MỤC LỤC Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………….4 2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………..5 3. Mục đích nghiên cứu………………………………………………6 4. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………..6 5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………..7 6. Cấu trúc khoá luận…………………………………………………7 Nội dung Chương 1: Phạm Hổ với văn học thiếu nhi…………………………8 1.1. Vài nét về tác giả Phạm Hổ………………………………………..8 1.2. Đóng góp của Phạm Hổ trong văn học thiếu nhi Việt Nam……..10 1.3. Quan niệm sáng tác của Phạm Hổ về văn học viết cho thiếu nhi..11 Chương 2: Sự thể hiện tình bạn trong thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi………13 2.1. Những người bạn là cây cối………………………………………13 2.2. Những người bạn là con vật………………………………………20 2.2.1. Những con vật gần gũi với con người…………………………..20 2.2.2. Những con vật sống trong môi trường nước……………………24 2.2.3. Những con vật sống trên trời……………………………………25 2.3. Những người bạn là đồ vật………………………………………..27 2.4. Những người bạn là những trò chơi truyền thống………………..34 Chương 3: Nghệ thuật trong thơ tình bạn Phạm Hổ viết cho thiếu nhi...37 3.1. Cách đặt tên các bài thơ, tập thơ……………………………………37 3.2. Thể thơ…………………………………………………………….39 3.3. Ngôn ngữ…………………………………………………………..40 3.4. Các biện pháp nghệ thuật…………………………………………43 Kết luận…………………………………………………………………..49 Tài liệu tham khảo………………………………………………………51
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn
nhiệt tình, chu đáo của Ths Đỗ Thị Huyền Trang, các thầy cô giáo trong
khoa Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Tác giả khóa luận xin được bày tỏ lòng biết ơn trân trọng nhất tới các
thầy cô, đặc biệt là Ths Đỗ Thị Huyền Trang - người đã trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này
Do thời gian nghiên cứu và năng lực nghiên cứu còn hạn chế, khóa luận khó có thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Mận
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả nghiên cứu không trùng với kết quả của tác giả nào khác
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Mận
Trang 4MỤC LỤC
Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài……….4
2 Lịch sử vấn đề……… 5
3 Mục đích nghiên cứu………6
4 Phạm vi nghiên cứu……… 6
5 Phương pháp nghiên cứu……… 7
6 Cấu trúc khoá luận………7
Nội dung Chương 1: Phạm Hổ với văn học thiếu nhi………8
1.1 Vài nét về tác giả Phạm Hổ……… 8
1.2 Đóng góp của Phạm Hổ trong văn học thiếu nhi Việt Nam…… 10
1.3 Quan niệm sáng tác của Phạm Hổ về văn học viết cho thiếu nhi 11
Chương 2: Sự thể hiện tình bạn trong thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi………13
2.1 Những người bạn là cây cối………13
2.2 Những người bạn là con vật………20
2.2.1 Những con vật gần gũi với con người……… 20
2.2.2 Những con vật sống trong môi trường nước………24
2.2.3 Những con vật sống trên trời………25
2.3 Những người bạn là đồ vật……… 27
2.4 Những người bạn là những trò chơi truyền thống……… 34
Chương 3: Nghệ thuật trong thơ tình bạn Phạm Hổ viết cho thiếu nhi 37
3.1 Cách đặt tên các bài thơ, tập thơ………37
3.2 Thể thơ……….39
3.3 Ngôn ngữ……… 40
3.4 Các biện pháp nghệ thuật………43
Trang 5Kết luận……… 49 Tài liệu tham khảo………51
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thơ viết cho thiếu nhi là một bộ phận không thể thiếu được của nềnvăn học thiếu nhi nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung Những “đứacon tinh thần” là kết quả của sự phát triển phong phú và toàn diện về mặt đềtài, chủ đề và thể loại thơ ca cho thiếu nhi của những tên tuổi nổi tiếng như:
Võ Quảng, Định Hải, Trần Đăng Khoa… và Phạm Hổ là một trong những câybút tâm huyết với trẻ thơ
Phạm Hổ sáng tác rất nhiều thể loại cho thiếu nhi: thơ, truyện, kịch,truyện ngắn, truyện cổ tích hiện đại… Ở thể loại nào, Phạm Hổ cũng để lại ấntượng sâu sắc trong lòng độc giả Đặc biệt, thơ ông viết cho các em thườnggiản dị, trong sáng, hồn nhiên như những câu đồng dao dễ hiểu, dễ nhớ Dẫndắt trẻ vào thế giới xung quanh đầy phong phú và thú vị Thơ Phạm Hổ hòanhập vào tâm hồn trẻ tạo nên một thế giới trẻ thơ mới sống động với nhiều bấtngờ, lý thú và mới mẻ
Đến với thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ người đọc như lạc vàomột thế giới của tình bạn Mỗi một bài thơ là một câu chuyện cổ tích hấp dẫn
trẻ thơ: tình bạn giữa chú bò và cái bóng của mình trong Chú bò tìm bạn hay
là tình bạn âm thầm nhưng tha thiết của những đồ dùng, vật dụng quen thuộc
trong gia đình trong Những người bạn im lặng… Nói tóm lại, thơ Phạm Hổ
không chỉ đơn thuần viết cho các em mà còn muốn truyền đến các em nguồnmạch sống, những giá trị văn hóa đạo đức và cả những khát vọng dân tộc
Là một giáo viên Mầm non trong tương lai và là người rất quan tâm tớinhững vần thơ của Phạm Hổ viết cho lứa tuổi nhi đồng Chúng tôi chọn
nghiên cứu đề tài “Tình bạn trong thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi” không chỉ
Trang 7vì những lý do này mà còn thể hiện lòng yêu mến, trân trọng của tôi tới hồnthơ được nhiều người kính trọng.
Từ những lý do trên đây, kế thừa và tiếp thu các ý kiến có tính chất gợi
mở của các nhà nghiên cứu về tình bạn trong thơ Phạm Hổ Cùng với niềm
say mê thơ ca, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Tình bạn trong thơ Phạm
Hổ viết cho thiếu nhi.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có những khám phá rất thú vị:
“Phạm Hổ đã hiến dâng trọn vẹn cái phần tinh túy nhất của đời mình,của tâm hồn mình cho con trẻ Đọc thơ của ông ta thấy ông rất yêu trẻ con
Mà không chỉ yêu, ông còn kính trọng và sùng bái chúng Vì thế nói đến ông
ta vẫn quen nghĩ đó là thi sĩ chuyên viết cho thiếu nhi, viết bằng nhiều thểloại: thơ, truyện, kịch, truyện thần thoại, kịch bản phim hoạt hình…” [8;tr.950]
Trong bài viết Mười lăm năm viết cho thiếu nhi nhà thơ Định Hải đã
đưa ra nhận định: “Thơ Phạm Hổ nặng khai thác khía cạnh tình cảm nhi đồng,thơ anh uyển chuyển, giàu nhạc điệu, gần gũi với đồng dao Bạn đọc thường
nhắc đến những bài thơ của anh như: Xe cứu hỏa, Tre, Bắp cải xanh, Chú bò tìm bạn…” [1; tr.35].
Trang 8Trong cuộc hội thảo về các tác giả viết cho thiếu nhi, nhà văn NguyênNgọc đã phát biểu: “Bạn (Phạm Hổ) vừa mở thêm ra một cánh cửa nữa vàtheo chân anh, bước ra cánh cửa ấy, ta bỗng gặp một chân trời hứa hẹn vàmênh mông hơn, vừa gần gũi vừa mới lạ, vừa quen thuộc vừa mỗi bước khiến
ta lại ngạc nhiên” [12; tr.49]
Khi nhận xét về tập thơ Từ không đến mười, nhà phê bình Vũ Ngọc
Bình khẳng định: “Tiếp theo những chú bò tìm bạn, bạn trong vườn, Phạm Hổvẫn phát huy cái sở trường quen thuộc là bằng vài nét bút, vẽ nên những bứctranh khiêm tốn về kích thước mà có sức khơi gợi, giúp các em với con mắttạo hình của tuổi thơ trong vô số hình họa của cuộc sống” Cùng với quanđiểm trên, nhà thơ Phạm Đình Ân cũng ghi nhận: “Nhà thơ Phạm Hổ đã dành
cả cuộc đời viết cho các em Thơ ông nghiêng về sự quan sát chi tiết, tỉ mỉ,tinh tế với một cách biểu đạt ngộ nghĩnh, giàu nhân ái” [11; tr38]
Từ thực tiễn nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy: Các sáng tác thơPhạm Hổ viết cho thiếu nhi viết về tình bạn đã được nhiều nhà nghiên cứuquan tâm, chú ý Tuy nhiên lại chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu tìmhiểu một cách hệ thống về đặc sắc trong thơ tình bạn của Phạm Hổ viết chothiếu nhi Đó là gợi ý để chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài này và những ýkiến của các nhà nghiên cứu đi trước sẽ là những định hướng quý báu giúp
chúng tôi khai triển khóa luận: Đặc sắc trong thơ viết về tình bạn của Phạm Hổ.
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những nét đặc sắc trong thơ viết về tình bạn củaPhạm Hổ dành cho thiếu nhi qua đó khẳng định những đóng góp to lớn củaông đối với sự phát triển của Văn học thiếu nhi Việt Nam
4 Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài: Đặc sắc trong thơ viết về tình bạn của Phạm Hổ, chúng tôi tập trung khảo sát một số sáng tác thơ Phạm Hổ viết cho
các em gồm các tập:
Trang 95 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thống kê
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh
6 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính củakhóa luận được triển khai trong 2 chương sau:
Chương 1: Phạm Hổ với văn học thiếu nhi
Chương 2: Tình bạn trong thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi
Trang 10NỘI DUNG Chương 1 PHẠM HỔ VỚI VĂN HỌC THIẾU NHI
1.1 Tiểu sử
Suốt gần nửa thế kỉ cầm bút viết cho thiếu nhi, nhà thơ Phạm Hổ từngtâm sự: “Nếu được sống thêm một lần nữa, tôi vẫn chọn nghề cũ: làm thơ,viết văn cho các em đọc, còn vẽ tranh cho các em xem nữa Tôi thường lấylòng yêu mến các em, lấy những công việc mình làm cho các em làm thước
đo lòng mình đối với dân với nước…”
Phạm Hổ sinh ngày 28 tháng 11 năm 1926 tại xã Nhơn An, huyện AnNhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình nhà Nho có truyền thống văn học.Ông có anh trai là nhà thơ Phạm Văn Ký và em trai là Phạm Thế Mỹ Đượcsinh ra trong một gia đình có truyền thống thơ ca như vậy nên Phạm Hổ chịuảnh hưởng rất nhiều từ những người thân khi sáng tác Đây chính là tiền đề đểPhạm Hổ trở thành một trong những cây đại thụ của nền văn học nước nhà
Quy Nhơn là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh Những cảnh đẹp củaquê nhà đã tạo nguồn cảm hứng cho Phạm Hổ trong rất nhiều trang viết củaông Mỗi khi có dịp viết về miền đất và con người Bình Định, Phạm Hổ luôn
tỏ ra say sưa với những tình cảm quê hương ngọt ngào, nhất là khi nó gắn liềnvới những ký ức tuổi thơ trong trẻo, mộc mạc mà thấm sâu trong lòng ông.Đây cũng là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, là nơi nuôi dưỡng nhiềunhà thơ, nhà văn nổi tiếng như: Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử…
Ông đỗ bằng thành chung năm 1943 tuy nhiên do gặp tai nạn nên ôngkhông thể ra Huế học bán trú tại trường quốc học Huế Ông làm thư kí côngnhật cho tòa sứ Quy Nhơn để đỡ mẹ nuôi các em và tự học để thi tú tài
Trang 11Cái duyên với văn học nghệ thuật thực sự bắt đầu nơi ông khi cáchmạng tháng Tám thành công, dẫu rằng ông vốn say mê văn học từ nhỏ Làmthư kí thường trực ở Chi hội văn hóa Cứu Quốc do nhà thơ Trần Mai Ninhphụ trách rồi dự học lớp hội họa kháng chiến liên khu 5 do họa sĩ Nguyễn ĐỗCung chủ nhiệm, rồi đi thực tế sáng tác ở miền tây Bình Định (vùng giáp cận
An Khê) Phạm Hổ vừa vẽ vừa làm thơ và như ông thừa nhận có khi mê làmthơ hơn vẽ Đến đầu năm 1950, Phạm Hổ được cử đi dự hội nghị Văn họctoàn quốc ở Việt Bắc với tư cách là một nhà thơ trẻ liên khu 5
Trong khoảng thời gian 1952 - 1953, Phạm Hổ có “hai năm vàng” ởquê, ông vừa làm công tác văn hóa thông tin vừa thâm nhập sâu vào thực tếđời sống để có thể hiểu thế nào là nông dân, thế nào là chân lấm tay bùn, thếnào là đầu tắt mặt tối… Phạm Hổ xem đó là những tư liệu cần thiết để mộtnhà văn sáng tác phục vụ nhân dân
Tháng 1 năm 1954, Phạm Hổ có mặt ở Hà Nội và làm công tác đốingoại ở Hội Văn nghệ Trung Ương Sau Hiệp định Genevơ năm 1954, ông raBắc tham gia sáng lập Hội nhà văn miền Bắc (1957) và cũng là một trongnhững người đầu tiên hình thành nhà xuất bản Kim Đồng - nơi chuyên xuấtbản văn hóa phẩm dành cho trẻ em Trong những năm chống Mĩ, Phạm Hổlàm việc trong nhiều cương vị ở nhà xuất bản Kim Đồng, nhà xuất bản Hộinhà văn, báo Văn nghệ… Ông đi nhiều nơi, có khi vào cả tuyến lửa QuảngBình, Vĩnh Linh để lấy tài liệu sáng tác Đất nước thống nhất, Phạm Hổ vẫntiếp tục đi nhiều nơi và sáng tác, nhất là sáng tác cho thiếu nhi Việt Nam
Từ năm 1983, ông là Phó trưởng ban đối ngoại của Hội Nhà văn ViệtNam và là Chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi của hội
Ngày 4 tháng 5 năm 2007, Phạm Hổ qua đời ở tuổi 81 Song hình nhưvới thiếu nhi Việt Nam, ông già tóc bạc ấy vẫn mãi là người bạn thân thiết củatuổi nhỏ
Trang 121.2 Đóng góp của Phạm Hổ trong văn học thiếu nhi Việt Nam
Phạm Hổ sáng tác nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện
cổ tích hiện đại, kịch cho cả người lớn và trẻ em Sự phong phú trong thể loại
và số lượng dày dặn các tác phẩm ít nhiều chứng minh cây bút Phạm Hổ cónguồn tiềm lực sáng tác dồi dào và khá linh động
Phạm Hổ là một trong những cây bút xuất sắc của văn học thiếu nhi nóiriêng và ông là một trong những người đặt nền tảng đầu tiên xây dựng nềnvăn học cho thiếu nhi Việt Nam Điều đó được chứng minh qua hơn 60 nămcầm bút vì tình yêu trẻ thơ, Phạm Hổ đã để lại khoảng trên 20 tập thơ, 9 tậptruyện và 4 vở kịch tặng riêng các em
- Viết thư cho cha (1959)
- Khẩu súng người ông (1960)
- Cất nhà giữa hồ (1964)
- Chuyện hoa, chuyện quả (tập 1, 1974)
- Lửa vàng, lửa trắng (1976)
Trang 13- Chuyện hoa, chuyện quả (tập 2, 1982)
- Tiếng sáo và con rắn (chuyện hoa, chuyện quả, tập ba, 1985)
- Ngựa thần từ đâu đến (1986)
- Nhứng chú sẻ con (1988)
- Hai vợ chồng và con voi quý (chuyện hoa, chuyện quả, tập bốn, 1988)
- Chim lưu ly (chuyện hoa, chuyện quả, tập năm, 1990)
- Quả tim bằng ngọc (chuyện hoa, chuyện quả, tuyển chọn, 1993)
- Lửa vàng, lửa trắng, lửa nâu ( 1993)
Kịch:
- Nàng tiên nhỏ thành Ốc (1981)
- Tìm gặp lại anh (1981)
- Người gái hầu của Mị Châu (1984)
- Mị Châu và chiếc áo lông ngỗng (1984)
Với sự đóng góp to lớn đó dành cho thiếu nhi, Phạm Hổ đã được traotặng nhiều giải thưởng văn học:
- Giải A trong các cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi với các tập thơ
Chú bò tìm bạn (1957 - 1958), Chú vịt bông (1967 - 1968).
- Giải thưởng chính thức về thơ viết cho thiếu nhi của hội đồng văn học
thiếu nhi, Hội nhà văn Việt Nam với tập thơ Những người bạn im lặng
(1985)
- Giải thưởng cuộc thi sáng tác kịch bản cho thiếu nhi do Hội nghệ sĩ
sân khấu tổ chức với vở kịch Nàng tiên nhỏ thành Ốc (1986).
Với những đóng góp quan trọng cho nền văn học thiếu nhi, Phạm Hổxứng đáng với Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (đợt 1 - 2001)
1.3 Quan niệm sáng tác của Phạm Hổ về văn học viết cho thiếu nhi
Phạm Hổ chọn con đường đi vào thế giới tâm hồn trẻ thơ khác vớinhiều người Ông tâm niệm: “Đối với tôi được viết cho các em là cả một hạnh
phúc” Rất nhiều lần ông đã phát biểu như vậy và tinh thần đó lại một lần nữa được ta bắt gặp trong Những bài thơ nho nhỏ:
Trang 14“Thật đơn sơ lă hạnh phúc?
Được viết cho câc em
Những băi thơ nho nhỏ”
Thơ văn của Phạm Hổ được chọn lọc đưa văo giảng dạy ở câc lớp mẫu
giâo có câc băi thơ: Cô giâo, Xe chữa chây, Bắp cải xanh, Sen nở, Tđm sự của câi mũi, Vì sao, Chùm thơ con gă vă quả trứng…
Ông còn có trín 50 đầu sâch sâng tâc cho thiếu nhi với nhiều giảithưởng của Hội đồng thiếu nhi Việt Nam, Trung ương Đoăn tặng… Sự vất vả
vă cực nhọc của nghề cuối cùng đê kết tinh thănh “những đứa con tinh thần”tạo nín niềm vui cho nhă thơ
Cả cuộc đời Phạm Hổ đê yíu thương với một tình yíu đằm thắm mẵng dănh trọn cho thế hệ trẻ Dường như ông luôn sống với niềm mong ước:lăm sao cho câc tâc phẩm của mình đem đến cho tđm hồn câc em chđn, thiện,mĩ…
Trong cuộc đời sâng tâc của mình, phần lớn tđm huyết vă bút lực Phạm
Hổ dănh cho thiếu nhi vă ông đê đạt được những thănh công xuất sắc nhất ởmảng thơ Chính vì vậy mă bạn đọc thường gọi ông lă nhă thơ của tuổi thơ
Phạm Hổ còn cho rằng “Trước khi viết cho câc em nhă thơ phải lă bầubạn của câc em” Phải hiểu được tđm tư, suy nghĩ vă tình cảm của chúng Ôngtđm sự: “Tôi đặc biệt chú ý đến tình bạn trong đời sống con người”
Trong quâ trình sâng tâc, Phạm Hổ đê tìm ra một điều rất ý nghĩa: Thếgiới xung quanh luôn lă những người bạn của câc em Câc em có thể vui đùabín những người bạn lă thế giới cỏ cđy, hoa lâ, những người bạn lă động vật,
lă đồ vật… Tất cả những người bạn ấy đều sống động, có hồn vă gần gũi vớicâc em Vì vậy Phạm Hổ đê tổng kết: “Thiín nhiín gợi cho chúng ta bao điềusuy nghĩ về cuộc sống con người… bằng chính câi đẹp, thiín nhiín dạy cho tayíu câi đẹp….” [5; tr.76]
Trang 15Chương 2
SỰ THỂ HIỆN TÌNH BẠN TRONG THƠ PHẠM HỔ VIẾT CHO
THIẾU NHI 2.1 Những người bạn là cây cối
Sự thể hiện tình bạn trong thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi phong phú
và đa dạng Đó là những người Bạn trong vườn như các loài hoa, loài quả; là Những người bạn im lặng trong thế giới đồ vật; là Những người bạn nhỏ bao
gồm những con vật nhỏ bé, gần gũi với con người Bên cạnh đó, Phạm Hổcòn dành nhiều tâm huyết để viết về những người bạn nhỏ ngộ nghĩnh đángyêu
Phạm Hổ tâm niệm: “Tôi ít khi gặp thấy một cái cây xấu, một bông hoaxấu, một trái quả xấu Có thể nói tất cả đều đẹp Có những cây, những hoa,những quả tuyệt đẹp Cả về bên ngoài, cả về bên trong” [4; tr.74] Vì trong tạohóa tất cả những cây tre, cây si, cây đa, cây lúa, hoa sen, quả thị, quả na, quảổi… đều có một hình dạng riêng và đều đẹp, đều hấp dẫn Khi chúng đứngmột mình vốn đã đẹp, chúng kết lại thành chùm, nở thành khóm thì vẻ đẹpcủa nó đã được nâng lên thành vẻ đẹp của sức mạnh tập thể
Thơ Phạm Hổ tinh tế, giàu cảm xúc, sức tưởng tượng vô cùng phong
phú Nhà thơ nói hộ các em một cách chân thực, sinh động những người Bạn trong vườn có vô số loài cây, loài hoa, loài quả Cảm động mà chân thực, đó
là hình ảnh cây dưa mẹ “yếu mềm” và đàn dưa con “to nặng”:
“Dây dưa hấu yếu mềmSinh đàn con to nặng
Mẹ không bế nổi conĐành giao nhờ đất ẵm”
(Dưa)
Trang 16Qua bài thơ này, Phạm Hổ muốn các em thấy được đặc điểm của câydưa là một loại cây có dây leo, sống ở dưới đất Mặt khác, thông qua việc dưanhờ đất ẵm con thì tác giả khéo léo lồng ghép các hình ảnh để trẻ có thể thấyđược tình cảm thân thiết giữa dưa và đất Dưa và đất là đôi bạn thân, luôngiúp đỡ nhau và không thể tách rời.
Gần gũi với trẻ em Việt Nam là mỗi góc vườn Trong góc vườn thânyêu đó, khế là một loài cây rất quen thuộc Phạm Hổ đã miêu tả chân thựctừng chùm hoa, múi quả, đặc tính và tác dụng của nó:
“Hoa từ trên cao
Rủ nhau xuống giếngTắm xong hoa tímTheo gầu nước lên
Ai nặn nên hìnhKhế chia năm cánhKhế chín đầy câyVàng treo lóng lánh…!
Con cua con hếnGiữa ruộng ven sôngNấu chung sao khếCơm canh ngọt lành”
(Khế)
Một loài cây mọc bên bờ ao, góc vườn, hoa màu tím, quả hình nămcánh, khi chín chuyển sang màu vàng, là gia vị không thể thiếu trong móncanh chua đồng quê… Với một câu hỏi tu từ “Ai nặn nên hình?”, Phạm Hổ đãkhiến trẻ em tò mò, thích thú Còn nữa, Phạm Hổ còn đưa các em về với món
ăn dân dã, quen thuộc từ bao đời nay: Món canh chua nấu khế như một thứ
“quốc hồn” của người Việt
Trang 17Chân thực mà sinh động là những gì Phạm Hổ đã dành cho những
người Bạn trong vườn Không chỉ có dưa, khế mà còn biết bao nhiêu cây,
hoa, quả khác nữa như: na, lựu, ổi, bưởi, roi, sầu riêng cũng được nhà thơmiêu tả chân thực như những gì chúng vốn có Từ những hình ảnh chân thựcsinh động này, các em không chỉ biết thêm nhiều về thế giới thực vật mà cònthêm yêu những loài cây, thứ quả gần gũi xung quanh mình như những ngườibạn thật đặc biệt của trẻ thơ
Thế giới cỏ cây hoa lá trong thơ Phạm Hổ còn hấp dẫn bởi những hìnhdạng vô cùng phong phú Nói về sự đa dạng của thiên nhiên Phạm Hổ khẳngđịnh: “Sự phong phú của thiên nhiên thì có lẽ không có gì có thể so sánhđược Không một cái gì giống cái gì Triệu triệu họ cây, từ cây rêu bé tí nhưcái lông tơ của chú vịt con đến cây chò cao vút lưng chừng trời… trong mộtloài cam có bao nhiêu thứ cam, trong một họ bứa có bao nhiêu thứ bứa Cóbao nhiêu dáng hoa, màu hoa, có bao nhiêu mùi thơm, có bao nhiêu cáchchín: chín trắng, chín vàng, chín đỏ, chín xanh, chín tím, chín đen… và kèmtheo là bao nhiêu là cá tính: hoa này nở sáng hoa kia nở tối, hoa này thíchsương hoa kia thích gió, quả này có hột ở trong, quả kia có hột ở ngoài… Rồiđến sự kì diệu của thiên nhiên từ lá sang hoa, từ hoa sang quả” [6; tr76]
Hãy xem Phạm Hổ khắc họa hình dạng quả ổi và sự hấp dẫn của nó:
“Ổi tặng bạnQuả ổi ngon
Đã chín trắngLại mập trònĐào: ruột hồngMỡ: ruột trắng
Ai mới cắn”
(Ổi)
Trang 18Đây là trái ổi với hình dạng tròn, mập mạp, mọng, đang vào vụ chín.Điều khác biệt của trái ổi là khi chín không ngả vàng mà “chín trắng” Nhữngtưởng ổi là trái quả khó tạo nên sự rực rỡ, nhưng trong cái nhìn riêng củaPhạm Hổ, ổi không chỉ ngon, ngọt mà hương thơm còn toát lên vẻ quyến rũ,
tự khoe sắc của mình từ trong sâu thẳm đáy lòng của mỗi trái ổi
Quả sung và lá sung được Phạm Hổ khắc họa rất thật nhưng không hềkhô khan mà còn rất sinh động, lột tả được hết đặc điểm của lá sung, quảsung và tính chất của quả khi chín hay khi còn xanh:
“Sung già nhất vườn
Lá như bỏng nổChi chít đầy cànhQuả xanh, quả đỏQuả xanh, trẻ nhỏQuả đỏ, bà già…”
(Sung)
Hình ảnh so sánh “Lá như bỏng nổ” là một sự sáng tạo độc đáo của nhàthơ mà vẫn miêu tả được chân thực hình dáng của lá sung, lại vừa khơi gợiđược trí tưởng tượng phong phú, sinh động của trẻ
Cây bắp cải khoác lên mình một màu xanh mát mắt, từng lá sắp vòngtròn, ôm ấp búp cải non đang cuộn mình ngủ ngon Qua cách miêu tả của nhàthơ, trẻ em biết được quy luật sinh trưởng, cách sắp xếp lá và cấu tạo của câybắp cải:
“Bắp cải xanhXanh mát mắt
Lá cải sắpSắp vòng trònBúp cải non
Trang 19Nằm ngủ giữa”
(Bắp cải xanh)
Qua bài thơ này, Phạm Hổ còn muốn nhắn thêm một thông điệp về tìnhcảm mẹ con Búp cải non nằm ở giữa được bao bọc bởi nhiều lớp lá bên ngoàicũng như một đứa trẻ được người lớn và nhất là người mẹ che chở từng chút,từng chút một và mong con lớn khôn từng ngày
Hay khi giới thiệu cho các em về cây cà rốt, nhà thơ cũng miêu tảchúng bằng những nhịp điệu chân sáo trong trang phục áo xanh, quần đỏ:
“Lá xanh
Củ đỏLớn nhỏBên nhauĐất độiNgập đầuNhảy lênĐẹp thậtTên em
Trang 20Những loài cây ở trên cạn thì lung linh rực rỡ khoe đủ sắc màu, hìnhdạng là thế, còn có những cây mọc ở dưới nước cũng không chịu thua kém về
sự hấp dẫn của mình
“Có cô rong xanhĐẹp như tơ nhuộmGiữa hồ nước trongNhẹ nhàng uốn lượnMột đàn cá nhỏĐuôi xanh, đuôi hồngQuanh cô rong đẹpMúa làm văn công”
(Rong và cá)
Tình bạn giữa rong và cá thật đẹp, cây rong được tác giả ví như những
vũ công xinh đẹp trong bộ váy áo màu xanh bắt mắt, như được nhuộm bởinhững sợi tơ óng mượt cùng với động tác múa lượn, nhẹ nhàng, mềm mại.Đàn cá nhỏ hiện lên trong mắt độc giả cũng lung linh không kém như nhữngđiệu múa phụ họa luôn song hành bên cô rong Đó còn là biểu tượng của tìnhbạn giữa những đứa trẻ có cùng sở thích, niềm đam mê và yêu thích cái đẹp,luôn sống hòa thuận, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau
Thiên nhiên có vô số loài cây, loài hoa, loài quả Có bao nhiêu cái cây
là có bấy nhiêu hình dạng khác nhau, màu sắc khác nhau… tạo ra những nétđặc sắc riêng Đó là điều kì diệu của thiên nhiên Bước vào thế giới cỏ câyhoa lá trong thơ Phạm Hổ ta như lạc vào một thế giới ngào ngạt hương thơm:
“Hoa trắng đầy vườnHương thơm khắp xóm”
Trang 21Phạm Hổ kể về các loài cây với một sự đam mê sâu sắc Cây nào quảnào cũng được ông khai thác ở một khía cạnh rất độc đáo không chỉ về màusắc, hình dáng và cả hương vị nữa:
“Ai đã xức nước hoa
Mà hoa hồng thơm thế”
(Hoa hồng)
Nhờ có hương thơm quyến rũ mà hoa đã thân mật với anh chị bướm:
“Hoa ngẩng cao đầuSuốt ngày không mỏiBướm bay! bướm bayNhư nhờ gió thổi”
(Hoa và bướm)
Hoa và bướm đã kết thân với nhau như vậy đấy Nhờ có hoa mà bướmlấy được mật và nhờ có bướm mà hoa đã kết được trái Đây có lẽ là một quyluật của tạo hóa: đã có hoa là có bướm Hoa và bướm cũng giống như haingười bạn nhỏ luôn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, sống hòa thuận và vui vẻ bênnhau
Đấy là sự hấp dẫn của hoa Còn đối với những loài quả, chúng cũngđem đến cho khu vườn những mùi vị khó có thể từ chối:
“Đồi nắng dứa vềĐẹp trên đất đỏMột quả sóc ănThơm lừng trong gió”
(Dứa)
“Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe gió thổi vườn sau thơm lừng”
(Sầu riêng)
Trang 22Ở đây, các em không chỉ được hòa mình vào những vườn hoa quả ngáthương bên những sự trải nghiệm khác nhau về vị giác, mà các em còn thấyđược cuộc sống muôn màu xung quanh chúng ta Thật đúng khi nói rằng:
“Thơ Phạm Hổ hướng về cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống bình thường đểlàm nên vẻ đẹp của con người” [13; tr.40]
Qua những bài thơ viết về cây cối, Phạm Hổ đã khéo léo lồng ghépnhững kiến thức thú vị về đặc điểm, công dụng và giá trị dinh dưỡng của cácloại quả, rau… giúp các em có thêm những hiểu biết về thế giới cỏ cây hoa láxung quanh mình để thêm yêu quý, bảo vệ chúng như những người bạn thânthiết
2.2 Những người bạn là con vật
Thơ Phạm Hổ không chỉ nói tới thế giới cỏ cây hoa lá, thơ ông còn cómột thế giới những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu Trong thế giới này, Phạm
Hổ đã tập hợp đầy đủ các con vật với nhiều đặc điểm khác nhau Chúng cũng
là những người bạn nhỏ của con người, của các em Bằng sự quan sát tinh tế,Phạm Hổ đã phát hiện ra đặc điểm riêng của mỗi con vật Ông đã chọn nhữngchi tiết độc đáo để miêu tả một cách ấn tượng những người bạn loài vật đángyêu, đáng quý Nắm bắt được tâm lí trẻ thơ, thơ Phạm hổ không đi tìm hiểuđời sống và những hoạt động của loài vật mà ông chỉ khai thác những nét tínhcách, vẻ đẹp của chúng Qua đôi mắt trẻ thơ, các con vật trong thơ ông hiệnlên một cách ngây thơ, hồn nhiên như chính những đứa trẻ
Có thể nói rằng vườn thơ của Phạm Hổ như một vườn bách thú Ôngsưu tập nhiều loài vật nuôi trong gia đình gần gũi với con người như: chú chó,chú mèo, con gà, con vịt, con bò… Ngoài ra ông còn đưa vào bộ sưu tầm củamình những động vật ở chốn rừng xanh như: voi, thỏ, nai… hay những convật gắn liền với sông nước như: ếch, nhái, dế… Đó là một xã hội luôn nhộn
Trang 23nhịp, ríu rít nhưng lại rất đoàn kết, luôn sống bên cạnh con người, bên cạnhcác em nhỏ.
2.2.1 Những con vật gần gũi với con người
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, những con vật này đã là bạn của conngười và cũng rất gần gũi với trẻ thơ Chúng đều là những con vật hiền lành,
dễ gần, dễ mến Trước tiên ta phải kể tới một Chú bò tìm bạn thật thà, hiền
lành nhưng lại có nét ngốc nghếch, đáng yêu:
“Mặt trời rúc bụi treBuổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nướcThấy bóng mình ngỡ ai
…Bóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
“Ậm ò” tìm gọi mãi”
Đây là một bài thơ rất hay của nhà thơ Phạm Hổ dành cho thiếu nhi.Bài thơ này vừa là sự miêu tả rất thật, vừa là một cách diễn đạt rất tình cảm vềtình bạn của tác giả Trong bài thơ này, chú bò thấy bóng mình in trên mặtnước ngỡ đó là bạn Tuy chú có nét lơ ngơ nhưng cái lơ ngơ đó thật đáng yêu.Đáng yêu ở hành vi biết chào hỏi khi gặp người khác Đáng yêu ở hành vithiết tha gọi bạn… Chú bò thấy bóng mình mà ngỡ đó là một chú bò khác vàngay lập tức chào bạn, làm quen với bạn Đó là một điều đáng quý trong tìnhbạn Tình bạn chỉ bắt đầu khi chúng ta thân thiết, cởi mở và hòa đồng vớinhau Khi không thấy bạn đâu, chú bò đã bày tò tình cản thương nhớ bạn bằngcách “ậm ò” tìm gọi bạn Đây là điều đáng quý trong tình bạn Hình ảnh chú
bò cũng chẳng khác nào một đứa trẻ, có khi cũng ngộ nhận cái bóng của mình
là một bạn khác rồi lại chợt vỡ ào khi bóng mình tan biến và người bạn mới
Trang 24cũng đi không nói lời nào Đọc đi đọc lại bài thơ, ta sẽ càng tìm được thêmnhiều điều giáo dục bổ ích cho bản thân mình về tình bạn.
Từ những cảm xúc ngây thơ và đáng yêu của Chú bò tìm bạn và bài thơ
cũng chính là tên của tập thơ đã đi vào trong ký ức của biết bao nhiêu em nhỏ.Chú bò đã đem đến một tình bạn vô tư, trong sáng, giúp các em biết trân trọngtình bạn, biết lưu giữ lại những giây phút đáng nhớ bên nhau và biết sốngchân thành với mọi người
Từ xa xưa ai cũng biết, chó và mèo là hai loài vật không chơi với nhau,thậm chí là ghét nhau Nhưng trong thơ Phạm Hổ thì chó và mèo lại là đôibạn thân và cùng nhau chơi trốn tìm:
“Rủ nhau chơi ú timGiờ đến phiên chó trốnMèo đảo mắt nhìn quanhChó nấp đâu giỏi gớm!
Bỗng kìa chỗ khe tủChó để lộ cái đuôiRón rén mèo đến nơiÓa! Chộp ngay lưng bạnChó vẫn thú vị lắm
Cứ nhe răng ra cười
“Không! Mình nấp giỏi thậtLỗi chỉ tại cái đuôi!”
(Chơi ú tim)
Tình bạn giữa chó và mèo thật thân thiết Tình bạn đó được thể hiệnqua tiếng cười vang của cả chó và mèo khi cùng chơi một trò chơi dân gianViệt Nam Chó khi bị mèo tìm ra chỗ nấp không cảm thấy buồn mà còn rấtvui vì mình trốn giỏi nhưng chỉ tại cái đuôi Tình bạn với trẻ thơ cũng vậy,
Trang 25thật đơn giản, chỉ cần cùng nhau chơi, cùng nhau cười tan trong hạnh phúc,chỉ vậy thôi cũng đã đủ lắm rồi.
Trái ngược với những bài học quý giá và những xúc động về tình bạn
trong Chú bò tìm bạn thì Thỏ dùng máy nói mang đến cho các em một chú thỏ
đa nghi, không tin tưởng vào tình bạn Thỏ nhất định muốn bạn ở đầu dây bênkia phải xuất hiện và nói thật nhiều thì chú mới tin
“Thỏ đây! Ai nói đấy?
Mèo à? Mèo thế nào?
Mình không trông thấy cậuNhỡ đứa khác thì sao?”
Chú thỏ trong bài thơ chẳng khác nào một đứa trẻ luôn tò mò, đa nghivới tất cả mọi thứ, phải có cái gì đó làm cho chú tin tưởng thì chú mới chịunói chuyện Chính sự đa nghi đó nhiều khi sẽ làm ảnh hưởng không tốt tớitình cảm của chúng ta với những người thân yêu xung quanh, đặc biệt là tìnhbạn
Ngoài ra, Phạm Hổ còn có nhiều bài thơ viết về những chú gà đáng yêu
như: Gà đẻ, Gà ấp, Gà nuôi con, Gà con và quả trứng… Có lẽ gà là con vật
gần gũi và gắn bó nhất với con người Cảnh đầm ấm của gia đình nhà gà đãđược Phạm Hổ thể hiên hết sức sinh động:
“Gà mẹ hỏi gà con
Đã ngủ chưa đấy hả
Cả đàn gà nhao nhaoNgủ cả rồi đấy ạ”
(Ngủ rồi)
Ngoài ra, Phạm Hổ còn nhắc tới những người bạn là những chú ngỗngđáng yêu với những đức tính đáng quý Đó là hình ảnh một chú ngỗng chămchỉ học bài…
Trang 26“Thấy trứng trong ổNgỗng đọc: “O!O!”
Thấy gáo trên vòNgỗng quờ (q) quờ họcThấy lưỡi câu sắt
Ngỗng nhẩm chữ i, iNhìn sừng trâu điNgỗng cờ (C), cờ (C) mãi”
Từ sự quan sát tỷ mỉ, khả năng liên tưởng chính xác, Phạm Hổ đã làmcho các em cảm nhận được sự ham học hỏi, ham khám phá của ngỗng Từ đâynhững bài học chữ cái tiếng Việt đã tự nhiên đi vào trí nhớ, trí tưởng tượngcủa các em như việc học chữ của ngỗng vậy
2.2.2 Những con vật sống trong môi trường nước
Thơ Phạm Hổ rất giàu hương vị đồng nội Để lý giải cho điều đó nóđược thể hiện chính trong những vần thơ ông đã đưa nhiều hình ảnh của cácloài vật trên đồng ruộng quê nhà như cua, cá, dế mèn… Trong không gian bao
la đó, dưới ánh trăng vàng bát ngát đã hiện lên trước mắt độc giả hình ảnh hai