1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ ngữ văn: Sáng tác dành cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh

132 886 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 430,19 KB

Nội dung

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Văn học thiếu nhi là một bộ phận không thể thiếu trong nền văn học của mỗi dân tộc. Cùng với các loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc, hội họa...văn học thiếu nhi là một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên tâm hồn và nhân cách mỗi người ngay từ tuổi ấu thơ. Và cũng chính bộ phận văn học thiếu nhi đã góp phần quan trọng tạo nên sự hoàn chỉnh cho diện mạo của nền văn học mỗi dân tộc trên thế giới. Văn học thiếu nhi Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển muộn hơn so với văn học thiếu nhi các nước khác. Trước 1945, thiếu nhi và văn học cho thiếu nhi chưa thực sự được quan tâm. Phạm vi đọc, tiếp cận với văn học của trẻ em chỉ là các tác phẩm văn học dân gian, một số tác phẩm thiếu nhi dịch từ nước ngoài...và lại bị bó hẹp trong một số đối tượng. Phải đến những năm đầu thập kỷ bốn mươi của thế kỷ XX, đặc biệt là sau năm 1945, văn học thiếu nhi mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Mặc dù mới trải qua hơn nửa thế kỷ nhưng có thể nói, cho đến nay, văn học thiếu nhi Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể, giữ vai trò quan trọng trong nền văn học dân tộc. Tuy nhiên nghiên cứu về văn học thiếu nhi vẫn chưa thực sự được nhiều người quan tâm. 1.2. Ở nước ta văn thơ viết cho thiếu nhi ngày càng phát triển với đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo như: Võ Quảng, Phạm Hổ, Định Hải, Dương Thuấn, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Vĩ Dạ...Trong đó Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu. 1.3. Xuân Quỳnh là một trong những tài năng thơ ca của văn học Việt Nam hiện đại, nhiều sáng tác của chị đã ghi lại một dấu ấn đậm nét trong lòng những người yêu văn chương. Cuộc đời chị tuy ngắn ngủi nhưng thơ văn của Xuân Quỳnh lại khá dày dặn. Xuân Quỳnh (19421988) không chỉ là nhà thơ nữ trữ tình nổi tiếng của thơ ca Việt Nam hiện đại, chị còn là cây bút có duyên trong những sáng tác viết cho thiếu nhi. Trên cả hai lĩnh vực: sáng tác thơ và truyện cho thiếu nhi, Xuân Quỳnh đều để lại những thành công đáng kể. Nhiều trang thơ của chị làm đắm say tâm hồn trẻ thơ, truyện viết cho thiếu nhi của chị vừa giản dị, gần gũi cuộc sống, vừa sâu sắc, chan chứa tình người, khiến bạn đọc gập trang sách còn bâng khuâng muốn giở ra đọc lại. Tìm hiểu thơ văn viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về thế giới thơ của chị, hiểu những tình cảm rất đời thường, dung dị của nữ thi sĩ này. Đây cũng chính là một cách giải mã một chất thơ từ tổ ấm mà Xuân Quỳnh thường ấp ủ. Đọc những vần thơ văn Xuân Quỳnh, người viết cảm nhận được sự gần gũi, thân thiết, đầm ấm mà không dễ gì có được trong đời sống mỗi ngày. Đọc thơ văn Xuân Quỳnh ta thấy lòng mình ấm áp hơn, cảm nhận được sự bình yên trong tâm hồn. Đặc biệt những tác phẩm thơ và truyện viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh đầy ấp một tình yêu dành cho con trẻ. Những sáng tác ấy đã nhẹ nhàng gieo vào tâm hồn tuổi thơ sống biết yêu thương, vị tha và cao thượng. Không chỉ dành riêng cho trẻ em, những bà mẹ trẻ đọc thơ văn Xuân Quỳnh ít nhiều cũng tìm thấy bóng dáng mình trong đó. Những tác phẩm dù là thơ hay truyện ngắn đều được Xuân Quỳnh viết bởi một trái tim nhân hậu đằm thắm yêu thương và giàu nữ tính. 1.4. Thơ văn viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh được sử dụng khá nhiều trong chương trình văn học ở trường mầm non và tiểu học nhờ giàu giá trị đạo đức nhân văn và nghệ thuật ngôn ngữ. Rất nhiều tác phẩm của Xuân Quỳnh đã được chọn lọc đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc mầm non và tiểu học như truyện hoa dâm bụt, cô gió mất tên, mùa xuân trên cánh đồng, người nặn đồ chơi... và tiếng gà trưa, bài truyện cổ tích loài người . Với tấm lòng yêu thích ngưỡng mộ đối với một tài năng thơ văn, cùng với niềm yêu thích thơ văn thiếu nhi tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Sáng tác dành cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh ”.

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Văn học thiếu nhi là một bộ phận không thể thiếu trong nền văn học

của mỗi dân tộc Cùng với các loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc,hội họa văn học thiếu nhi là một trong những yếu tố quan trọng hìnhthành nên tâm hồn và nhân cách mỗi người ngay từ tuổi ấu thơ Vàcũng chính bộ phận văn học thiếu nhi đã góp phần quan trọng tạo nên

sự hoàn chỉnh cho diện mạo của nền văn học mỗi dân tộc trên thếgiới

Văn học thiếu nhi Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển muộn hơn

so với văn học thiếu nhi các nước khác Trước 1945, thiếu nhi và văn họccho thiếu nhi chưa thực sự được quan tâm Phạm vi đọc, tiếp cận với vănhọc của trẻ em chỉ là các tác phẩm văn học dân gian, một số tác phẩm thiếunhi dịch từ nước ngoài và lại bị bó hẹp trong một số đối tượng Phải đếnnhững năm đầu thập kỷ bốn mươi của thế kỷ XX, đặc biệt là sau năm 1945,văn học thiếu nhi mới thực sự phát triển mạnh mẽ Mặc dù mới trải qua hơnnửa thế kỷ nhưng có thể nói, cho đến nay, văn học thiếu nhi Việt Nam đã cónhững thành tựu đáng kể, giữ vai trò quan trọng trong nền văn học dân tộc.Tuy nhiên nghiên cứu về văn học thiếu nhi vẫn chưa thực sự được nhiềungười quan tâm

1.2 Ở nước ta văn thơ viết cho thiếu nhi ngày càng phát triển với đội ngũ

sáng tác ngày càng đông đảo như: Võ Quảng, Phạm Hổ, Định Hải,Dương Thuấn, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị VĩDạ Trong đó Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu 1.3 Xuân Quỳnh là một trong những tài năng thơ ca của văn học Việt Nam hiệnđại, nhiều sáng tác của chị đã ghi lại một dấu ấn đậm nét trong lòng những ngườiyêu văn chương Cuộc đời chị tuy ngắn ngủi nhưng thơ văn của Xuân Quỳnh lạikhá dày dặn Xuân Quỳnh (1942-1988) không chỉ là nhà thơ nữ trữ tình nổi tiếngcủa thơ ca Việt Nam hiện đại, chị còn là cây bút có duyên trong những sáng tácviết cho thiếu nhi Trên cả hai lĩnh vực: sáng tác thơ và truyện cho thiếu nhi, XuânQuỳnh đều để lại những thành công đáng kể Nhiều trang thơ của chị làm đắm say

Trang 2

tâm hồn trẻ thơ, truyện viết cho thiếu nhi của chị vừa giản dị, gần gũi cuộc sống,vừa sâu sắc, chan chứa tình người, khiến bạn đọc gập trang sách còn bâng khuângmuốn giở ra đọc lại Tìm hiểu thơ văn viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh sẽ giúpchúng ta hiểu sâu sắc hơn về thế giới thơ của chị, hiểu những tình cảm rất đờithường, dung dị của nữ thi sĩ này Đây cũng chính là một cách giải mã một chất thơ

từ tổ ấm mà Xuân Quỳnh thường ấp ủ Đọc những vần thơ văn Xuân Quỳnh, ngườiviết cảm nhận được sự gần gũi, thân thiết, đầm ấm mà không dễ gì có được trongđời sống mỗi ngày Đọc thơ văn Xuân Quỳnh ta thấy lòng mình ấm áp hơn, cảmnhận được sự bình yên trong tâm hồn Đặc biệt những tác phẩm thơ và truyện viếtcho thiếu nhi của Xuân Quỳnh đầy ấp một tình yêu dành cho con trẻ Những sángtác ấy đã nhẹ nhàng gieo vào tâm hồn tuổi thơ sống biết yêu thương, vị tha và caothượng Không chỉ dành riêng cho trẻ em, những bà mẹ trẻ đọc thơ văn XuânQuỳnh ít nhiều cũng tìm thấy bóng dáng mình trong đó Những tác phẩm dù là thơhay truyện ngắn đều được Xuân Quỳnh viết bởi một trái tim nhân hậu đằm thắmyêu thương và giàu nữ tính

1.4 Thơ văn viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh được sử dụng khá nhiều trongchương trình văn học ở trường mầm non và tiểu học nhờ giàu giá trị đạo đức nhânvăn và nghệ thuật ngôn ngữ Rất nhiều tác phẩm của Xuân Quỳnh đã được chọnlọc đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc mầm non và tiểu học như truyện hoadâm bụt, cô gió mất tên, mùa xuân trên cánh đồng, người nặn đồ chơi và tiếng gàtrưa, bài truyện cổ tích loài người Với tấm lòng yêu thích ngưỡng mộ đối với mộttài năng thơ văn, cùng với niềm yêu thích thơ văn thiếu nhi tôi đã mạnh dạn lựachọn đề tài:

“Sáng tác dành cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh ”

2.1 Tác giả Vân Thanh, một trong những nhà nghiên cứu tiêu biểu, tâm

huyết với văn học thiếu nhi, coi việc nghiên cứu văn học thiếu nhi là

Trang 3

sự nghiệp của cả đời mình, trong bài viết Xuân Quỳnh với thơ thiếu

nhi đã khẳng định “thơ viết cho thiếu nhi ( ) là một bộ phận quan

trọng làm nên sự nghiệp của nhà thơ nữ đặc sắc Xuân Quỳnh” Bài

viết đã chỉ ra những đặc trưng tạo nên nét đặc sắc và phong cách trongsáng tác thơ cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh Điều đó được thể hiện ở

tình mẫu tử thiêng liêng “là thiên thần, là đối tượng che chở và cũng

là điểm tựa tinh thần ” trong tư cách làm mẹ của Xuân Quỳnh: ở ý

nghĩa giáo dục sâu sắc “ không có sự cao đạo, lên giọng, truyền

giảng”, “không phải là lối nhại mượn bắt chước, cưa sừng làm nghé,” mà là cách “nói chính lời trẻ thơ, nghĩ cách nghĩ trẻ thơ Rồi lại có thể tách ra khỏi trẻ thơ, để ngụ vào đấy một triết lý hồn nhiên của sự sống, thứ triết lý mà ở mỗi lứa tuổi đời có thể hấp thụ một cách riêng”; ở những vần thơ giản dị, “dồi dào và trong trẻo, ngộ nghĩnh và dễ thương”, “đi sâu vào những trải nghiệm của bản thân ( ) nhưng đã biểu đạt hộ cho chúng ta những chân lí thật thông thường mà không dễ ai cũng nói được tỏ tường”[101,1094,1095,1097,1014] Có thể nói đây là bài viết đã có

những nhận xét đánh giá khá sâu sắc, toàn diện về những đặc sắctrong thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh qua một số bài thơ tiêubiểu của chị

* Trong cuốn “Xuân Quỳnh, cuộc đời và tác phẩm (nhà xuất bản

văn học - 2003) cũng có một số bài viết về thơ tình Xuân Quỳnh.Những bài viết này ít nhiều đề cập đến thơ văn viết cho thiếu nhicủa chị

Tác giả Chu Nga sau khi khẳng định phong cách thơ Xuân Quỳnh là “tươi

tắn”, “hồn nhiên”, “nghịch ngợm và dí dỏm, không cần làm duyên mà vẫn có duyên” cũng nhắc qua đến thơ thiếu nhi của Xuân Quỳnh, trong đó chủ yếu đề

cập đến đề tài viết về tình mẫu tử Tác giả nhận xét “tất cả những bài thơ về

con của Xuân Quỳnh đều cảm động” [96, 495].

* Thiếu Mai khi đọc thơ Xuân Quỳnh cũng có cảm nhận giống như nhànghiên cứa Vân Thanh Thiếu Mai đã chỉ ra hai đặc điểm trong thơ viết

Trang 4

cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh đó là “nhìn mọi vật bằng con mắt trẻ thơ”

và “mỗi bài thơ đều mang một ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng” [96,517].

* Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh (trong đó có thơ thiếu nhi) được tác giả NguyễnXuân Nam cảm nhận từ các tập Chồi biêc, Hoa dọc chiến hào, Gió lào cát trắng,

và Lời ru trên mặt đất Ngợi ca vẻ đẹp của những bài thơ viết trong chiến tranh,nhà thơ không quên ngợi ca vẻ đẹp của những bài thơ viết cho thiếu nhi là

“người mẹ điều giàu có nhất của xuân quỳnh là tình thương’’, “có tình thương,

có nghệ thuật, người phụ nữ mới thấy hết hạnh phúc của mình ”.[96,593] Đểchứng minh điều đó tác giả Xuân Nam đã trích dẫn ra một số bài tiêu biểu viếtcho thiếu nhi trong các tập thơ trên như: Mùa xuân mừng con thêm một tuổi,Cắt nghĩa, Con chả biết được đâu, Con yêu mẹ, Mùa đông nắng ở đâu, Chuyện

cổ tích về loài người, Cái ngoan của Mí

* Tác giả Chu Nga trong tạp chí văn học số 1/1973 đã gọi Xuân Quỳnh làmột chồi thơ sắc biếc và dự đoán tài năng thơ này sẽ đi xa hơn Tác giả ThiếuMai cũng khẳng định đây là một tài năng đang độ chín trên phương diện thơca.Trong bài viết trên TCVH 1/1983 Nhà phê bình Vương Trí Nhàn mượn lời

đối thoại với bạn thơ Phạm Tiến Duật để phát hiện một hồn thơ Xuân Quỳnh “ý

thức về thời gian, cảm giác về hạnh phúc” mà hạnh phúc ấy xuất phát từ trong

những cảm xúc rất đời thường trong đó có thơ văn viết cho thiếu nhi

2.2 Ngoài ra còn một số ý kiến đề cập đến mảng sáng tác truyện viết chothiếu nhi của Xuân Quỳnh Bàn đến mảng sáng tác văn xuôi cho thiếu nhi củaXuân Quỳnh, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Bình có bài viết: đọc Vẫn có ông trăngkhác và một kỉ niệm với Xuân Quỳnh Trong khi bày tỏ cảm xúc và những đánhgiá đối với tập truyện Vẫn có ông trăng khác, tác giả khẳng định cả thơ và

truyện thiếu nhi của Xuân Quỳnh đều “mang bản sắc sáng tạo ”, “ ta luôn bắt

gặp vẻ đôn hậu của người mẹ từng trải và cái nhìn non tơ, run rẩy của tuổi thơ

mà người mẹ ấy trọn đời yêu mến ” [96, 540].

* Nhà văn Nguyễn Ngọc Tú nhận xét: “nhiều truyện của Xuân Quỳnh đọc

mà dưng dưng nước mắt” Nhà nghiên cứu Vân Thanh cũng cho rằng: những

truyện của chị “đẹp như cổ tích, ẩn chứa nhiều điều kì thú ” Trong cuốn vẻ đẹp

thơ Xuân Quỳnh tác giả Nguyễn Xuân Nam khẳng định sự tươi trẻ, hồn hậu của

Trang 5

Xuân Quỳnh qua mảng thơ viết cho trẻ em trong tập “Lời ru trên mặt đất, qua

đó còn thấy được một thế giới nội tâm phong phú của người mẹ Xuân Quỳnh”.

Các sáng tác viết cho thiếu nhi của chị được các em yêu thích và đón nhận

Tập thơ “Bầu trời trong quả trứng” được tặng giải thưởng chính thức giải văn học thiếu nhi từ năm 1981-1993 Sau này những tập thơ như “Bầu trời trong quả

trứng”, “Cây trong phố - chờ trăng” (in chung với Ý Nhi ) truyện “Bến tàu trong thành phố”, “Vẫn có ông trăng khác”, “Chú gấu trong vòng đu quay”

(tập truyện) được nhà xuất bản Kim Đồng tái bản nhiều lần Điều đó khẳng địnhthơ văn thiếu nhi Xuân Quỳnh ngày càng trở thành một đối tượng tìm hiểu vànghiên cứu của nhiều độc giả say mê văn học Đặc biệt tác giả Vân Thanh là người

có nhiều công trình nghiên cứu về văn thơ thiếu nhi đã dành hẳn nhiều bài viết vềthơ văn thiếu nhi Xuân Quỳnh trên một số tạp chí văn học

Qua khảo sát chúng tôi thấy các công trình nghiên cứu Xuân Quỳnh rất phongphú nhưng nghiên cứu về thơ văn viết cho thiếu nhi thì còn rất hạn chế hoặc nếu cóthì chỉ dừng lại ở bề rộng mà chưa đi sâu vào nghiên cứu các tầng ý nghĩa thơ vănthiếu nhi Xuân Quỳnh Rất tiếc đến nay vẫn chưa có nhiều bài nghiên cứu về mảngsáng tác này Thực tế đó là một gợi mở, một định hướng, cũng là lí do để tôi triển

khai luận văn với đề tài: “Sáng tác dành cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh ”.

3 MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về trẻ thơ trong sáng tác của Xuân Quỳnh để khẳng định

vị trí, vai trò của hình tượng trẻ thơ trong thế giới nghệ thuật của XuânQuỳnh nói chung Tuy chiếm số lượng sáng tác không nhiều nhưng trẻ thơchính là điểm sáng trong những sáng tác của tác giả Đồng thời, qua mảngsáng tác này thấy được nét độc đáo đa dạng của thế giới hình tượng nghệthuật trong thơ văn Xuân Quỳnh Đặc biệt, qua việc nghiên cứu thơ văn viết

về thiếu nhi của Xuân Quỳnh ta thấy thơ văn chị mang một vẻ đẹp của sựtrong trẻo vốn được chưng cất qua một tâm hồn đầy trải nghiệm với nhiềucung bậc cảm xúc

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 6

Văn học thiếu nhi Việt Nam chỉ thực sự hình thành và phát triển với tưcách là một bộ phận của văn học Việt Nam từ sau năm 1945, đặc biệt là từsau khi NXB Kim Đồng được thành lập ngày 17/6/1957 Đội ngũ các nhàthơ, nhà văn viết cho thiếu nhi đến nay khá đông đảo, tuy nhiên với đề tài:sáng tác viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh, chúng tôi chỉ tiến hành tìm hiểutrên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật những bài thơ và truyệnngắn tiêu biểu viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh.

Tìm hiểu thơ văn viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh kết hợp với nhữngvần thơ trữ tình trong hệ thống sáng tác của chị sẽ làm nổi bật rõ một hồnthơ Xuân Quỳnh đằm thắm rất gần với cuộc sống, sống tựa như hơi thở

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để hoàn thành luận văn, chúng tôi đã kếp hợp sử dụng các phương pháp cơbản sau

- Phương pháp tổng hợp tư liệu: Chúng tôi tiến hành sưu tầm, tập hợp tư liệu gắnvới các tiêu chí lý luận, sắp xếp theo hệ thống giúp cho việc nghiên cứu, khảo sáttác phẩm một cách thuận lợi

- Phương pháp so sánh đối chiếu: Nhằm nhận diện những đặc trưng, những nét độcđáo, khác biệt trong sáng tác cho thiếu nhi của Xuân quỳnh

- Phương pháp phân tích , chứng minh, bình giá: Là phương pháp cơ bản để hiểu rõnhững đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong thơ văn viết cho thiếu nhi của XuânQuỳnh

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Luận văn là công trình nghiên cứu, tìm hiểu về sáng tác viết cho thiếu nhi củaXuân Quỳnh Đây là vấn đề chưa được các nhà phê bình nghiên cứu tìm hiểu, đánhgiá một cách toàn diện, hệ thống Từ đó tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của luậnvăn sẽ đem đến một cái nhìn khái quát về những đặc trưng đặc sắc của các tácphẩm thơ văn viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh

6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Trang 7

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lụccác tác phẩm được khảo sát, phần nội dung chính của luận văn được triển khaitrong 3 chương:

Chương I: Xuân Quỳnh và con đường đến với sáng tác dành cho thiếu nhi

Chương II: Nội dung phản ánh trong sáng tác dành cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh

Chương III: Một số phương thức thể hiện trong sáng tác dành cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh

Trang 8

về tơ lụa đã để lại dấu ấn đậm nét trong cá tính và phong cách thơ XuânQuỳnh sau này.

Tháng 2/ 1955, Xuân Quỳnh gia nhập đoàn ca múa nhạc TW và trở thànhmột diễn viên múa 1959 chị được tham gia Festival Thanh niên và sinh viênthế giới và Ấn Độ Từ liên hoan này Xuân Quỳnh được nổi lên trên nền sânkhấu Việt Nam như một bông hoa Quỳnh của nghệ thuật múa

1962, tập thơ đầu tay của Xuân Quỳnh được in chung cùng Cẩm Lai có

tên “Chồi biếc” Sau tập thơ này Xuân Quỳnh đã trở thành một tác giả quen

Trang 9

thuộc bạn đọc Xuân Quỳnh trở thành biên tập viên của Nhà Xuất Bản Vănhọc và từ đó chị là một tác giả trong làng văn.

Khi nhắc tới Xuân Quỳnh không thể không nhắc tới nhà biên kịch tàinăng Lưu Quang Vũ người bạn đời đã cùng chị đi suốt mười lăm năm cuốiđời Xuân Quỳnh mất ngày 29/8/ 1988 trong một tai nạn giao thông tại châncầu Phú Lương tỉnh Hải Dương cùng chồng và con trai Lưu Quỳnh Thơ Xuân Quỳnh bước vào làng thơ như một sự thách thức với số phận, chị

đã chối bỏ phông màn, ánh sáng rực rỡ của sân khấu để buộc số phận mìnhvào cây bút và trang giấy Chị không hề lùi bước trước những khó khăn khimới bắt đầu đặt những bước đầu tiên trên con đường chinh phục nghệ thuậtđầy chông gai: nghệ thuật thơ ca Và trên bước đường chông gai đó chị tìmcho mình người bạn tri âm và đã thành công Không có vị giám khảo nàocông bằng như bạn đọc, chắc chắn rằng phần thưởng lớn nhất của ngườinghệ sĩ chính là sự ưu ái của bạn đọc Và Xuân Quỳnh đã có được phầnthưởng ấy!

Đến với nghệ thuật bằng tập thơ đầu tay “Chồi biếc” Xuân Quỳnh đã

khẳng định năng khiếu bẩm sinh, tài năng ấy ngày càng đạt tới độ chín khichị đã trải qua nhiều sự trải nghiệm trong cuộc đời Những năm tháng tuổithơ không mấy yên bình đã phả vào thơ chị những dấu ấn riêng của một tuổithơ nhọc nhằn Cuộc đời riêng không toại ý đem đến cho thơ chị một nétbuồn phảng phất với những khát khao về một tình yêu không có tuổi ThơXuân Quỳnh là tiếng hát say mê, sôi nổi thiết tha với đời, thơ tình yêu củachị trở thành tiếng lòng của nhiều thế hệ bạn đọc Chị được ví như một conong xanh miệt mài bay đi hút nhụy để làm nên trại mật ngọt cho đời, chongười Con ong bay cả chặng đường dài mệt mỏi, luôn lo âu trước mỗi bướcđường sắp tới, nhưng con ong ấy không chịu lùi bước Nó hăng hái bay tớimột vườn thơ đầy hương sắc để làm nên một chất men say cho đời

Sáng tác của chị không chỉ tập trung ở thơ mà chị còn thành công trên cảđịa hạt văn xuôi Ở lĩnh vực nào chị cũng đạt được những thành công nhấtđịnh Bạn đọc biết đến Xuân Quỳnh như một nhà thơ tiêu biểu của thế kỉ XXnhưng bên cạnh đó chị còn chinh phục một khối lượng độc giả lớn là các emthiếu nhi Thơ văn viết cho thiếu nhi của chị bao giờ cũng hồn hậu tinh tế,

Trang 10

thế giới được khám phá bằng đôi mắt ngây thơ con trẻ nhưng cũng nhiều suytưởng của một người dày dặn kinh nghiệm.

Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, Xuân Quỳnh vớitrách nhiệm của một thi sĩ công nhân, chị đã đặt chân mình lên vùng đấtchiến sự ác liệt và cả những nơi xa xôi như vùng địa cầu của tổ quốc như CàMau, các tỉnh miền Tây Nam Bộ Dù ở đâu chị cũng hăm hở đi và viết vàgặt hái những thành công nhất định

Các tập thơ của chị được độc giả đón nhận nồng nhiệt như:

Bầu trời trong quả trứng - 1982

Truyện Lưu Nguyễn( truyện thơ) - 1983

Tự hát - 1984

Sân ga chiều em đ i- 1984

Hoa cỏ may - 1989

Văn xuôi

Bao giờ con lớn - 1974

Chú gấu trong vùng đu quay - 1978

Mùa xuân trên cánh đồng - 1981

Bến tàu trong thành phố - 1984

Vẫn còn ông trăng khác - 1982

Trang 11

Riêng tập thơ “bầu trời trong quả trứng” được giải chính thức giải thưởngvăn học thiếu nhi 1981 - 1993

Qua việc khảo sát và tìm hiểu về sự nghiệp thơ văn Xuân Quỳnh ta thấy:Con đường thơ của Xuân Quỳnh có đôi nét khác biệt so với các bạn thơ củachị Sau khoảng mười lăm năm làm thơ, ta nhận thấy chị có một bướcchuyển khá rõ rệt Ở chị, có hai dòng thơ: Dòng thơ cho người lớn (tạm gọinhư thế để phân biệt), và dòng thơ cho thiếu nhi mà tiền thân của nó lànhững bài thơ về tuổi thơ của chính tác giả Hai dòng thơ này vẫn đi sóngđôi, nhưng nhịp điệu phát triển thì có khác Thơ cho người lớn của chị pháttriển đều cho đến Gió Lào cát trắng thì dường như có phần chững lại, (cũng

là tất yếu sau một giai đoạn phát triển) trong khi đó thơ viết về thiếu nhi vàcho thiếu nhi lại phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu Ở một số (khá nhiều)nhà thơ viết cho các em là phụ có tính chất điểm khuyết cho vui vui vậy thôichứ không có ý nghĩa gì nhiều trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của họ VớiXuân Quỳnh thì khác thơ thiếu nhi của chị không chỉ là những nét phác nhẹnhõm có cũng được mà không có cũng thôi, trái lại, là bằng chứng của mộttình yêu thương mạnh mẽ và một nỗi thôi thúc nóng bỏng muốn nói với các

em muốn truyền cho các em những ước vọng sâu xa của mình Chính vì vậy,

mà phần thơ viết cho thiếu nhi của chị những năm gần đây đã đạt đượcnhững thành tựu đáng lưu ý Với những bài thơ viết cho thiếu nhi, XuânQuỳnh đã định được cho mình một hướng chuyển rất trúng có cảm tưởng rất

rõ ràng một lần nữa, chị lại tự phát hiện ra một khía cạnh tiềm ẩn sở trườngcủa mình.Nguyên nhân chủ yếu, có tính chất dẫn dắt, soi sáng của nhữngthành công của Xuân Quỳnh, trước tiên phải kể đến quan niệm của chị trongviệc làm thơ cho các em

Xuân Quỳnh quan niệm “thơ – món quà bạn nhỏ tặng bạn nhỏ bây

giờ” Đó là một quan niệm sâu sắc mà rất tiếc, không phải ai ai làm thơ cho

các em cũng đều có được: Phải xuất phát từ tấm lòng thật sự tôn trọng contrẻ mà viết Tôi nhớ, có lần phát biểu về việc làm thơ cho các em, chị tráchngười lớn sao đã vội quên đi những đau khổ và những khát khao của tuổi thơ

mình “bởi vì nếu nhớ tới thì người lớn sẽ đối xử với trẻ con tâm lý và công

bằng hơn” chị quan niệm sự đau khổ nỗi lo âu của con trẻ cũng sâu sắc

không kém gì của người lớn, và chị thực sự tôn trọng chúng Có được quanniệm ấy, có lẽ cũng không phải dễ dàng gì Phải là người yêu trẻ và đặc biệt

Trang 12

phải hiểu trẻ lắm Tất cả những yếu tố đó cùng với sở trường và niềm đam

mê đã thôi thúc chị đến với sáng tác nghệ thuật

Có thể nói Xuân Quỳnh đến với các em bằng một tình yêu thực sự, một tâmnguyện được trở thành nhà thơ của các em Chiếc cầu nối chị với các em không gì khác hơn chính là các con của chị : Tuấn Anh, Minh Vũ, Quỳnh Thơ Những đứa con chính là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn của Quỳnh Đặc biệt với tuổi thơ nhọc nhằn, thiếu thốn tình cảm: mẹ mất sớm bố công tác xa nhà, dù được bà hết lòng thương yêu nhưng với một trái tim đầy nhạy cảm, Xuân Quỳnh ý thức được sự thiếu vắng của những giai âm hạnh phúc mà lẽ ra chị được hưởng Sự thiếu thốn tình cảm đã làm nảy sinh những khát khao, về sau trở thành nguồn cảm hứng mở ra những sáng tạo vô bờ bến

Thơ cũng như văn Xuân Quỳnh viết cho các em rất giản dị, giản dị đến độđọc nó, ta không nghĩ là tác giả làm thơ viết văn mà ta cứ bị thu hút vào trong thếgiới trẻ thơ một cách tự nhiên Cứ nhìn qua nhường như những bài thơ bốn chữ,năm chữ, sáu chữ, lục bát tám chữ của chị không có nét gì mới mẻ Song, điềuđáng chú ý là chị thường vận dụng các thể thơ truyền thống ấy một cách thoải mái,vần điệu cứ tự nhiên mà đến Được như vậy không phải dễ Phải có sự nhuầnnhuyễn trong suy nghĩ, cảm xúc, và phải chọn đúng thể thơ phù hợp với nội dungvấn đề mình định miêu tả Cái mới ở đây chính là cách nhìn, cách cảm nghĩ đầytính chất khám phá, phát hiện và ở cách nói, cách dẫn dắt câu chuyện, cách vậndụng ngôn ngữ phù hợp với trình độ tiếp thu và hứng thú của lứa tuổi

Có thể nói thơ văn viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh không chỉ làm phongphú thêm tâm hồn con trẻ, nuôi dưỡng những tình cảm đẹp cho các em, mà đối vớingười lớn chúng ta, chị đã thực sự làm sống dậy trong ta cái nhìn, và cảm xúc tươinon, trong trẻo mà đôi khi ta đã tự vùi lấp đi trong cuộc sống bận rộn, bộn bề côngviệc

2 Con đường đến với những sáng tác dành cho thiếu nhi

Xuân Quỳnh đến với thiếu nhi, trong cuộc hành trình dài một đờithơ, một đời văn không phải như một phút dừng chân của một khách lãng

du, chị đến với các em bằng một tình yêu đích thực, một tâm nguyện trởthành nhà thơ của các em

Trang 13

2.1 Từ nồng ấm tình mẫu tử

Đối với mỗi người phụ nữ khi sinh ra và lớn lên trongđời, thì một trong những niềm hạnh phúc nhất của họ là đượclàm con rồi lại làm mẹ Cùng với tình yêu, có thể nói tình mẫu

tử là tình cảm thiêng liêng nhất, đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mỗingười phụ nữ Tình mẫu tử là tình cảm cổ xưa nhất, cao cả nhất,

vĩnh hằng nhất và phổ biến nhất của loài người Đó là “cuội

nguồn của sự sống này, là nguyên tố đầu tiên cũng là vẻ đẹp cuối cùng của thế giới chúng ta”(80) Mẫu tính, làm mẹ là bản

năng, là thiên chức trời phú dành riêng cho một nửa thế giới

Nó chính là “bản năng chăm lo, bảo vệ lấy sự sống của con

người” do người phụ nữ “mang nặng đẻ đau ra”, là “tình thương bẩm sinh của nữ tính - sợi dây thần kinh đặc biệt nhạy cảm của nữ giới”, là “tất cả cái phần sâu thẳm như một thiên phú riêng của tâm hồn nữ giới” [4] Chẳng thế mà trong văn

học, ta thấy rất nhiều nhà văn đi tìm những vẻ đẹp mẫu tính:

Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp nhưtìm đến những vẻ đẹp mang tính bản năng, nguyên sơ của loàingười Nhà văn, nhà thơ nào viết về tình cảm mẹ con cũng vớimột tình cảm kính yêu, trân trọng nhất

Thơ văn của các nhà thơ, nhà văn nữ viết về tình mẫu

tử, về hạnh phúc làm mẹ lại càng phổ biến Bởi không có gì sâusắc và chân thật hơn khi chính người phụ nữ viết lên cảm xúccủa mình về bản năng được làm mẹ, đặc biệt là những vần thơvăn ấy trước hết lại dành cho chính những đứa con thân yêu của

họ Con chính là thứ tài sản vô giá của người mẹ Vì vậy nhàthơ Đoàn Thị Luyến đã khẳng định:

gia tài của mẹ/

Là con đấy thôi

Đặc biệt đối với Xuân Quỳnh niềm hạnh phúc được làm mẹluôn ấp ủ trong tâm hồn người phụ nữ và được thể hiện ngay cảkhi đứa con chưa chào đời Mang trong mình một sinh linh nhỏ

bé, người mẹ đi đâu, làm gì dường như cũng nghĩ đến con –nghĩ đến niềm vui, niềm hạnh phúc sắp được làm mẹ:

Trang 14

Từ cánh buồm trong biển

( Con chả biết được đâu )

Thật tinh tế vô cùng và phải yêu con biết chừng nàothì Xuân Quỳnh mới cảm nhận được cả nhịp đập của trái timcon trẻ khi còn đang buổi bình minh

Khi Tuổi thơ con không được bình yên trong những nămtháng chiến tranh, người mẹ thương con nhưng cũng luôn hyvọng và có niềm tin ở phía trước:

“ Ba tháng lẫy, bảy tháng ngồi

Con chơi với đất, con chơi với hầm

Mong ngày, mong tháng, mong năm

Một năm con vịn vách hầm con đi

Mẹ nuôi ngọn lửa trong hầm

Để khi khôn lớn con cầm trên tay

Những điều mẹ nghĩ hôm nay

Ghi cho con nhớ những ngày còn thơ

( Tuổi thơ của con)

Có thể nói ấn tượng chung của bạn đọc về Xuân Quỳnh vềnhững vần thơ văn viết cho thiếu nhi là cảm hứng lấy từ tìnhmẫu tử Tình mẫu tử được chị thể hiện ở những bài thơ viết chocon, viết về con (Con yêu mẹ, tuổi ngựa, Chùm thơ xuân cho bacon nhỏ ) Bài thơ Tuổi ngựa nói về tình mẫu tử, thể hiện cảmxúc với mẹ, của những đứa con đối với người mẹ kính yêu củamình Đứa con sau khi trò chuyện biết mình là tuổi ngựa – tuổi

đi, tuổi cựa quậy – đã có dự định đi đây đi đó để khám phá cuộcsống muôn màu, muôn vẻ xung quanh mình

Trang 15

Mẹ ơi con sẽ phi

Qua bao nhiêu ngọn gió

xa người mẹ yêu quý của mình Trong khi say sưa chìm đắmvới cảnh đẹp của thiên nhiên em vẫn nhớ tới mẹ, muốn chia sẻniềm vui với mẹ:

Con mang về cho mẹ

Ngọn gió của trăm miền

Ngựa con vẫn nhớ dường

Từ những rung động đời thường sâu sắc, Xuân Quỳnh đã viếtnên những tác phẩm văn học thiếu nhi giàu tình mẫu tử

Trong thơ ca viết cho thiếu nhi, chủ đề này được khaithác khá nhiều và thật sự có nhiều thành tựu Thơ Xuân Quỳnh

là sự tiếp nối trên tinh thần mong muốn tạo một dấu ấn riêngcủa tác giả Đọc chị ta thấy thế giới được ngắm nhìn qua lăngkính tình mẹ con Như chuyện chú gà con ra đời , chị cũng tìmthấy ở đó cái lí do tình mẹ con: gà mẹ thì thương con, cứ ấp iusuốt ngày khiến cho thân thể xác xơ, gà con vì thương mẹ màđạp vỏ trứng ra tự nhiên đi kiếm ăn (Vì sao gà con ra) Hay cáitròn khuyết của vầng trăng cũng được chị cắt nghĩa bằng tình

mẹ con: Trăng khuyết là trăng mẹ hao gầy vì con chưa ngoan(Mặt trăng luôn luôn tròn) Tiêu biểu nhất phải kể đến bài thơ:Con yêu mẹ:

“- Con yêu mẹ bằng ông trời

Rộng lắm không bao giờ hết

Trang 16

Thế thì làm sao con biết

Là trời ở những đâu đâu

Trời rộng lại rất cao

Mẹ mong, bao giờ con tới ?”

Bài thơ được xây dựng theo lối cấu trúc đối đáp với giọng điệuthủ thỉ tâm tình Đứa con bày tỏ tình cảm của mình với mẹ bằngnhững ví von: con yêu mẹ bằng ông trời, rồi con yêu mẹ bằng

Hà Nội, rồi con yêu mẹ bằng trường học và cuối cùng là conyêu mẹ bằng con dế Kích thước các đối tượng được so sánhnhỏ dần, nhưng người đọc không hề thấy tình yêu của em dànhcho mẹ bị suy giảm hồn nhiên, ngộ nghĩnh làm nên sự chânthành và sức hấp dẫn cho bài thơ Lời thơ như nói được nghĩsuy của con trẻ và là tiếng nói của tình mẫu tử Ở đây XuânQuỳnh đã nắm bắt và thể hiện được kiểu tư duy của trẻ em,khiến cho giọng điệu bài thơ thêm ngọt ngào thương mến, khiếncho tình mẫu tử trở nên thật gần gũi Đó cũng là điểm chungtrong các tác phẩm của cố thi sĩ Xuân Quỳnh Những tác phẩm

dù là thơ hay truyện ngắn cũng đều được viết bởi một trái timnhân hậu, đằm thắm yêu thương và giàu nữ tính

Trong thơ Xuân Quỳnh lời ru – một biểu hiện sâu sắc củatình mẫu tử thiêng liêng cao cả Nếu trước kia một mảng thơ

tình yêu trong tập “Chồi biếc” cho thấy tâm hồn bạo và mới

của cô thiếu nữ Xuân Quỳnh thì những bài thơ viết cho thiếu

nhi trong tập “Lời ru trên mặt đất” đã mở ra thế giới nội tâm

phong phú của người mẹ Xuân Quỳnh đi tới tận cùng yêuthương trong lòng người mẹ và cố gắng đi đến hòa đồng tâm

hồn trẻ thơ Bắt đầu từ “Hoa dọc chiến hào” Xuân Quỳnh đã

có thơ viết cho con “Lời ru”, “Khi con ra đời” là những bài

thơ mở đầu cho mảng thơ này để về sau nó phát triển trở thànhmột đặc sắc trong thơ chị

Là người mẹ chị nói được cái mênh mang của tình mẫu

tử một cách thấm thía mà giản dị:

Dẫu con đi đến suốt đời

Vẫn không đi hết những lời mẹ ru

(Lời ru)

Trang 17

Chùm thơ viết cho con trong tập “lời ru trên mặt đất” không

chỉ nói cái tình mà cụ thể là tình mẫu tử mà còn là sự đồng cảmthực sự giữa chị với tâm hồn cách nghĩ cách cảm, cách nghĩ đầyngây thơ trong trẻo trong tâm hồn con trẻ Sự đồng điệu đó thểhiện rất rõ trong những bài hát ru mà Xuân Quỳnh gửi gắm cảniềm tin vào đó Tiếng ru của Xuân Quỳnh là tiếng hát của mộttâm hồn say mê sôi nổi, lời ru của Xuân Quỳnh thật khỏe khoắn

và trẻ trung Lời ru là một hình thức và phương tiện thơ ca thíchhợp để biểu hiện phần sâu lắng và đằm thắm của hồn thơ chị

Xuân Quỳnh dùng hình thức câu thơ tám chữ với âmhưởng lời ru để nói về tình mẫu tử thiêng liêng cao cả qua bảnnăng yêu thương và che trở cho con thơ luôn thường trực khiếnlời ru của Xuân Quỳnh cũng phấp phỏng những âu lo:

Con thức ban ngày mẹ trở che cho con Đêm con mơ làm sao mẹ che trở

Trong giấc mơ chỉ mình con bé nhỏChỉ mình con chơ trọi với quân thù Nếu giấc mơ là ngôi nhà cửa mở

Mẹ sẽ vào che trở giấc mơ con

(Lời ru)Tình mẫu tử ở những câu thơ này thật cảm động Cái ước

mơ “Nếu giấc mơ là ngôi nhà cửa mở /Mẹ sẽ vào che trở giấc

mơ con” nói với chúng ta biết bao điều về tấm lòng người mẹ.

Yêu thương đến khát khao được che trở cho con trong cả giấc

mơ là cách thể hiện tình mẫu tử đầy mới mẻ và sâu sắc củaXuân Quỳnh Có thể nói lời ru trong thơ chị là một biểu hiệnsâu lắng của tình mẫu tử tiếng ru xuất phát từ tâm hồn người mẹyêu con tha thiết và yêu đời đến cháy bỏng Ở một phương diệnnào đó nó còn là tiếng lòng bày tỏ của nhà thơ thể hiện rõ cáiTôi trữ tình đằm thắm rất riêng mà qua mỗi trang thơ XuânQuỳnh khéo léo phả vào

Trải qua các kì sinh nở người mẹ mới hiểu sâu sắc ýnghĩa của những đứa con trong cuộc đời mình Niềm tin vào sựsống vào những mầm xanh đang vươn lên từng ngày đang ấp ủtrong chị vì thế lời ru - trở thành một biểu hiện sâu sắc của tình

Trang 18

mẫu tử thiêng liêng cao cả trong thơ văn viết cho thiếu nhi của

chị Vì vậy nhà phê bình Nguyễn Xuân Nam trong bài viết “Vẻ

đẹp thơ Xuân Quỳnh” đã nhận xét về chùm thơ viết cho thiếu

nhi của chị: “Chùm thơ này đã nâng bản năng làm mẹ lên

thành nghệ thuật làm mẹ”

Không chỉ trong thơ mà trong văn xuôi tình mẫu tử được thể hiện ngay trongnhững câu chuyện bình thường của cuộc sống hàng ngày như trong các tác phẩm :bao giờ con lớn, Hai mẹ con con mối, Cơn mưa, Ngày mai con sẽ ngoan hay trongnhững truyện đồng thoại chị viết cho trẻ em (cá chuối con)

Cuộc đời mồ côi khiến cho Xuân Quỳnh hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cầnthiết và quý giá như thế nào đối với trẻ thơ, nên khi làm mẹ, Xuân Quỳnh dồn tất

cả tâm hồn sức lực cho con, tựa như để bù đắp cho những thiếu hụt và trống trảicủa chính đời mình Trong thơ văn Xuân Quỳnh, tình mẹ con thật thiết tha, sâuđậm Những đứa con là nguồn thi hứng không bao giờ cạn của Xuân Quỳnh

Thiên tính nữ cao đẹp cũng giúp Xuân Quỳnh đi sâu vào thế giới trẻ thơ, nhìnmọi vật bằng con mắt trẻ thơ Chị như thấu hiểu tâm tư tình cảm, suy nghĩ của contrẻ và bằng trái tim trọn vẹn yêu thương, chị cảm nhận thật sâu sắc tình yêu củacon dành cho mình

Đọc những tác phẩm viết cho thiếu nhi, ta thấy Xuân Quỳnh đã đem lại chobạn đọc những dư vị thật ngọt ngào của tình mẫu tử Hơn mọi ngôn từ đẹp nhất,ánh sáng diệu kỳ của tình mẫu tử tạo cho những sáng tác của chị có sức hút mãnhliệt, không chỉ với bạn đọc nhỏ tuổi mà còn cả với người lớn Có thể không quá lờikhi nhận xét Xuân Quỳnh là một người mẹ đặc biệt Chính tình yêu thương vô bờbến, không thiên vị của Má Quỳnh đã là sợi dây vô hình thắt chặt hơn tình cảm anh

em của Tuấn Anh, Minh Vũ và Quỳnh Thơ

Tình mẹ con vốn là tình cảm quen thuộc trong đời sống và thơ văn Xuân Quỳnhvẫn mang lại cho người đọc những điều mới mẻ và xúc động Ngoài tình yêuthương con vô bờ bến như những người mẹ khác, Xuân Quỳnh còn có tấm lòng độlượng, bao dung, trí tuệ thông minh, sắc sảo của riêng mình Chính đó là chiếc chìakhóa giúp chị đến được, nhìn thấu được và phát hiện được nhiều ở thế giới vốn

Trang 19

đẹp, lung linh và rất động trong tâm hồn tuổi thơ Từ đó, tạo nên vẻ đẹp, nét đặcsắc riêng trong những trang viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh

2.1 Từ những nhạy cảm lo âu thường nhật Đứa con là sản phẩm tinh thần của sự kết hợp tuyệt vời giữangười đàn ông và người đàn bà, tuy nhiên cách gắn bó và cách thểhiện tình cảm của mỗi người có sự khác nhau Xét ở một khía cạnhnào đó, người phụ nữ có sự gắn bó với trẻ em hơn nam giới Hầu nhưbất kỳ người phụ nữ nào cũng mang sẵn trong mình thiên chức của nữgiới: bản năng làm mẹ Bản năng ấy không chỉ được thể hiện trongniềm vui, niềm hạnh phúc khi em bé chào đời khi chứng kiến sự khônlớn, trưởng thành từng ngày, từng giờ của con mà còn được thể hiện ởnhững nhạy cảm lo âu thường nhật

Những nhạy cảm lo âu của người phụ nữ trước tiên được thểhiện ở sự lo lắng, che chở cho con của người mẹ Nếu người đàn ông

lo lắng che trở cho con ở những vấn đề lớn, họ mong con sớm trưởngthành, tự lập thì Xuân Quỳnh lo lắng bắt đầu bằng từ những điều bìnhthường nhất:

“Chúng tôi chỉ là những người đàn bà bình thường không têntuổi/ Quen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngày/ Đối với Nít vàKăng, những siêu nhân nay và xưa/ Xin thú thực: chúng tôi thờ ơ hạngnhất/ Chúng tôi còn phải xếp hàng mua thịt/ Sắm cho con đôi dép tớitrường/ Chúng tôi quan tâm đến xà phòng, đến thuốc đánh răng/ Lo

đan áo cho chồng con khỏi rét” (Thơ vui về phái yếu)

Trang 20

Thượng đế đã tạo ra người đàn ông và người đàn bà, mỗi người

có những vai trò khác nhau trong cuộc đời và sự lớn lên hàng ngàycủa con trẻ Vai trò của người cha là:

“ Muốn cho trẻ hiểu biết Thế là bố sinh ra

Bố bảo cho biết ngoan

Bố dạy cho biết nghĩ Rộng lắm là mặt bể Dài là con đường đi Núi thì xanh và xa Hình tròn là trái đất

Vai trò của người mẹ là:

Từ cái bống cái bang

Từ cái hoa rất thơm

Trang 21

Từ bãi sông cát vắng.

(Chuyện cổ tích về loài người )

Người cha có thể lo cho con một cuộc sống vật chất đầy đủ, lo xây dựng cho connhững hiểu biết cơ bản, những tính cách thích hợp để sau này con bước vào đời,Nhưng Xuân Quỳnh, với đặc trưng tâm hồn thiên về cảm xúc, tình cảm nên cónhững lo lắng cho con từ những điều bình thường nhỏ nhặt nhất Xuân Quỳnh locho con từng ly, từng tý Con bước chân ra khỏi nhà lòng người mẹ lại lo lắngkhông yên: “Con ra khỏi nhà mẹ lo cái cầu ao/ Con chó dữ, cành cây giòn dễ ngã.Không chỉ vậy Chị còn lo lắng cho con trong cả những giấc mơ khi con ngủ: Conthức ban ngày mẹ che chở cho con/ Đêm con mơ mẹ làm sao che chở/ Trong giấc

mơ chỉ mình con bé nhỏ/ Chỉ mình con chống trọi với quân thù Để rồi họ nảy ra

những ước mong khó thành hiện thực “Nếu giấc mơ là ngôi nhà cửa mở/ Mẹ sẽ

vào che chở cho con” (Dải đất thuộc về tôi).

Trong cuộc đời, mỗi con người có biết bao nhiêu điều phải lo lắng nghĩ suy:

lo sự nghiệp, lo gia đình, lo sức khỏe Là phụ nữ , những lo lắng ấy đã trở thànhbản năng gắn sâu vào tâm hồn, tình cảm họ, nhất là những nỗi lo âu, trăn trở đó lạidành cho những người họ yêu thương Hạnh phúc được làm vợ, làm mẹ rồi lo lắng,

muốn chở che cho con, đó chính là “bản năng” là phẩm chất hàng đầu của nữ sĩ

Xuân Quỳnh

Sự đồng cảm sẻ chia, băn khoăn, trăn trở trước những số phận, những cảnhngộ éo le được thể hiện trong cả sáng tác thơ văn của Xuân Quỳnh viết cho thiếunhi Trẻ em thường gắn với những tâm hồn ngây thơ, hồn nhiên, được yêu thương

lo lắng, được chăm sóc, chở che Thế nhưng vì những lý do khác nhau mà khôngphải bất kỳ tuổi thơ nào cũng được êm đềm trôi trong tình yêu thương, lo lắng củacha mẹ và ông bà Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi trước hết băn khoăn, trăn trở vềnhững bi kịch, những cảnh ngộ éo le xuất phát từ phía gia đình Điều này được thểhiện rõ nét trong những vần thơ văn viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh

Trong văn xuôi viết cho thiếu nhi, Chị dựng lên hình ảnh một bà tôi đángthương, tội nghiệp trước cách cư sử của chính con trai và con dâu của bà.Không chỉ viết về những bi kịch, những cảnh ngộ, những chuyện buồn trong giađình mà những trang văn xuôi của Xuân Quỳnh còn băn khoăn, trăn trở với chuyện

ở lớp, ở trường, chuyện hàng xóm những điều gần gũi với các em

Trang 22

Có thể nói sáng tác cho thiếu nhi tưởng như là một công việc đơn giản nhưng lạikhông hề đơn giản Xuân Quỳnh đã chọn cho mình một cách viết vừa chạm đếntâm hồn của các em thiếu nhi, vừa khiến người đọc là người lớn cảm thấy thấm

thía Đúng như M.Gorki đã nói “Văn học là nhân học” Những dòng băn khoăn

trăn trở về những số phận, những cảnh ngộ éo le của các em thiếu nhi trong thơvăn Xuân Quỳnh quả thực là đã chạm tới chiều sâu giá trị nhân bản, nó giúp các

em thiếu nhi hiểu biết và sống tốt hơn, biết đồng cảm, sẻ chia với bạn bè, biết yêuthương, trân trọng con người Đây đồng thời cũng là lời nhắc nhở nhẹ nhàng đốivới người lớn trong việc tìm hiểu tâm tư, tình cảm và trong cách cư sử với trẻ thơ

Có thể nói rằng nỗi lo âu là điệu hồn Xuân Quỳnh Khi làm mẹ, bản chất này củaXuân Quỳnh càng được thể hiện rõ nét Yêu thương con bao nhiêu, chị lại lo lắngbấy nhiêu Trong những vần thơ văn đầy yêu thương luôn ẩn chứa biết bao lo âu,xót xa Nỗi lo như một trải nghiệm của yêu thương và trách nhiệm Trong mỗibước đường đời, Xuân Quỳnh luôn luôn lo cho hết thảy, chỉ thường xuyên quênmất chính mình mà thôi

Trang 23

Chương II: Nội dung phản ánh trong sáng tác dành cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh

Sáng tác văn học thuộc lĩnh vực hoạt động tinh thần và mỗi tác phẩm được

xem là đứa con tinh thần của người cầm bút Mỗi tác phẩm ra đời đều bắt nguồn từmột trạng thái cảm xúc, tình cảm và tư duy nghệ thuật nhất định Chúng tôi gọitrạng thái cảm xúc, tâm lý tình cảm làm nảy nở tư duy nghệ thuật sáng tạo của nhàvăn là cảm hứng Cảm hứng ấy không chỉ chi phối quá trình sáng tác của nhà văn

mà còn ảnh hưởng lớn đến các lớp nội dung của tác phẩm Có thể thấy niềm say

mê nghệ thuật và tình yêu dành cho thiếu nhi chính là nguồn cảm hứng quan trọngtrong thơ văn của Xuân Quỳnh

A Trong thơ

Nổi bật trong thơ viết cho thiếu nhi Xuân Quỳnh là những vần thơbộc lộ tình yêu thương tha thiết ,những vần thơ gắn với ký ức tuổi thơ

và những vần thơ mang ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu sắc

1 Những vần thơ bộc lộ tình yêu thương tha thiết

Cùng đọc lại những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Andersen, Mark Twain, Selma Lagerloff ta đều thấy người lớn, đều chứa đựng và động chạm những vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống Những vấn đề đó được các tác giả

chiêm nghiệm bằng sự từng trải sâu sắc để có thể nói nó một cáchgiản dị, trong sáng tinh vi mà nhẹ nhàng, hóm hỉnh hay ngây thơ nhấttheo cách của trẻ em Ai trong chúng ta đều biết trẻ em là những sinhlinh rất động, rất nhạy cảm, vì vậy tâm hồn các em cũng vô cùng nhạybén Viết cho các em phải tìm ra cho những phát hiện bất ngờ bằngchính những cảm xúc mới mẻ về thế giới trong trẻo Trong những vầnthơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh người đọc thấy lấp lánh một

tâm hồn yêu trẻ tha thiết Thơ Xuân Quỳnh luôn tràn đầy tình cảm

của người mẹ dành cho con

Lấy trẻ em làm nhân vật trung tâm, tập thơ “Bầu trời trong quả trứng” là sự

khám phá thú vị về thế giới thần tiên của tuổi thơ Đặt mình vào thế giới đó, trong

bài thơ “Truyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh lý giải về nguồn gốc của sự

Trang 24

sống, trong đó trẻ con ra đời đầu tiên trên thế gian, kế đó mới là ông bà, cha mẹ,sông núi, biển, trời… Tất tật đều sinh ra sau và đều vì lũ trẻ.

“ …Nhưng còn cần cho trẻ

Tình yêu và lời ru

Cho nên mẹ sinh ra

Để bế bồng chăm sóc.

… Biết trẻ con khao khát

Chuyện ngày xưa, ngày sau

Không hiểu là từ đâu

Mà bà về ở đó.

….Muốn cho trẻ hiểu biết

Thế là bố sinh ra

Bố bảo cho biết ngoan

Bố dạy cho biết nghĩ….”

Tình yêu thương con trẻ trong thơ Xuân Quỳnh là tình cảm mẹ yêu thương con rất thiêng liêng cao quý ngay khi con chưa ra đời :

“Mẹ đan tấm áo nhỏ

Bây giờ đang mùa xuân

Mẹ thêu vào chiếc khăn

Cái hoa và cái lá…

Cả nhà mong con thế

Con chả biết được đâu

Mẹ ghi lại để sau

Lớn lên rồi con đọc.”

(Con chả biết được đâu)

Trang 25

Với bài thơ “Mẹ và con”, một lần nữa nhà thơ thể hiện tình cảm của người

mẹ thương yêu con bằng tất cả tấm lòng của một người mẹ Đó là “tất cả là vì

con, cho con”, bởi theo Xuân Quỳnh đứa con chính là lẽ sống, là hạnh phúc của

người mẹ

“ Mẹ ơi, bông hoa kia

Là của ai hở mẹ

Cái màu xanh trên cửa

Kia nữa là của ai?

… Là của con nữa đó

Cả mẹ cũng của con

Con ôm mẹ con hôn

-Của con sao nhiều thế?

-Ừ của con nhiều quá

Nhưng mẹ lại nhiều hơn”

Vì tất cả của con

Mà con là của mẹ

Xuân Quỳnh còn nhiều bài thơ thật cảm động về tình mẹ con, chị yêu conbằng kinh nghiệm của một người mẹ đã sống trải qua thời chiến tranh, phải biếtgiữ gìn, nuôi dưỡng con thơ giữa bao hiểm nguy bất trắc Thương con, nhà thơcũng hiểu được sự thiếu thốn của con trẻ trong những năm tháng chiến tranh

Tuổi thơ của trẻ cũng phải buộc làm quen với bom đạn, với đường hầm:

“ Tuổi thơ con có những gì

Có con cười với mắt tre trong hầm

Có làn gió sớm vào thăm

Trang 26

Có ông trăng rằm sơ tán cùng con”

Tình thương lẫn với lo âu, xót xa:

“….Ba tháng lẫy, bảy tháng ngồi

Con chơi với đất, con chơi với hầm

Mong ngày, mong tháng, mong năm

Một năm con vịn vách hầm con đi…”

(Tuổi thơ của con).

Xuân Quỳnh viết nhiều, viết hay về tình mẫu tử bởi chị không chỉ viết bằngtâm hồn của người nghệ sĩ, bằng tấm lòng của một người mẹ mà còn bằng nhữngmặc cảm côi cút của tuổi thơ mình Sự thiếu thốn hơi ấm tình mẹ cha trong tuổithơ của Xuân Quỳnh đã dấy lên khát khao được giãi bày, được bù đắp, được chia

sẻ, được an ủi và nó được cụ thể hoá qua những vần thơ ngọt ngào, chan chứa vàtràn đầy tình yêu thương con của chị

Và với sự nhạy cảm đặc biệt của một đứa con gái mồ côi, Xuân Quỳnh đã cónhững lời thơ thấm thía, tinh tế cho một đứa trẻ sớm chịu cảnh chia ly của cha mẹ.Chị đã vượt qua được mối quan hệ vốn phức tạp, khó khăn xưa nay giữa dì ghẻ vàcon chồng, giúp đứa trẻ thoát khỏi mặc cảm về một gia đình bất hạnh Chỉ bằngmấy câu thơ, Xuân Quỳnh đã xoá tan mặc cảm trong lòng một đứa bé đángthương

“… Con làm bằng yêu thương Của cha và của mẹ

Của ông và của bà Của má nữa biết không Con làm bằng tất cả.”

(Cắt nghĩa)

Với những vần thơ trên chị khẳng định với con một điều: Con được làm từ

yêu thương của tất cả mọi người Con là trung tâm, là đối tượng của mọi niềm

Trang 27

thương yêu Cả tình yêu thương vô ngần của má cũng dành cho con Đối với chị, đứa con bao giờ cũng là trung tâm, là tài sản vô giá, là niềm hạnh phúc của người

mẹ Ta cũng hiểu hơn vì sao trong mảng thơ viết cho thiếu nhi chị lại viết nhiều về tình cảm mẹ con đến vậy

Tình yêu thương con của Xuân Quỳnh đặc biệt được thể hiện qua những

sáng tác thơ để mừng tuổi con - “chùm thơ xuân cho ba con nhỏ”: Tuấn Anh, Minh

Vũ, Quỳnh Thơ (dẫu chưa chào đời) Chùm thơ khá đặc biệt, mà qua đó giáo sư

Nguyễn Xuân Nam đã đánh giá: “Chùm thơ này đã nâng bản năng làm mẹ lên

thành nghệ thuật làm mẹ”, và nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ nhấn mạnh: “Ở đây

không chỉ là nghệ thuật mà cái chính là tấm lòng Một tấm lòng yêu thương tha

thiết của tình mẫu tử dành cho “con anh, con tôi, con chúng ta”.(Trích “những

nghịch lí của tình yêu và số phận” - Lưu Khánh Thơ) Phải chăng cái cốt yếu làm

nên thành công của chùm thơ là tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý, nghệ thuậtlàm mẹ cũng xuất phát từ chính tình cảm này Tình mẫu tử của nhà thơ không chỉdành cho những đứa con mình đã dứt ruột đẻ ra mà còn cả đối với đứa con riêngcủa chồng Thật bao dung và độ lượng

Đối với Tuấn Anh, Xuân Quỳnh luôn áy náy, day dứt vì đã không mang lại chocon một gia đình trọn vẹn từ đầu, nên chị luôn dành cho con sự quan tâm trên mứcbình thường, mong bù đắp những thiếu thốn trong tình cảm Tấm lòng người mẹnày luôn dõi theo những bước chân của con - lặng lẽ mà sâu sắc

Bàn chân con bước mải

Giữa mùa xuân thương yêu

Mẹ lặng lẽ nhìn theo

Chấm khăn quàng đỏ chói

( Mùa xuân mừng con thêm một tuổi ) Lưu Quang Vũ đến với Xuân Quỳnh trong một hoàn cảnh bi kịch và khủnghoảng Chị đã dang rộng vòng tay yêu thương chào đón anh còn nâng đỡ cả contrai Minh Vũ Nếu không tìm hiểu hoàn cảnh thực tế chỉ căn cứ vào tình cảm vàcách đối xử của Xuân Quỳnh, chắc chẳng ai nhận ra Minh Vũ không phải đứa con

do chị sinh ra, không chỉ dành cho Minh Vũ tình cảm yêu thương giữa người với

Trang 28

người, giữa người lớn và một em bé, mà chị đem cả tình mẫu tử để lo lắng và chămsóc cho em Chắc hẳn người trong cuộc sẽ nhận thức sâu sắc điều đó:

“ Con làm bằng yêu thương

Của cha và của mẹ

Của bà và của ông

Của má nữa biết không?

Con làm bằng tất cả!

( Cắt nghĩa )

Đọc đoạn thơ, chúng ta đều cảm nhận được vẻ trìu mến, lòng thương yêu, cưngchiều của con trẻ của một người mẹ thực sự chứ không phải dì ghẻ Chẳng thế mà

Minh Vũ vẫn thường nói rằng “thời gian cháu sống với má Quỳnh nhiều hơn với

mẹ Uyên”, và “đã chịu ảnh hưởng từ má Quỳnh rất nhiều trong tình cảm cũng như

trong nhận thức cuộc sống” (dẫn theo Lưu Khánh Thơ - “Những nghịch lí của

tình yêu và số phận”) Dường như chị thấu hiểu và thương xót Minh Vũ cũng như

thương xót Tuấn Anh – còn nhỏ đã chịu cảnh bố mẹ li hôn, gia đình tan vỡ Vì nếuchỉ làm theo phận sự và trách nhiệm, chắc hẳn Xuân Quỳnh đã chẳng làm tốt đượcnhư vậy Mọi việc chị làm vì Minh Vũ đều xuất phát từ tình cảm thật sự từ đáylòng mình – một người mẹ nhân hậu

Gây dựng lại tổ ấm mới được khoảng một năm, Xuân Quỳnh đã mang trong mìnhkết quả của tình yêu với Lưu Quang Vũ Đó là niềm hạnh phúc lớn lao Chị chờđón từng ngày, mong đến khi bé Quỳnh Thơ chào đời, mà sau này bé là niềm tựhào của cả gia đình Người đọc cảm thấy nhà thơ đang nói hộ cho tất cả phụ nữtrên thế gian, những người sắp làm mẹ, niềm thương yêu hồi hộp đợi chờ ngày gặpmặt đứa con thân yêu mà mình đang cưu mang:

Mẹ đan tấm áo nhỏ

Bây giờ đang mùa xuân

Mẹ thêu vào chiếc khăn Cái hoa và cái lá

Trang 29

Mẹ đi trên hè phốNghe tiếng con đạp thầm.

(Con chả biết được đâu) Tình mẹ thấm đượm vào từng đường kim mũi chỉ trên tấm áo nhỏ, trên chiếckhăn, vào cả những bước đi nhẹ nhàng của mẹ Mẹ làm tất cả với niềm vui sướngđược chào đón con Lòng mẹ hướng đến con từ khi con chưa được hình hài hoànthiện Đó là tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp

Rất nhiều lần, nhà thơ gửi gắm tình mẹ vào những lời ru ngọt ngào, chăm chútgiấc ngủ yên bình thơ bé:

Ngủ yên con, ngủ đẫy giấc con nghe

Lời mẹ ru làm chiến hào che chở

( Lời ru ) Người mẹ ấy mang một khát khao bản năng, được chăm sóc, vỗ về con, mong chechở cho con ban ngày và ban đêm, cả giấc ngủ và ở cả giấc mơ Đấy là khao khátcủa một người mẹ cả lo, chu toàn Phải chăng hứng chịu một tuổi thơ quá thiếuthốn và đau khổ, luôn khao khát tình yêu thương, vỗ về, che chở nên người mẹ nàymuốn dốc hêt sức lực để bù đắp cho con, mong cho con không phải chịu bất hạnhnhư mình, không gì có thể bù đắp nổi Giống như phận mình chị luôn bị ám ảnhbởi thấp thoáng hình ảnh một đứa bé côi cút, bơ vơ, một tuổi thơ “chân đất, tóc râungô” lấm lem, nhem nhuốc Đáng thương biết nhường nào! Những đứa con yêucủa chị làm sao có thể lặp lại những điều tủi cực ấy!

Có lẽ vì vậy mà trong thơ viết cho thiếu nhi, chúng ta luôn thấy chị lấy trẻ

em làm trung tâm của thế giới làm tâm thế sáng tác Không ai quên được “Trờisinh ra trước nhất/ Chỉ toàn là trẻ con ” của “Truyện cổ tích về loài” Xuân Quỳnh

đã nhìn mọi thứ bằng con mắt của trẻ thơ Từ việc thay đổi điểm nhìn này, tác giả

đã phát hiện và gửi gắm bao điều vào thơ rất thú vị và sâu sắc Phải luôn gần gũi,quan tâm và có một tâm hồn trẻ trung, luôn tìm hiểu và thấu hiểu các suy nghĩ thơngây của các em, chị mới viết được như vậy Nhưng quan trọng nhất vẫn là tấmlòng thương yêu con trẻ nơi chị Đằng sau những điều tưởng chừng hài hước và thú

vị ấy là một bài học lớn của việc nuôi dậy con trẻ Không chỉ thương yêu chăm sóc

Trang 30

sức khỏe và vật chất, cái Xuân Quỳnh muốn hướng đến là tâm hồn trẻ thơ Chịluôn chú trọng xây dựng hình thành cho con một nhân cách tốt đẹp đầu đời, đặcbiệt là bồi dưỡng lòng yêu thương con người và mọi vật, chăm lo đến đời sống tinhthần, đến nhận thức của các em Đó là cách chị vun đắp chị duy trì hạnh phúc cho

tổ ấm của mình

Tình yêu thương con sâu đậm khiến chị có thể hiểu được tâm lí trẻ thơ mộtcách dễ dàng Chị trở thành một người bạn lớn chia sẻ và động viên con trong mọitình huống, mọi băn khoăn lo lắng diễn ra trong suy nghĩ còn như tờ giấy trắng.Chị cố viết lên đó những dòng chữ nắn nót nhất, đẹp nhất của trái tim người mẹ vềđức tính khoan dung độ lượng, lòng thương yêu, thái độ vui tươi hòa nhã với mọingười Chỉ một người mẹ mẫu mực nhất, thông minh, sắc sảo hết lòng vì con mớilàm được như vậy Chúng ta hình dung các em đã học được những bài học quý giá

ấy với một sự tự nguyện, vui vẻ và niềm hạnh phúc ấm áp trong tình mẫu tử - tìnhcảm mà người đọc luôn cảm nhận được qua những câu thơ:

Dẫu cách núi cách rừng

Dẫu cách sông cách bểCon tìm về với mẹNgựa con vẫn nhớ đường

Trang 31

điều thú vị như thế Muốn bước vào thế giới đẹp đẽ, sống động ấy, người lớnchúng ta phải có những suy nghĩ hồn nhiên và lòng yêu thương, quý trọng các emmột cách chân thành.

Có lẽ trở thành nhà thơ không phải là mơ ước thưở nhỏ của Xuân Quỳnh, càngkhông phải là nghề nghiệp chị lựa chọn đầu tiên khi bước vào đời Việc sáng tácthơ văn đến với chị một cách hết sức tự nhiên Có lẽ vì thế mà nhà thơ chưa kịpchuẩn bị mọi thứ cho công việc đòi hỏi một nền tảng khá dày này Đó có thể làđiều khó khăn nhưng đôi lúc lại là sự may mắn Đến với thơ, thiếu rất nhiều hànhtrang cần thiết, Xuân Quỳnh chỉ biết đem tất cả công sức, tình yêu và cả sự chânthành tự nhiên của mình đặt vào thơ Vì thế chị đã có những sáng tạo khá mới mẻ

và độc đáo Cái mà được nhà phê bình Xuân Nguyên gọi là “tư duy thơ XuânQuỳnh” , thể hiện rõ qua câu thơ “Con yêu mẹ bằng con dế”, câu cuối của bài thơ

“Con yêu mẹ”:

.Nếu có cái gì gần hơn

Con yêu mẹ bằng cái đó-À mẹ ơi có con dếLuôn trong bao diêm con đây

Mở ra là con thấy ngayCon yêu mẹ bằng con dế

Chị đã tự nhiên và khéo léo đưa đứa con thơ thoát khỏi lối suy nghĩ cao vời, xathẳm, lớn lao nhiễm từ người lớn để trở về với những suy nghĩ giản đơn gần gũicủa chính trẻ con Điều đó một phần mang lại sự chân thành trong tình cảm giađình nên tổ ấm thân yêu của chị

Trang 32

2 Những vần thơ gắn với kí ức tuổi thơ

Thơ là tiếng lòng, là tâm tư tình cảm của người sáng tác gửi gắmvào trong từng câu, từng chữ Thơ viết cho thiếu nhi Của Xuân Quỳnhtrước hết cũng là thơ viết cho tuổi thơ, viết về tuổi thơ của chính chịvới những dấu ấn, những kỷ niệm không bao giờ quên được

Từ những bài thơ đầu tay của cô diễn viên múa Đoàn Ca múa nhạc

TW đến những bài thơ tràn đầy cảm xúc sau này của người phụ nữ đãlàm mẹ cũng đều thấm đượm những ký ức tuổi thơ Một mái phố,những hàng cây, một vạt cỏ bên sông và cả những con đường xa ngáinơi nào cũng có bóng hình tuổi thơ của chị

Trong những sáng tác chị viết cho thiếu nhi đặc biệt là thơ đều phảngphất cái hiu quạnh của tuổi thơ côi cút Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từnhỏ, xa cách cha, sống với bà ngoại, được bà yêu thương chăm sóc.Tuổi thơ chị thiếu thốn tình cảm của mẹ Bởi vậy sau này khi đã lớnlên, làm vợ, làm mẹ rồi viết thơ cho thiếu nhi chị dường như dồn hếttất cả tình yêu thương, chăm sóc cho con trẻ tựa như để bù đắp nhữngthiếu hụt và trống trải của chính đời mình Làm thơ cho thiếu nhi

Xuân Quỳnh tâm sự “Đó là món quà của các bạn nhỏ ngày xưa tặng

các bạn nhỏ bây giờ” Những dòng thơ viết cho thiếu nhi của chị có

cả niềm vui, nỗi buồn, nụ cười và nước mắt của tuổi thơ chị để rồi khinhớ lại chị vẫn không khỏi rung rung xúc động Ban đầu từ những ký

ức về con người ở quê hương kết hợp với ngòi bút giàu sức sáng tạoXuân Quỳnh đã sáng tạo ra những vần thơ hay và cảm động:

Bàn tay em ngón chẳng thon dài

Vệt chai cũ đường gân xanh vất vả

Trang 33

( Thời gian trắng)

Hình ảnh bàn tay trở đi trở lại trong những sáng tác của XuânQuỳnh trở thành một biểu tượng, dù ở bài thơ nào thì hình ảnh ấy luônluôn là một minh chứng cho tuổi thơ không mấy bình yên và khátkhao tình cảm Qua một đoạn thơ cho ta thấy ý thức về tuổi thơ giankhó của Xuân Quỳnh, tuổi thơ với những vất vả đời thường, vớinhững giọt nước mắt khóc mẹ hay khóc cho chính phận mồ côi củamình

Tuổi thơ Xuân Quỳnh gằn liền với làng nghề truyền thống LaKhê nổi tiếng về tơ lụa, dấu ấn về một vùng quê nghèo, nơi in dấucuộc đời hai chị em thi sĩ đã in đậm trong những sáng tác của chị saunày, dù chị không nói ra nhưng độc giả vẫn có thể nhận ra một máinhà tranh, những trảng cát chói chang trưa hè đều in bóng làng quêhiền hòa bên dòng sông Nhuệ ấy Một giọt sương rơi gợi nhớ ngày bédại, một phố huyện đìu hiu hay chỉ là hè phố gạch cũ tất cả gợi chochị niềm thương cảm trầm lặng:

“ Và bãi cỏ hình như cũng biết

Nên tháng ngày xanh mãi không thôi”

( Bãi cỏ bên kia thành phố)

Xuân Quỳnh nhớ về một thời khốn khó nhưng đầy ắp kỷ niệm,nhưng đầy kỷ niệm khi sống ở vùng quê Hà Tây:

“ Nước sôi ngầu bọt thau

Luộc mình cho cá nhỏ

Con cua chín vàng mai

Ẩn vào trong cụm lúa

Cỏ dại không người che

Rã rời mang sắc úa

( Tháng năm)

Trang 34

Chị cảm nhận rõ sự côi cút của một đứa trẻ sớm mồ côi mẹ trongnhững vần thơ giàu suy tưởng:

“ Tôi không có một căn phòng

Lang thang suốt những năm dòng tuổi thơ”

( Thơ viết tặng anh )

Và trong những dòng thơ đầy ắp những ký ức về tuổi thơ ấy, chịkhông thể quên những dòng ký ức, những kỷ niệm về người bà thânyêu Trên đường hành quân, nghe tiếng gà cục tác, chị không khỏi bồihồi nhớ về những kỷ niệm khi sống bên bà ngoại Chỉ một tiếng gàtrưa nhưng chất chứa ở đó biết bao kỷ niệm:

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng”

( Tiếng gà trưa)

Trang 35

Có thể nói từ ký ức đến trang thơ, Xuân Quỳnh đã bộc lộ cảm xúcmãnh liệt của một tâm hồn khát khao được chở che nâng đỡ Cũngchính từ ký ức đến tuổi thơ như vậy mà trong những vần thơ viết chothiếu nhi sau này chị luôn dồn hết tình cảm cho những người bạn tri

âm nhỏ tuổi Thơ là chuyện của những tiếng nói tri âm, là sự đồng

điều của những tâm hồn “đi tìm những điệu tâm hồn đồng điệu”.

Qua việc tìm hiểu về những dòng ký ức, những kỷ niệm tuổi thơ trongthơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh giúp ta phần nào hiểu hơn vềđặc trưng của văn học, đồng thời cũng giúp các em hiểu rõ hơn vềnhững khoảnh khắc, những thời gian đã qua , biết trân trọng những gìđang có để rồi tự điều chỉnh mình biết sống tốt đẹp, hướng thiện hơn

3 Những vần thơ mang ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu sắc

Giáo dục là một trong những chức năng cơ bản của văn học.Đối với văn học thiếu nhi, chức năng giáo dục lại càng quan trọng

và cần thiết Bởi lẽ “Thơ cho thiếu nhi không chỉ là phô bày, là

diễn tả, là thể hiện Mà còn là gửi gắm, là giáo dục” Chữ “giáo dục”, trong sáng tác cho người lớn nếu có chút e ngại, thì với thiếu

nhi lại chẳng có gì đáng e ngại [96,457] Trẻ em là những mầmnon đang ở trong độ mà những trang văn, trang thơ được coi nhưmột trong những bài học đạo đức đầu tiên giúp các em biết địnhhướng, biết được cái đúng, sai, tốt, xấu trong cuộc sống VõQuảng - một trong những tác giả suốt đời cống hiến có các sángtác thiếu nhi đã khẳng định: chức năng giáo dục phải là chức năng

hàng đầu của văn học thiếu nhi, “người viết cho thiếu nhi là một

nhà văn nhưng đồng thời cũng là một nhà giáo muốn các em trở nên tốt đẹp”, “ quan điểm sư phạm và văn học thiếu nhi là hai anh

em sinh đôi” [83]

Có thể thấy hầu hết các sáng tác của Xuân Quỳnh dành chothiếu nhi đều ẩn trong đó những bài học giáo dục nhất định Nhữngvần thơ về thế giới tự nhiên ,về loài vật mang đến cho các em lòngyêu thiên nhiên , yêu cuộc sống Những vần thơ, những câu chuyện

về tình cảm giữa ông bà , cha mẹ, anh chị em, thầy cô, bạn bè, máitrường mang đến cho các em giá trị nhân bản biết yêu thương,

Trang 36

biết nâng niu, trân trọng tình cảm tốt đẹp giữa con người với conngười và bước đầu định hình cách cư xử trong cuộc sống Có thểnói tính giáo dục đã trở thành hệ thống trong sáng tác viết chothiếu nhi của Xuân Quỳnh.

Thứ nhất thơ Xuân Quỳnh có tác dụng phát triển ngôn ngữ cho trẻ Qua

những bài thơ và vốn từ ngữ đã lựa chọn, tinh luyện và sáng tạo của mình, Xuân Quỳnh đã có những đóng góp to lớn vào việc phát triển ngôn ngữ cho các em Khi đọc và học thuộc lòng những bài thơ của Xuân Quỳnh các em đã tích lũy thêm được nhiều từ mới đặc biệt so sánh miêu tả từ ngữ ngữ nghệ thuật đó là những từ ngữ tượng thanh, tượng hình, từ láy, so sánh, miêu tả và học thêm được ở đó những cách diễn đạt giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm.

Một loạt các từ ngữ tượng thanh, tượng hình, từ láy, những hình ảnh so sánh được

sử dụng đã gợi ra cho các em những âm thanh, hình ảnh, màu sắc đường nét Những từ tượng thanh như: sột soạt (cái áo cánh chúc bâu – Đi qua nghe sột soạt) Những từ tượng hình : gió lộng, nắng reo (bỗng thấy nhiều gió lộng – bỗng thấy nhiều nắng reo), gầy ơi là gầy (chỉ còn cái miệng gầy ơi là ơi), tròn ơi là tròn (vừa trong sáng lại tròn ơi là tròn), rậm rạp (giữa bao rừng cây rậm rạp), trăng khuyết, trăng gầy (trăng khuyết là trăng gầy),

to cồ cộ (giống viên gạch mới xây – phố mình to cồ cộ) những từ láy như típ tắp (trời xanh của mẹ em là vệt dài típ tắp), nham nhở ( trời xanh của bố - hình răng cưa nham nhở), Các hình ảnh so sánh gồm: “tròn như cái nong”, “ tiếng hót trong bằng nước – tiếng hót cao bằng mây”, “ hoàng hôn vàng như thóc”, lông óng như màu nắng).

Những hình ảnh, màu sắc âm thanh rất đời thường khi bước vào thơ chị và được diễn đạt bằng hệ thống ngôn ngữ đã được chọn lọc, giàu sáng tạo bỗng trở nên có hồn và giàu sức biểu cảm.

Tập thơ Bầu trời trong quả trứng đã giúp trẻ mở rộng thêm vốn từ, đặc biệt là vốn

từ nghệ thuật , làm giàu thêm vốn từ ngữ của mình Một kho tàng từ ngữ giàu có được các em tích lũy dần dần có thể giúp các em phát triển lời nói mạch lạch, rõ ràng Trẻ học được trong thơ Xuân Quỳnh những từ ngữ có hình ảnh, có sức biểu cảm để rồi các em

có thể vận dụng vào lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hằng ngày của các em, từ đó, giúp các

em có thể diễn đạt những suy nghĩ, mong muốn tình cảm của bản thân cho người khác hiểu một cách biểu cảm.

Thêm vào đó, quá trình tiếp xúc với thơ Xuân Quỳnh cũng là quá trình trẻ học tiếng nói trong thơ của chị Lời nói nghệ thuật trong thơ chị không chỉ giúp trẻ cảm nhận được cái đẹp của ngôn từ nói chung mà thực sự là cảm nhận được vẻ đẹp của tiếng mẹ

đẻ, vẻ đẹp của những khúc đồng dao, những điệu hát ru ngọt ngào.

Trang 37

Có thể tìm thấy trong các bài thơ Xuân Quỳnh những từ ngữ trong sáng, chính xác, nhiều màu sắc, có tính tạo hình, gợi tả và biểu hiện, biểu cảm cao Đó là cái đẹp của lối ví von so sánh:

Tiếng hót trong bằng nước Tiếng hót cao bằng mây (Truyện cổ tích về loài người) Hay: Hoàng hôn vàng như thóc

Và: Lông vàng như màu nắng Hay những cách nói mang ý nghĩa tượng trưng, giàu sức biểu cảm:

Bàn chân con mải bước Giữ mùa xuân yêu thương (Mùa xuân mừng con thêm một tuổi)

Và đó còn là cái đẹp của những câu hỏi tu từ:

Này trời xanh tôi ở Biết rằng tôi lớn khôn?

(Bầu trời trong quả trứng) Hay:

Nhưng ai che bàng Cho bàng khỏi nắng!

(Cây bàng) Như vậy được tiếp xúc với thơ Xuân Quỳnh, trẻ sẽ ngày càng được làm giàu có thêm vốn ngôn ngữ của các em đặc biệt là ngô từ nghệ thuật.

Thứ hai Thơ Xuân Quỳnh với việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em

Cũng như văn học nói chung, ‘Những tác phẩm văn học thiếu nhi có ảnh hưởng lớn đến giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em” V.G.Biêlinxki gọi tình cảm thẩm mĩ là “cội nguồn của mọi cái đẹp, mọi cái vĩ đại”.

Trang 38

Có thể nói, giáo dục thẩm mĩ giữ vị trí trung tâm trong giáo dục mẫu giáo bởi lẽ lứa tuổi này nhận thức thông qua con đường cụ thể, trực tiếp, cảm tính gắn liền với cảm xúc, tình cảm nhất là những xúc cảm về cái đẹp Vì thế, có thể thông qua giáo dục thẩm mĩ mà giáo dục các mặt khác cho các em đặc là giáo dục đạo đức Bởi lẽ đối với trẻ mầm non thì cái đẹp và cái tốt đôi khi chỉ là một, thật khó, thật khó mà phân chia rạch ròi Đặc biệt ở lứa tuổi mẩu giáo là thời kì phát cảm của những xúc cảm thẩm mĩ, tức là những xúc tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp khiến trẻ thấygắn bó tha thiết với con người và cảnh vật xung quanh Chính vì thế, đây là thời điểm vô cùng thuận lợi cho việc giáo dục thẩm mĩ Về phương diện này văn học, đặc biệt là văn học cho trẻ em lứa tuổi mầm non có khả năng chiếm ưu thế

Tập thơ Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non Trước hết, tập thơ Bầu trời trong quả trứng đã đem đến cho các em hình ảnh đẹp đẽ, tươi

sáng;gợi mở trong các em những xúc cảm và thị hiếu thẩm mĩ.

Tập thơ đã mở ra trước mắt các em cả một thế giới bao la cùng những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động Đặc biệt, những nội dung vô cùng phong phú, đa dạng và những hình ảnh đẹp đẽ Tươi sáng này lại được Xuân Quỳnh thể hiện bởi một hệ thống ngôn ngữ hết sức đẹp đẽ với các biện pháp nghệ thuật độc đáo, phong phú: so sánh, nhân hóa, điệp từ, v.v đã tạo nên bức chân muôn màu, muôn vẻ về thiên nhiên và cuộc sống trẻ em lứa tuổi mầm non và tâm hồn thơ ngây chưa

có những trải ngiệm con người, sự nhận thức về thế giới xung quanh mà chỉ ở mức cảm tính, gắn với cái cụ thể, trước mắt Vẻ đẹp lấp lánh của ngôn từ nghệ thuật và sự tưởng tượng phong phú trong các bài thơ của Xuân Quỳnh gặp tượng ngây thơ của các em sẽ là cơ sở để các em có thể rung động và cảm nhận được vẻ đẹp trong những bài thơ của chị

Các em được gặp trong thơ của chị những hình ảnh so sánh thật sinh động và hấp dẫn, những hình ảnh nhân hóa đầy phóng khoáng nhưng cũng hết sức gần gũi:

Tiếng hót trong bằng nước

Tiếng hót cao bằng mây

Những làn gió thơ ngây

Truyền âm thanh đi khắp

(Truyện cổ tích về loài người)

Hay một không gian rộng lớn bạt ngàn của đồng hoa cúc dại tràn ngập nắng reo và gió lộng: Gió và nắng xôn xao

Khắp đồng hoa cúc dại.

Trang 39

(Tuổi ngựa)

Bước vào trang thơ Xuân Quỳnh không chỉ là động vật, cỏ cây , hoa lá mà còn là những hiện tượng thiên nhiên.Đó là các hành tinh, vì sao lấp lánh:

Đêm nhìn lên tầng cao

Giữa bao nhiêu tinh tú

Chúng em tìm ông trăng

Trăng cũng tìm chúng em

Chắc là trăng cũng nhớ

(Muốn trăng luôn luôn tròn)

Trong con mắt và suy nghĩ ngây thơ, đáng yêu của các em, ông trăng đã trở thành người bạn gần gũi, thân thiết với các em

Những hình ảnh được miêu tả trong thơ Xuân Quỳnh thường rất sinh động, trong trẻo, giúp các

em không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống

Sông núi xóm làng Việt Nam đã đi vào trang thơ Xuân Quỳnh với những miền trung du xanh thẳm, những vùng đất đỏ bạt ngàn và cả những triền núi đá nhấp nhô:

Gió xanh miền trung du

Gió hồng vùng đất đỏ

Gió đen hút đại ngàn

Mấp mô triền núi đá

(Tuổi ngựa)

Không chỉ cung cấp cho các em những hình ảnh đẹp, tươi sáng, thơ Xuân Quỳnh còn giúp các

em phát huy trí tưởng tượng phong phú, bay bổng, hướng các em tìm đến cái đẹp và thưởng thức cái đẹp.

Màu xanh bắt đầu cỏ

Màu xanh bắt đầu cây

Cây cao bằng gang tay

Lá cao bằng sợi tóc

Trang 40

Cái hoa bằng cái cúc

Màu đỏ làm ra hoa

(Truyện cổ tích về loài người)

Như vậy các giá trị thẩm mĩ độc đáo trong tập thơ Bầu trời trong quả trứng của Xuân Quỳnh đã làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ , phát triển năng lực và thị hiếu thẩm mĩ cho các em, giúp cho tâm hồn các em trở nên nhạy cảm hơn với cái đẹp.

Thứ ba Thơ Xuân Quỳnh với việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ em

Trong từ điển tiếng việt (Nxb Đà Nẵng, năm 2006, tr 907) khái niệm “lòng nhân ái’ được hiểu là

tình yêu thương

Theo các công trình nghiên cứu tâm lí học, tình cảm của trẻ em lứa tuổi mầm non phát triển mãnh liệt, đặc biệt là tính đồng cảm, dễ xúc cảm với con người và vạn vật xung quanh Đây là một đặc điểm thuận lợi và là thời cơ tốt nhất để giáo dục lòng nhân ái cho mỗi con người trong thơ, nếu Xuân Quỳnh là người vợ chu đáo thì chị cũng là một người mẹ mẫu mực Tình mẹ con

là một trong những tình cảm mà “người đàn bà yêu và làm thơ” ấy muốn lưu giữ lại đậm nét

trong thơ mình Thơ cho thiếu nhi nói chung, thơ cho con nói riêng của chị là bằng chứng của một tình yêu thương mạnh mẽ, nó thôi thúc nóng bỏng, muốn nói với các em, muốn truyền cho các em những ước vọng sâu xa của mình.

Đọc thơ Xuân Quỳnh-mảng thơ viết cho con, viết về con còn thấy hiện lên hình ảnh người mẹ đang ân cần theo dõi từng bước đi của con

Xuất phát từ tấm lòng thật sự yêu thương, tôn trọng con trẻ mà Xuân Quỳnh làm thơ cho các em.

Ở “chùm thơ xuân cho ba con nhỏ” toát lên hình ành người mẹ và sự chở che,chăm chút cho con cái từng tí một cũng là một người bạn lớn để gần gũi sẻ chia tâm sự Chị hạnh phúc khi thấy con mình lớn khôn từng ngày:

Đã bao lần thay đổi

Hoa mấy độ ra hoa

Đất mấy độ thêm nhà

Con mấy lần thêm tuổi

(Mùa xuân mừng con thêm mấy tuổi)

Bài thơ cũng là một ví dụ không dễ việc “tuyên dương” con thật lòng như Xuân Quỳnh Chị tự hào về những đứa con ngoan ngoãn của chị:

Bài toán làm tuy khó

Ngày đăng: 09/09/2016, 11:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w