Về công nghiệp

Tháng 6, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng cao hơn tháng trước Như vậygiá trị sản xuất công nghiệp cả nước tăng liên tục trong 5 tháng qua (tháng 2 tăng8,4%; tháng 3 tăng 2,3%; tháng 4 tăng 5,4%; tháng 5 tăng 6,8%, tháng 6 tăng8,2%)

Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng ước đạt 342,2 nghìn tỷ đồng (16,5%)tiếp tục cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm ngoái 4,8% Nhiều sản phẩm công

Trang 10

nghiệp tăng cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành như điều hòa nhiệt độ44,7%, xi măng 24,1% Một số địa phương có tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao6 tháng đầu năm là Quảng Ninh 11,5%, Bà Rịa-Vũng Tàu 10,6%

b Về nông – lâm – ngư nghiệp

Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp vượt qua nhiều khó khăn đạt được kết quảtốt, ước đạt 96,6 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng, tăng 2,5% so với cùng kỳ Do diệntích và năng suất các vùng đều tăng mạnh nên sản lượng lúa đông xuân đạt trên18,6 triệu tấn, tăng 32,2 vạn tấn so với cùng kỳ 2008 Vụ Đông xuân được mùa cóý nghĩa tích cực cả về kinh tế-xã hội, góp phần ổn định giá lương thực

Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 2,278 triệu tấn, tăng 5% Diệntích trồng rừng cũng tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước.

c Dịch vụ

Mặc dù nền kinh tế gặp khó khăn, nhu cầu tiêu dùng giảm sút song tổng mứcbán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 6 vẫn tăng 2,3% (đạt 94 nghìn tỷ đồng)so với tháng 5 đưa tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ xã hội 6 tháng lên547 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.

1.1.2 Tình hình xuất nhập khẩua Xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 27,6 tỷ USD, giảm10,1% so với cùng kỳ Tuy nhiên theo Bộ Công Thương, nếu tính theo số lượng(sản lượng xuất khẩu dầu thô, khoáng sản giảm) và giá trị tuyệt đối do không tínhtới yếu tố tăng đột biến của giá dầu năm 2008 thì kim ngạch xuất khẩu 6 tháng2009 vẫn tăng so với cùng kỳ 2008

Tuy nhiên suy thoái kinh tế và thị trường xuất khẩu bị thu hẹp đã khiến giábình quân hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều giảm như dầu thô (53%), cao su(44%), café (28,3%)…Mặc dù vậy, 6 tháng đầu năm các mặt hàng xuất khẩu nôngsản như sắn, gạo, hạt tiêu, hàng thủy sản liên tiếp có mức tăng trưởng dương vàtăng cao so với cùng kỳ.

b Nhập khẩu

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu tháng 6 ước đạt 5,9 tỷ USD, tăng 4,1%so với tháng 5 Tính chung kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đạt 29,7 tỷ USD, giảm34% so với cùng kỳ Những mặt hàng nhập khẩu giảm chủ yếu là sắt thép các loại(54,7%), ô tô nguyên chiếc (47,9%), thức ăn gia súc giảm 23,3%, máy móc thiết bịphụ tùng (19,2%).

Ngày đăng: 30/10/2012, 14:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w