1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghĩa tình thái của câu tiếng việt trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thông (NCKH cấp bộ) (tt)

24 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 537,13 KB

Nội dung

Nghĩa tình thái của câu tiếng Việt trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thôngNghĩa tình thái của câu tiếng Việt trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thôngNghĩa tình thái của câu tiếng Việt trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thôngNghĩa tình thái của câu tiếng Việt trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thôngNghĩa tình thái của câu tiếng Việt trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thôngNghĩa tình thái của câu tiếng Việt trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thôngNghĩa tình thái của câu tiếng Việt trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thôngNghĩa tình thái của câu tiếng Việt trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thôngNghĩa tình thái của câu tiếng Việt trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thôngNghĩa tình thái của câu tiếng Việt trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thôngNghĩa tình thái của câu tiếng Việt trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thông

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TÓM TẮT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÂU TIẾNG VIỆT TRONG CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC GIẢNG DẠY

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

MÃ SỐ: B2014-TNO3-02

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Nhung

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TÓM TẮT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ

NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÂU TIẾNG VIỆT

TRONG CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC GIẢNG DẠY Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

MÃ SỐ: B2014- TNO3-02

Xác nhận của tổ chức chủ trì Chủ nhiệm đề tài

TS Nguyễn Thị Nhung

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2016

Trang 3

DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

TS Nguyễn Thị Nhung Ngôn ngữ học – Khoa Ngữ văn, Trường Đại

học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Chủ nhiệm đề tài

ThS Ngô Giang Nam Phòng QLKH- QHQT- Trường Đại học Sư

phạm – Đại học Thái Nguyên

Thư kí

PGS TS Đào Thị Vân Ngôn ngữ học – Khoa Ngữ văn, Trường Đại

học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Thực hiện

TS Nguyễn Thị Tú Quyên

Ngôn ngữ học – Khoa ĐTGV Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Thực hiện

ThS Nguyễn Thu Quỳnh, Ngôn ngữ học – Khoa Ngữ văn, Trường Đại

học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Thực hiện

ThS Lê Thị Hương Giang Ngôn ngữ học – Khoa Ngữ văn, Trường Đại

học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Thực hiện

ThS Nguyễn Mạnh Tiến Khoa Đào tạo Giáo viên Trung học cơ sở Thực hiện

Đơn vị phối hợp: Viện Từ điển học và Bách khoa thư, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NTT: Nghĩa tình thái NTTKQ Nghĩa tình thái khách quan NTTCQ Nghĩa tình thái chủ quan NTTNT: Nghĩa tình thái nhận thức NTT ĐG: Nghĩa tình thái đánh giá NTTCX : Nghĩa tình thái cảm xúc NTTĐL: Nghĩa tình thái đạo lí NTTTĐ: Nghĩa tình thái thái độ

THPT: Trung học phổ thông SGK: Sách giáo khoa

Trang 4

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.Thông tin chung

Tên đề tài: Nghĩa tình thái của câu tiếng Việt trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thông

Mã số: B2014- TN03-02

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Nhung

Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên

Thời gian thực hiện: từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 12 năm 2016

2 Mục tiêu

- Qua tìm hiểu quan điểm về nghĩa tình thái của các nhà nghiên cứu đi trước và khảo sát nghĩa tình thái chủ quan của câu tiếng Việt trong một lượng văn bản lớn và có tính tiêu biểu cho văn bản tiếng Việt, bước đầu xác định khái niệm nghĩa tình thái, cách phân loại nghĩa tình thái của câu tiếng Việt; đặc trưng của các sắc thái trong mỗi loại nghĩa tình thái và đặc trưng của mỗi loại nghĩa tình thái chủ quan

- Trên cơ sở tri thức mới về nghĩa tình thái, qua đọc hiểu nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường THPT, đề xuất những nội dung, phương pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học nghĩa tình thái của câu tiếng Việt, dạy học Văn học, giáo dục văn hoá ở nhà trường THPT nói riêng và ở các nhà trường nói chung

3 Tính mới và sáng tạo

Đây là công trình Việt ngữ học đầu tiên nghiên cứu hệ thống về nghĩa tình thái chủ quan của câu tiếng Việt và việc vận dụng nghĩa tình thái chủ quan của câu vào dạy học ngữ văn Ngay ở chương 1, công trình đã có đóng góp mới, đó là quan niệm riêng của công trình về khái niệm và sự phân loại nghĩa tình thái để làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đề tài Ở chương 2, cái mới là toàn bộ nội dung miêu tả về các loại nghĩa tình thái chủ quan của câu trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường THPT Cái mới ở chương 3 là toàn bộ những đề xuất về nội dung, phương pháp dạy - học nghĩa tình thái của câu ở trường phổ thông, việc vận dụng tri thức về nghĩa tình thái của câu vào việc tìm hiểu văn bản văn chương, việc dạy - học nghĩa tình thái của câu ở trường trung học phổ thông trong quan hệ tích hợp với văn hoá

4 Kết quả nghiên cứu

- Xác định được khái niệm nghĩa tình thái, cách phân loại nghĩa tình thái của câu tiếng Việt

- Minh họa được những biểu hiện của mỗi loại nghĩa tình thái, miêu tả được đặc trưng của các sắc thái trong mỗi loại nghĩa tình thái và đặc trưng của mỗi loại nghĩa tình thái chủ quancủa câu tiếng Việt

- Đề xuất được những nội dung, phương pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học nghĩa tình thái của câu tiếng Việt, dạy học Văn học, giáo dục văn hoá ở nhà trường THPT nói riêng và ở các nhà trường nói chung

5 Sản phẩm

5.1 Bài báo khoa học

[1] Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Thương (2014), “Nghĩa tình thái về đạo nghĩa trong câu văn

tác phẩm Tắt đèn (Ngô Tất Tố)”, Tạp chí Ngôn ngữ &đời sống, 223 (5), tr 11 - 17

Trang 5

[2] Nguyễn Thị Nhung (2015), “Tìm hiểu tính cách nhân vật Bá Kiến thông qua nghĩa tình thái của

câu”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, 235 (5), tr 69 - 73

[3] Nguyễn Thị Nhung (2015), “Vài nét về văn hoá Việt Nam qua các câu chứa nghĩa tình thái đạo

nghĩa (trên cứ liệu văn bản văn học giảng dạy ở trường THPT)”, Kỉ yếu hội thảoViệt Nam học

– những phương diện văn hoá truyền thống, Nxb Khoa học Xã hội, tr 1048 - 1056

[4] Nguyễn Thị Nhung (2015), “Phân loại nghĩa tình thái trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, 318

(10), tr 44- 64

[5] Nguyễn Thị Nhung (2016), “Nghĩa tình thái đạo lí của câu trong các văn bản văn học giảng

dạy ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, 247 (5), tr 12 - 20

[6] Nguyễn Thị Nhung, Đặng Quyết Tiến (2016), “Dạy học nghĩa tình thái của câu ở trường trung

học phổ thông”,Kỉ yếu hội thảo Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục ngôn ngữ

trong nhà trường, Nxb Dân Trí, tr 1423 - 1431

[7] Nguyễn Thị Nhung (2016), “Nghĩa tình thái nhận thức của câu tiếng Việt (Khảo sát trong các văn

bản văn học được giảng dạy ở trường trung học phổ thông)”, Tạp chí Ngôn ngữ, 327 (8), tr 40 -

55

5.2 Sách và tài liệu

[8] Nguyễn Thị Nhung (2017) Nghĩa tình thái của câu tiếng Việt và việc vận dụng trong dạy học

ngữ văn, Nxb Giáo dục Việt Nam (đang làm thủ tục), TP Hồ Chí Minh

[9] Nguyễn Thị Nhung (2016), Một số vấn đề phân tích văn bản văn học qua nghĩa tình thái của

câu, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên

5.3 Sản phẩm đào tạo

[10] Phùng thanh Hảo (2015), Nghĩa tình thái đánh giá của câu trong các văn bản truyện và kí

giảng dạy ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học

Thái Nguyên

[11] Đặng Thanh Mai (2016), Nghĩa tình thái đạo lí của câu trong các tác phẩm thơ Việt Nam hiện

đại, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên

[12] Vũ Thị Kim Thoa (2014), Nghĩa tình thái của câu trong các đoạn hội thoại (trên những văn

bản trong sách giáo khoa Ngữ văn 11- tập một), Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm,

Đại học Thái Nguyên

6 Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

- Phương thức chuyển giao:

+ Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên THPT về việc nhận diện các nhóm, loại nghĩa tình thái của câu tiếng Việt, nâng cao năng lực dạy học nghĩa tình thái của câu trong mối quan hệ tích hợp với dạy học văn học và văn hóa

+ Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho sinh viên Ngữ văn, học viên cao học Ngôn ngữ của Trường Đại học Sư phạm về nghĩa tình thái của câu và việc dạy học nghĩa tình thái trong xu thế tích hợp với văn học và văn hóa

- Địa chỉ ứng dụng:

+ Sở Giáo dục - Đào tạo các tỉnh (cho giáo viên Ngữ văn THPT);

Trang 6

+ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và các trường đại học sư phạm có khoa Ngữ văn, hệ thạc sĩ Ngôn ngữ trên cả nước

- Lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp ra đời một chuyên luận về nghĩa tình thái của câu tiếng Việt, góp phần hoàn thiện các giáo trình viết về câu, về ngữ nghĩa học tiếng Việt; góp phần nâng cao năng lực dạy học tiếng Việt trong xu thế tích hợp với

văn học và văn hóa; hỗ trợ chủ nhiệm đề tài nâng cao chất lượng giảng dạy chuyên đề Một số vấn

đề cơ bản về ngữ nghĩa học (trên cứ liệu tiếng Việt) cho hệ Sau đại học chuyên ngành Ngôn ngữ

Trang 7

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1 General information

Project title: Modal meaning of sentence in literary texts taught at high school

Code number: B2014 - TN03-02

Coordinator: Ph.D Nguyen Thi Nhung

Implementing institution: Thai Nguyen University

Duration: From January 2014 to December 2016

2 Objectives

- Through researching viewpoints about modal meaning of previous researchers and examining subjective modal meaning from a large amount of typical Vietnamese texts, rudimentary identifies the concept of modal meaning, the way to differentiate modal meaning of sentences, features of shades in each type of modal meaning and features of each type of subjective modal meaning

- Based on the basis of new knowledge about modal meaning and comprehensively reading subjective modal meaning from texts taught in high schools; proposing contents and methods to better the quality of teaching and learning of modal meaning of sentence, teaching literature and general education in high schools, in specific, and in all other education organization, in general

3 Creativeness and innovativeness

This is the first research about Vietnamese linguistic systematically study the subjective modal meaning of sentence and the application of the subjective modal meaning of sentence into literary teaching From the first chapter, the research has contributed a new notion about the concept and differentiation of modal meaning - the rationale of the research.In the second chapter, the innovativeness is the description of different types of subjective modal meaning, based on the resources from literary texts taught in high schools And from the third one is all the proposition of concept and methods of teaching - learning the modal meaning, the application of subjective modal meaning knowledge into understanding literary texts and generally educating

4 Research results

- Determine the concept of modal meaning and the differentiation of modal meaning of sentence

- Demonstrate the expression of each type of modal meaning, describe the feature of shades

in each type of modal meaning and feature of each type of subjective modal meanings of sentence

- Proposed some concepts and method to better the quality of teaching - learning modal meaning of sentence, literature and general education in high school as well as other schools in Vietnam

5 Products

5.1: Journal articles

[1] Nguyen Thi Nhung, Nguyen Thi Thuong (2014), “Modal meaning about moral principles in

sentences from “Light out” (Ngo Tat To)”, Linguistic and Life magazine, 223 (5), pp 11 – 17

Trang 8

[2] Nguyen Thi Nhung (2015), “Discover the characteristic of Ba Kien through modal meaning of

sentences”, Linguistic and Life magazine, 235 (5), pp 69 - 73

[3] Nguyen Thi Nhung (2015), “A brief about Vietnamese cultures throughout moral modal

meaning sentences (from literary texts taught in high school)”, Workshop yearbookVietnamese

[4] Nguyen Thi Nhung (2015), “Classification of modal meaning in Vietnamese”, Linguistic

magazine, 318 (10), pp 44 - 64

[5] Nguyen Thi Nhung (2016), “Moral modal meaning of sentences in literary texts taught in high

schools”, Linguistics and Life magazine, 247 (5), pp 12 - 20

[6] Nguyen Thi Nhung, Dang Quyet Tien (2016), “Teaching modal meaning of sentences in high

school”, Workshop yearbookMaintaining the beauty of Vietnamese and linguistic education in

school, General knowledge publisher, pp 1423 - 1431.

[7] Nguyen Thi Nhung (2016), “Modal meaning about recognition in Vietnamese sentences (research on literary texts taught at high schools)”, Linguistic magazine, 327 (8), pp 40 -55

5.2: Books and documents

[8] Nguyen Thi Nhung (2016) Modal meaning of sentences and the application in teaching

literature, Vietnam Educational Public House, Ho Chi Minh

[9] Nguyen Thi Nhung (2016) Some issues in analyzing literary texts through sentences modal

meaning, College of Education, Thai Nguyen University

5.3: Educating product

[10] Phung Thanh Hao (2015), Evaluative modal meaning of sentence in stories and memoir texts

taught in high school, Master thesis, College of Education, Thai Nguyen University

[11] Dang Thanh Mai (2016), Modal meaning about moral principles in sentences in modern

[12] Vu Thi Kim Thoa (2014), Modal meaning of sentence in conversations (from texts in literary

textbook for grade 11 – issue one), Master thesis, College of Education, Thai Nguyen

+ Enhance the knowledge about modal meaning and its teaching method in relation with literary and culture teaching for both undergraduate and graduate student in Literature and Linguistic at University of Education

- Application institutions:

+ Department of Education in provinces (For high school literature teacher)

Trang 9

+ Thai Nguyen University of Education and other Universities of Education which has the department of Literature and Linguistic throughout the nation

- Impacts and benefits of research results: The result of research has established a monograph about modal meaning of sentence; helped completing other writing curriculum about sentence, Vietnamese semantics; taken part in bettering teaching Vietnamese ability in trending of integration with literature and culture; helped other research chairman better the quality of teaching

the thematic Some basic aspect of Semantics(basic on evidence of Vietnamese) for graduate

student, majoring in Linguistic

1/12/2016 December 1st 2016

Trang 10

được công trình nào đề cập tới Đó là những lí do để chúng tôi lựa chọn “Nghĩa tình thái của câu

tiếng Việt trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường trung học phổ thông”làm đề tài cho công

trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ của mình

3 Mục đích nghiên cứu

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Công trình của chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu là: NTT vàcác loại NTTCQ của câu

tiếng Việt trong các văn bản văn học giảng dạy ở trường THPT

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Khái niệm, sự phân loại NTT của câu tiếng Việt; Nội dung các sắc thái, tính chủ quan và phương tiện, cách thức biểu thị các sắc thái của mỗi loại NTTCQ; Nội dung và cách thức nâng cao hiệu quả dạy- học Tiếng Việt, Văn học và văn hóa ở trường THPT trên cơ sở NTTCQ của câu

4.3 Phạm vi tư liệu khảo sát

Chúng tôi khảo sát NTTCQ của các câu trong 63 văn bản văn học bằng tiếng Việt đã được

đưa vào bộ sách giáo khoa Ngữ văn cơ bản THPT hiện nay (Nxb Giáo dục ấn hành) để giảng dạy trong các giờ Đọc văn và để đọc thêm

5 Các tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

5.1 Cách tiếp cận

- Dựa vào lý thuyết của các nhà nghiên cứu đi trước và tư liệu khảo sát bước đầu, hình thành khái niệm NTT của câu và xác định tiêu chí phân loại, tiến hành phân loại NTT của câu tiếng Việt thành một hệ thống

- Trên cơ sở kết quả khảo sát là những ngữ liệu có chứa các loại NTT cùng phương tiện biểu thị chúng, đề xuất việc lựa chọn, sắp xếp, điều chỉnh, phân tích các ngữ liệu đó một cách hiệu quả nhất để dạy - học Tiếng Việt, Văn học, và giáo dục văn hoá, đạo đức cho học sinh

5.2 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra, khảo sát; Phương pháp miêu tả (thủ pháp

thống kê toán học, thủ pháp phân loại và hệ thống hoá, thủ pháp phân tích nghĩa tố và thủ pháp miêu

tả chuẩn phong cách, thủ pháp phân tích ngôn cảnh)

Trang 11

2

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2 Một số khái niệm công cụ

1.2.1 Các khái niệm liên quan đến câu

1.2.1.1 Khái niệm câu và thuật ngữ câu

1.2.1.2 Cấu trúc ngữ pháp của câu

1.2.1.3 Nghĩa của câu

Nghĩa của câu được cho rằng gồm hai bộ phận lớn là nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái, chúng có thể được biểu hiện theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp Ở đây, chúng tôi theo quan niệm rộng

về Ngữ nghĩa học Ngữ nghĩa học nghiên cứu toàn bộ nội dung mà từ và câu biểu thị

1.2.2 Các khái niệm liên quan đến từ

1.2.3 Các khái niệm về ngữ âm học

1.3 Quan niệm của tác giả đề tài về nghĩa tình thái của câu

1.3.1 Về khái niệm nghĩa tình thái

Nghĩa tình thái là một bộ phận nghĩa của câu, giúp biến nội dung mệnh đề ở thế tiềm năng trở thành các phát ngôn khi giao tiếp Nó bao gồm tất cả những gì mà người nói thể hiện kèm theo nội dung mệnh đề khi thực hiện một câu nói, nhằm biểu thị quan hệ của điều được nói đến trong câu với hiện thực khách quan; biểu thị nhận thức, sự đánh giá, cảm xúc của người nói với điều được nói đến trong câu, và mong muốn, thái độ của người nói với người nghe

1.3.2 Về sự phân loại nghĩa tình thái của câu tiếng Việt

1.3.3 Các phương tiện biểu thị nghĩa tình thái của câu tiếng Việt

1.3.4 Về cách thức biểu thị nghĩa tình thái

1.4 Vài nét về các văn bản văn học tiếng Việt giảng dạy ở trường trung học phổ thông 1.5 Vài nét về việc giảng dạy nghĩa của câu, văn học và văn hoá ở trường trung học phổ thông

2.2 Tiểu nhóm nghĩa tình thái chủ quan biểu thị quan hệ giữa người nói với điều được nói tới trong câu

2.2.1 Nghĩa tình thái nhận thức

2.2.1.1 Khái quát về nghĩa tình thái nhận thức

NTTNT là một loại của tiểu nhóm nghĩa tình thái biểu thị quan hệ giữa người nói với điều

được nóitớinằm trong nhómNTTCQ, thể hiện sự hiểu biết của người nói bao gồm cả sự xác nhận

Trang 12

3

cũng như những cam kết của cá nhân người nói đối với tính chân thật của điều được nói ra trong câu Tính chủ quan trong NTTNT thể hiện ở những bằng chứng về kinh nghiệm, về sự cảm nhận tức thời qua các giác quan, về thông tin nghe qua người khác hay về sự suy luận mang tính cá nhân của người nói nhằm thể hiện những cam kết có phạm vi, mức độ vào tính chân thực của điều được

nói ra Có thể xếp vào đây cả thứ NTT mà Diệp Quang Ban gọi là tình thái ý kiến bởi các biểu thức

thể hiện nó thường có giá trị cam kết về phạm vi tác động hay mức độ hiệu lực,giá trị tương đối hay có sự xác thực hạn chế của nội dung sự việc nói trong câu

2.2.1.2 Sắc thái khả năng hiện thực

Ở sắc thái này, người nói không cam kết điều mình nói là đúng hay sai, mà chỉ đưa ra phỏng đoán về một điều gì đó có thể đã xảy ra, đang, sẽ xảy ra nhưng người nói không biết chắc

chắn Ví dụ:Nghe nói chúng mày đã mài rựa, mài giáo cả rồi, phải không? Những phỏng đoán

này có thể khác nhau về mức độ chân thực Những câu nghi vấn biểu thị rằng người nói chưa biết

rõ hoặc chưa dám khẳng định điều mình nói ra là đúng hay sai, đều có sắc thái khả năng hiện thực

2.2.1.3 Sắc thái khả năng phi hiện thực

Đây là trường hợp người nói không cam kết điều mình nói là đúng hay sai, mà chỉ đưa ra

phỏng đoán về khả năng không có thật, không xảy ra của điều được nói tới Ví dụ: Có khối cơm

trắng mấy giò đấy

2.2.1.4 Sắc thái tất yếu hiện thực

Ở trường hợp sắc thái tất yếu hiện thực, người nói khẳng định tính chân lí của điều được

nói đến trong câu Ví dụ: Rõ ràng là khi kể tên các con trai, ông cụ đã gạt tên thằng Cừ

2.2.1.5 Sắc thái tất yếu phi hiện thực

Đây là trường hợp dùng để khẳng định tính chân lí của một nội dung mang tính phủ định được nói đến trong câu Người nói cam kết điều nói trong câu là sai hoặc không có khả năng xảy

ra Ví dụ: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?

2.2.1.6 Phân biệt các sắc thái nghĩa và kết luận về nghĩa tình thái nhận thức

1 Có thể thấy điểm thống nhất và khác biệt giữa các sắc thái của NTTNT qua bảng đối chiếu dưới đây:

Bảng 5 : Đối chiếu các sắc thái nghĩa của nghĩa tình thái nhận thức

Các phương diện

Sắc thái Khả năng hiện thực

Sắc thái Khả năng phi hiện thực

Sắc thái Tất yếu hiện thực

Sắc thái Tất yếu phi hiện thực

Lượng, tỉ lệ % câu chứa sắc thái/

Ngày đăng: 20/12/2016, 22:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w