1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi

110 861 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 171,75 KB

Nội dung

1.2. Về thực tiễn Các tác phẩm của Nguyễn Trãi được đưa vào giảng dạy ở các cấp học phổ thông với số lượng bài không nhỏ, ở cả thể loại thơ và văn chính luận, cả sáng tác chữ Hán và chữ Nôm. Việc tìm hiểu hiện tượng song ngữ trong sáng tác của Nguyễn Trãi sẽ phần nào giúp ích cho việc hiểu đặc điểm từng thành phần văn học Hán, Nôm cũng như sự ảnh hưởng qua lại giữa hai ngôn ngữ Hán, Việt trong tác phẩm của ông. Không chỉ có ý nghĩa với việc dạy – học thơ văn Nguyễn Trãi, đề tài còn có ý nghĩa thiết thực đối với việc dạy học văn học trung đại nói chung: văn học sử về văn học trung đại, văn học sử về các tác gia sáng tác song ngữ... Xuất phát từ những lí do khoa học và thực tiễn như trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi” với hi vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc khám phá giá trị văn hóa, văn học của di cảo thơ văn Nguyễn Trãi, cũng là một việc làm góp phần bảo tồn tinh hoa văn học trung đại Việt Nam.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

bạch: “Tôi thường đã có đi từ Nam ra Bắc, gặp người nào vào hạng sĩ phu,

tôi cũng liền dò hỏi xem di cảo của Ức Trai tiên sinh có còn sót lại ở đâu không” [13, 44] Đến nay đã hơn năm thế kỉ, sự nghiệp sáng tác của một cuộc

đời bi kịch ấy đã gặp không ít truân chuyên, thế nhưng, “nằm ngoài quy luật

của sự băng hoại”, văn thơ Ức Trai vẫn đến với chúng ta với một sức sống

mãnh liệt Tác phẩm của Nguyễn Trãi để lại đến ngày nay đã “làm ta ngạc

nhiên bởi sức mạnh và cái đẹp của con người” (lời nhà thơ Pháp Jacques

Gaucheron, trong diễn văn đọc ở trụ sở UNESCO, tại Pari) Nói như vậy để thấy được tầm vóc vĩ đại của sự nghiệp văn chương Nguyễn Trãi

Hiện tượng song ngữ là hiện tượng khá phổ biến trong văn học trung đại

của nhiều nước, phương Đông cũng như phương Tây Nhu cầu giao lưu, sự ảnh hưởng của nước có nền văn hóa lâu đời, quan hệ xâm chiếm và phụ thuộc đã tạo điều kiện cho văn học phát triển với trạng thái song ngữ Hiện tượng song ngữ cũng đã làm nên đặc điểm riêng của văn học trung đại Việt Nam - bộ phận văn học viết gồm hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm

Nhiều tác giả văn học trung đại Việt Nam sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm Nguyễn Trãi là tác gia lớn đầu tiên của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam Với Nguyễn Trãi, văn học trung đại Việt Nam chính thức gồm hai thành phần chữ Hán và chữ Nôm Nghiên cứu hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyển Trãi có thể hiểu sâu hơn về tác phẩm của

Trang 3

ông, đồng thời hiểu rộng hơn về văn học trung đại trên các phương diện: quan điểm thẩm mĩ, tư tưởng văn học, thể loại, ngôn ngữ,

1.2 Về thực tiễn

Các tác phẩm của Nguyễn Trãi được đưa vào giảng dạy ở các cấp học phổ thông với số lượng bài không nhỏ, ở cả thể loại thơ và văn chính luận, cả sáng tác chữ Hán và chữ Nôm Việc tìm hiểu hiện tượng song ngữ trong sáng tác của Nguyễn Trãi sẽ phần nào giúp ích cho việc hiểu đặc điểm từng thành phần văn học Hán, Nôm cũng như sự ảnh hưởng qua lại giữa hai ngôn ngữ Hán, Việt trong tác phẩm của ông Không chỉ có ý nghĩa với việc dạy – học thơ văn Nguyễn Trãi, đề tài còn có ý nghĩa thiết thực đối với việc dạy - học văn học trung đại nói chung: văn học sử về văn học trung đại, văn học sử về các tác gia sáng tác song ngữ

Xuất phát từ những lí do khoa học và thực tiễn như trên, chúng tôi lựa

chọn đề tài “Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi” với hi vọng

sẽ góp một phần nhỏ vào việc khám phá giá trị văn hóa, văn học của di cảo thơ văn Nguyễn Trãi, cũng là một việc làm góp phần bảo tồn tinh hoa văn học trung đại Việt Nam

2 Lịch sử vấn đề

Phải khẳng định rằng hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam chưa được nghiên cứu một cách riêng biệt mà mới chỉ được đề cập đến như một đặc điểm trong quá trình vận động, phát triển của văn học Để có một cái nhìn toàn diện và xác đáng, luận văn sẽ tiến hành khảo sát lịch sử vấn đề theo 4 hướng chính có liên quan trực tiếp đến đề tài:

- Hướng nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam

- Hướng nghiên cứu thi pháp văn học trung đại

- Hướng nghiên cứu tác gia, tác phẩm Nguyễn Trãi

- Hướng nghiên cứu các tác giả sáng tác bằng song ngữ

Trang 4

2.1.Hướng nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam

-Về khái niệm “song ngữ”, qua hai bài viết:“Nghiên cứu văn học cổ

trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực” (Tạp chí văn học số 1/1992)

và“Tiếp cận một số vấn đề tiếp nhận ngôn ngữ và tư tưởng triết học Trung

Quốc thời kì trung đại” (Tạp chí văn học số 2/1995), nhà nghiên cứu Đặng

Thanh Lê đưa ra quan điểm: “Chúng ta có thể coi hiện tương văn học chữ

Hán cùng với văn học chữ Nôm là hiện tượng song thể ngữ Cũng giống như Triều Tiên, ở Việt Nam trung đại không có hiện tượng song ngữ trong đời sống xã hội, trong giao tiếp hàng ngày” [34, 7].Tác giả đã lí giải quan điểm

của mình bởi hai lí do Thứ nhất là bởi ở Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ

đọc và viết bằng Hán ngữ nên “Hán ngữ không giữ vị trí khẩu ngữ” như

trường hợp tiếng Anh, tiếng Pháp tại một số nước ở thời kì hiện đại Thứ hai,

do tình trạng thất học của quảng đại quần chúng, “chỉ có tầng lớp trí thức tại

ba nước này mới có thể đọc và viết bằng Hán ngữ” Tựu chung lại, theo tác

giả, chỉ có hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại nếu người trí thức

Việt có thể đọc, nghe, viết bằng tiếng Hán chứ không chỉ có đọc và viết, và

“sự tồn tại của Hán ngữ tại Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản xưa kia không

phải là hiện tượng “song ngữ đích thực” mà có thể coi đây là hiện tượng

“song thể ngữ””[35, 9].

-Tác giả Đinh Gia Khánh trong bài viết “Mười thế kỉ của tiến trình văn

học viết” mở đầu cuốn “Văn học Việt Nam (thế kỉ X – Nửa đầu thế kỉ XVIII)”

cho rằng “văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm có nhiều phần giống nhau

trong nội dung phản ánh hiện thực và có những điểm giống nhau trong cách phản ánh hiện thực” [31, 18] Tuy vậy, tác giả cũng khẳng định hai bộ phận

này có nhiều chỗ khác nhau, đặc biệt là “so với văn học chữ Hán thì văn học

chữ Nôm có thể phản ánh hiện thực cuộc sống bình thường của nhân dân một cách linh hoạt và cụ thể hơn, có thể xây dựng những hình tượng văn học đậm

Trang 5

màu sắc dân tộc hơn và do đó dễ thấm sâu hơn vào cảm quan của công chúng” [31, 18].

- Bài viết của tác giả Bùi Duy Tântrên Tạp chí văn học số 2/1995 với

nhan đề “Văn học chữ Hán trong mối tương quan với văn học chữ Nôm ở

Việt Nam” tạo sự chú ý đặc biệt cho người viết Mặc dù không nhắc đến khái

niệm “song ngữ” nhưng tác giả đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về “vấn đề

khoa học lớn, quan trọng và thú vị này” Bên cạnh việc nêu lên những đặc

điểm chính của văn học chữ Hán và chữ Nôm trong văn học trung đại Việt Nam, Bùi Duy Tân không quên nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa hai bộ phận

và đặt chúng trong tương quan so sánh: “Nhìn chung thì chúng có nhiều phần

nhiều điểm giống nhau trong nội dung và cách thức phản ánh hiện thực”,

“đều ít hoặc nhiều chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến, và đều tiếp nhận được từ nhân dân, từ văn hóa dân gian những tư tưởng nghệ thuật tiến

bộ, lành mạnh[58, 14] Tác giả đã nêu lên những tương đồng giữa hai bộ

phận: “Giữa hai bộ phận của dòng văn học viết đã có sự thống nhất trên

những yếu tố căn bản về thế giới quan, về quan niệm thẩm mỹ, quan niệm về phương pháp sáng tác, cấu trúc thi pháp, và cả thể loại văn học” [58, 14-

15] Tác giả cũng đưa ra cái nhìn tổng quan về những điểm khác nhau của hai

bộ phận này Theo đó, ngoài sự khác biệt về văn tự, văn học chữ Hán có những tính chất: giáo hối và phi ngã, tính bác học cao quý, tính chất quy phạm Văn học chữ Nôm ít gắn với “chở đạo”, gần với đời sống thực, phong

phú về tinh thần yêu nước và tinh thần nhân ái “Yếu tố trội của văn học Nôm

là chủ nghĩa nhân đạo, còn ở văn học chữ Hán thì yếu tố trội là chủ nghĩa yêu nước” [58, 15] Dù tác giả không có những luận giải cụ thể nhưng đó

cũng là những gợi ý quý báu để người viết triển khai đề tài của mình

-Trong “Giáo trình văn học trung đại Việt Nam”, tập 1, (Lã Nhâm Thìn (chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), tác giả Đinh Thị Khang viết: “Sự

Trang 6

ra đời của thơ văn chữ Nôm bên cạnh thơ văn chữ Hán đã tạo ra hiện tượng

“song ngữ” cho văn học Đây cũng là đặc điểm phổ biến của các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Hán (như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, ) Thời trung đại, chúng ta có một dòng văn học chữ Hán, đồng thời cũng có một dòng văn học với chữ viết của chính mình, tạo nên sự hoàn chỉnh, cân bằng và phong phú cho nền văn học dân tộc” [66, 15].

-Khi đọc cuốn“Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”

(NXB Giáo dục Việt Nam, 2012) của tác giả Trần Nho Thìn, chúng tôi nhận thấy sự gặp gỡ trong quan niệm về nội dung hai bộ phận văn học của ông với

tác giả Bùi Duy Tân (trong bài viết “Văn học chữ Hán trong mối tương quan

với văn học chữ Nôm ở Việt Nam” nói trên) Trần Nho Thìn phân biệt về mặt

nội dung hai bộ phận văn học chữ Hán và chữ Nôm: “Trong khi văn học chữ

Hán có xu hướng thiên về tính quan phương chính thống, thiên về giáo huấn, nói chí tải đạo thì văn học chữ Nôm lại có xu hướng thiên về tính dân chủ, thông tục, chứa đựng tinh thần cách tân, chú trọng tính thẩm mĩ” [69, 126]

Bên cạnh đó, tác giả cho rằng đối tượng của hai bộ phận này cũng được phân

biệt khá rõ: “Nếu văn học chữ Hán bàn nhiều về tư tưởng chính trị, tu thân, tề

gia, trị quốc, bình thiên hạ thì văn học chữ Nôm lại viết nhiều về người phụ

nữ, về con người tự nhiên, về con người nhân bản với quyền sống trần thế, kể

cả quyền sống thân xác” [69, 126].

2.2 Hướng nghiên cứu thi pháp văn học trung đại

- Khi nghiên cứu thi pháp văn học trung đại Việt Nam, nhà nghiên cứu

Trần Đình Sử có quan tâm tới “ý thức về ngôn ngữ” trong văn học Sự phân biệt

về nội dung có ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngôn ngữ: “Khi bàn đến chính sự, lí

tưởng, lịch sử, luân lí, thơ phú người ta biểu đạt bằng chữ Hán, khi biểu đạt những cảm xúc hàng ngày, các hiện tượng đời sống, người ta dùng tiếng Nôm, chữ Nôm”[56, 134].Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu cho rằng: “Tính chất song ngữ

Trang 7

không chỉ thể hiện ở hai dòng văn học Hán và Nôm tách biệt mà còn thể hiện ở

sự xâm nhập, pha trộn của văn học Hán và Nôm” [56, 135].

-Ngoài ra, Luận án tiến sĩ “Thi pháp thơ Nôm Nguyễn Trãi” (Hoàng

Thị Thu Thủy, TP.HCM, 2004) cũng mang đến cho chúng tôi những gợi ý về đặc điểm một số phương diện thi pháp thơ Nôm Nguyễn Trãi, phục vụ cho việc so sánh với thơ chữ Hán của tác giả

2.3 .Hướng nghiên cứu tác gia, tác phẩm Nguyễn Trãi

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác gia, tác phẩm Nguyễn Trãi

Trong số đó chúng tôi đặc biệt chú ý đến các công trình nghiên cứu về ngôn

ngữ thơ Nguyễn Trãi.

-“Âm vang tục ngữ, ca dao trong thơ quốc âm Nguyễn Trãi” (Bùi Văn Nguyên, Tạp chí ngôn ngữ số 3/1980).

-Bài viết “Mấy đặc điểm về vốn từ Tiếng Việt văn học thế kỉ XV qua

Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” (Hoàng Văn Hành, Vương Lộc, Tạp chí ngôn ngữsố 3/1980) có đề cập đến một phương diện làm nên hiện tượng song

ngữ trong sáng tác của Nguyễn Trãi, đó là việc Việt hóa ngữ liệu thơ ca bác

học, cụ thể ở bình diện từ ngữ “Sự Việt hóa theo lối dịch sao phỏng đã dẫn

đến một tình hình là trong ngôn ngữ thơ của Nguyễn Trãi cũng như văn học thời bấy giờ có sự song song tồn tại hàng loạt cặp tương ứng từ gốc Hán và thuần Việt” [20, 22] Tác giả gọi đó là “các lớp từ đối lập nhau trong cách sử dụng” và chỉ ra sự khác nhau trong việc dùng từ: “Trong sự đối lập này, các

từ ngữ Hán-Việt mang nhiều tính chất ước lệ, tượng trưng” [20, 22].

- Bài viết “Địa vị của Nguyễn Trãi trong quá trình phát triển của lịch

sử văn học” (Nguyễn Văn Hoàn, Tạp chí văn họcsố 4/1980) nêu ý kiến so

sánh nội dung văn chính luận với thơ Nôm Nguyễn Trãi: “Nếu như Quân

trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo đề cập đến những việc quân quốc trọng

sự thì Quốc âm thi tập có điều kiện bộc lộ con người riêng tư Nguyễn Trãi,

Trang 8

tâm tư và cuộc sống ẩn dật, thanh đạm của Nguyễn Trãi nơi thôn cùng, xóm vắng” [24, 22].

- Trong bài viết “Cống hiến của Nguyễn Trãi đối với Tiếng Việt” (Hoàng Tuệ, in trong “Kỉ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi”, NXBKhoa học xã

hội, 1982), một nhận định của tác giả Hoàng Tuệ, theo chúng tôi, rất đáng giá khi cung cấp những chỉ dẫn quý báu về những biểu hiện của hiện tượng song

ngữ ở cấp độ nhỏ hơn – sự vận dụng chất liệu Hán trong ngôn ngữ Quốc âm

thi tập: “Chất liệu Hán nói đây bao gồm cả phần nội dung mà được biểu hiện bằng hình thức Việt Nói cách khác, đó là cách dịch, cách mô phỏng nội dung trong tiếng Hán bằng hình thức từ vựng và ngữ pháp của tiếng Việt” [80,

168] Đó chính là biểu hiện của sự giao thoa ngôn ngữ văn học mà có thể nói Nguyễn Trãi là người đi tiên phong

-Cuốn “NguyễnTrãi về tác gia và tác phẩm (Nguyễn Hữu Sơn tuyển

chọn và giới thiệu, NXB Giáo dục, 1999) là sự tổng hợp nhiều bài nghiên cứu của nhiều tác giả về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Trãi, cũng là một tài liệu chúng tôi không thể bỏ qua

-Tác giả bài viết “Một vài nhận xét bước đầu về ngôn ngữ trong thơ

Nguyễn Trãi” (Nguyễn Tài Cẩn, Vũ Đức Nghiệu, in trong “Một số chứng tích

về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003) đưa

ra quan điểm: “Hình như thơ Nôm Nguyễn Trãi được sáng tác vào những

hoàn cảnh có phần khác với thơ chữ Hán: “vịnh vật”, “bảo kính cảnh giới”, thì là Nôm, đi theo vua, đi ra ngoại quốc thì làm chữ Hán” “Đằng sau sự phân chia địa hạt sáng tác là cả một sự phân chia chức năng cho hai ngôn ngữ: sáng tác về những đề tài trang trọng, nghiêm chỉnh thì dùng chữ Hán, làm thơ để chơi, để mua vui thì làm Nôm” [7, 196].

-Trong luận án Tiến sĩ của Lê Văn Toan “Chữ Hán trong Ức Trai thi

tập của Nguyễn Trãi” (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004), tác giả đã chứng

Trang 9

minh sự Việt hóa về mặt từ ngữ, ngữ pháp, ngữ nghĩa của Nguyễn Trãi trong

Ức Trai thi tập Đó là điều đáng lưu ý với người viết khi thực hiện đề tài.

- Quan tâm đến ảnh hưởng của chữ Hán trong Quốc âm thi tập, tác giả Đặng Lâm Tú trong bài viết “Nghệ thuật sử dụng từ Hán Việt trong Quốc âm

thi tập của Nguyễn Trãi” (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 4/2007) đã khái

quát ba trường hợp Nguyễn Trãi sử dụng từ Hán Việt trong tập thơ này: khi muốn thi vị hóa thiên nhiên; khi thể hiện những khái niệm, phạm trù Nho giáo; khi thể hiện con người khí phách Hiệu quả của việc sử dụng từ Hán

Việt, theo tác giả, là đã “tạo cho câu thơ, bài thơ tính trang nhã, lung linh sắc

màu, thể hiện rõ vẻ đẹp của văn chương bác học” và tạo “tính cổ kính, im lìm, tĩnh tại”[77, 47].

2.4 Hướng nghiên cứu các tác giả sáng tác bằng song ngữ

Trong văn học trung đại Việt Nam, ngoài Nguyễn Trãi có không ít tác giả sáng tác bằng cả hai loại ngôn ngữ Hán và Nôm như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến Do điều kiện thời gian hạn hẹp, người viết mới chỉ tìm hiểu và chú ý đến một số công trình nghiên cứu sau:

-Từ ngữ Việt và từ ngữ Hán Việt trong ngôn ngữ Truyện Kiều” (Nguyễn

Thúy Hồng, Luận án Phó tiến sĩ Ngữ văn, ĐHSPHN, 1995) Trong luận án

chúng tôi chú ý đến chương IV về “Vai trò của hai thành phần từ ngữ Việt và

Hán Việt trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều”.

-Bài viết “Nghệ thuật thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm” in trong

“Văn học cổ cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa và các mã nghệ thuật”

(Nguyễn Huệ Chi, NXB Giáo dục, 2013)

-Trong luận án Tiến sĩ “Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến” (Biện

Văn Điền, ĐHSPHN, 2001), người viết quan tâm đến những nghiên cứu về mối quan hệ ảnh hưởng hai chiều Hán – Việt, Việt – Hán trong vận dụng và sáng tạo ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến

Trang 10

Như vậy qua khảo sát có thể thấy hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại đã được quan tâm, đề cập đến nhưng chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu Đối với tác gia Nguyễn Trãi, các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu riêng lẻ từng thành phần sáng tác, hoặc so sánh những phương diện lẻ tẻ mà chưa đi sâu vào tổng thể để thấy sự những đặc trưng của từng thành phần hay sự ảnh hưởng qua lại giữa tiếng Hán và tiếng Việt trong tác phẩm Điều đó càng thôi thúc người viết tìm tòi để lấp phần nào chỗ trống trong việc nghiên cứu một tác gia lớn của văn học dân tộc.

3 Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1Mục đích nghiên cứu

Với đề tài “Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi”, luận

văn sẽ bước đầu cung cấp kiến thức lí luận về hiện tượng song ngữ trong văn học, cơ sở của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam Những biểu hiện của hiện tượng song ngữ về mặt nội dung và nghệ thuật trong sáng tác Nguyễn Trãi sẽ giúp ta hiểu hơn về sự nghiệp của một tác gia lớn của dân tộc, phần nào giúp ích cho việc giảng dạy trong nhà trường

3.2Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu mà người viết lựa chọn là cuốn Nguyễn Trãi

toàn tập của Viện sử học, NXB Khoa học xã hội, 1976.

Ngoài ra luận văn còn tham khảo văn bản sáng tác của Nguyễn Trãi

trong Nguyễn Trãi toàn tập tân biên (3 tập), NXB Văn học và Trung tâm

nghiên cứu quốc học, (1999-2000)

3.3Phạm vi nghiên cứu

Những phạm vi nghiên cứu chủ yếu của luận văn:

- Cơ sở lịch sử - xã hội, tư tưởng - văn hóa, thẩm mĩ của hiện tượng song ngữ

- Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại

- Hiện tượng song ngữ trong sáng tác của Nguyễn Trãi

Trang 11

4.Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu:

4.1 Phương pháp lịch sử

Hiện tượng song ngữ trong văn học là một hiện tượng lịch sử - xã hội

Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là nguyên nhân lịch sử: sự

đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc, quy luật tất yếu của “nền văn học” trẻ chịu ảnh hưởng từ nền “văn học già”, nhu cầu văn hóa và xây dựng

bộ máy nhà nước phong kiến Phương pháp lịch sử được sử dụng để phân tích các yếu tố lịch sử và sự ảnh hưởng của nó đến việc hình thành hiện tượng song ngữ trong văn họctheo thời gian lịch sử

4.2 Phương pháp liên ngành

Khi nhắc đến “song ngữ”, người ta thường nghĩ ngay đến một hiện

tượng xã hội học, ngôn ngữ học “Song ngữ” trong văn học có mối quan hệ

mật thiết với song ngữ xã hội, và trong các sáng tác văn học song ngữ cũng thể hiện rõ các yếu tố ngôn ngữ học về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng Cần có sự hiểu biết về song ngữ xã hội, ngôn ngữ học nếu muốn hiểu sâu hơn về song ngữ trong văn học

4.3 Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp không thể thiếu khi thực hiện đề tài Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại là việc sử dụng hai ngôn ngữ Hán và Việt trong sáng tác Bằng phương pháp so sánh, chúng tôi có thể thấy những đặc điểm riêng biệt của từng thành phần văn học Hán và Nôm, trên cơ sở đó tìm ra những sự ảnh hưởng, giao thoa hai ngôn ngữ trong sáng tác của Nguyễn Trãi

4.4 Thi pháp học

Hiện tượng song ngữ trong văn học biểu hiện ở rất nhiều phương diện Mức độ đậm nhạt của song ngữ cũng biểu hiện khác nhau ở từng thể loại (chẳng hạn văn chính luận sẽ ít chịu ảnh hưởng từ ngôn ngữ Việt hơn thơ

Trang 12

Đường luật) Dựa vào thi pháp học để thấy được đặc điểm riêng của từng thể loại là một việc làm cần thiết khi nghiên cứu về song ngữ trong văn học.

5.Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba

chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về hiện tượng song ngữ

Chương 2: Hiện tượng song ngữ trong sáng tác của Nguyễn Trãi nhìn

từ phương diện nội dung

Chương 3: Hiện tượng song ngữ trong sáng tác của Nguyễn Trãi nhìn

từ phương diện nghệ thuật

6.Đóng góp của luận văn

- Khái quát những vấn đề cơ bản của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam

- Nghiên cứu hiện tượng song ngữ từ trường hợp Nguyễn Trãi

- Vận dụng kết quả nghiên cứu vào việc dạy - học các tác giả sáng tác bằng song ngữ

Trang 13

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆN TƯỢNGSONG NGỮ

1. Hiện tượng song ngữ từ lí luận

1.1 Giới thuyết khái niệm

1.1.1 Khái niệm song ngữ

Song ngữ là hiện tượng xã hội kháphổ biến Khái niệm này được đề cập đến trong khá nhiều tài liệu, chúng tôi chỉ xin đưa ra những cách định nghĩa của những tác giả tiêu biểu ở một số tài liệu thông dụng trong ngôn ngữ học

Tác giả Diệp Quang Ban định nghĩa về hiện tượng song ngữ như sau:

“Song ngữ (bilingualism):Trong xã hội học, hiện tượng sử dụng hai (hay hơn

hai) ngôn ngữ ở một cá nhân hay ở một cộng đồng ngôn ngữ, có khi cũng gọi

là đa ngữ (multilingualism)” [2, 437].

Theo Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng, song ngữ là “dùng

hai hay nhiều ngôn ngữ để biểu thị cùng một nội dung” [15,].

Tác giả Nguyễn Như Ý định nghĩa trong Đại từ điển Tiếng Việt về song ngữ là “(Hiện tượng, trạng thái) được sử dụng ngang nhau hai ngôn ngữ

trong giao tiếp” (Đại từ điển Tiếng Việt [86, 1451] Trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, cũng khái niệm này tác giả định nghĩa là: “Sự tinh thông hoàn hảo như nhau hai ngôn ngữ, sự nắm vững hai ngôn ngữ được sử dụng trong những điều kiện giao tiếp khác nhau, như ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ văn học” [85, 248] Tác giả cũng dẫn ra trong cuốn từ điển hai cách

định nghĩa khác Cách thứ nhất, theo Phan Ngọc, hiện tượng song ngữ có

được khi “một người mà tiếng mẹ đẻ là A, nhờ biết ít nhiều một ngôn ngữ B

nên có thể trao đổi với một tộc người khác chỉ nói ngôn ngữ B Nhờ biết được hai ngôn ngữ như vậy cho nên anh ta được gọi là một người song ngữ và sự

Trang 14

giao tiếp của anh ta là sự giao tiếp song ngữ” [85, 249] Cách thứ hai là của

tập thể các tác giả cuốn “Ngôn ngữ học: khuynh hướng, lĩnh vực, khái niệm”:

“Song ngữ (bilinguisme) là hiện tượng một người hay một nhóm người nắm

và sử dụng được hai hệ thống ngôn ngữ độc lập trong các mục đích giao tiếp nhất định” [85, 249].

Trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, song ngữ được định nghĩa là “hiện tượng sử dụng ngang nhau hai ngôn ngữ trong giao tiếp” [84, 848].

Tác giả Hoàng Quốc trong luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học của mình cho

rằng “Khái niệm song ngữ, theo cách hiểu chung nhất, đó là hiện tượng một

người có thể biết và sử dụng hai hoặc trên hai ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp” [52, 16].

Tác giả Hoàng Tuệ định nghĩa: “Song ngữ hoặc tiếp xúc ngôn ngữ, là

hiện tượng có hai hay nhiều hơn hai ngôn ngữ được sử dụng trong xã hội”

[82, 55]

Trên đây là những định nghĩa về hiện tượng song ngữ ở cấp độ khái quát nhất, hay còn gọi là hiện tượng song ngữ xã hội Nhưng hiện nay song ngữ không chỉ là một hiện tượng xã hội, mà còn là một hiện tượng tâm lí, bởi tâm lí có tác động đến sự hình thành hệ thống ngôn ngữ khác nhau ở mỗi cá nhân Trong lĩnh vực ngôn ngữ, hiện tượng này đã được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh như ngôn ngữ học lịch sử, xã hội – ngôn ngữ học, tâm lí ngôn ngữ học, thần kinh – ngôn ngữ học, sư phạm – ngôn ngữ học Song ngữ trong văn học là một bộ phận của xã hội – ngôn ngữ học – lĩnh vực nghiên cứu sự tác động của hiện tượng song ngữ đến văn hóa – xã hội và việc bảo tồn bản sắc dân tộc Việc cung cấp các định nghĩa ở cấp độ chung như trên sẽ mang đến cái nhìn rộng trước khi đi vào một khái niệm hẹp hơn Chúng tôi đang muốn

Trang 15

nói đến ở đây là khái niệm hiện tượng song ngữ trong văn học, cụ thể hơn nữa, trong văn học trung đại Việt Nam.

1.1.2 Hiện tượng song ngữ trong văn học

Trước hết phải khẳng định rằng, hiện tượng song ngữ tuy không còn xa

lạ với giới nghiên cứu văn học nhưng không có nhiều người đưa ra một định nghĩa cụ thể về khái niệm này Trong số ít ỏi đó, theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay có thể hiểu “hiện tượng song ngữ” ở hai nghĩa rộng và hẹp

Theo nghĩa rộng, “hiện tượng song ngữ” là hiện tượng trong một nền văn học tồn tại hai (hoặc nhiều) thành phần được viết bằng những văn tự khác nhau Có thể thấy cách định nghĩa này ở các tác giả Đinh Thị Khang và Trần

Nho Thìn Với cách hiểu rộng này, hiện tượng song ngữ là “việc văn học

trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm” [69, 121], “sự ra đời của thơ văn chữ Nôm bên cạnh thơ văn chữ Hán” [66, 15] Theo cách

định nghĩa này, các tác giả đã chú trọng vào văn tự - yếu tố quan trọng nhất tạo nên hiện tượng song ngữ văn học Tuy nhiên văn tự chỉ là một bộ phận của ngôn ngữ nên khi nghiên cứu chúng tôi đặt ra yêu cầu cần đi sâu hơn vào nội hàm khái niệm này

Theo nghĩa hẹp, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng tính chất song ngữ không chỉ thể hiện ở hai bộ phận văn học Hán và Nôm tách biệt mà còn

là “sự xâm nhập, pha trộn của văn Hán và Nôm” [56, 135] Nghĩa là, ngay cả

trong một tác phẩm cụ thể được viết bằng chữ Hán hoặc Nôm cũng đã tồn tại hiện tượng song ngữ

Tựu chung lại, chúng tôi cho rằng hiện tượng song ngữ trong văn học,

với đúng tính chất là sự tồn tại song hành của hai loại ngôn ngữ, được hiểu

là hiện tượng văn học sử dụng hai loại văn tự và có sự kết hợp các yếu tố thuộc về văn hóa, văn học, ngôn ngữ nảy sinh trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ giữa hai quốc gia Trong thời kì trung đại, sự tiếp xúc tiếng Hán và tiếng

Trang 16

Việt tạo nên hiện tượng song ngữ trong văn học với hai văn tự tương ứng là chữ Hán và chữ Nôm Chúng tôi không đồng nhất “song ngữ” và “đa ngữ” như một số cách hiểu ở trên, bởi dựa vào cách hiểu đó sẽ khó phân biệt “hiện tượng song ngữ” trong văn học trung đại với tiếng Hán, tiếng Việt và “hiện tượng đa ngữ” trong văn học hiện đại (nửa đầu thế kỉ XIX) với sự giao thoa của ba loại ngôn ngữ: tiếng Hán, tiếng Việt và tiếng Pháp.

1.1.3 Phân biệt song ngữ và song thể ngữ

Với ý kiến cho rằng sự tồn tại của Hán ngữ tại Việt Nam không phải là

hiện tượng “song ngữ đích thực” mà có thể gọi là “song thể ngữ” bởi “giới trí

thức phong kiến xưa kia nhìn chung chỉ đọc và viết bằng Hán ngữ” (chứ

không nghe, nói bằng Hán ngữ nên Hán ngữ không phải là khẩu ngữ ở Việt Nam) và “chỉ có tầng lớp trí thức mới có thể đọc và viết bằng Hán ngữ” [35,

9], chúng tôi thiết nghĩ cần có sự biện giải vấn đề này

Qua khảo sát của người viết, khái niệm “song thể ngữ” không được đề

cập đến trong các từ điển, ngay cả Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học

(Nguyễn Như Ý) Chúng tôi chỉ tìm thấy một định nghĩa về khái niệm này

trong cuốn “Ngôn ngữ học: khuynh hướng, lĩnh vực, khái niệm” Theo đó,

“Song thể ngữ (diglossie) là hiện tượng một thành viên hay nhóm người vốn

thuộc một tập thể ngôn ngữ nào đó lại có thể trở thành thành viên của một tập thể ngôn ngữ khác vì có năng lực sử dụng đồng thời những hình thức tồn tại khác nhau của một ngôn ngữ, kể cả trong tiếng mẹ đẻ lẫn trong ngôn ngữ thứ hai” [81, 281] “Hình thức tồn tại” của ngôn ngữ trong định nghĩa này là

ngôn ngữ văn học, phương ngữ, khẩu ngữ, tiếng lóng nghề nghiệp, Như vậy điều kiện để một người có thể được gọi là “song thể ngữ” là anh ta không chỉ biết ngôn ngữ thứ hai qua sách vở mà phải có sự am hiểu các hình thức tồn tại khác của ngôn ngữ đó, kể cả các hình thức chỉ có được khi anh ta thực sự sống trong môi trường bản địa của ngôn ngữ đó (phương ngữ, khẩu ngữ, tiếng

Trang 17

lóng nghề nghiệp, ) Vì vậy mà người đó có thể trở thành thành viên của tập thể ngôn ngữ thứ hai Nói như vậy, những tác giả văn học trung đại không thể

coi là “song thể ngữ” bởi hai lí do Thứ nhất, họ không có ý định trở thành một thành viên của tập thể sử dụng tiếng Hán (Trung Quốc), và thứ hai, đa số

các tác gia trung đại chỉ học tập văn tự và ngôn ngữ văn học Trung Hoa chứ không học cả phương ngữ, tiếng lóng, Có thể nói, “song thể ngữ” là hiện tượng chỉ có thể hiểu theo nghĩa rộng là trong giao tiếp xã hội chứ khó có thể dùng trong văn học

Mặt khác, cũng các tác giả trên đã định nghĩa: “Song ngữ (bilinguisme)

là hiện tượng một người hay một nhóm người nắm và sử dụng được hai hệ thống ngôn ngữ độc lập trong các mục đích giao tiếp nhất định” [81, 282]

Định nghĩa cho thấy để tạo nên “song ngữ”, không bắt buộc cả một xã hội

phải nắm và sử dụng hai hệ thống ngôn ngữ mà chỉ cần “một người hay một

nhóm người” Như vậy, việc chỉ có giới trí thức phong kiến mới có thể đọc,

viết tiếng Hán không ảnh hưởng đến việc gọi tên “hiện tượng song ngữ” trong văn học trung đại Bên cạnh đó, nếu đã giới hạn hiện tượng song ngữ trong văn học (chứ không phải trong giao tiếp xã hội) thì có lẽ không cần thiết phải đặt ra điều kiện tiếng Hán phải là khẩu ngữ ở Việt Nam

1.2 Cơ sở lịch sử - xã hội, văn hoá của hiện tượng song ngữ

Hiện tượng song ngữ chỉ hình thành khi có sự tồn tại của hai ngôn ngữ trong đời sống xã hội và đời sống văn học, vì vậy có thể nói rằng sự xuất hiện của ngôn ngữ thứ hai bên cạnh ngôn ngữ bản địa là yếu tố tiên quyết của hiện tượng này Nếu không có ngôn ngữ thứ hai, không thể có song ngữ Đặc biệt thời trung đại nước ta không có văn tự riêng, phải dựa vào chữ Hán để kiến tạo văn tự Nôm ghi âm tiếng Việt nên sự xuất hiện của tiếng Hán càng có vai trò quan trọng

Trang 18

Lịch sử Việt Nam là lịch sử chiến đấu chống giặc ngoại xâm Các cuộc

chiến tranh và sự phụ thuộc về chính trị là một trong những nguyên nhân đưa

ngôn ngữ thứ hai vào nước ta Tiếng Hán vào Việt Nam theo bước chân quân

xâm lược ngay từ trước thời kì Bắc thuộc “Quá trình tiếp xúc với nền văn

hóa Hán đã khởi đầu rất sớm từ thời kì Âu Lạc Lịch sử nước nhà đã ghi lại chiến công của nhân dân Âu Lạc đập tan cuộc xâm lược quy mô lớn của nhà Tần (221 TCN) và cuộc xâm lược của Triệu Đà tiếp ngay sau đó” [3, 5] Sau

đó, suốt một nghìn năm nước ta chịu sự đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Quốc, từ nhà Hán năm 111 TCN, nhà Ngô, nhà Lương và cho đến đầu thế kỉ X, khi Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ và năm 938 Ngô Quyền đánh tan quan Nam Hán, chính thức kết thúc giai đoạn đô hộ của phong kiến phương Bắc Trong thời gian đó, phong kiến phương Bắc chủ trương đồng hóa dân tộc Việt bằng cách bắt dân ta học tiếng Hán, luật lệ, phong tục Hán, thậm chí đưa người Hán sang sinh sống cùng dân ta để truyền bá văn hóa Hán Nhân dân ta luôn kiên quyết chống lại sự đồng hóa của Bắc quốc bằng việc giữ gìn tiếng nói và phong tục của tổ tiên và đã làm thất bại âm mưu thâm độc đó, nhưng nền văn hóa Hán nói chung, nền ngôn ngữ văn tự Hán nói riêng đã có một ảnh hưởng nhất định đến đời sống ở Giao Châu Ngay cả khi đã giành được độc lập, trong sáu thế kỉ thịnh đạt của nhà nước Đại Việt (X-XV), quân ta đã hai lần phá Tống, ba lần bình Nguyên Mông, rồi chiến thắng 29 vạn quân Thanh vào cuối thế kỉ XVIII Không thể nói thời kì này tiếng Hán không có ảnh hưởng đến đời sống dân tộc, đặc biệt trong hai mươi năm đầu thế kỉ XV khi nhà Minh đô hộ nước ta

Nhu cầu về văn hóa là nguyên nhân thúc đẩy sự xâm nhập mạnh mẽ

của văn hóa Hán vào Việt Nam Nhưng có thể nói rằng người Việt từ xa xưa

đã ý thức rất rõ ranh giới giữa tiếp thu văn hóa Hán và âm mưu đồng hóa của người Hán Không phải ngẫu nhiên mà tiếng Hán Việt không xuất hiện trong

Trang 19

suốt nghìn năm Bắc thuộc mà lại hình thành ở thời kì tự chủ và được củng cố

ở thời kì độc lập Đó cũng là lí do tại sao người Việt vay mượn văn hóa Trung Quốc chủ yếu không phải ở thời kì Bắc thuộc mà ở thời kì độc lập, tự chủ Bởi lúc này sự vay mượn ngôn ngữ không còn chịu sự ràng buộc về chính trị Bên cạnh đó, giai cấp thống trị chủ trương xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền không thể không tiếp thu Nho giáo, mà muốn học theo Nho giáo không còn con đường nào khác là phải thông qua ngôn ngữ Hán Chỉ có điều, khác

với giai đoạn trước, lúc này chúng ta chủ động vay mượn văn hóa, và “khi

ngôn ngữ chuyển từ chỗ là công cụ sinh hoạt sang công cụ điều hành chính trị, tổ chức xã hội, củng cố chính quyền, lúc đó hiện tượng song ngữ có chiều hướng thu hẹp về chiều rộng nhưng đi hẳn vào chiều sâu” [48, 29] Phải

chăng hệ quả của chiều hướng “đi hẳn vào chiều sâu” đó chính là sự ra đời của chữ Nôm?

Sự ra đời của chữ Nôm đã chính thức xóa bỏ sự độc quyền của chữ

Hán, tạo nên hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam, tuy rằng phải mất một thời gian khá lâu kể từ khi ra đời, chữ Nôm mới thực hiện được

sứ mệnh này Có nhiều giả thuyết về thời điểm ra đời của chữ Nôm Theo một

số nhà nghiên cứu, chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp (thế kỉ II) Sĩ Vương thấy hạn chế của chữ Hán là không phải bao giờ cũng dịch được chữ Hán sang tiếng ta và ngược lại nên đã dũng chữ Hán để phiên âm tiếng Việt Nhiều người

lại căn cứ vào hai chữ “Bố Cái” trong danh hiệu “Bố Cái đại vương” mà nhân

dân dùng để suy tôn Phùng Hưng vào cuối thế kỉ VIII để xác định thời điểm xuất hiện chữ Nôm Tuy nhiên các giả thuyết ấy đều được viết trong tài liệu đời sau nên e rằng còn nhiều tồn nghi Chúng tôi cho rằng dù giả thuyết trên đúng thì có thể coi đó là một sự chuẩn bị về mặt tư tưởng, sự manh nha chứ chưa thể coi là thời điểm xuất hiện một hệ thống chữ Nôm khá hoàn chỉnh bởi điều đó chỉ có thể thực hiện khi đất nước ta đã hoàn toàn tự chủ, không còn phụ thuộc vào

Trang 20

phương Bắc Sự tự chủ về chủ quyền dân tộc mới kéo theo sự tự chủ về văn tự

Do đó chúng tôi cho rằng thời điểm chữ Nôm ra đời và phát triển thành hệ thống phải đến cuối thế kỉ XI Theo nhiều tài liệu, những chữ Nôm đầu tiên xuất hiện trên chuông chùa Vân Bản – Đồ Sơn có niên đại năm 1076, mà thời điểm có văn học Nôm được cho rằng phải đến cuối thế kỉ XIII với tác giả cụ thể là Hàn

Thuyên “Hàn Thuyên là người đầu tiên làm thơ tiếng Việt theo luật Đường”

[13, 51] Như vậy, nếu không tính giai đoạn chuẩn bị để có những chữ Nôm đầu tiên vào năm 1076, phải mất khoảng hai thế kỉ, chữ Nôm mới chính thức được

sử dụng để sáng tác thơ văn

Yếu tố địa lí cũng là một trong những nguyên nhân của hiện tượng song

ngữ Sự gần nhau về vị trí địa lí dễ dẫn đến sự tiếp xúc và giao thoa ngôn ngữ giữa các dân tộc trong một quốc gia hay giữa các quốc gia láng giềng Yếu tố này có ảnh hưởng đến song ngữ xã hội, đặc biệt là ở những vùng biên giới, còn tác động đến ngôn ngữ văn học yếu hơn các nguyên nhân trên nên luận văn chỉ dừng lại ở việc nêu lên mà không tường giải

Trang 21

điển Nho giáo nên tầng lớp trí thức phong kiến đã chịu ảnh hưởng lớn quan niệm về chính trị, đạo đức, thẩm mĩ và cả thi pháp văn học Trung Hoa Văn học chữ Hán nói chung có một số đặc điểm như sau.

Một hệ thống thể loại rộng và phong phú Có hai lí do dẫn đến điều

này Thứ nhất, chữ Hán là chữ viết chính thức của triều đình phong kiến, được

sử dụng trong mọi lĩnh vực, từ ghi chép, soạn thảo giấy tờ, thư tịch đến sáng

tác văn học Thứ hai, do quan niệm văn sử triết bất phân thời trung đại mà tất

cả các văn bản chức năng hành chính như chiếu biếu, hịch, cáo, tấu, , chức năng lễ nghi, tôn giáo hay sử kí, triết học, địa lí đều thuộc văn học

Xuất phát từ quan niệm “văn dĩ tải đạo”, văn học chữ Hán có chức

năng giáo huấn Người xưa dùng văn học như một công cụ để truyền bá tư

tưởng đạo đức, răn dạy, giáo hóa Cũng chính vì vậy văn học hướng đến những vấn đề chung, có tính chất lớn lao của dân tộc mà xem nhẹ bản ngã cá nhân Nếu thể hiện tình cảm cá nhân, thì dòng riêng đó phải nằm trong mạch nguồn chung của thời đại Dễ thấy các nhà thơ say sưa ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, bộc bạch khát vọng lưu danh với đời, tư tưởng trung quân ái quốc, mà mấy ai để lòng vương vấn tình riêng hay thương xót một mảnh đời đau khổ như các nhà thơ giai đoạn sau

Tiếp thu nền văn học từ chương Trung Hoa cổ, văn học chữ Hán có

tính chất bác học cao quý và tính quy phạm chặt chẽ Quan niệm thời hoàng

kim thuộc về quá khứ, cái đẹp thuộc về khuôn mẫu của tiền nhân, các nhà văn trung đại học theo lối viết sùng cổ, tôn sùng những quy ước điển phạm có tính khuôn mẫu Từ đề tài, thi liệu, thể loại, hay lối “tầm chương trích cú” cũng là

sự kế thừa từ cổ nhân Cổ nhân coi cái đẹp là cái cao cả, tao nhã chứ không phải cái bình dị, dân dã Văn chương luôn hướng đến cái đẹp của thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người, nhưng không phải cái

gì thuộc thiên nhiên cũng là đẹp Cái đẹp cao quý chỉ có ở phong, hoa, tuyết,

Trang 22

nguyệt, sơn thủy hữu tình Những bè rau muống, luống mồng tơi, bèo, cỏ, những con ốc, quả mít vào thơ chính là sự phá cách trong quan niệm cái đẹp của Nguyễn Trãi hay Hồ Xuân Hương.

1.4 Đôi nét về văn học chữ Nôm

Chữ Nôm ra đời như một điều tất yếu và có ý nghĩa lớn trong quá trình

phát triển quốc gia Đại Việt độc lập “Sự xuất hiện của văn tự không chỉ là

một cái mốc ghi nhận một bước phát triển mới trên con đường tiến lên của văn minh mà lại còn là một cái mốc có thể ghi nhận cả sự trưởng thành của ý thức quốc gia, của tinh thần tự cường dân tộc” [5, 18] Bên cạnh đó, mặc dù

chữ Hán đã có lịch sử hàng nghìn năm (chữ Hán được sáng tạo vào đời Thương, khoảng năm 1500 TCN), đã đạt đến độ chuẩn mực, song nhu cầu về một thứ chữ viết ghi âm tiếng mẹ đẻ, ghi được tên núi, tên sông, tên làng tên xóm hay những sản vật riêng biệt của quê hương là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người Chữ Nôm đã khắc phục được hạn chế của chữ Hán khi vào Việt Nam, đó là không ghi lại được tất cả các âm tiết độc đáo của vùng đất phương

Nam Chính bởi được viết bằng văn tự dân tộc nên văn học chữ Nôm có tính

giản dị, đời thường như chính tâm hồn mộc mạc, chân chất của người dân đất

Việt Văn học quan tâm trực tiếp đến đời sống cá nhân của con người nên không phải nói quá khi cho rằng văn học chữ Nôm phát triển song hành cùng

sự phát triển ý thức cá nhân của con người trung đại Khi văn học chữ Nôm đạt đến đỉnh cao cũng là lúc ý thức cá nhân được giải phóng khỏi sự kiềm tỏa của những hàng rào quan niệm phong kiến kiên cố để vươn đến chủ nghĩa nhân đạo Văn học phản ánh tâm tư, khát vọng của cá nhân, dám lên tiếng bảo

vệ quyền cá nhân và lên án gay gắt sự suy thoái của chế độ phong kiến, đó là nền văn học tiến bộ, vì con người Về đề tài, thi liệu, văn học chữ Nôm một mặt vẫn bị ảnh hưởng từ văn học chữ Hán, nhưng mặt khác đã có những sáng

Trang 23

tạo mới Đề tài được mở rộng khi đề cập đến cả những cây, con, sản vật thuần

túy “hương đồng gió nội”, không được liệt vào hàng cao quý theo quan niệm

của tiền nhân Thể loại của văn học chữ Nôm bao gồm cả thể loại ngoại nhập

(thơ Đường luật, phú, văn tế, ) lẫn những thể loại nội sinh (lục bát, song thất lục bát, hát nói, ngâm khúc, truyện thơ, ) Nếu như văn học chữ Hán ưa trích dẫn điển tích, điển cố, những ý thơ hay của thơ ca kinh điển thì văn học chữ

Nôm lại tiếp thu vốn thi liệu từ văn học dân gian.

Đặc biệt, do không được nhà nước phong kiến thừa nhận là chữ viết chính thống nên chữ Nômhầu nhưkhông được sử dụng trong các thể hành chính, chính luận mà chỉ được một bộ phận trí thức dùng để sáng tác văn học nghệ thuật Chỉ đến thời Quang Trung chữ Nôm mới được đề cao và được dùng trong các thể loại mang tính chính trị, được viết về những nội dung lớn lao, truyền bá tư tưởng của tầng lớp trên trong xã hội Tuy nhiên, văn học chữ

Nôm rất phong phú về chức năng Ngoài những chức năng tiếp thu từ văn học

chữ Hán như chức năng giáo dục, chức năng biểu hiện (ngâm vịnh, tỏ lòng), văn học chữ Nôm còn có chức năng giải trí, trào phúng Điều này đã lấp đầy những khoảng trống khiếm khuyết mà văn học chữ Hán tạo ra

1.5 Mối quan hệ giữa văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm

Hai thành phần của dòng văn học viết tuy có sự khác nhau về một số phương diện đối tượng phản ánh hay phương thức nghệ thuật nhưng không nên coi trọng thành phần này mà xem nhẹ thành phần kia bởi chúng có mối quan hệ tương hỗ làm nên diện mạo đa dạng nhưng thống nhất của một thời kì văn học kéo dài cả chục thế kỉ Sự phát triển song hành của hai thành phần văn học vừa cho thấy gương mặt chung khi tiếp nhận văn hóa ngoại lai vừa làm nên bản sắc riêng của văn học Việt Nam Đó cũng là quy luật kế thừa tinh

Trang 24

hoa văn hóa nhân loại nhưng không làm tiêu biến những giá trị riêng của dân tộc là hòa nhập nhưng không hòa tan.

Nếu văn học chữ Hán nhiều hơn văn học chữ Nôm về số lượng thì văn học chữ Nôm lại đóng góp nhiều tác phẩm xuất sắc hơn, thậm chí được đánh giá là kiệt tác của mọi thời đại Thành phần nào cũng đạt được những thành tựu có giá trị riêng nhưng nhìn chung đều nằm trong mạch nguồn là phản ánh truyền thống yêu nước của dân tộc Tinh thần yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền văn học, từ những truyền thuyết, những khan sử thi được kể truyền miệng cho đến những trường ca của thời hiện đại Yêu nước không chỉ được bộc lộ trực tiếp khi có ngoại xâm (thể hiện rõ hơn ở văn học chữ Hán) mà còn thể hiện ở sự trân trọng bản sắc riêng của dân tộc, gìn giữ tiếng nói, và cả những suy nghĩ, tâm lí của con người thời quá khứ (thể hiện ở văn học chữ Nôm) Đọc ca dao, tục ngữ, ta thêm yêu tiếng Việt, yêu sự mộc mạc chân thành của người Việt Nam, đó chẳng phải tình là yêu nước xuất phát từ tình yêu với những điều bình dị, thân thuộc hay sao?

Mặt khác, cùng phát sinh, phát triển trong xã hội phong kiến nên hai thành phần văn học dù ít dù nhiều cũng đều chịu ảnh hưởng từ ý thức hệ của

chế độ đó Hệ quả là “giữa hai bộ phận của dòng văn học viết đã có sự thống

nhất trên những yếu tố căn bản về thế giới quan, về quan niệm thẩm mĩ, quan niệm về phương pháp sáng tác, cấu trúc thi pháp và cả thể loại văn học”

[58, 15] Đối với các tác giả sáng tác song ngữ nói riêng, hai thành phần văn học cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện đầy đủ, hoàn chỉnh tư tưởng thẩm mĩ của tác giả

Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm có sự gắn bó mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau Văn học chữ Hán có sự ảnh hưởng và chi phối văn học chữ Nôm ở nhiều phương diện nhưng văn học chữ Nôm cũng có sự tác động trở

Trang 25

lại, cho dù không thực sự mạnh mẽ Chúng có quan hệ tương hỗ không thể tách rời Nếu coi văn học trung đại là một cây đại thụ thì hai thành phần là hai cành đâm về hai hướng, tỏa ra nhiều nhánh nhỏ nhưng cuối cùng đều tụ lại để làm nên bóng mát của một thời kì văn học viết.

2.Đến thực tiễn

2.1 Hiện tượng song ngữ trong văn học các nước “đồng văn”

Trong quá trình phát triển văn minh nhân loại, dễ nhận thấy có hiện tượng dùng chung văn tự giữa các nước trong cùng khu vực Văn tự đó là thành tựu của một nước, nhưng trong quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa, các nước lân cận bắt buộc phải vượt qua rào cản về ngôn ngữ Vì vậy họ mượn văn tự của nước có nền văn minh lâu đời để làm văn tự chính thức trong các hoạt động chính trị, xã hội Đó là hiện tượng các nước khu vực Tây Âu dùng chung tiếng Latinh, các nước khu vực Trung Á, Tiểu Á, Bắc Phi với tiếng Ả Rập, hay khu vực Đông Á (các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam) dùng chung văn tự Hán Việc vay mượn văn tự tất yếu dẫn đến hiện tượng song ngữ trong đời sống và trong văn học các nước lệ thuộc Để hiểu hơn về hiện tượng song ngữ thời trung đại ở Việt Nam, cần phải biết đến sự vận dụng và sáng tạo chữ Hán ở hai nước đồng văn với Việt Nam là Triều Tiên và Nhật Bản

2.2.1 Triều Tiên

Giống như ở Việt Nam, chữ Hán được du nhập vào Triều Tiên từ rất sớm, khoảng thế kỉ I TCN Hoàn cảnh lịch sử của việc du nhập và thái độ ứng xử đối với chữ Hán ở hai nước cũng giống nhau bởi đều là hệ quả của các cuộc chiến tranh xâm lược nhưng sau đó được tiếp nhận làm văn tự chính thức

“Vào giữa thế kỉ VIII dưới triều Shila, người Hàn mà đầu tiên là

Solchong đã sáng tạo ra một loại chữ viết cho tiếng Hàn gọi là Idu, tương tự

Trang 26

như chữ Nôm ở ta Chữ Idu được cấu tạo theo phương thức tượng hình như chữ Hán và được đánh giá là “tầm thường, quê mùa” [65, 25] Vị trí của chữ

Idu trong xã hội Triều Tiên cũng giống chữ Nôm ở Việt Nam, bị coi là “nôm

na mách qué”, chính vì vậy mà chữ Hán vẫn giữ địa vị độc tôn, được dùng làm ngôn ngữ viết chung của mọi tầng lớp có học trong xã hội Trường học, thi cử tổ chức theo Nho giáo Cho đến khi chữ Hangul ra đời, địa vị ấy mới dần trở nên nhạt nhòa Chữ Hangul được hoàng đế Sejong và các học giả sáng tạo vào năm 1446, là một hệ thống kí hiệu bằng chữ cái âm vị gồm 11 kí

tự nguyên âm và 17 kí tự phụ âm Hình dạng chữ viết khối vuông của chữ Hangul là ảnh hưởng của chữ Hán nhưng nguyên tắc ghi âm được kế thừa từ những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại Ban đầu, khi chữ Hangul mới ra đời, nó tồn tại song song với văn học chữ Hán và văn chương truyền khẩu trong văn học Triều Tiên Giai đoạn sau (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX), xã hội quý tộc, quan liêu cổ truyền sụp đổ, văn chương chữ Hán mất đi tính chính thống, văn chương truyền khẩu bị suy yếu bởi sự lan truyền của chữ in, vì vậy mà văn học chữ Hangul chiếm ưu thế gần như toàn diện Trải qua nhiều thế kỷ phát triển thăng trầm, cuối cùng chữ Hangul chính thức được dùng thay thế cho chữ Hán cho tới ngày nay

2.2.2 Nhật Bản

Khác Việt Nam và Triều Tiên, Nhật Bản tiếp thu văn hóa ngoại lai không phải theo con đường xâm lược Người Nhật biết đến tiếng Hán thông qua người Triều Tiên

Trước khi sáng tạo ra chữ viết của riêng mình, văn học Nhật đã đạt những thành tựu rực rỡ với văn tự vay mượn Tác phẩm đầu tiên của văn học Nhật Bản có nhan đề Kojiki (Cổ sự kí) Đây là tập hợp các truyền thuyết dân gian được bắt đầu biên soạn từ thế kỉ VII nhưng đến năm 712 mới hoàn thành Lúc này, người Nhật chưa sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng nên viết hoàn

Trang 27

toàn bằng chữ Hán, nhưng có điều đặc biệt trong việc sử dụng chữ Hán ở tác phẩm này đó là sự pha trộn khi thì chữ Hán thuần túy, khi thì mượn chữ Hán như ngữ âm, khi thì mượn chữ Hán như ngữ nghĩa Sự độc quyền của chữ Hán trong văn học Nhật Bản kết thúc bằng tập thơ Manyoshu (Vạn diệp tập)

– đỉnh cao của thơ ca Nhật Bản, “xứng đáng được xếp vào những hợp tuyển

thơ ca vĩ đại của thế giới” [11, 22] Tập thơ gồm 4500 bài thơ được sáng tác

từ thế kỉ IV đến thế kỉ VIII, được biên soạn khoảng năm 771

Sau đó, ở thời Heian (794-1185), sáng tác văn học mượn tiếng Hán để phiên âm tiếng Nhật như ở Manyoshu được thay thế bằng văn tự Kana – một thứ chữ viết riêng của người Nhật, được sáng tạo vào thế kỉ IX Nếu như chữ Hangul của Triều Tiên ghi âm âm vị thì chữ Kana ghi âm tiết Việc sáng tạo chữ Kana dựa trên cách viết thảo của chữ Hán và việc phân tích tiếng Nhật thành 50 âm, được thể hiện bằng 50 kí hiệu có thể phiên âm và ghi lại mọi từ ngữ trong tiếng Nhật Chữ Kana ra đời đã góp phần đắc lực vào việc phát

triển văn học Nhật Bản Ngay từ cuối thế kỉ thứ 9, Truyện kể Taketori

monogatari (Trúc thủ vật ngữ) đã được viết bằng chữ Kana, mở đầu cho hàng

loạt tác phẩm thơ ca và văn xuôi khác Bên cạnh đó dòng văn học nữ lưu hết sức thịnh hành trong giới quý tộc thời kì Heianvà một trong những tác phẩm

nổi tiếng nhất của văn học Nhật cũng như của cả thế giới làTruyện kể

Genjicủa nữ văn sĩ Murasaki Shikibu sáng tác vào đầu XI cũng được viết

bằng hệ thống kí tự này Mặc dù là một sáng tạo của dân tộc, có thể ghi lại mọi từ ngữ trong tiếng Nhật nhưng người Nhật vẫn không từ bỏ hẳn chữ viết tượng hình của người Trung Quốc Văn tự Nhật kết hợp cả hai hệ thống chữ viết là chữ Hán và chữ Kana Điều đó cho thấy ảnh hưởng không nhỏ của chữ Hán ở xứ sở Phù Tang

Như vậy, trong sự so sánh với hai dân tộc cùng chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, có thể thấy sự tương đồng trong việc sử dụng văn tự Hán ở Việt

Trang 28

Nam và các nước này Ban đầu, chữ Hán giữ địa vị độc tôn, được coi là văn tự chính thức của quốc gia Trong sáng tác văn học, các tác phẩm được viết bằng chữ Hán cũng đạt những thành tựu rực rỡ Tuy nhiên, bởi tính phức tạp của loại chữ tượng hình này và bởi nhu cầu muốn lưu giữ tiếng nói dân tộc, cả ba quốc gia này đều sáng tạo được những chữ viết riêng, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Điểm khác về địa vị chữ Nôm so với chữ Hangul của Triều Tiên

và chữ Kana của Nhật Bản đó chính là hai thứ chữ của hai nước đồng văn ngay từ khi mới ra đời đã được đông đảo giới quý tộc đón nhận, ở vị trí ngang hàng với chữ Hán Dần dần, chữ viết dân tộc đã thay thế hẳn chữ viết vay mượn Chữ Nôm ở ta ban đầu bị xem thường, sau này mới được một số tác giả dùng để sáng tác và đạt được nhiều thành tựu có giá trị Nhưng ngay cả khi có những thành tựu rực rỡ ấy rồi, tâm lí trọng chữ chữ Hán vẫn tồn tại trong tâm lí người Việt Đến đầu thế kỉ XIX, Cao Bá Quát - bậc tài danh

ngang tàng dù có sáng tác thơ, phú, hát nói bằng chữ Nôm nhưng đọc Hoa

tiên vẫn phải thốt lên: “Than ôi, lấy Quốc ngữ (tức văn Nôm) mà làm văn chương thì ta chưa dám” [14, 23] Điều đó cho thấy quan niệm về mục đích

viết thơ văn Nôm của ông cũng chỉ để “mua vui”, không được coi là văn chương đích thực

2.3 Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam

2.3.1 Sự phát triển hai thành phần trong dòng văn học viết thời trung đại

Văn học trung đại Việt Nam ra đời là một mốc lịch sử có tính chất bước ngoặt, đánh dấu thời điểm văn học dân tộc chính thức gồm hai bộ phận văn học dân gian (truyền miệng) và văn học viết, tạo nên diện mạo hoàn chỉnh của một nền văn học Đây còn là thời kì có tính chất bản lề khi vừa gìn giữ những tinh hoa của văn học dân gian vừa là sự chuẩn bị để mở ra chân trời mới của văn học cận, hiện đại Trong tiến trình phát triển văn học trung đại, cùng sự thăng trầm

Trang 29

của lịch sử, hai bộ phận văn học chữ Hán và chữ Nôm cũng có bước phát triển từ thuở sơ khai chập chững đến khi đạt những thành tựu đỉnh cao.

Từ khi nhà nước phong kiến độc lập ra đời (thế kỉ X) đến khoảng cuối thế kỉ XIII, văn học viết trung đại có thể được coi là bộ phận văn học mà chữ Hán giữ vị trí độc quyền Các tác phẩm văn học chữ Hán tỏ ra cứng cáp ngay

từ đầu khi có sự thuận lợi là dùng văn tự đã được truyền bá vào nước ta cả nghìn năm trước Suốt hơn hai thế kỉ của thời Lý (1009-1225), toàn bộ sáng tác văn học được viết bằng chữ Hán Do lực lượng sáng tác bị bó hẹp nên đa

số sáng tác là các bài kệ của các tăng sĩ – những người uyên thâm Hán học và hay chữ nhất trong xã hội Đến thời Trần, vị trí độc quyền của văn học chữ Hán đã bị xỏa bỏ bởi sự ra đời của chữ Nôm, tuy rằng vị trí của chữ Nôm ban đầu rất nhạt nhòa Chữ Nôm được sáng tác vào thời điểm nào, chưa ai khẳng định được chắc chắn, nhưng việc sử dụng chữ Nôm, theo chính sử ghi lại, bắt đầu từ khi Nguyễn Thuyên theo lệnh vua Trần làm một bài văn đuổi cá sấu trên đoạn sông từ Nhĩ Hà lên Sông Lô Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật, khởi đầu cho việc sáng tác văn chương chữ Nôm ở nước ta Ngoài Nguyễn Thuyên, những tác giả đầu tiên của văn học chữ Nôm là Chu Văn An, Nguyễn Sĩ Cố, Trần Nhân Tông,

nhưng đáng tiếc số lượng giữ lại được chỉ còn mấy bài ca, phú như Cư trần

lạc đạo, Vịnh Hoa Yên tự, Đắc thú lâm tuyền thanh đạo Trong khi đó, văn

học chữ Hán đã thực sự thịnh đạt với một loạt các tác giả nổi tiếng như Đỗ Pháp Thuận, Mãn Giác thiền sư, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Phi Khanh, Trong một thời gian khá dài, văn học chữ Nôm vẫn chập chững những bước chậm chạp, là “văn học đàn em” bên cạnh “người

anh” chữ Hán Vị thế của văn học chữ Nôm chỉ thay đổi với sự ra đời Quốc

âm thi tập của Nguyễn Trãi vào đầu thế kỉ XV Dù không phải là tác phẩm

đầu tiên, nhưng sự thành công của tập thơ này đã khiến nó xứng đáng được

Trang 30

đặt vào vị trí khai sáng văn học thuần Việt Tiếp nối Quốc âm thi tập, sự ra đời Hồng Đức quốc âm thi tập vào cuối thế kỉ XV càng khẳng định chỗ đứng

ngày một vững chắc của văn học chữ Nôm

Giai đoạn từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học chữ Hán vẫn trên đà phát triển nhưng theo một hướng khác Những thành tựu chủ yếu

của thành phần văn học này thuộc về văn xuôi, mà tiêu biểu là Truyền kì mạn

lụccủa Nguyễn Dữ Trong khi đó, ngọn lửa văn học chữ Nôm được Nguyễn

Trãi và các tác giả hội Tao Đàn nhen nhóm như được thổi bùng lên với sự đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung Văn học chữ Nôm giai đoạn này chịu nhiều ảnh hưởng của văn học dân gian mặt thể loại và ngôn ngữ với nhiều thể loại sử dụng thể thơ lục bát, song thất lục bát như ca trù, vãn, vè, khúc ngâm, diễn ca lịch sử, truyện Nôm,

Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, dường như là

sự đáp ứng như cầu lịch sử của một thời kì bão táp, cả hai thành phần văn học đều phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy Nội dung chủ đạo của các sáng tác văn học là phản ánh hiện thực lịch sử, xã hội, nhưng riêng thành phần văn học chữ Nôm, có thể thấy cảm hứng nhân đạo thể hiện một bước phát triển mới góp phần đưa văn học trung đại lên đến đỉnh cao Từ các thể loại ngắn như thơ Nôm Đường luật đến các thể loại dài hơi như ngâm khúc, truyện thơ Nôm chúng ta đều tìm thấy các tác giả và tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học trung đại nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung như thơ Hồ Xuân Hương,

Truyện Kiều (Nguyễn Du),Nguyễn Gia Thiều(Cung oán ngâm khúc), Bà

Huyện Thanh Quan, Nguyễn Đình Chiểu (Truyện Lục Vân Tiên), Song song với đó, văn xuôi chữ Hán với các truyện văn xuôi tiêu biểu như Thượng kinh

kí sự, Vũ trung tùy bút,Hoàng Lê nhất thống chí, và thơ chữ Hán của

Nguyễn Du, Cao Bá Quát, cũng là những thành tựu đặc sắc thể hiện sự trưởng thành của văn học viết bằng chữ ngoại lai

Trang 31

Giai đoạn cuối cùng của văn học trung đại (nửa cuối thế kỉ XIX) vẫn tồn tại hai thành phần chữ Hán và chữ Nôm Có tác giả viết hoàn toàn bằng chữ Hán như Miên Thẩm, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Xuân Ôn,… Có tác giả xuất thân dòng dõi nhà Nho và theo cửa Khổng sân Trình nhưng lại sáng tác bằng chữ Nôm như Nguyễn Ðình Chiểu, Trần Tế Xương (hiện chưa chắc chắn hai tác giả này có thơ văn chữ Hán để lại),… Có tác giả thành công với những tác phẩm viết bằng cả hai thứ chữ viết như Nguyễn Khuyến Đáng chú ý là ở hai giai đoạn cuối đã xuất hiện văn học

chức năng viết bằng chữ Nôm như Hịch Tây Sơn của vua Quang Trung, Hịch

đánh Tây của Lãnh Cồ, Hịch đánh chuột của Nguyễn Đình Chiểu,

2.3.2 Đặc điểm của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam

Từ sự khái quát trên và dựa vào đặc điểm của hai thành phần văn học,

có thể thấy đặc điểm của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt

Nam là quá trình đi từ song ngữ bất bình đẳng đến song ngữ cân bằng Tính

bất bình đẳng thể hiện ở hai điểm Thứ nhất, về quan niệm thẩm mĩ, văn học

chữ Hán được đề cao, được coi là văn chương chính thống, nội dung và nghệ thuật hướng về cái cao cả, bác học, ngược lại, văn học chữ Nôm ở địa vị thấp kém, bị coi là “nôm na mách qué”, có tính đời thường, dân dã Quan niệm này như một thành trì kiên cố và vững chắc đến nỗi Nguyễn Du, mặc dù viết lên

kiệt tác bất hủ Truyện Kiều bằng chữ Nôm nhưng vẫn phải giãi bày đó chỉ là

việc “Mua vui cũng được một vài trống canh” Vua Quang Trung là người có

ý thức cường dân tộc rất cao, coi trọng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ Ông từng đề ra việc thi cử bằng chữ Nôm, lập cả Viện Sùng chính để dịch sách tiếng Hán

sang tiếng Nôm, dùng làm tài liệu học tập cho trí thức nhưng khi viết Cầu

hiền chiếu vẫn sử dụng chữ Hán bởi đó là một việc có tính chất trọng đại Thứ hai, chính bởi quan niệm thẩm mĩ như vậy mà trong một thời gian khá dài,

văn học chữ Hán chiếm ưu thế về cả số lượng và chất lượng Tuy nhiên, sự

Trang 32

bất bình đẳng đó đã dần tiến đến cân bằng bởi càng về sau văn học chữ Nôm càng phát triển và đạt những thành tựu rực rỡ mà văn học chữ Hán khó sánh

kịp, thậm chí còn được coi là “tinh hoa sáng tạo của văn học cổ điển Việt

Nam thời trung đại” Chỉ tính riêng Truyện Kiều cũng đủ làm rạng danh văn

học dân tộc ở bất cứ thời đại nào Nếu không có chữ Nôm, có lẽ ta đã mất đi một lượng đáng kể các tác phẩm viết bằng thể thơ dân tộc Lí giải cho trạng

thái cân bằng này, có thể do ba yếu tố Thứ nhất là trước những ba động của

lịch sử, đặc biệt là những thế kỉ bão táp của nội chiến, rồi ngoại xâm liên tục ở thế kỉ XVIII, ý thức cá nhân của con người trỗi dậy mạnh mẽ Ý thức về quyền cá nhân, dám đứng lên bảo vệ lợi ích chính đáng của mình sẽ kéo theo mong muốn giải phóng con người khỏi mọi thứ gò bó, khuôn khổ và ý thức giữ gìn những thành tựu văn hóa của dân tộc mình, trong đó có ngôn ngữ

Thứ hai là ảnh hưởng tích cực từ những chính sách đề cao chữ Nôm trong

mọi lĩnh vực của vua Quang Trung Thứ ba, Nho giáo càng về sau càng trở

nên suy yếu, vì vậy mà Hán học mất dần địa vị, tạo điều kiện cho chữ Nôm, vốn đã được đề cao từ trước đó có cơ hội lấn át Các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương đã chứng minh điều đó

2.3.3 Một số tác giả song ngữ tiêu biểu

Trong văn học trung đại Việt Nam, đa số tác giả đều là những nhà Nho, thuộc tầng lớp trí thức tinh thông Hán học nên hầu hết đều có tác phẩm viết bằng chữ Hán Một số tác giả chỉ “trung thành” với văn chương chính thống như Nguyễn Trung Ngạn, Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thông, Nguyễn Xuân Ôn, Một số khác lại chỉ sáng tác bằng chữ Nôm như Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Tế Xương, Và không ít tác giả được đời sau ngưỡng mộ khi sử dụng thành công cả hai loại chữ trong sáng tác như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát,

Trang 33

Nguyễn Khuyến Chúng tôi xin lược qua một số vấn đề về hiện tượng song ngữ trong sự nghiệp một số tác giả tiêu biểu.

Nguyễn Trãi được coi là tác gia song ngữ đầu tiên của văn học viết dân

tộc Sáng tác của ông có giá trị ở cả hai mảng chữ Hán và chữ Nôm Thành phần văn học chữ Hán thể hiện sự đa dạng về thể loại, đề tài, chủ đề khi Nguyễn Trãi viết cả thơ, phú, cả văn chính luận và thư từ bằng loại chữ ngoại lai Các tác phẩm đề cập đến các đề tài phong phú từ việc trọng đại quốc gia cho đến những quan sát, suy ngẫm của cá nhân Từ chủ đề yêu nước, bảo vệ đất nước dù trong binh lửa chiến tranh hay trong thời bình đến tình yêu thiên nhiên, hay tâm sự hoài cổ đều được tìm thấy trong văn học chữ Hán Về văn

học chữ Nôm, Nguyễn Trãi chỉ để lại một tập thơ Nôm là Quốc âm thi tập

gồm 254 bài thơ chủ yếu được viết trong thời gian ở ẩn Đây là một thành tựu

có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự phát triển của thành phần văn học viết bằng ngôn ngữ dân tộc Chúng tôi sẽ đi sâu vào hiện tượng song ngữ trong sáng tác của Nguyễn Trãi ở phần sau

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà văn hóa lớn của dân tộc Ông không

chỉ được biết đến là nhà thơ viết nhiều nhất trong năm thế kỉ đầu của văn học viết Việt Nam mà còn là một nhà triết học, nhà tiên tri nổi tiếng Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại một khối lượng thơ không nhỏ ở cả hai mảng chữ Hán và chữ Nôm với khoảng hơn 800 bài thơ (chưa kể số bài bị thất lạc) trong hai tập

Bạch Vân am thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập Đọc thơ Nôm Nguyễn

Bỉnh Khiêm, có thể nhận thấy “màu sắc Hán” thể hiện đậm nét ở nội dung

triết lí, giáo huấn và những quan niệm nhân sinh Ông từng bộc bạch: “Thơ

tất cả để nói cái chí Có người có chí ở đạo đức, có người có chí ở công danh, có người có chí ở sự ẩn dật Tôi lúc trẻ nhờ được giáo huấn của gia đình, lớn lên làm quan, lúc về giá chỉ muốn ẩn dật Hoặc thích cái đẹp của sơn thủy, hoặc vui cái mĩ lệ của hoa, trúc, hoặc mượn sự việc mà tự thuật,

Trang 34

đều nói hết đến cái chí” [32, 35] Bên cạnh đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm là người

nối tiếp Nguyễn Trãi đã góp công lớn trong việc Việt hóa thi liệu Hán học Những thành ngữ hay khẩu ngữ Hán như “hành chỉ”, “nam nhi chí”, “đắc đạo”, “hữu sự”, được nhà thơ “dịch” sang chữ Nôm để phù hợp với hình thức bài thơ Việt thành “đi đỗ”, “chí con trai”, “được đạo”, “có sự”, Ngược lại, thơ chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng mang “màu sắc Nôm” rất rõ ở hệ thống đề tài, hình ảnh thơ là những vật đời thường dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống thường ngày Nói về cây thì có cây khế, cây cau, cây chanh, cây mía, củ gừng, khoai lang, râm bụt, Về con vật thì có trâu, bò, đom đóm, ve sầu, Ngay cả những vật dụng quen thuộc trong nhà như chày, cối, chổi, dao, mâm, bát, nhưng xa lạ với văn chương bác học cũng được Nguyễn Bỉnh Khiêm mang vào thơ rất tự nhiên Điều đó làm nên nét đặc sắc rất riêng trong thơ chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Du để lại ba tập thơ chữ Hán, không có bài thơ Nôm nào nhưng

lại có Truyện Kiều gồm 3254 câu thơ lục bát được viết bằng tiếng dân tộc Thơ

chữ Hán được sáng tác trong thời kì làm quan và đi sứ với nhiều bài bộc lộ tâm

sự nhà thơ về bi kịch cá nhân, những thất vọng chốn quan trường hay sự xót xa trước những số phận đau khổ, bất hạnh Sáng tác bằng chữ Nôm của Nguyễn

Du – Đoạn trường tân thanh – như một viên ngọc sáng trong kho tàng văn học

dân tộc Xét riêng về góc độ ngôn ngữ, Truyện Kiềulà tập đại thành khi kết hợp

một cách khéo léo, tinh tế cả hai thành phần ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình

dân Đọc Truyện Kiều, nhiều câu khiến ta ngỡ như được trở về với thi nhân xưa,

thân xác ở nơi lầu son gác tía mà tâm hồn phiêu diêu cùng gió cùng trăng, trong tiếng đàn du dương và sóng rượu say nồng Nhưng rồi có thể ngay lập tức người khiến ta tỉnh thức để quay về với một không gian gần gũi thân thương với những

từ ngữ, hình ảnh được chắt lọc từ đời sống hay qua những vần thơ tựa như ca dao đậm đà hồn dân tộc Không có gì nghi ngờ khi nói rằng trong các tác giả

Trang 35

song ngữ, Nguyễn Du là người đi xa nhất và thành công nhất trong việc kết hợp hai thành phần ngôn ngữ này.

Nguyễn Công Trứ là tác giả tiêu biểu ở giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX

Ông viết cả chữ Hán và Nôm nhưng chủ yếu nổi tiếng với thơ văn Nôm, đặc biệt ở mảng hát nói với hơn 60 bài Với cá tính của một nhà nho tài tử, có lẽ khuôn khổ chật hẹp của Hán ngữ không thể trói buộc nhà thơ Thay vào đó, ngôn ngữ dân tộc đã trở thành công cụ đắc lực thể hiện con người, cá tính

“ngất ngưởng” của Uy Viễn tướng công Tính song ngữ thể hiện rất rõ trong

hát nói Nguyễn Công Trứ bởi “có sự pha trộn giữa lời Hán và lời Việt Hầu

như bài hát nói nào cũng có câu chữ Hán đưa ra một tư tưởng nào đó ở đầu hay giữa bài thơ Hát nói còn thể hiện tiếng thơ, tiếng tục, tiếng lóng trong sinh hoạt hàng ngày để tạo ra giọng nói sinh động, pha tạp vừa Hán vừa Nôm, vừa thanh vừa tục thể hiện nét phóng túng của người tài tử” [44, 233]

Nét đáng chú ý thể hiện tính song ngữ trong thơ Nguyễn Công Trứ đó là việc dùng ngôn ngữ dân tộc để biểu đạt nội dung Hán học Một trong những chủ

đề lớn trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ là chí nam nhi Đây là

tư tưởng tích cực của Nho gia, gắn với hoài bão về công danh sự nghiệp, khẳng định vị trí và vai trò của cá nhân đối với cộng đồng Nội dung đậm chất

Hán này lại được thể hiện rất nhiều trong thơ Nôm như Chí khí anh hùng, Đi

thi tự vịnh, Gánh trung hiếu,

Nguyễn Khuyến là đại diện cuối cùng của văn học song ngữ trung đại

Hiện tượng song ngữ trong thơ Nguyễn Khuyến đặc biệt ở chỗ nhiều bài thơ Hán và Nôm có chung nội dung, có thể gọi là nhà thơ đã tự phỏng dịch thơ Hán sang thơ Nôm và ngược lại Những bài thơ đó thường được gọi là thơ “liên kết Hán-Việt” có tác dụng giúp tác giả thể hiện hoàn chỉnh ý nghĩa tư tưởng được

gửi gắm Với người đọc,“cách làm này cũng đạt nhiều hiệu quả đối với diện

người học được mở rộng, thỏa mãn cùng một lúc nhiều đối tượng, những người

Trang 36

biết hay không biết chữ Hán, những người biết chữ Hán nhưng coi thường chữ Nôm, những người thích cả Nôm lẫn Hán” [9, 316] Nói chung, những bài thơ

liên kết Hán – Việt của Nguyễn Khuyến hỗ trợ nhau để giải quyết những chỗ khó hiểu, giúp người đọc hiểu ý thơ sâu sắc và đầy đủ, giúp việc phiên âm chữ Nôm được chính xác hơn Ngoài dịch thơ mình, Nguyễn Khuyến còn dịch cả thơ Hán của Lí Bạch sang thơ Nôm và dịch thơ Nôm, ca dao Việt sang thơ chữ Hán

Về quan niệm thẩm mĩ, những bài thơ chữ Hán thiên về trữ tình, thể hiện nỗi niềm sâu kín còn thơ chữ Nôm thiên về trào phúng, bộc lộ cái cười hóm hỉnh tinh tế Tuy nhiên, ở nhiều bài thơ chữ Hán, Nguyễn Khuyến đã pha trộn “màu sắc Nôm” thể hiện ở phong cách dân gian và chức năng trào phúng – chức năng hiếm thấy trong thơ chữ Hán

Tiểu kết Chương I:

Như vậy chương I của luận văn đã cung cấp những kiến thức cơ sở cho việc tìm hiểu hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi Về lí luận, chúng tôi đã giới thuyết khái niệm “song ngữ”, “hiện tượng song ngữ trong văn học”, phân biệt hiện tượng “song ngữ” và “song thể ngữ” bởi những điểm tương đồng dễ gây nhầm lẫn ở hai khái niệm này Có ba lí do chính về lịch sử,

xã hội tạo nên hiện tượng song ngữ trong văn học: chiến tranh và sự phụ thuộc chính trị vào Trung Quốc, nhu cầu về văn hóa và sự ra đời của chữ Nôm Trong phần lí luận chung chúng tôi cũng trình bày những đặc điểm riêng của văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm Luận văn đã bước đầu tìm hiểu hiện tượng song ngữ trong thực tiễn văn học ở các nước đồng văn với chữ Hán nhưViệt Nam là Triều Tiên và Nhật Bản để nhận thấy những điểm giống và khác nhau trong việc vay mượn ngôn ngữ ngoại lai trong sáng tạo ngôn ngữ và làm giàu văn học dân tộc của ba quốc gia Trong phần cuối của chương, luận văn chỉ ra một số đặc điểm của hiện tượng song ngữ trong sáng tác các tác giả tiêu biểu ở các giai đoạn văn học trung đại Việt Nam, từ đó thấy được tính bất bình đẳng về quan niệm thẩm mĩ giữa hai thành phần văn

Trang 37

học và sự vận động đi từ bất bình đẳng đến cân bằng về vị trí hai thành phần văn học Hán và Nôm Kết quả đó càng khẳng định vị trí mở đường của Nguyễn Trãi trong nền văn học song ngữ của dân tộc.

Trang 38

CHƯƠNG II HIỆN TƯỢNG SONG NGỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TRÃI

NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

1 Nội dung tư tưởng trong sáng tác bằng chữ Hán – thiên về cái cao cả, tao nhã

1.1 Văn học quan phương với tiếng nói đề cao chính nghĩa, đề cao dân tộc

Như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, chữ Hán theo chính quyền đô

hộ xâm nhập và đất nước ta từ trước giai đoạn Bắc thuộc và là một trong những chiêu bài mà “thiên triều” dùng để đồng hóa dân tộc ta Chúng ta chỉ chủ động tiếp nhận chữ Hán và văn hóa Hán kể từ khi độc lập, tự chủ bởi nhu cầu củng cố và xây dựng quốc gia Đại Việt Chính vì vậy, chữ Hán có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nhà nước phong kiến, cả về chính trị, xã

hội hay văn hóa, tư tưởng Mà “văn học quan phương”(văn học có tính chất

nhà nước) – khái niệm bao gồm các tác phẩm văn học chính thống, được ra đời nhằm mục đích phục vụ việc xây dựng và củng cố chế độ phong kiến thời trung đại, tất yếu phải sử dụng văn tự chính thống – chữ Hán để sáng tác

“Văn học quan phương” hướng đến các vấn đề chính trị lớn lao của quốc gia, nhằm mục đích ca ngợi vương triều, đứng đầu là vua, ca ngợi chế độ, đề cao sức mạnh dân tộc Sống trong thời kì vận mệnh dân tộc bị đe dọa bởi nạn ngoại xâm, triều đình mới được lập lại sau cơn binh lửa kéo dài hơn hai chục năm, Nguyễn Trãi càng ý thức rõ hơn hết ý nghĩa của độc lập dân tộc, càng

khao khát một chế độ mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân, “cho khắp

thôn cùng xóm vắng không còn tiếng hờn giận, oán sầu” Điều đó đã được thể

hiện rõ trong thành phần văn học viết bằng chữ Hán

Trang 39

Khối lượng sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi phong phú về thể loại, bao gồm cả văn học chức năng và văn học nghệ thuật Văn học chức năng có thể kể đến các bài chiếu, cáo (viết thay Lê Lợi), tập thư gửi các tướng

giặc Quân trung từ mệnh tập, Văn bia Vĩnh Lăng, Lam Sơn thực lục, Dư địa

chí Văn chương nghệ thuật chữ Hán có Chí Linh sơn phú và tập thơ Ức Trai thi tập Nội dung bộ phận sáng tác bằng chữ Hán này gắn liền với các sự kiện

lịch sử trọng đại của đất nước, với những chặng đường đấu tranh gian khổ và những chiến công vang dội của dân tộc ta ở thế kỉ XV qua đó thể hiện tiếng nói đề cao chính nghĩa, đề cao dân tộc

Bình Ngô đại cáo – áng văn duy nhất ở Việt Nam được viết bằng thể

cáo(theo nghĩa chặt chẽ nhất của thể loại) như một thước phim lịch sử về cuộc kháng chiến chống quân Minh, từ khi vị chủ tướng còn “nương mình” chốn hoang dã chờ thời cơ dấy nghĩa đến khi thắng lợi vẻ vang Tác phẩm được sáng tác năm 1428, sau khi kháng chiến chống quân Minh toàn thắng Tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi phát biểu ngay ở câu thơ đầu tiên, được coi là nền tảng chiến lược quân sự của nghĩa quân:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Có thể thấy cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Trãi là yên dân và trừ bạo “Nhân nghĩa” vốn là học thuyết Nho giáo nói về đạo lí và tình thương giữa con người với nhau, nhưng đến Nguyễn Trãi tư tưởng đó được nâng lên, được mở rộng ra trong một mối quan hệ khác – mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc Muốn yên dân thì phải diệt trừ mọi thế lực bạo tàn hại dân, đem lại độc lập cho đất nước Đó là lập trường chính nghĩa

và cũng là mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Như vậy, Nguyễn Trãi đã

kế thừa và phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo: nhân nghĩa gắn liền

Trang 40

với yêu nước chống xâm lược Ở đoạn sau, Nguyễn Trãi đã mở rộng hơn nữa

tư tưởng nhân nghĩa:

Xét như nước Đại Việt ta Thật là một nước văn hiến

Bờ cõi sông núi đã riêng Phong tục Bắc Nam cũng khác Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước Cùng Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau

Mà hào kiệt không bao giờ thiếu

Nhân nghĩa còn gắn liền với độc lập chủ quyền dân tộc, vì có bảo vệ được chủ quyền thì mới bảo vệ được dân, mới thực hiện được mục đích cao

cả là ''yên dân'' Trong các yếu tố làm nên chủ quyền dân tộc (nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử, chế độ, chủ quyền riêng), Nguyễn Trãi đặc biệt đề cao văn hiến – truyền thống văn hóa lâu đời

và tốt đẹp Nguyễn Trãi ý thức được văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố

cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc Còn văn hiến là còn nước, mất văn hiến là mất nước Chính bởi vậy kẻ thù luôn tìm cách phủ định văn hiến bằng cách cho tiêu hủy các di sản văn hóa, sách vở thư tịch nhưng đều chuốc lấy thất bại Yêu nước không chỉ là giữ yên bờ cõi của đất nước mà còn là giữ gìn, bồi đắp nền văn hiến dân tộc

Bình Ngô đại cáo cũng thể hiện rõ tiếng nói đề cao dân tộc của nhà

quân sư vĩ đại Chưa bao giờ trong lịch sử, hình hài đất nước hiện lên hùng dũng, đầy tự hào đến như vậy Những địa danh được liệt kê liên tiếp, mỗi lần được nhắc đến như một lần trỏ cho lũ giặc xâm lược thấy rằng những Bồ Đằng, Trà Lân, Ninh Kiều, Hàm Tử, Bạch Đằng, Lạng Giang, Lạng Sơn,

Ngày đăng: 07/03/2016, 10:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aristote (2007), Nghệ thuật thơ ca, NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Aristote
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2007
2. Diệp Quang Ban (2010), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
3. Phan Văn Các (chủ biên) (1984), Giáo trình Hán – Nôm, tập 1, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Hán – Nôm
Tác giả: Phan Văn Các (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1984
4. Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ảnh hưởng Hán văn Lí Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng Hán văn Lí Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
5. Nguyễn Tài Cẩn (1985), Một số vấn đề về chữ Nôm, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về chữ Nôm
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp
Năm: 1985
6. Nguyễn Tài Cẩn (2000), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
7. Nguyễn Tài Cẩn, Vũ Đức Nghiệu (2003), Một vài nhận xét bước đầu về ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Trãi, in trong “Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hóa
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn, Vũ Đức Nghiệu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
8. Nguyễn Tài Cẩn (1981), “Một vài nhận xét về cách gieo vần trong thơ chữ Hán ở Việt Nam (dựa trên cứ liệu thơ Nguyễn Trãi)”, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 1), tr. 21-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài nhận xét về cách gieo vần trong thơ chữ Hán ở Việt Nam (dựa trên cứ liệu thơ Nguyễn Trãi)”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Năm: 1981
9. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) (1994), Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1994
10. Nguyễn Huệ Chi (2013), Văn học cổ cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật”, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học cổ cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2013
11. Nhật Chiêu (2010), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, NXB Giáo dục Việt Nam, Vĩnh Phúc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868
Tác giả: Nhật Chiêu
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
12. Trương Chính (1973), “Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung Quốc như thế nào vào thơ Nôm”, Tạp chí Văn học, (số 2), tr. 1- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung Quốc như thế nào vào thơ Nôm”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Trương Chính
Năm: 1973
13. Xuân Diệu (1981), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1981

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w