1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa Chính phủ và quốc hội!!! 8 điểm Hiến pháp các bạn nhé!!!.doc

7 1,2K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 53,5 KB

Nội dung

Mối quan hệ giữa Chính phủ và quốc hội!!! 8 điểm Hiến pháp các bạn nhé!

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Quốc hội và Chính phủ là hai cơ quan cao nhất Nhà nước song đảmnhiệm những trọng trách riêng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.Tuy nhiên, để có được sự đồng bộ trong hoạt động của bộ máy Nhà nước, giảiquyết các vấn đề của đời sống xã hội cũng như đảm bảo lợi ích toàn dân thì mốiquan hệ giữa hai cơ quan cao nhất này là điều tất yếu cần thiết lập và tăngcường Vậy, Quốc hội và Chính phủ có mối quan hệ gì? Mối quan hệ này đượcthể hiện trong pháp luật hiện hành ra sao? Đó là những loại văn bản nào? Biểuhiện của mối quan hệ này trên thực tế ra sao? Chúng ta hãy cùng nhau nghiêncứu để tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên.

Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm, việc cử tuyển các đại biểu Quốc hộiđảm bảo cho nhân dân có quyền lựa chọn và bổ sung những đại diện mới vàocơ quan quyền lực nhà nước của mình.

Chức năng của quốc hội bao gồm những phương diện lớn:- Là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

Trang 2

- Quyết định những chính sách cơ bản nhất về những vấn đề quan trọng nhấtcủa đất nước.

- Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước đểđảm bảo cho Hiến pháp, pháp luật được thi hành triệt để và thống nhất, bộ máyNhà nước hoạt động đồng bộ, có hiệun lực và hiệu quả.

2 Chính phủ:

Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhànước; đảm bảo việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huyquyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đảmbảo ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.

Nhiệm kỳ của Chính phủ là 5 năm bằng với nhiệm kỳ của Quốc hội.Chính phủ chịu trách nhiệm trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo côngtác với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

3 Các yếu tố chi phối mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ

Một là, bản chất nhà nước thể hiện qua tính giai cấp và tính xã hội.

Nước ta hiện nay là nhà nước xã hội chủ nghĩa nên tính xã hội thể hiện rõ néthơn tính giai cấp.

` Hai là, nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước, đó là Nhà nước

của nhân dân, nhân dân bầu ra cơ quan đại diện cao nhất, có quyền thành lập racác cơ quan khác trong đó có chính phủ.

III Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ theo pháp luật hiện hành1 Về vị trí, tính chất, chức năng của Quốc hội và Chính phủ

Điều 83 Hiến pháp 1992 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao

nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam ”.

Trang 3

Tại điều 109 Hiến pháp 1992 có quy định như sau: “Chính phủ là cơ

quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất ”.

Vậy, căn cứ điều 83 và điều 109 Hiến pháp 1992 ta nhận thấy giữa Quốchội có mối quan hệ chặt chẽ về vị trí, tính chất: đều là cơ quan nhà nước caonhất (Quốc hội – cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Chính phủ – cơ quanhành chính nhà nước cao nhất) Về chức năng, Chính phủ là cơ quan chấp hànhcủa Quốc hội nên giữa hai cơ quan này có mối quan hệ tương tác với nhau, hỗtrợ lẫn nhau trong việc thực hiện chức năng của mình.

2 Về tổ chức, trật tự hình thành

Tại điểm 8 Điều 84 Hiến pháp 1992: “Quốc hội quyết định thành lập, bãi

bỏ Bộ, cơ quan ngang Bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnhđịa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vịhành chính- kinh tế đặc biệt” Khoản 7 Điều 2 Luật tổ chức Quốc hội năm 2001

quy định: “Quốc hội có quyền bầu, miễn nhiệm thủ tướng Chính phủ đồng thời

có quyền phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chínhphủ” Theo điểm 2 Điều 144 Hiến pháp 1992 sửa đối năm 2001, chỉ có Quốchội mới có quyền phê chuẩn đề nghị trên của Thủ tướng Chính phủ, còn Ủy banThường vụ Quốc hội có quyền ấy khi Quốc hội không còn họp nữa Mặt khác,người giữ chức danh quan trọng trong Chính phủ ngoài Thủ tướng Chính phủ,các thành viên khác không nhất thiết là đại biểu Quốc hội (Điều 110 Hiến

Điều 5 Luật tổ chức Chính phủ quy định: “Nhiệm kỳ của Chính phủ theo

nhiệm kỳ của Quốc hội Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm việccho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ mới”.

Như vậy, Quốc hội quyết định cơ cấu, tính chất và nguyên tắc hoạt độngcủa Chính phủ; có quyền bầu và phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn các thành viênChính phủ (như là: Thủ tướng Chính phủ, các phó Thủ tướng Chính phủ, các

Trang 4

Bộ trưởng, thủ tướng cơ quan ngang Bộ ); có quyền thành lập, bãi bỏ các Bộ,cơ quan ngang Bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ và nhiệm kỳ củaChính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội Giữa hai cơ quan này có mối quan hệmật thiết về tổ chức và trật tự hình thành và mặc dù Chính phủ do Quốc hộithành lập nhưng chắc chắn Chính phủ cũng có những tác động nhất định đếnQuốc hội Mối quan hệ này là biểu hiện quan trọng của sự ảnh hưởng, tác độngcủa lập pháp đối với hành pháp.

3 Về hoạt động

Trước hết, Quốc hội ban hành Hiến pháp, luật, nghị quyết còn Chính phủ chịu

trách tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện các điều luật, nghị quyết đó Ởnước ta, Quốc hội hoạt động thông qua phương thức chính là các kỳ họp Quốchội thường kỳ mỗi năm hai lần còn Chính phủ hoạt động thông qua kỳ họpthường kỳ mỗi tháng một lần để thực hiện các luật và nghị quyết đã thông quacủa Quốc hội Tuy nhiên, Chính phủ có quyền triệu tập kỳ họp bất thường của

Quốc hội căn cứ vào Điều 86 Hiến pháp 1992: “ Trong trường hợp Chủ tịch

nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốchội yêu cầu hoặc theo quyết định của mình, Ủy ban thường vụ Quốc hội triêutập Quốc hội họp bất thường ” Các kỳ họp bất thường của Quốc hội nhằm

giải quyết những vấn đề xảy ra trong hoàn cảnh đặc biệt Có thể nói, Chính phủlà cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc đưa pháp luật đi vào đời sống,đây là một quyền năng quan trọng mà Quốc hội trao cho Chính phủ, thể hiệnmối quan hệ chặt chẽ giữa hai cơ quan này.

Thứ hai, Chính phủ chịu trách trước Quốc hội, báo cáo công tác trước Quốc

hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước Ngược lại, Quốc hội cũngtiến hành hoạt động giám sát đối với Chính phủ do các cơ quan của Quốc hội

đảm nhiệm Điều 91 Hiến pháp 1992 quy định: “Ủy ban thường vụ Quốc hội có

nhiệm vụ và quyền hạn giám sát hoạt động của Chính phủ ” hay Luật tổ

chức Quốc hội có quy định Hội đồng dân tộc và các Ủy ban Quốc hội có quyền

Trang 5

kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ vềnhững vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Thứ ba, mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ thể hiện thông qua mối quan

hệ giữa thành viên Chính phủ với Quốc hội Đó là đại biểu Quốc hội có quyềnchất vấn đối với các thành viên Chính phủ, tức là các thành viên Chính phủphải trả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ và quyềnhạn của mình Thành viên Chính phủ được chia thành hai loại chủ thể: thànhviên Chính phủ là đại biểu Quốc hội và thành viên Chính phủ không là đại biểuQuốc hội Do đó, các thành viên Chính phủ có thể phát biểu trước Quốc hội vớihai tư cách là thành viên Chính phủ và đại biểu Quốc hội.

Thứ tư, Quốc hội có quyền sửa đổi hay hủy bỏ văn bản do Chính phủ ban hành

khi văn bản này trái với các văn bản do Quốc hội ban hành Cũng tại Điều 91

Hiến pháp 1992: “Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn đình

chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hủy bỏ cácvăn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ” Điều này thể hiện mối quan

hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trong định hướng tư tưởng cho việc xây dựngcác dự án luật cũng như trong quá trình soạn thảo các dự án Luật, pháp lệnh.

Thứ năm, các cơ quan trực thuộc Quốc hội có quyền thẩm tra các dự án (luật,

pháp lệnh ) mà cơ quan Chính phủ thực hiện theo yêu cầu của pháp luật Đâylà mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trong quá trình xây dựng chươngtrình, kế hoạch hoạt động Từ chỗ Quốc hội định hướng tư tưởng cho Chínhphủ về việc thực hiện các dự án luật, pháp lệnh, Quốc hội tiếp tục tham giathẩm tra các dự án mà Chính phủ thực hiện Đây được xem là khâu quan trọngvì có như vậy mới đảm bảo các dự án luật, pháp lệnh này đi sâu vào thực tiễn.

Trang 6

Hiến pháp – đạo luật cơ bản nhất của Nhà nước, văn bản có giá trị pháp lý caonhất là do Quốc hội ban hành Và văn bản do Chính phủ ban hành chỉ có giá trịkhi nó phù hợp với văn bản do Quốc hội ban hành nói chung, phù hợp với Hiếnpháp nói riêng Rõ ràng, giữa các văn bản này có mối quan hệ và ràng buộcnhất định nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa các điều luật trong hệ thống phápluật nước ta, giữa các chính sách phát triển kinh tế, xã hội và giữa việc tiếnhành thực hiện theo các văn bản đó Điều này cũng được ghi nhận tại Điều 91Hiến pháp 1992.

IV Nhận xét chung

Điều 109 Hiến pháp 1992 khẳng định: “ Chính phủ là cơ quan hành

chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ”.

Đây chính là đổi mới đáng ghi nhận của Hiến pháp 1992 so với các bản Hiếnpháp trước đó, điều này góp phần nâng cao vị thế của Chính phủ trong bộ máyNhà nước, tạo thế chủ động cho Chính phủ trong hoạt động quản lý Nhà nước.Quốc hội vẫn là cơ quan có quyền lập hiến và lập pháp, còn Chỉnh phủ đảmnhiệm việc đưa ra các văn bản hướng dẫn thi hành Hiến pháp và luật Nhận thấyrằng, giữa hai cơ quan có sự điều phối nhịp nhàng về vị trí, chức năng cũng nhưtổ chức, hoạt động Chính sự quan hệ này làm cho nước ta đang dần phát triểnmọi mặt của đời sống xã hội Qua đó cũng khẳng định mối quan hệ giữa hai cơquan cao nhất Nhà nước là yếu tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển đấtnước Vậy nên, mới quan hệ này đòi hỏi sự khăng khít, gắn bó, bền chặt và tácđộng qua lại từ cả hai phía.

Thực tế, mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ không phải lúc nàocũng như đã phân tích Mối quan hệ không ngừng thay đổi, biến động phụthuộc vào bản chất Nhà nước và nguyên tắc tổ chức hoạt động của Nhà nước.Chính phủ đang dần chi phối nhiều hoạt động của đời sống và giữ vai trò ngàycàng quan trọng hơn bởi lẽ Chính phủ tác động nhiều đến chính sách kinh tếcòn Quốc hội chỉ mang tính chất định hướng mà thôi.

Trang 7

KẾT LUẬN

Tóm lại, mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ ngày càng được khẳngđịnh qua các bản Hiến pháp nói riêng và các văn bản pháp luật hiện hành nóichung (Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, ) Mối quan hệ nàycũng được chứng minh trên thực tế, đó là những thành tựu về kinh tế, sự pháttriển của đời sống xã hội và đặc biệt là sự đồng bộ trong vận hành bộ máy Nhànước Do vậy, mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ là điều tất yếu cần xâydựng, tăng cường và phát triển.

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w