1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tác động của một số chính sách cụ thể mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện trong vài năm trở lại đây để kiềm chế lạm phát.doc

16 2,4K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 576,5 KB

Nội dung

Phân tích tác động của một số chính sách cụ thể mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện trong vài năm trở lại đây để kiềm chế lạm phát

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chình và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với những tồntại, yếu kém nội tại của nền kinh tế, trong 2 năm qua nền kinh tế nước ta đã có những biến động vềphương diện kinh tế vĩ mô Do đó chỉ riêng từ quý 1/2008 đến quý 4/2008 đã có 2 lần thay đổi rấtlớn về chính sách và mục tiêu phát triển kinh tế.

Những lo ngại về nguy cơ lạm phát lại được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây Chỉsố giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng tăng 0.55%, cao hơn khá nhiều so với mức 0.15% của thángtrước Tính ra 10 tháng đầu năm CPI tăng 5.07%, đây là mức không cao so với một số năm gầnđây Tuy nhiên, lạm phát đang có dấu hiệu quay trở lại.

Vừa qua Ngân hàng nhà nước (NHNN) thực hiện những chính sách quyết liệt như: điều chỉnhlãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn Các biện pháp này có mục đích ngănchặn nguy cơ về lạm phát và bong bóng tài sản Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và một số tổ chức cũngđưa ra cảnh báo lạm phát của Việt Nam có thể lên 2 con số trong năm 2010 Nhiều chuyên gia kinhtế trong nước cũng cảnh báo những bất ổn vĩ mô do lạm phát cao có thể xảy ra vào năm tới.

Như vậy, ngoài vấn đề tỷ giá thì lạm phát nổi lên như một vấn đề kinh tế vĩ mô được quan tâm.

Ngoài lời nói đầu và kết luận bài tiểu luận gồm 4 phần chính:

Trang 2

PHÂN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT

1.Khái niệm

Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.

Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trung bình hay giảm sức mua của đồng tiền.Trong phạm vi toàn cầu, khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệso với các loại tiền khác.

2.Diễn biến lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua

Ta có bảng số liệu tỷ lệ lạm phát từ 2002 đến 2010 (Đơn v %)ị %)

Chỉ tiêu Năm200220032004200520062007200820092010Tỷ lệ tăng GDP 7.08 7.24 7.7 8.4 8.17 8.48 6.23 5.32 6.7

Tỷ lệ lạm phát 4.0 3.0 9.5 8.4 6.6 12.63 19.89 6.52 10.5

3 Nguyên nhân gây lạm phát

Lạm phát ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân như nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp vốn yếukém, lạc hậu lại mất cân đối cơ cấu, phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài như: Vốn đầu tư, nguyênnhiên vật liêu công nghiệp, các dây chuyền sản xuất tiên tiến cụ thể chúng tôi đi phân tích nguyênnhân gây ra lạm phát trong những năm gần đây.

* Lạm phát do chi phí đẩy

Do giá của các yếu tố đầu vào tăng cao đặc biệt là giá các yếu tố đầu vào cơ bản như vốn đầu tư,nguyên nhiên vật liệu, giá xăng dầu, lương thực thực phẩm thiết yếu “4 tháng đầu năm 2008 sovới cùng kỳ năm 2007, giá xăng dầu thế giới đã tăng 51,24%, phôi thép tăng 43%, phân bón tăng67%, giá ngô tăng 31%, đậu tương tăng 87%, lúa mì tăng 130% ), trong khi đó 70% nhập khẩucủa Việt Nam là các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trongnước; nhiều mặt hàng có tỷ trọng nhập khẩu cao như: xăng dầu (98%), phôi thép (65% - 70%),nguyên liệu sản xuất thuốc (60%) , phụ thuộc hoàn toàn vào giá thế giới”

Trang 3

Do VN gia nhập WTO, đang trong quá trình hội nhập sâu và rộng nên cũng chịu ảnh hưởng từnhiều nền kinh tế khác.

PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠMPHÁT Ở VIỆT NAM

1 Diễn biến lạm phát ở Việt Nam thời gian qua

Trong quá khứ Việt Nam có thời gian phải chịu lạm phát phi mã, với mức sụt giá của tiền đồnglên đỉnh hơn 700% vào năm 1987 Kể từ năm 1993, lạm phát đã được khống chế khá tốt và thườngdưới 2 con số.

Giai đoạn từ năm 1999 đến 2001 là thời kỳ lạm phát thấp nhất của Việt Nam Trong khoảngthời gian này, CPI lần lượt chỉ ở mức 0.1%, -0.6% và 0.8% Thời kỳ này gắn liền với giai đoạn hậukhủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 – 1998.

Lạm phát ở Việt Nam bắt đầu tăng cao từ năm 2004, cùng với giai đoạn bùng nổ của kinh tế thếgiới và việc tăng giá của nhiều loại hàng hóa Năm 2007, chỉ số CPI tăng đến 12.6% và đặc biệttăng cao vào những tháng cuối năm.

Năm 2008 là một năm đáng nhớ đối với kinh tế vĩ mô cũng như tình hình lạm phát ở Việt Nam.CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm, và mức cao nhất của CPI tính theo năm của năm 2008 đã lênđến 30% Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19.89%, tính theo trung bình năm tăng 22.97%.

Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều hàng hóa cũngxuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống chế CPI năm 2009 tăng 6.52%, thấp hơnđáng kể so với những năm gần đây Tuy vậy, mức tăng này nếu so với các quốc gia trong khu vựcvà trên thế giới lại cao hơn khá nhiều.

Năm 2010, chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát CPI cuối kỳ khoảng 7% Mục tiêu này có thểkhông được hoàn thành khi 2 tháng đầu năm CPI đã tăng 3.35% Ngoài ra, nền kinh tế hiện nay vẫncòn tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể dẫn đến lạm phát cao trong những tháng sắp tới.

Lạm phát và giá cả

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2010 được Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố tăng1.96% so với tháng trước đó Đây là mức tăng CPI cao nhất trong vòng 17 tháng qua Số liệu thốngkê này cùng với quyết định điều chỉnh tỷ giá hối đoái, giá xăng dầu, giá điện, nước, than… Tháng9/2010 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng đến 1.31% và tháng 10 tăng 1.05% Việc điều chỉnh tăngthuế nhập khẩu hơn 111 mặt hàng từ ngày 23/10/2010, trong đó có nhiều mặt hàng là lương thực,thực phẩm tăng thêm 5-10%, sẽ ảnh hưởng đến giá thực phẩm trong thời gian tới Ngoài ra,việc lũlụt tại miền Trung liên tục xảy ra cũng phần nào tác động đến giá cả một số mặt hàng thực phẩmtăng cao trong những tháng cuối năm Một nhóm hàng cũng thường có xu hướng sẽ tăng giá vềcuối năm khi nhu cầu tăng cao là vật liệu xây dựng nhiều khả năng cũng sẽ là nhân tố tác động

Trang 4

mạnh đến CPI tháng cuối năm Tuy nhiên,việc nhóm hàng nguyên vật liệu xây dựng sẽ tăng ở mứcnào còn tùy thuộc vào giá cả trên thế giới và việc biến động của tỷ giá Tính đến tháng 10,CPI 10tháng đã là 7,58%

* Như vậy, lạm phát cả năm 2010 sẽ là 11,75%, ứng với CPI tháng 12/2010 so với tháng 12/2009,vượt qua mức chỉ tiêu kế hoạch về lạm phát đặt ra cho năm nay Lạm phát bình quân năm là 9,19%.

Diễn biến CPI các tháng trong 2 năm 2009 – 2010

Có thể nói năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp Từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉsố giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừ hai tháng đầu nămCPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối longại từ tháng 9 khi CPI bắt đầu xu hướng tăng cao, đến hết tháng 11 CPI tăng tới 9,58%

Lạm phát và giá cả của năm 2010 tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân Thứ nhất, sự phụchồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao, cộng với thiên tai, lũlụt ở các tỉnh miền Trung lại càng làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng Thứ hai, giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị trường thế giới tăng lên do sựphục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp Thứ ba, việc điềuchỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giánhiều hàng hóa tăng theo Bên cạnh đó những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam

Trang 5

những năm trước vẫn còn Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động củacác doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn Do vậy, kích cầu đầu tư thông qua nới lỏngtín dụng cho các DNNN và tập đoàn cùng với thiếu sự thẩm định và giám sát thận trọng cũng gópphần kích hoạt cho lạm phát trở lại Sự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước vàsự gia tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở những tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tụcgây sức ép làm tăng lạm phát không chỉ những tháng cuối năm mà có thể cả trong năm 2011.

2 Các yếu tố tác động đến lạm phát ở Việt Nam

* Xét về nguyên nhân chủ quan, lạm phát của ta đã được tích tụ nhiều năm ở 3 lĩnh vực chủ yếu: Cơ cấu kinh tế đang bộc lộ những vấn đề không hợp lý với những biểu hiện cụ thể như đầu tưdàn trải, lượng tiền lớn tung ra lưu thông nhưng hàng hoá sản xuất ra không tương xứng, quan hệcung cầu hàng-tiền bị phá vỡ Nhập siêu liên tục tăng với số lớn làm cho cán cân thương mại, cáncân thanh toán ngày càng thâm hụt Đây là nguyên nhân sốc gây ra lạm phát Về chính sách tàikhoá trong vòng 10 năm liên tục, chúng ta bội chi ngân sách so với GDP ở mức cao 5%, năm 2007là 5,8% cộng với tình trạng thất thu ngân sách không được giải quyết triệt để và chi hành chínhkhông được kiểm soát chặt chẽ, gây lãng phí, thất thoát Đây cũng là một kênh gây áp lực lạm phátquan trọng.

Chinh sách tiền tệ mà biểu hiện cụ thể là chính sách tín dụng, quản lý ngoại hối và thực hiệncác công cụ của nghiệp vụ thị trường mở điều hành không nhuần nhuyễn, còn những bất cập…Tấtcả những hạn chế này không những làm cho nhiều giải pháp chống lạm phát đúng không được triểnkhai có kết quả mà còn gây ra tình trạng khắc phục lạm phát chậm, thậm chí có lĩnh vực còn làmcho lạm phát tăng lên.

Lâu nay, khi xác định yếu tố và giải pháp kiềm chế lạm phát, nhiều người vẫn nhấn mạnh đếnyếu tố tiền tệ - tín dụng Điều đó không sai, nhưng tiền tệ - tín dụng thường là tác nhân và cũng làsự bộc lộ, là biểu hiện của lạm phát (sự mất giá của đồng tiền), còn nguyên nhân sâu xa chính làđầu tư không có hiệu quả, chi tiêu vượt số làm ra, bội chi ngân sách quá cao Vì vậy, thu - chi ngânsách là một kênh quan trọng, cần được quan tâm nhiều hơn Cùng với việc tăng thu, giảm bội chi,cần phải quan tâm tới tiết kiệm chi đầu tư công, chi tiêu công

* Ngoài ra sự gia tăng giá cả và chi phí của các nhân tố “đầu vào”

Từ đầu năm 2010, giá một số mặt hàng chủ chốt tăng giảm thất thường mà chủ yếu là tăng lên(như xăng đã tăng thêm từ 550 - 590đ/lít từ ngày 21/2/2010, điện tăng 6.8% từ 1/3/2010, kể cả giáthan và cả giá tàu hỏa, tiền lương tăng từ 1/5/2001), có thể sẽ tác động mạnh tới CPI năm 2010 củaViệt Nam (đến đầu tháng 6/2010, tuy giá xăng có giảm 500đ/lít, do giá dầu trên thị trường thế giớigiảm, nhưng dường như các mặt hàng khác không giảm hoặc giảm không đáng kể) Mặt khác, dotác động của chính sách tài chính - tiền tệ, nên các NHTM vẫn tìm cách tăng lãi suất huy động vàcho vay, kết hợp với Nhà nước có chủ trương bãi bỏ các khoản miễn giảm nghĩa vụ tài chính chodoanh nghiệp, tăng thu thuế (dự kiến thuế tài nguyên), những điều nàysẽ ít nhiều làm tăng chi phísản xuất “đầu vào”, do đó tăng giá đầu ra các hàng hóa và dịch vụ cung ứng từ nguồn trong nước.

Trang 6

PHẦN III: CÁC BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT CỦA CHÍNH PHỦ

1 Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chính sách

tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tíndụng nhưng phải bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổchức tín dụng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá và xuất khẩu phát triển.

Sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để giảm dần lãi suất huy động theo hướng thực

hiện chính sách lãi suất thực dương Tăng cường kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của cácngân hàng thương mại để bảo đảm việc tuân thủ đúng các quy định về huy động, cho vay và chấtlượng tín dụng Kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật để giảmthiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng

2 Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công

Điều hành chính sách tài khóa theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu quảvốn đầu tư từ ngân sách; cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụngngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụtngân sách Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiện chiếmkhoảng 45% tổng đầu tư xã hội Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhậpsiêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế Chính phủ sẽ quy định cụ thể tỷ lệ vốn đầu tư vàchi phí hành chính phải cắt giảm và yêu cầu các bộ, địa phương xác định các công trình kém hiệuquả, các công trình chưa thực sự cần thiết để có sự điều chỉnh thích hợp Điều này sẽ được thựchiện một cách kiên quyết ngay trong việc phân bổ lại và cân đối nguồn vốn.

Cũng trên tinh thần đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phốvới tư cách là đại diện chủ sở hữu nhà nước, rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư của doanh nghiệpnhà nước, kiên quyết cắt bỏ các công trình đầu tư kém hiệu quả Đồng thời, tạo điều kiện và tậptrung vốn cho những công trình sắp hoàn thành, những công trình đầu tư sản xuất hàng hoá thuộcmọi thành phần kinh tế đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sản xuất

3 Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cân đốicung cầu về hàng hóa

Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả của thờitiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm Hiện nay, tiềm năng tăng trưởng củanước ta còn rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại thế giới,

Trang 7

đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân tăng mạnh, thị trường xuất khẩu được mở rộng, vì vậy, pháttriển sản xuất là giải pháp gốc, tạo hiệu quả nhiều mặt, vừa tăng nguồn cung cho thị trường trongnước và xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,lại không gây phản ứng phụ Triển khai việc tu bổ các công trình hồ chứa, đê điều, công trình thủylợi nhằm chủ động đối phó với thiên tai trong mùa bão, lũ sắp tới để đảm bảo an toàn lao động chosản xuất và đời sống

Để thực hiện yêu cầu này, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng, chủ tịch UBND cáctỉnh và thành phố chỉ đạo quyết liệt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về vốn, về thịtrường, về thủ tục hành chính, thúc đẩy sản xuất phát triển Đồng thời, có trách nhiệm cùng Chínhphủ kiềm giữ giá cả các mặt hàng thiết yếu, như: lương thực, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, sắt thép,xi măng, phân bón, Chủ động đề ra và áp dụng phương án khắc phục tình trạng thiếu điện và bảođảm điện cho sản xuất

4 Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu

Bộ Công Thương chủ trì đề xuất các giải pháp cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạtđộng xuất khẩu để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh củahàng xuất khẩu Việt Nam đi đôi với việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp nhập khácphù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta để giảm nhập siêu, kể cả việc tăng thuế nhập khẩunhững mặt hàng không thiết yếu Hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu; đẩymạnh hoạt động xúc tiến tại các thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới để tăng xuấtkhẩu Tăng cường các giải pháp khuyến khích sản xuất trong nước để thay thế hàng nhập khẩu,

thúc đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ và du lịch Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn để đề xuất cơ chế, chính sách bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm trên thị trường nộiđịa, bảo đảm an ninh lương thực và kiềm chế sự tăng giá quá mức của nhóm hàng này

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá phù hợp với chủtrương đẩy mạnh xuất khẩu Có cơ chế và chỉ đạo các ngân hàng thương mại mua hết ngoại tệ chocác doanh nghiệp xuất khẩu, xử lý kịp thời các ách tắc về tín dụng, đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lýcho xuất khẩu

Bộ Tài chính chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng công cụ thuế để tăng thuế xuất khẩu ở mứchợp lý đối với than, dầu thô Điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức hợp lýđối với một số mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu như: ô tô nguyên chiếc, linh kiện lắp ráp ô tôdưới 12 chỗ ngồi, một số mặt hàng điện tử, điện lạnh, xe và linh kiện lắp ráp xe hai bánh gắn máy,rượu, bia để thực hiện mục tiêu giảm nhập siêu nhưng vẫn bảo đảm phù hợp với cam kết hội nhập,áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp khác cần thiết, phù hợp với các cam kết quốc tế đểhạn chế các mặt hàng thuộc diện không khuyến khích nhập khẩu

5 Triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng

Hiện nay, tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan,đơn vị Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn Vì vậy, Chính phủ yêu cầu cáccơ quan nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoảnchi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệmtiêu dùng, nhất là nhiên liệu, năng lượng Đây là giải pháp vừa có tác dụng giảm sức ép về cầu,giảm nhập siêu, vừa góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền sản xuất xã hội

6 Tăng cường công tác quản lý thị trường chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểmsoát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá

Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá.Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá,nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốcchữa bệnh, lương thực, thực phẩm…ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buônlậu xăng dầu, khoáng sản.

Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thường xuyên kiểm tra giá bán tại cácmạng lưới bán lẻ và các đại lý bán lẻ của doanh nghiệp mình Chính phủ đã chỉ đạo các tổng công

Trang 8

ty nhà nước phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện yêu cầu này và chịu trách nhiệm trướcChính phủ về hoạt động của hệ thống bán lẻ và đại lý bán lẻ của doanh nghiệp Chính phủ cũng yêucầu các hiệp hội ngành hàng tham gia tích cực, ủng hộ các chủ trương và giải pháp bình ổn thịtrường, giá cả

7 Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việcthực hiện các chính sách về an sinh xã hội

Trước tình hình giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộnghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp Chính phủ đã chủ trương mở rộng cácchính sách về an sinh xã hội

Chính phủ quyết định tăng 20% mức lương tối thiểu cho người lao động thuộc khối cơ quan nhànước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ ngày 1 tháng 1 năm 2008.Chính phủ quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tăng lên đối với lao động Việt Namlàm việc cho doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế vàcá nhân người nước ngoài tại Việt Nam, lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổhợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động Riêng với người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề), mứclương tối thiểu quy định cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng Ngoài ra, khoảng 1,8triệu người về hưu và người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội đã được tăng lương 20%, hơn 1,5 triệungười có công đã được điều chỉnh trợ cấp lên 20% so với mức chuẩn hiện hành.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 289/QĐ-TTg về một số chính sách hỗtrợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân Theođó, thực hiện cấp bằng tiền tương đương 5 lít dầu hoả/năm (dầu thắp sáng) cho các hộ là đồng bàodân tộc thiểu số, chính sách và hộ nghèo ở những nơi chưa có điện, điều chỉnh mức hỗ trợ mua bảohiểm y tế cho người nghèo lên 130.000 đồng/người/năm; hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tếđối với thành viên thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện; hỗ trợ ngư dân mua mới,đóng mới hay thay máy tàu sang loại tiêu hao ít nhiên liệu hơn; hỗ trợ về kinh phí và bảo hiểm tainạn cho thuyền viên làm việc theo hợp đồng trên các tàu cá, tàu dịch vụ; hỗ trợ về dầu cho ngư dânlà chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản Chính phủ quyết định giữ ổn định mức thu học phí, viện phí và tiếp tục cho sinh viên, học sinhđại học, cao đẳng, học nghề có hoàn cảnh khó khăn được vay ưu đãi để học tập Tiếp tục xuất gạodự trữ quốc gia cấp không thu tiền cho hộ đồng bào bị thiên tai, thiếu đói Đồng thời, tiếp tục đẩymạnh việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các giải pháp hỗ trợ khác đối với các vùngkhó khăn, vùng bị thiên tai Điều quan trọng cần chú ý là phải xây dựng cơ chế và kiểm tra việcthực thi, bảo đảm nguồn hỗ trợ của Nhà nước đến đúng đối tượng, không bị thất thoát, tham nhũng.

8 Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền nhằm tạo sựđồng thuận cao trong tất cả các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và trong các tầng lớpnhân dân để thực hiện các mục tiêu và giải pháp đã đề ra nhằm đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn,phát triển ổn định

Nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề, khó khăn thách thức rất gay gắt nhưng thời cơ, thuận lợi và tiềmnăng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta còn rất lớn và rất cơ bản Chính phủ yêu cầu các Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và mục tiêu, cácgiải pháp trên, có kế hoạch tổ chức thực hiện ngay trong tháng 4 năm 2008

Các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin chính xác, ủng hộ các chủ trương, chính sách củaNhà nước trên lĩnh vực nhạy cảm này, tránh những thông tin sai sự thật có tính kích động, gây tâmlý bất an trong xã hội

Trang 9

PHẦN IV: CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT MÀ NHNN ĐÃ THỰC HIỆN

Trước việc lạm phát tăng quá cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của dân chúng, NHNNđã thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ với mong muốn nhanh chóng đưa chỉ số giá tiêu dùnggiảm xuống, bao gồm: tăng Dự trữ bắt buộc (DTBB) 2 lần từ 5%-10%-11% đối với VNĐ và từ8%-10%-11% đối với ngoại tệ, đồng thời mở rộng kỳ hạn tiền gửi phải thực hiện DTBB từ <24tháng thành tất cả các kỳ hạn; Tăng tất cả các mức lãi suất cơ bản từ 8,25%-8,75%, lãi suất tái cấpvốn từ 6,5%-7,5%, lãi suất tái chiết khấu từ 4,5%-6%; liên tục hút tiền về trên Thị trường mở;NHNN phát hành tín phiếu bắt buộc khoảng trên 20 nghìn tỷ đồng bắt đầu từ 19/3/2008 với kỳ hạn12 tháng, lãi suất 7,58%; Tiếp tục thực hiện chuyển khoảng 50 nghìn tỷ đồng từ tiền gửi kho bạc vềNgân hàng Nhà nước; Trong quý IV/2007, NHNN thực hiện hạn chế tối đa mua ngoại tệ trên thịtrường liên ngân hàng để hạn chế tổng phương tiện thanh toán tăng cao; Thắt chặt cho vay chứngkhoán ở mức 3%/tổng dư nợ, sau đó tiếp tục kiểm soát mức cho vay đầu tư chứng khoán khôngvượt quá 20% vốn điều lệ, đồng thời tăng hệ số rủi ro đối với cho vay đầu tư chứng khoán từ 150%lên 250% theo Quyết định 03 ngày 1/2/2008

Tóm lại Chính phủ đã có những quyết sách đúng hướng tập trung vào năm khu vực then chốtnhất, cấp bách nhất hiện nay đó là: áp dụng các biện pháp đồng bộ cả về cơ chế chính sách và tíndụng nhằm ổn định thị trường bất động sản vốn có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thốngngân hàng; các biện pháp vực dậy thị trường chứng khoán, củng cố lòng tin của công chúng và cácnhà đầu tư vào khả năng giải quyết các vấn đề tài chính của Chính phủ theo nguyên tắc thị trường;củng cố và tăng cường tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại; giảm bớt sức ép chi phí sảnxuất vốn đang rất căng thẳng của các doanh nghiệp, bao gồm kiểm soát giá đầu vào, giá độc quyền,từng bước giảm lãi suất cho vay theo đà giảm lạm phát, đẩy mạnh mua ngoại tệ cho doanh nghiệpxuất khẩu và các nhà đầu tư nước ngoài; có chính sách cụ thể kể cả chính sách tín dụng nhằm phụchồi và phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng cung về lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thiếtyếu, tiến tới ổn định giá cả các mặt hàng này, coi đây là mục tiêu quan trọng nhất của tiến trìnhchống lạm phát

1 Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ chủ yếu

Trang 10

Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chình và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với những tồntại, yếu kém nội tại của nền kinh tế, trong 2 năm qua nền kinh tế nước ta đã có những biến động vềphương diện kinh tế vĩ mô

Do đó chỉ riêng từ quý 1/2008 đến quý 4/2008 đã có 2 lần thay đổi rất lớn về chính sách và mụctiêu phát triển kinh tế: Đứng trước áp lực lạm phát, mà dấu hiệu rõ nét từ Quý 4/2007, cùng với tácđộng tiêu cực,do gia tăng đột biến giá cả một số hàng hóa trên thị trường thế giới, tháng 3.2008chính phủ đã chuyển mục tiêu và chính sách từ sự theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao sang chínhsách ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô với 8 nhóm giải pháp Kết quả từ tháng6.2008 chỉ số CPI của nền kinh tế đã có xu hướng giảm dần và kinh tế vĩ mô có dấu hiệu ổn địnhhơn Nhưng sau 15.9.2008, thời điểm thực sự nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cùng vớisự suy thoái khá sâu về kinh tế, đã tác động rất tiêu cực đến nhiều lãnh vực trong hoạt động kinh tếcủa nước ta và từ đầu quý 4/2008 nền kinh tế có dấu hiệu thiểu phát do sức cầu giảm.Một lần nữamục tiêu và chính sách kinh tế phải thay đổi: chuyển từ ưu tiên kiềm chế lạm phát sang ngăn chặnsuy giảm kinh tế, kích cầu đầu tư và tiêu dùng với 5 nhóm giải pháp đang thực hiện đến nay

Có thể nói trong vòng chưa đầy một năm nền kinh tế đã có 2 bước ngoặt về sử dụng chính sáchkinh tế vĩ mô để thích nghi với tình hình cụ thể, trong đó có thể nói vai trò quyết định là sử dụngcác công cụ của chính sách tiền tệ Điểm qua vai trò của chính sách tiền tệ đã thực thi trong 2 bướcngoặt trên để qua đó làm rõ vai trò của nó trong giai đoạn sau thời kỳ suy giảm.

1.1 Lý luận và thực tiễn sử dụng chính sách tiền tệ như một trong những công cụ chủ yếu đểđiều tiết kinh tế vĩ mô: Về lý thuyết, kinh tế vĩ mô thường tập trung vào 4 mục tiêu chính:

(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh qua tốc độ tăng trưởng GDP hay GNP cùng với chỉ tiêuGDP/người vào những mốc thời gian nhất định Đây là mục tiêu bao trùm nhất của kinh tế vĩ môphản ảnh chung nhất về thành tựu phát triển của một nền kinh tế Tuy chỉ báo này chưa phản ảnhđầy đủ chất lượng của một nền kinh tế, nhưng luôn luôn là chỉ báo quan trọng nhất để đánh giá sựthành công hay thất bại của một nền kinh tế.

(2) Kiểm soát giá cả thông qua chỉ báo CPI hay thường nói là kiểm soát lạm phát là chỉ báoquan trọng nhất phản ảnh tính ổn định của kinh tế vĩ mô Chỉ báo này còn được sử dụng như mộtcông cụ giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với an sinh xã hội.

(3) Tạo việc làm mới cho xã hội, kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp là chỉ báo vừa phản ảnh tình trạngcủa nền kinh tế, vừa phản ảnh tính ổn định về mặt an sinh xã hội Thông thường ở các nước đây làchỉ báo rất quan trọng không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị phản ánh năng lựcquản lý điều hành của một chính phủ

(4) Tăng xuất khẩu ròng (lấy kim ngạch xuất khẩu – kim ngạch nhập khẩu); nhất là đối vớinhững nền kinh tế hướng về xuất khẩu.

Bốn mục tiêu nêu trên được sử dụng khá phổ biến ở các nước như là những mục tiêu cơ bản củakinh tế vĩ mô Những mục tiêu này cũng chính là những sản phẩm đầu ra của quan hệ tổng cung vàtổng cầu của nền kinh tế Vai trò của nhà nước thông qua các chính sách và giải pháp kinh tế để tácđộng đến tổng cung và tổng cầu nhằm tạo được “đầu ra” theo ý muốn, với nguyên tắc: nhà nướckhông tác động trực tiếp vào chủ thể tạo cung hay tạo cầu, mà tác động vào thị trường (sự vận độngcủa tổng cung và tổng cầu được xem như “hộp đen”) và chính thị trường sẽ tác động đến các chủthể của nền kinh tế (người sản xuất, người tiêu dùng) Để thực hiện 4 mục tiêu nêu trên, nhà nướcthường sử dụng 4 nhóm chính sách hay còn gọi là các nhóm công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô:

- Chính sách tài khóa bao gồm các chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ Đây là nhữngchính sách quan trọng nhất vì nó không chỉ tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế màcòn có ý nghĩa dẫn dắt, định hướng thị trường Chính sách tài khóa thường rất linh hoạt để điềuchỉnh kịp thời các mục tiêu kinh tế vĩ mô Ví dụ chính sách tăng thuế để hạn chế tiêu dùng.

- Nhóm các chính sách tiền tệ được ngân hàng trung ương sử dụng để điều tiết thị trường tàichính, mà trọng tâm là thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát ổn định giá cả Thông thường chínhsách tiền tệ có ảnh hưởng mạnh nhất đến điều chỉnh tổng cầu của nền kinh tế thông qua các công cụnhư: lãi suất, hối đoái,dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, các nghiệp vụ của thị trường mở…

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w