1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tác động của một số chính sách cụ thể mà chính phủ việt nam đã thực hiện trong vài năm trở lại đây để giải quyết vấn đề việc làm

26 835 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 286,5 KB

Nội dung

Cơ sở lý luận và phân tích tác động của một số chính sách cụ thể mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện trong vài năm trở lại đây để giải quyết vấn đề việc làm.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ MÔN: KINH TẾ VI MÔ 1.3 ĐỀ TÀI: Cơ sở lý luận và phân tích tác động của một số chính sách cụ thể chính phủ Việt Nam đã thực hiện trong vài năm trở lại đây để giải quyết vấn đề việc làm. GV Hướng dẫn : Th.S Ninh Thị Hoàng Lan Sinh viên thực hiện: Tạ Việt Vương Ha Noi – 2013 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay, vấn đề thất nghiệp và các chính sách giải quyết việc làm đang là vấn đề nóng bỏng “và không kém phần bức bách” đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Thập niên đầu của thế kỷ 21 là một thập niên đầy biến động về kinh tế, chính trị, xã hội. Bắt đầu là vụ khủng bố ngày 11/9/2001, rồi chiến tranh tại I- rắc, vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên, dịch cúm gà H5N1, và đỉnh cao là cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007 kéo dài cho đến tận bây giờ. Cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu ở Mỹ rồi lan rộng ra toàn thế giới khiến nền kinh tế thế giới phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: tốc độ tăng trưởng giảm, lạm phát, và đặc biệt là tình trạng thất nghiệp tăng cao. Nhưng ở Việt Nam, tỉ lệ thất nghiệp hằng năm giảm hoặc tăng rất chậm. Nguyên nhân do đâu? Một phần là do nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế nhỏ, còn non trẻ nên chưa bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng, nhưng phần lớn là do Chính phủ Việt Nam đã kịp thời ban hành những chính sách đúng đắn nhằm hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, kìm hãm sự gia tăng của lạm phát và giảm tình trạng thất nghiệp,…. Những chính sách đó là gì? Tác động của nó như thế nào đến tình trạng thất nghiệp của nước ta? Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cùng: “ Phân tích tác động của một số chính sách cụ thể chính phủ Việt Nam đã thực hiện trong vài năm trở lại đây để giải quyết vấn đề việc làm”. 2 NỘI DUNG Chương I: Một vài khái niệm và phân loại thất nghiệp. 1. Thất nghiệp. - Là khái niệm chỉ những người trong lực lượng lao động xã hội không có việc làm và đang tích cực tìm kiếm việc làm. - Lực lượng lao động xã hội(LLLĐXH): là một bộ phận của dân số bao gồm những người trong độ tuổi lao động (15-55 tuổi với nữ, 15-60 tuổi với nam) có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi nhưng trên thực tế có tham gia lao động. - Độ tuổi lao động là khoảng tuổi do pháp luật của mỗi quốc gia quy định và những người trong độ tuổi ấy có nghĩa vị phải tham gia lao động. - Ngoài những người đang có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động bao gồm: người đi học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do đau ốm, bệnh tật và một bộ phận không muốn tìm việc làm với nhiều lý do khác nhau. - Tỷ lệ thất nghiệp: là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia, là tỷ số giữa người thất nghiệp so với LLLĐXH. Số người thất nghiệp U% = x 100% LLLĐXH Lực lượng lao động Tỷ lệ tham gia lao động = x 100% tổng số dân trong độ tuổi lao động 2. Các dạng thất nghiệp. 2.1 Theo lý do thất nghiệp. 3 - Mất việc, người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việcmột lý do nào đó. - Bỏ việc, là những người tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ quan của người lao động. - Nhập mới, là những người lần đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm. - Tái nhập, là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay trở lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. 2.2 Theo nguồn gốc thất nghiệp. - Thất nghiệp tạm thời, xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm việc làm hoặc công việc làm khác tốt hơn, phù hợp với nhu cầu riêng của mình - Thất nghiệp cơ cấu, xảy ra khi có sự thay đổi cơ cấu kinh tế, có sự chuyển đổi động thái sản xuất, chỉ xảy ra ở một bộ phận thị trường lao động. - Thất nghiệp chu kỳ (thiếu cầu), xảy ra bởi sự suy giảm tổng cầu trong nền kinh tế, thất nghiệp này xảy ra trên toàn bộ thị trường lao động. 2.3 Theo lý thuyết về cung cầu lao động. - Thất nghiệp tự nguyện: chỉ những người không muốn đi làm ở mức lương hiện hành, muốn đi làm ở mức lương cao hơn. - Thất nghiệp không tự nguyện: chỉ những người muốn đi làm ở mức lương hiện hành nhưng không được thuê. 4 - Thất nghiệp tự nhiên: là thất nghiệp ở mức sản lượng tiềm năng. Về bản chất thất nghiệp tự nhiên chính là thất nghiệp tự nguyện khi thị trường lao động ở trạng thái cân bằng. - Thất nghiệp trá hình (vô hình): chỉ những người đi làm thực sự nhưng thu nhập quá ít. 5 Chương II: Vấn đề việc làm của Việt Nam trong vài năm trở lại đây. 1. Thực trạng vấn đề việc làm của Việt Nam. Việt nammột trong những nước kinh tế đang phát triển, quy mô dân số và mật độ dân tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc độ phát triển nhanh, trong lúc đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chế, như thiếu vốn sản xuất, lao động phân bổ chưa hợp lý, tài nguyên khác chưa được khai thác hợp lý . Càng làm cho chênh lệch giữa cung và cầu về lao động rất lớn, gây ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trong toàn quốc. 1.1 Vấn đề thất nghiệp. Thất nghiệp luôn là mối quan tâm nóng bỏng toàn cầu. Trong những năm 2005 – 2007, nền kinh tế thế giới ổn định, nền kinh tế ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vấn đề thất nghiệp cũng dịu đi. Nhưng đến cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế đã khiến vấn đề này lại trở nên nhức nhối. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút; tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa ứ đọng, kể cả các vật tư quan trọng, lương thực và nhiều nông sản xuất khẩu có khối lượng lớn; số người mất việc làm năm 2008 khoảng 667.000 người, 3.000 lao động từ nước ngoài phải về nước trước thời hạn. Theo Bộ Lao Động, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vào khoảng 4,65%. Tức là khoảng hơn 2 triệu lao động không có việc làm. Danh sách các doanh nghiệp giải thể, tạm ngưng hoạt động, thu hẹp sản xuất ngày càng dài thêm trong các báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và làn sóng thất nghiệp đã lan đến Việt Nam - khi hàng ngàn lao động ở các thành phố đã bị mất việc làm trong những tháng cuối năm này . 6 * Tỷ lệ thất nghiệp theo vùng. Bảng 1 : Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng (Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam) Vùng Tỷ lệ thất nghiệp (%) Tỷ lệ thiếu việc làm (%) Chung Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn CẢ NƯỚC 2,38 4,65 1,53 5,10 2,34 6,10 Đồng bằng sông Hồng 2,29 5,35 1,29 6,85 2,13 8,23 Trung du và miền núi phía Bắc 1,13 4,17 0,61 2,55 2,47 2,56 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2,24 4,77 1,53 5,71 3,38 6,34 Tây Nguyên 1,42 2,51 1,00 5,12 3,72 5,65 Đông Nam Bộ 3,74 4,89 2,05 2,13 1,03 3,69 Đồng bằng sông Cửu Long 2,71 4,12 2,35 6,39 3,59 7,11 * Tỷ lệ thất nghiệp theo nhóm tuổi. Năm 2009, trong số hơn 1,3 triệu lao động thất nghiệp, số người thất nghiệp trẻ tuổi từ 15 đến 29 đã chiếm tới gần hai phần ba (64,9%), trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là nhóm tuổi 20-24 (26,6%), tiếp theo là nhóm tuổi 25-29 (20,9%). Nhóm tuổi lao động trẻ nhất (15-19) vẫn có tới 17,4% bị thất nghiệp. Đâymột trong những nhóm lao động được xem là dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động trên thị trường lao động. * Tỷ lệ thất nghiệp theo tình trạng hôn nhân. Theo kết quả Điều tra lao độngviệc làm 1/9/2009, số thất nghiệp chưa vợ/chồng chiếm tỷ trọng lớn nhất (48,7%), tiếp đến là những người có vợ/chồng; nhóm “Ly hôn/ly thân” và “Góa” chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. 7 Điểm đáng chú ý khi nghiên cứu tình trạng hôn nhân của dân số thất nghiệp theo giới tính là số thất nghiệp nam đông nhất ở nhóm chưa vợ/chồng (58,4%) trong khi số thất nghiệp nữ ở nhóm có vợ/chồng lại chiếm tỷ trọng lớn nhất (52,3%). Đặc biệt ở nhóm “Goá” và “Ly hôn/ly thân”, phần lớn người thất nghiệp là nữ. Điều này cho thấy, nam giới có vợ có lợi thế việc làm hơn nữ giới có chồng và lại càng có nhiều lợi thế hơn nếu so sánh với phụ nữ góa hoặc ly hôn, ly thân. * Xuất khẩu lao động gặp khó khăn. Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2008, cả nước giải quyết việc làm cho 1,35 triệu lao động, trong đó thông qua các chương trình kinh tế xã hội là 1,1 triệu, xuất khẩu lao động 85.000. 4 thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam là: Đài Loan (33.000), Hàn Quốc (16.000), Malaysia (7.800) và Nhật Bản (5.800).Malaysia là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất. Trong các năm 2005-2007, mỗi năm quốc gia này tiếp nhận khoảng 30.000 lao động Việt Nam. Năm 2008, do lo ngại nhiều rủi ro cũng như khan hiếm nguồn lao động, số người Việt sang Malaysia giảm hẳn, chưa tới 10.000. * Dân số không hoạt động kinh tế. Tại thời điểm 1/9/2009, cả nước có hơn 15,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế (tức bao gồm những người trong thời kỳ quan sát không làm việc nhưng không đi tìm việc hoặc không sẵn sàng làm việc). Số lượng này chiếm 17,5% tổng dân số. Trong số người từ 15 tuổi trở lên không tham gia hoạt động kinh tế, nữ nhiều hơn nam. Chênh lệch về giới nhiều nhất tập trung ở khoảng tuổi từ 25 đến 49. Đây chủ yếu là do nhiều phụ nữ khoảng tuổi này đang làm các công việc nội trợ gia đình. 8 Trong các phân tổ theo lý do không làm việc, số người không hoạt động kinh tế do đang là học sinh/sinh viên chiếm tỷ trọng cao nhất (33,8%). Nhóm nội trợ chiếm khoảng 14,1% , trong đó gần như toàn bộ là nữ (96,0%). Mất khả năng lao động chiếm khoảng 9,2% trong khi không muốn đi làm là 12,5%. “Khác” bao gồm những người không được xếp vào các phân tổ trên như: ốm đau tạm thời, bận việc gia đình (tang ma, hiếu hỉ, con ốm), đang đi học/đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, đang nghỉ thời vụ… Trong tổng dân số không tham gia hoạt động kinh tế, nữ chiếm 60,7%. Đáng chú ý là tỷ trọng những người không tham gia hoạt động kinh tế do “là sinh viên/học sinh” của nam là 44,6% còn của nữ giới chỉ có 26,9%. Đây lạimột bằng chứng nữa cho thấy nữ giới bị thiệt thòi hơn trong cơ hội học hành. Gần chín mươi phần trăm số người không tham gia hoạt động kinh tế không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Điều này cho thấy đào tạo nghề sẽ là một biện pháp tăng cơ hội việc làm cho người lao động. * thất nghiệp mùa vụ. Bên cạnh vấn đề thất nghiệp gia tăng do khủng hoảng kinh tế còn có một vấn đề khác đã tồn tại từ rất nhiều năm nay. Đó là vấn đề thất nghiệp mùa vụ ở nông thôn. Hầu như người lao động nông thôn chỉ sử dụng hết 2/3 thời gian làm việc của mình (40 giờ/tuần), 1/3 số thời gian còn lại họ không có việc làm. Việc sản xuất ở nông thôn Việt Nam hiện nay mang tính mùa vụ, đặc biệt là ở miên Bắc. Khi vào mùa vụ, ví dụ như vào mùa gặt, các gia đình nông thôn huy động hết lao động của gia đình tham gia làm việc. Thời gian làm việcthể kéo dài từ 10 – 13 tiếng/ngày. Nhưng khi mùa vụ qua đi, hầu hết những người nông dân không có việc làm. Ở một số nơi, khi bên cạnh việc nông thì còn một số nghề truyền thống. Khi nông nhàn, người nông dân có thể tham gia sản xuất các mặt hàng truyền thống. Tuy nhiên không phải ở 9 vùng nào của Việt Nam cũng như vậy, bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống đang bị mai một dần nên tình trạng thất nghiệp theo mùa vụ ở nông thôn hiện nay là vô cùng phổ biến. Tình trạng thất nghiệp mùa vụ kéo theo hiện tượng di chuyển lao độngmột vấn đề việc làm khá cấp thiết. Chúng ta có thể thấy rõ hơn tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam qua các bảng số liệu sau: Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2009 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 5.31 4.82 4.64 4.65 4.66 Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị phân theo vùng giai đoạn 2005- 2008 2005 2006 2007 2008 Cả nước 5,31 4,82 4,64 4,65 A. Phân theo vùng Đồng bằng sông Hồng 5,61 6,42 5,74 5,35 Đông Bắc 5,07 4,18 3,85 4,17 Tây Bắc 5,07 4,18 3,85 4,17 Bắc Trung Bộ 5,20 5,50 4,95 4,77 Duyên hải Nam Trung Bộ 5,20 5,50 4,95 4,77 Tây Nguyên 4,23 2,38 2,11 2,51 Đông Nam Bộ 5,62 5,47 4,83 4,89 Đồng bằng sông Cửu Long 4,87 4,52 4,03 4,12 1.2 Các vấn đề khác. 10

Ngày đăng: 26/10/2013, 13:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng (Theo thống kê của tổng cục thống kê  Việt Nam) - Phân tích tác động của một số chính sách cụ thể mà chính phủ việt nam đã thực hiện trong vài năm trở lại đây để giải quyết vấn đề việc làm
Bảng 1 Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng (Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam) (Trang 7)
chương trình dạy nghề trong 3 tháng Đặc biệt, việc thí điểm các mô hình dạy nghề và đặt hàng dạy nghề, thí điểm hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp  và hỗ trợ LĐNT học nghề đã được triển khai hiệu quả - Phân tích tác động của một số chính sách cụ thể mà chính phủ việt nam đã thực hiện trong vài năm trở lại đây để giải quyết vấn đề việc làm
ch ương trình dạy nghề trong 3 tháng Đặc biệt, việc thí điểm các mô hình dạy nghề và đặt hàng dạy nghề, thí điểm hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp và hỗ trợ LĐNT học nghề đã được triển khai hiệu quả (Trang 23)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w