1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN TRUYỆN TRANH THIẾU NHI

106 969 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

2. Tình hình nghiên cứu đề tài Sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi trong hoạt động xuất bản và biên tập ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi nói riêng đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về “Sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động xuất bản truyện tranh thiếu nhi là một hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ, chưa có công trình nào tiến hành một cách hệ thống, chuyên sâu và xem nó như một đối tượng nghiên cứu độc lập. Trước đó, rải rác ở một vài công trình có đề cập đến vấn đề này như: Năm 1998, cuốn “Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh trong việc dạy tiếng Việt” – NXB Giáo dục, của Đỗ Việt Hùng xuất bản đã gợi ý cho chúng tôi hướng nghiên cứu mới mà chúng tôi lựa chọn. Cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” – NXB Giáo dục, 2002, của tác giả Nguyễn Thiện Giáp bàn về vấn đề chuẩn hóa từ vựn, chuẩn hóa ngôn ngữ... Công trình này có liên quan trực tiếp tới vấn đề mà chúng tôi quan tâm. Cũng trong năm đó, cuốn “Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí” – Nxb Khoa học – Xã hội, của PGS.TS Nguyễn Trọng Báu ra mắt độc giả, là tài liệu hữu ích đối với đề tài mà chúng tôi nghiên cứu. Nội dung chính của cuốn sách gồm: Ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí (Chuẩn ngôn ngữ đối với báo chí và vấn đề chệch chuẩn mực; Sự chế định của chệch chuẩn mực ngôn ngữ báo chí đối với phong cách nhà báo. Ngôn ngữ các phong cách báo chí (Phong cách ngôn ngữ chính luận; Phong cách ngôn ngữ khoa học; Phong cách ngôn ngữ hành chính). Ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí (Khái niệm và phân loại; Thực trạng của tên riêng tiếng nước ngoài trên báo chí tiếng Việt; Nguyên nhân của thực trạng; Giải pháp; Những cơ sở khoa học cho việc tìm giải pháp xét từ phương diện truyền thông). Ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học, danh pháp khoa học, ký hiệu khoa học, chữ tắt và số liệu trên báo chí (Ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học trên báo chí tiếng Việt; Ngôn ngữ của danh pháp khoa học trên báo chí; Ngôn ngữ của ký hiệu khoa học trên báo chí; Ngôn ngữ của chữ tắt trên báo chí; Ngôn ngữ của số liệu trên báo chí. Ngôn ngữ tít báo (Chức năng và cấu trúc của tít báo; Những loại tít thường gặp; Những loại tít mắc lỗi. Ngôn ngữ phát thanh (Bản chất của ngôn ngữ phát thanh; Một số vấn đề ngôn ngữ của văn bản phát thanh)... Cuốn “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” – Nxb Khoa học xã hội, 2006, của GS Cao Xuân Hạo đã cung cấp cho chúng tôi một số vấn đề thuộc cơ sở lý luận của đề tài. Sách gồm có 2 phần: Phần Dẫn luận chủ yếu cung cấp những tư liệu về tình hình chung của các trào lưu ngữ pháp chức năng hiện nay. Phần thứ 2 nói về cấu trúc và nghĩa của Câu trong tiếng Việt. Theo lời nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo, tác giả quyển sách, thì đây là sự cố gắng miêu tả trung thành những đặc trưng ngữ pháp của tiếng Việt đúng như nó được người Việt hiểu và sử dụng hằng ngày. Sách trình bày những kết quả của một quá trình nghiên cứu tiếng Việt trên quan điểm ngữ pháp chức năng, đưa ra những đặc trưng loại hình học của tiếng Việt và trình bày hệ thống ngữ pháp của nó một cách chân xác và giản dị hơn so với lối nghĩ phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sách là một kho tàng tri thức vô tận cung cấp cho ta mọi kiến thứctrong cuộc sống Nhưng kiến thức ở đây không chỉ là sự hiểu biết về thế giớixung quanh một cách khoa học m à còn là sự khai tâm mở trí cho tâm hồn conngười để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn Do đó, sách còn là một phương tiệngiúp chúng ta rèn luyện nhân cách con người thông qua các tư tưởng, chân líđường đời mà lớp người đi trước32

đã tìm ra được Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh nhưhiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng Mà "không cósách thì không có tri thức", ngoài việc học ở trường lớp thì thực tế, sách làngười bạn không thể thiếu của con người giúp chúng ta nâng cao tri thức lẫnnhân cách

Hiểu rõ vai trò lớn lao của sách đối với con người, hiện nay, các Nhàxuất bản, các đơn vị liên doanh liên kết xuất bản đang không ngừng tìm kiếm,khai thác những đề tài hay, mới và thú vị trong nước, đồng thời chọn mua bảnquyền từ nước ngoài nhằm làm phong phú và đáp ứng được tốt hơn, đa dạnghơn cho nhu cầu bạn đọc

Trong quá trình xuất bản một cuốn sách, các nhà xuất bản luôn đặc biệtchú trọng công tác biên tập, đặc biệt là các tác giả Bởi vì, biên tập là mộttrong những khâu quan trọng nhất trong hoạt động xuất bản nói riêng và hoạtđộng truyền bá văn hóa nói chung Biên tập là nghề truyền bá văn hóa thôngqua việc tổ chức sản xuất, tiêu thụ các xuất bản phẩm

Trước kia, hiện nay và cả trong tương lai, biên tập là cầu nối giữatác giả và độc giả Công tác biên tập thông qua xuất bản phẩm đã truyền

bá tới độc giả quan niệm tư tưởng và chuẩn mực hành vi, truyền bá cácloại tri thức và kỹ năng…; đồng thời thông qua việc lựa chọn, giải thích

và bình luận đối với các tri thức, thông tin, tạo ra dư luận xã hội hoặc địnhhướng cho dư luận xã hội

Trang 2

Sự định hướng này có chính xác hay không ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc tăng cường sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội Nếu quá trìnhbiên tập xảy ra sai sót thì sự định hướng này không những không có hiệu quả

mà còn gây ra hậu quả xấu trong đời sống xã hội

Công tác biên tập sách truyện tranh thiếu nhi nói riêng và xuất bảnphẩm nói chung về cơ bản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đạt đượcnhững thành tựu nhất định; tuy nhiên hiện nay bên cạnh những cuốn sáchtruyện tranh thiếu nhi được các tác giả viết chất lượng, có chiều sâu, đáp ứngtốt đề tài và nhu cầu phục vụ đúng lứa tuổi, đồng thời được biên tập một cáchcông phu, cẩn thận thì vẫn nhiều cuốn sách được các tác giả viết nội dung cònnhiều thiếu sót, viết ẩu, viết vội, biên tập một cách qua loa vội vàng vì mụcđích lợi nhuận, sự yếu kém, cẩu thả về trình độ của biên tập viên… Điều này

lý giải vì sao trên thị trường xuất hiện khá nhiều những cuốn sách có đề tài,nội dung từa tựa như nhau, đôi chỗ trình bày chưa thống nhất, thiếu chuẩn xác

về kiến thức và đặc biệt là vi phạm chuẩn mực ngôn ngữ Tác giả viết sách vàquá trình biên tập chưa được như mong đợi đã gây ra nhiều tác hại đối vớinhận thức của độc giả

Ngôn ngữ sử dụng trong các cuốn sách truyện tranh có vị trí quan trọngtạo nên sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ từ rất sớm Một cuốnsách có nội dung phù hợp, trình bày mạch lạc, minh họa phong phú sẽ gópphần nuôi dưỡng tâm hồn ngây thơ, trong sáng đặc biệt là đối với các độc giảthiếu nhi Ngược lại, một cuốn sách chỉ cần một lỗi nhỏ về nội dung hay minhhọa sẽ gây nên những tác hại nguy hiểm về nhận thức, thậm chí in sâu vàotâm trí các em

Hiện nay, có rất nhiều kênh thông tin tác động đến trẻ, trong đó sách đượcxem là nguồn thông tin tác động chủ yếu nhất Sách cung cấp cho trẻ lượngkiến thức tương đối chuẩn và hữu hiệu để trẻ có một hành trang vững chắcbước vào đời Kiến thức trong sách được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ

dễ đến khó, và đặc biệt mỗi lứa tuổi đều có những cuốn sách phù hợp với

Trang 3

nhận thức của mình Tuy nhiên, khi tiếp xúc với những cuốn sách còn nhiều

“sạn”, thì các em lại chưa đủ hiểu biết, chưa đủ nền tảng tri thức để phân biệtcái đúng và cái sai Bởi vì, với các em các khái niệm trong sách vở luôn đượccác em nghe theo tuyệt đối và tin tưởng vào nó, tiếp nhận một cách thụ động

mà chưa hề có sự chọn lọc Điều này dẫn đến việc, những cuốn sách truyệntranh mang tính giáo dục lại không phát huy được tác dụng tích cực của nó

mà trở nên phản tác dụng, đưa đến những cách nhìn sai lệch cho các em, nảysinh nhiều vấn đề cần trao đổi

Do vậy, tìm hiểu việc “Sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động xuất bảntruyện tranh thiếu nhi” trở thành vấn đề cấp thiết, được chúng tôi lựa chọnlàm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình

Chọn đề tài này, chúng tôi hy vọng rằng sẽ đáp ứng phần nào tình hìnhthực tiễn trên và làm cho quá trình viết, quá trình biên tập sách thiếu nhi đạthiệu quả hơn, nâng cao chất lượng sách thiếu nhi hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi trong hoạt động xuất bản vàbiên tập ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi nói riêng đã được đề cập trong nhiềucông trình nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, việc nghiên cứu về “Sử dụngngôn ngữ trong hoạt động xuất bản truyện tranh thiếu nhi" là một hướngnghiên cứu còn khá mới mẻ, chưa có công trình nào tiến hành một cách hệthống, chuyên sâu và xem nó như một đối tượng nghiên cứu độc lập Trước

đó, rải rác ở một vài công trình có đề cập đến vấn đề này như:

- Năm 1998, cuốn “Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh trongviệc dạy tiếng Việt” – NXB Giáo dục, của Đỗ Việt Hùng xuất bản đã gợi ýcho chúng tôi hướng nghiên cứu mới mà chúng tôi lựa chọn

- Cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” – NXB Giáo dục, 2002, của tác giảNguyễn Thiện Giáp bàn về vấn đề chuẩn hóa từ vựn, chuẩn hóa ngôn ngữ Công trình này có liên quan trực tiếp tới vấn đề mà chúng tôi quan tâm

Trang 4

- Cũng trong năm đó, cuốn “Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí” – NxbKhoa học – Xã hội, của PGS.TS Nguyễn Trọng Báu ra mắt độc giả, là tài liệuhữu ích đối với đề tài mà chúng tôi nghiên cứu Nội dung chính của cuốn

sách gồm: Ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí (Chuẩn ngôn ngữ đối với báo chí

và vấn đề chệch chuẩn mực; Sự chế định của chệch chuẩn mực ngôn ngữ báo

chí đối với phong cách nhà báo Ngôn ngữ các phong cách báo chí (Phong

cách ngôn ngữ chính luận; Phong cách ngôn ngữ khoa học; Phong cách ngôn

ngữ hành chính) Ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí (Khái niệm và phân

loại; Thực trạng của tên riêng tiếng nước ngoài trên báo chí tiếng Việt;Nguyên nhân của thực trạng; Giải pháp; Những cơ sở khoa học cho việc tìm

giải pháp xét từ phương diện truyền thông) Ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học, danh pháp khoa học, ký hiệu khoa học, chữ tắt và số liệu trên báo

chí (Ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học trên báo chí tiếng Việt; Ngôn ngữ của

danh pháp khoa học trên báo chí; Ngôn ngữ của ký hiệu khoa học trên báochí; Ngôn ngữ của chữ tắt trên báo chí; Ngôn ngữ của số liệu trên báo chí

Ngôn ngữ tít báo (Chức năng và cấu trúc của tít báo; Những loại tít thường gặp; Những loại tít mắc lỗi Ngôn ngữ phát thanh (Bản chất của ngôn ngữ

phát thanh; Một số vấn đề ngôn ngữ của văn bản phát thanh)

- Cuốn “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” – Nxb Khoa học xãhội, 2006, của GS Cao Xuân Hạo đã cung cấp cho chúng tôi một số vấn đề

thuộc cơ sở lý luận của đề tài Sách gồm có 2 phần: Phần Dẫn luận chủ yếu

cung cấp những tư liệu về tình hình chung của các trào lưu ngữ pháp chức

năng hiện nay Phần thứ 2 nói về cấu trúc và nghĩa của Câu trong tiếng Việt.

Theo lời nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo, tác giả quyển sách, thì đây là sự

"cố gắng miêu tả trung thành những đặc trưng ngữ pháp của tiếng Việt đúngnhư nó được người Việt hiểu và sử dụng hằng ngày" Sách trình bày nhữngkết quả của một quá trình nghiên cứu tiếng Việt trên quan điểm ngữ phápchức năng, đưa ra những đặc trưng loại hình học của tiếng Việt và trình bày

hệ thống ngữ pháp của nó một cách chân xác và giản dị hơn so với lối nghĩ

"phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam"

Trang 5

Quyển sách đã cung cấp những sự kiện của tiếng Việt làm căn cứ chắcchắn để xác minh và chỉnh lý một số điểm còn mơ hồ hoặc sai lệch trong lýthuyết ngữ pháp chức năng hiện thời Dù là một công trình có tính chất dòđường và người thực hiện không có tham vọng trình bày một hệ thống hoànchỉnh, bao quát hết các vấn đề của tiếng Việt; nhưng với lối trình bày mangtính khoa học cao, dẫn chứng minh họa cụ thể, phong phú và sinh động, sáchthể hiện nhiều ưu điểm nổi bật.

Tác giả cuốn “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng” cho rằng, còn

có nhiều điều mới chỉ được phác thảo, có nhiều vấn đề còn bị bỏ hoặc còn đểlửng, có nhiều quy tắc được nêu ra mà còn chưa rõ phạm vi hiệu lực "Bổ cứucho những thiếu sót này là công việc của tương lai", ông chia sẻ

- Cuốn “Từ điển lỗi dùng từ” của Hà Quang Năng (chủ biên) đã thống

kê được hàng nghìn lỗi các loại, phân lỗi, tìm hiểu nguyên nhân, phân tíchtừng loại lỗi và chỉ ra cách sửa lỗi thông qua việc điều tra lỗi chính tả, từvựng, ngữ pháp tiếng Việt Cuốn sách này có liên quan thiết thực tới vấn đềchúng tôi nghiên cứu

- Năm 2007, luận văn Thạc sỹ với đề tài “Hoạt động xuất bản sáchtruyện tranh góp phần giáo dục thiếu nhi ở nước ta hiện nay (qua khảo sát ởNhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin)” của Đinh ThịThu Nga, ngành Xuất bản - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, do PGS.TSTrần Văn Hải hướng dẫn, là tài liệu tham khảo hữu ích, ít nhiều có liên quanđến vấn đề mà chúng tôi quan tâm Luận văn này đã thể hiện một góc nhìnkhá toàn diện về hoạt động xuất bản sách truyện tranh thiếu nhi và nêu lênnhững định hướng giáo dục phù hợp trong các tác phẩm truyện tranh

- Năm 2011, luận văn Thạc sỹ với đề tài “Những lỗi ngôn ngữ thườnggặp trong hoạt động biên tập xuất bản sách thiếu nhi” của Nguyễn Thị BíchHằng, ngành Xuất bản – Học viện Báo chí và Tuyên truyền, do PGS.TSHoàng Anh hướng dẫn, là tài liệu tham khảo hữu ích, ít nhiều có liên quanđến vấn đề mà chúng tôi quan tâm Luận văn tập trung làm rõ các nội dung:

Trang 6

Nguyên nhân, đặc trưng, thực trạng của Những lỗi ngôn ngữ thường gặp trong hoạt động biên tập xuất bản truyện tranh thiếu nhi Qua đó, tác giả

luận văn cũng chỉ ra những giải pháp đúng đắn cho việc hạn chế lỗi ngôn ngữtrong hoạt động biên tập xuất bản sách thiếu nhi hiện nay

- Giáo trình “Tiếng Việt thực hành”, Nxb Chính trị - Hành chính,

do PGS.TS Hoàng Anh và TS Phạm Văn Thấu biên soạn liên quan trực tiếptới đề tài Tài liệu thuộc khối kiến thức cơ bản về Từ vựng, Ngữ pháp… đãgiúp cho đề tài của chúng tôi có cách triể khai gợi mở hơn

- Năm 2011, bài báo “Định hướng giáo dục ngôn ngữ” của PGS Đỗ

Việt Hùng đăng trên tạp chí Dạy và học ngày nay, số 1, có liên quan đến vấn

đề chúng tôi nghiên cứu Bài báo đã nêu được những vấn đề rất thực tiễn: Vaitrò của ngôn ngữ đối với việc phát triển: trí tuệ, đạo đức, giáo dục thẩm mỹ,phát triển thể lực đối với trẻ

Tiếp tục hướng nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi muốngóp vào một tiếng nói riêng bắt nguồn từ những số liệu thống kê, khảo sátmột cách quy mô chi tiết trên 200 cuốn sách truyện tranh thiếu nhi và đưa ramột số nhận xét mới, trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn từ nhữngdạng lỗi ngôn ngữ thường gặp trong việc sử dụng ngôn ngữ, biên tập sáchtruyện tranh thiếu nhi hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ truyệntranh thiếu nhi trong hoạt động xuất bản; trên cơ sở đó đề xuất một số biệnpháp nhằm sử dụng hiệu quả ngôn ngữ đối với sách truyện tranh nói chung vàđối với công tác biên tập truyện tranh thiếu nhi nói riêng

3.2Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, đề tài phải thực hiện ba nhiệm vụ sau đây:

- Trình bày một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài

Trang 7

- Khảo sát và hệ thống hóa việc sử dụng ngôn ngữ trong các xuất bảnphẩm truyện tranh dành cho thiếu nhi hiện nay.

- Đưa ra một số kết luận về các cách sử dụng ngôn ngữ trong các xuấtbản phẩm truyện tranh dành cho thiếu nhi; qua đó, đề xuất một số biện phápnhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ trong các xuất bản phẩm truyệntranh dành cho thiếu nhi

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động xuất bản truyện tranh thiếu nhi

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn sử dụng 200 cuốn sách truyện tranh dành cho thiếu nhi đượcxuất bản từ năm 2001 đến nay làm đối tượng khảo sát Trong đó, tập trungnghiên cứu các cách sử dụng ngôn ngữ trong các xuất bản phẩm này

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luậnLuận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa

Mác – Lê nin và phương pháp tư duy biện chứng của Chủ nghĩa duy vật lịch sử

5.2 Phương pháp cụ thể

- Thu thập tài liệu, phân loại

- Khảo sát, thống kê, so sánh

- Phân tích, tổng hợp và nghiên cứu liên ngành

6 Đóng góp mới của đề tài

- Bước đầu nhận diện những đặc điểm về sử dụng ngôn ngữ trong sách

truyện tranh thiếu nhi

- Đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệuquả của việc sử dụng ngôn ngữ ttrong sách truyện tranh thiếu nhi

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Về lý luận: Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ hơn các khái niệm có

liên quan tới quá trình sử dụng ngôn ngữ sách truyện tranh thiếu nhi, quá trìnhbiên tập ngôn ngữ trong sách truyện tranh thiếu nhi, ví dụ như các dạng câu,

từ ngữ, chuẩn ngôn ngữ, biên tập…

Trang 8

- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo

bổ ích cho các đối tượng có liên quan: sinh viên ngành xuất bản; biên tập viên(tiêu biểu là biên tập viên mảng sách thiếu nhi); cán bộ nghiên cứu giảng dạy

về xuất bản; bên cạnh đó, luận văn cũng có ý nghĩa nhất định đối với ngườilàm công tác quản lý, lãnh đạo trong hoạt động xuất bản

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết

Trang 9

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1 Các khái niệm cơ bản

1.1 Ngôn ngữ

Từ điển tiếng Việt [Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng,Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, 2005] định nghĩa:

Ngôn ngữ d 1 Hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp

chúng mà những người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để

giao tiếp với nhau Tiếng Nga và tiếng Việt là hai ngôn ngữ rất khác nhau.

2 Hệ thống ký hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo Ngôn ngữ điện ảnh Ngôn ngữ hội hoạ Ngôn ngữ của loài ong.

3 Cách thức, nghệ thuật hay trình độ sử dụng ngôn ngữ có tính chất riêng Ngôn ngữ Nguyễn Du Ngôn ngữ trẻ em Ngôn ngữ báo chí.

Như vậy, hiểu một cách chung nhất thì ngôn ngữ là một hệ thống tínhiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người, phương tiện tư duy vàcông cụ giao tiếp xã hội

Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trong thời đại hiệnnay, nó là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội, và làcông cụ tư duy của con người, ngôn ngữ học có khía cạnh tâm lý học, ngônngữ có vai trò nhiều nhân tố: xã hội, tâm lý, dân tộc

Theo các tài liệu liên quan thì cấu trúc ngôn ngữ cung cấp những kiểunhư: kiểu cấu tạo âm tiết, kiểu cấu tạo từ, kiểu tổ hợp cú pháp, v.v Ngôn ngữchỉ sử dụng một số trong những gì các kiểu có thể tạo ra Những thực tế ngônngữ này, được gọi là những mẫu ngôn ngữ Mẫu có tính bắt buộc tuyệt đối, cótính ổn định rất cao Trừ trường hợp cá biệt, vi phạm mẫu bị đánh giá là sai,lỗi Như vậy trong lĩnh vực ngôn ngữ, việc sử dụng nó phải đảm bảo nhữngquy tắc về chính tả, quy tắc sử dụng từ ngữ và quy tắc sử dụng câu, các dấu

Trang 10

câu Chúng tôi đồng ý với quan điểm trên, đồng thời trong giới hạn và phạm

vi nghiên cứu của luận văn tập trung khảo sát việc sử dụng ngôn ngữ tronghoạt động xuất bản truyện tranh thiếu nhi bao gồm: từ vựng, các biện pháp tu

từ nổi bật, ngữ pháp Trong đó, từ vựng gồm tập hợp tất cả các từ và đơn vịtương ứng với từ trong ngôn ngữ, đó là những cụm từ cố định, cái mà người

ta vẫn hay gọi là là các thành ngữ, quán ngữ; các biện pháp tu từ nổi bật baogồm biện pháp tu từ nhân hoá, biện pháp tu từ so sánh, biện pháp tu từ ẩn dụ,

ý nghĩa của việc sử dụng các lớp từ; Ngữ pháp bao gồm câu được sử dụngphổ biến, các biện pháp tu từ cú pháp, chính tả và viết tên riêng nước ngoài

1.2 Lời nói

Từ điển tiếng Việt [Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng,Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, 2005] định nghĩa:

Lời nói d 1 Những gì con người nói trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ

thể (nói tổng quát) Lời nói phải đi đôi với việc làm Lời nói không mất tiền mua… (cd.).

2 (chm.) Sản phẩm cụ thể của hoạt động ngôn ngữ, trong quan hệ đối

lập với ngôn ngữ Lời nói có tính chất cá nhân.

1.3 Truyện tranh

Từ điển tiếng Việt [Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng,Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, 2005] định nghĩa:

Truyện d.1 Tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến

của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn Truyện dài* Truyện cổ tích* 2 (thường dùng đi đôi với kinh) Sách giải thích kinh nghĩa do các nhà triết học

của Trung Quốc thời cổ viết

1.4 Truyện tranh thiếu nhi

Là một tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật, diễn biến của sựkiện, có dung lượng nhỏ hoặc lớn, miêu tả hàng loạt sự kiện, nhân vật với sựphát triển đơn giản hoặc phong phú trong phạm vi không gian và thời giantương ứng, trong đó ngôn ngữ và hình ảnh minh họa được sử dụng chủ yếu

Trang 11

trong tác phẩm Truyện tranh được tồn tại dưới nhiều hình thức phong phú vàtrong phạm vi nghiên cứu đề tài này sẽ chỉ tập trung nghiên cứu truyện tranh

ở dạng sách

Từ điển tiếng Việt [Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng,Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, 2005] định nghĩa:

Thiếu nhi d Trẻ em thuộc các lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng

Như vậy, hiểu một cách chung nhất thì truyện tranh thiếu nhi là mộthình thức nội hàm của sách thiếu nhi, có nghĩa là sách dùng cho trẻ em thuộccác lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng

Truyện tranh thiếu nhi được biểu hiện ở nhiều hình thức, song chúngtôi chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu truyện tranh ở hình thức phổ biến nhất

là sách

Tóm lại, truyện tranh thiếu nhi là những xuất bản phẩm đặc biệt có nộidung phản ánh các lĩnh vực tri thức khoa học tự nhiên, xã hội, nhân văn, đượcthể hiện bằng các hình thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, với khả năng,nhu cầu, thị hiếu của trẻ em thuộc các độ tuổi khác nhau

2 Yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi

Với mảng sách truyện tranh thiếu nhi, thì đối tượng chính cần hướngđến là các em thiếu nhi “Trẻ em như búp trên cành”, thiếu nhi vốn có đờisống tâm hồn phong phú, hàm chứa nhiều cảm xúc vui buồn yêu ghét và luônđầy ắp trí tưởng tượng, sự tò mò, hiếu kỳ và tâm hồn ngây thơ trong trắng Vìvậy, những gì tác động đến các em sẽ có ảnh hưởng rất lớn, in dấu ấn sâu đậmvào tâm trí của từng em Đối với các em, đọc cũng chính là sự lưu giữ gầnnhư nguyên vẹn tất cả những gì đã đến với bộ nhớ tinh khôi của mình, để từ

đó tác động đến nhận thức và hành động của các em Cho nên, bên cạnh vaitrò giúp các em vui chơi, giải trí, sách thiếu nhi còn phải là một công cụ quantrọng để hướng dẫn, giúp đỡ trẻ tiếp xúc, tìm hiểu và nhận thức thế giới Sáchgiúp trẻ nhận thức những gì đơn giản nhất qua những sự vật, hiện tượng, conngười xung quanh; đồng thời góp phần giáo dục cho trẻ những tình cảm đạo

Trang 12

đức tốt đẹp, nuôi dưỡng và phát triển tâm hồn trẻ nhỏ Sách truyện tranh thiếunhi với đặc trưng phản ánh hiện thực khách quan bằng hình tượng nhân vật vàngôn ngữ biểu cảm, phù hợp với tâm lý lứa tuổi thiếu nhi đã trở thành mộtphương tiện đặc biệt quan trọng, tác động tích cực tới sự phát triển các phẩmchất đạo đức (đức) cũng như năng lực (tài) – hai mặt cơ bản của nhân cáchcon người cho các em Tuy nhiên, sách truyện tranh thiếu nhi sẽ chỉ phát huytác dụng giáo dục đầy đủ nếu các em biết lựa chọn sách có nội dung tư tưởngtốt, giá trị nghệ thuật cao, hiểu và lĩnh hội tri thức trong sách một cách đúngđắn Ngược lại, những sách truyện tranh kích động bạo lực và năng lực cảmthụ kém sẽ có tác hại không nhỏ tới nhân cách đang trưởng thành của các em.Đóng vai trò quan trọng là vậy, nên việc sử dụng ngôn ngữ trong truyện tranhthiếu nhi luôn có những tác động quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp Ngônngữ truyện tranh thiếu nhi phải sử dụng một cách đúng đắn, dễ hiểu, cô đọng,không rườm rà, tối nghĩa Về hình thức, một ấn phẩm sách thiếu nhi cần đượcđảm bảo: thiết kế minh họa đẹp, phù hợp, thể loại đa dạng, ngôn ngữ tạo hình

và có độ sắc…

Việc sử dụng ngôn ngữ truyện tranh đúng đắn và phù hợp sẽ giúp trẻnhận thức được cái nào đúng, cái nào sai Niềm tin đối với sách truyện tranhcủa trẻ nhỏ là niềm tin tuyệt đối, cho nên những gì mà trong sách sử dụng thìđối với trẻ đều là đúng và trẻ sẽ nghe, bắt chước theo Thông qua các sáchtruyện tranh, chúng ta dạy cho trẻ viết chữ, chính tả, dạy cho trẻ cách dùng từ,đặt câu… nhưng nếu những gì mà trẻ tiếp nhận trong sách lại sai lệch về kiếnthức mà chúng ta muốn truyền đạt chi trẻ thì truyện tranh lúc này sẽ trở thànhcông cụ phi giáo dục

2.1 Ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi phải đúng, chuẩn hoá

Trang 13

Ngôn ngữ sử dụng trong các tựa sách mầm non được sử dụng nhiềuphong cách chức năng khác nhau, nhưng trong đó sử dụng phong cách ngônngữ nghệ thuật là tiêu biểu Ngôn ngữ được sử dụng trong các tựa sách làngôn ngữ đã được biên tập và lựa chọn, đánh giá, thẩm định từ nhà xuất bản,

cơ quan quản lý chuyên trách về xuất bản thực hiện Ngôn ngữ giao tiếp hàngngày mang tính chung phổ biến nhưng ngôn ngữ sách được xác lập là ngônngữ trẻ em dễ tiếp nhận, phù hợp với xu thế phát triển chung và có tính giáodục cao, theo tinh thần giáo dục đặc trưng với bản sắc truyền thống của quốcgia, dân tộc

Từ điển tiếng Việt [Hoàng Phê (chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng,Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, 2005] định nghĩa:

Chuẩn I d 1 Cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó

mà làm cho đúng

2 (chm) Vật được chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo lường

3 Cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong

xã hội

II t Đúng chuẩn

Chuẩn hoá đg Làm cho trở thành có chuẩn rõ ràng

Tiếng Việt của chúng ta có một lịch sử vô cùng lâu đời, gắn bó vớihàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của nhân dân ta Ðể có được mộtngôn ngữ như tiếng Việt ngày nay, ông cha chúng ta từ thế hệ này sang thế hệkhác luôn luôn chủ động tiếp thu những gì cần thiết; đồng thời từ chối tất cảnhững gì làm phương hại cho tiếng mẹ đẻ của mình Cho nên, giữ gìn và pháttriển tiếng nói và chữ viết của dân tộc được đặt ra một cách thường trực vàtrước hết là trong quan hệ tiếp xúc văn hoá và ngôn ngữ với các dân tộc khác,bất kể là xa hay gần, phương Ðông hay phương Tây Nhưng do được pháttriển vào những thời kỳ khác nhau, nên tiếng Việt hiện nay không khỏi cònnhững chỗ chưa thống nhất Điều này gây cản trở cho sự nghiệp phát triển

Trang 14

giáo dục và khoa học ở nước ta Cho nên, chuẩn hoá tiếng Việt là một yêu cầucấp bách hiện nay.

Sử dụng ngôn ngữ phải quan tâm từ chính tả, dấu câu đến cách dùng từ,dùng câu, căt bỏ những từ thừa, từ lặp Sử dụng ngôn ngữ đúng chính tả trêntác phẩm chính là hướng tác phẩm đó tới chuẩn chính tả Văn phong trong tácphẩm là yếu tố quan trọng tạo nên một tác phẩm đặc sắc Văn phong có mạchlạc, gợi cảm thì mới thu hút được độc giả Tuy nhiên, một tác phẩm hay vềnội dung, hấp dẫn về hình thức nhưng lại có nhiều “sạn” chính tả thì sẽ gâyphản cảm cho người đọc Đó là lý do cần tuân thủ chặt chẽ về chuẩn mựcchính tả

2.2 Ngôn ngữ phải dễ hiểu, dễ tiếp nhận

Nếu đối với người lớn, sách bổ sung lượng kiến thức cần có để hoànthiện tri thức thì đối với trẻ em, sách sẽ mở rộng thế giới quan và tích lũy vốnkinh nghiệm phong phú

Ở thiếu nhi, sự nhận thức của các em còn non nớt, sự phân biệt điều tốtxấu còn ở mức độ thấp Chính vì lẽ đó, đối với trẻ em việc đọc sách quantrọng rất nhiều so với người lớn Về cơ bản, đối với trẻ em, phạm vi hoạtđộng của các bé còn rất hẹp, các em chưa có sự tiếp xúc xã hội, chưa địnhhình được… bởi vậy sách chính là cầu nối giúp các em hoàn thiện hơn

Đọc sách là nền tảng học hành suốt đời – Một nhà giáo dục nổi tiếng

của Nhật Bản trong “Bí mật về giáo dục trẻ 0 tuổi” nói: Năng lực đọc là nềntảng học, cha mẹ nên nuôi dưỡng hứng thú đọc của trẻ càng sớm càng tốt, qua

đó có thể giúp trẻ hình thành thói quen đọc Năng lực đọc hồi nhỏ của trẻ cóquan hệ mật thiết với việc học hành tốt xấu sau này của trẻ Kinh nghiệm đọccủa trẻ càng phong phú càng có lợi cho việc học sau này của trẻ, vì thế cốgắng tạo thói quen đọc cho trẻ từ sớm

Trong những năm gần đây, các quốc gia trên thế giới đều cải cách giáodục, coi giáo dục nhi đồng là một chính sách giáo dục quan trọng Khi bé mớichào đời, nghe không hiểu ‘nội dung” nhưng có khả năng hấp thu vô hạn Lúcnày trẻ có thể hấp thu các loại thông tin, giúp trẻ lập nền cho việc đọc sau này

Trang 15

của trẻ Trẻ từ 0-5 tuổi trong thời khắc quan trọng có thể phát triển năng lựcnhận thức và ngôn ngữ, từ 0 tuổi bắt đầu đọc sách cho trẻ có thê nuôi dưỡngthói quen và hứng thú đọc của trẻ Từ đó có thể thu thập tư liệu cần thiết chocuộc sống sau này Và dựa trên từng độ tuổi để định hướng mục đích sử dụngcác tựa sách phù hợp cho trẻ.

Trẻ từ 0-5 tuổi sẽ quan sát thế giới bằng trực quan, vì thế khi tìm chọnsách cho trẻ phụ huynh cần bắt đầu từ những cuốn sách có hình, sau đó dầndần rời xa sách và kể chuyện đó cho bé nghe Đối với mỗi tựa sách truyệntranh, ảnh khi kể cho bé cần tạo không khí câu chuyện trở nên ấm áp, hài hòa.Trong môi trường yên tĩnh cùng trẻ nằm xem sách hoặc kể chuyện trước khingủ Khi kể chuyện cha mẹ có thể thêm một số những động tác phù hợp vớitình tiết của câu chuyện, sử dụng ngữ điệu, biểu cảm… để thu hút sự chú ýcủa trẻ Chúng ta cần tuỳ vào năng lực tiếp nhận của trẻ, dùng phương pháp

mà trẻ dễ hiểu nhất để kể Ví dụ chuyển từ câu dài sang câu ngắn, dùng từngữ dễ hiểu và giải thích rõ ràng cho trẻ Mở đầu câu chuyện phải thú vị, cóthể thu hút sự chú ý của trẻ Khi kể chuyện có thể nêu câu hỏi để kích thíchtrẻ động não Thời gian kể chuyện cho trẻ không được quá dài Thời giannghe chuyện của trẻ từ 0-5 tuổi dựa vào ý thích của trẻ, khi phát hiện trẻkhông có hứng thú nữa phải dừng lại Trẻ 0-3 tuổi không quá 15 phút, trẻ trên

4 tuuổi có thể kéo dài 30 phút Cụ thể, để trẻ dễ tiếp nhận thông tin, sẽ phânloại theo độ tuổi và chọn sách như sau:

Trẻ từ 0-1 tuổi: Những tựa sách đơn giản, hình lớn, màu sắc sặc sỡ, có

thể thúc đẩy sự phát triển thị lực của trẻ và dạy trẻ nhận biết những đồ vật vàmàu sắc thường gặp

Trẻ từ 1-2 tuổi: Những tựa sách có nội dung phản ánh những đồ vật

quen thuộc, trong quá trình trẻ nhận biết và tìm tòi có hứng với việc đọc

Trang 16

Trẻ 2-3 tuổi: Những câu chuyện nhỏ có nội dung và tiết tấu mạnh,

những câu truyện ngụ ngôn đơn giản, những bài hát nhi đồng có thể giúp trẻphát triển năng lực ngôn ngữ

Trẻ 3-4 tuổi: Tựa sách có nội dung liên quan, chữ số lớn, tình tiết đơn

giản, những câu chuyện nhỏ phản ánh cuộc sống ở trường mầm non của trẻ,giúp trẻ nhận được mặt chữ đồng thời tạo nên thói quen học tập tốt

Trẻ 4-5 tuổi: Tranh phức tạp hơn một chút, chữ số tăng nhiều hơn, tình

tiết có thể có chút chuyển biến, tăng cường trí tưởng tượng của trẻ giúp tăngnăng lực suy đoán, hiểu và có chút hiếu kỳ của trẻ

2.3 Ngôn ngữ thông tin phải chính xác

Trước khi trẻ biết chữ, cha mẹ là “công cụ” đọc sách của trẻ, hướngdẫn trẻ có hứng thú đọc sách Vì vậy, ngôn ngữ và nội dung thông tin mà cha

mẹ truyền tải đến con là vô cùng quan trọng Trẻ học nói và có khả năng ghinhớ mọi thứ rất nhanh Do đó, cha mẹ phải lựa chọn những tựa sách phù hợp

và đúng chuẩn đối với trẻ từng độ tuổi: nội dung phải hợp lý, tránh nội dungphản cảm, bạo lực Tính chính xác trong mỗi tựa sách từ đề tài cho đến nộidung sẽ quyết định lớn tới sự hình thành phát triển nhân cách về sau cho trẻ:hình thành nhân cách, thiết lập ý tưởng, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, hìnhthành thói quen suy nghĩ độc lập, hình thành cảm xúc… Việc đưa thông tinkhông đúng sẽ có tác động xấu đến cả một “thế hệ trẻ tương lai” Chẳng hạn,

bộ sách “Kiến thức dành cho thiếu nhi từ 6 đến 12 tuổi” do nhà xuấtbản Kim Đồng và công ty văn hóa Giáo dục Long Minh phát hành và phânphối đang bị dư luận phản ứng mạnh mẽ, ngoài việc cung cấp cho các emnhững kiến thức về khoa học, xã hội, văn hóa, nhân văn, sách này còn dạytrẻ em những cách thức gian lận, ứng xử thiếu lễ độ đối với người lớn.Quahình chụp ngoài bìa bộ sách gồm hai cuốn có ghi tên tác giả là Mathieu

Morgan, Samantha Barnes và Guy Mac Donald với tựa đề “Kiến Thức cho Thiếu Nhi, 6-12 tuổi” kèm câu giới thiệu ghi là “Những điều vu vơ, nhưng

Trang 17

cần phải biết” Phần chuyển ngữ do hai dịch giả Lê Mộng Hân và Tín Việt

phụ trách Theo lời phi lộ thì đây là 2 tập sách hữu ích, giúp các thiếu nhitiếp cận với những điều mới lạ, thú vị, và hiện đã có trên một triệu ấn bảnđược bán khắp thế giới

Báo điện tử An ninh Thủ Đô cho hay, sách cung cấp kiến thức tổng

hợp, quan sát, phân tích những vấn đề hữu ích trong cuộc sống, rèn luyện kiếnthức với cách viết hài hước, nhẹ nhàng, dễ nhớ Trang sách trong bộ sách

“Kiến thức dành cho thiếu nhi từ 6 đến 12 tuổi” Tuy nhiên, bên cạnh những

sự bổ ích đó, sách lại chỉ dẫn cho trẻ làm những điều không được luân lý chophép như gian lận, nói dối, đùa cợt, vô lễ với người lớn, làm những trò nhảmnhí Ví dụ học sinh được chỉ cách gian lận bằng cách thu tất cả các câu trả lờivào máy ghi âm, rồi nói với cô giáo rằng, bạn đang cố giảm bớt căng thẳng,bằng cách nghe nhạc qua ống nghe ở tai, hay viết đáp án lên tay áo của bạn.Sách còn dạy trẻ những trò đùa được cho là vô hại như: tráo lọ đựng đườngvới lọ đựng muối, hay ghi âm tiếng chuông điện thoại, đợi khi nào bố mẹ vàophòng tắm thì bật đoạn ghi âm đó lên

Theo các báo thì dù được tái bản nhiều lần tại các nước Tây Phương,

nhưng bộ sách “Kiến Thức cho thiếu nhi” không phù hợp với đạo đức, lối

sống Á Đông, cách cư xử theo lễ giáo của người Việt Nam Bậc cha mẹ thìxem đây là món ăn tinh thần “độc hại” đối với trẻ em

Khi chọn sách cho trẻ, phụ huynh cũng như đại diện xuất bản sách phảiđưa ra những tiêu chuẩn cho trẻ từng độ tuổi Tuổi khác nhau, hứng thú đọcsách của trẻ cũng khác nhau Ngoài việc tôn trọng ý thích của trẻ, lúc chọnsách có thể dựa vào những phán đoán cơ bản sau: tâm lý, thói quen, khả năngnhận diện…

2.4 Ngôn ngữ gần gũi, sống động, giàu hình ảnh

Đọc sách cho trẻ là cách giao lưu tình cảm giữa cha mẹ và con cái, cha

mẹ dùng ánh mắt dịu dàng, gióng nói thân thương, đối với sự hình thành tínhcách của trẻ rất quan trọng

Trang 18

Tập Thơ ở nhà trẻ tập hợp rất nhiều bài thơ của các nhà thơ nổi tiếng.

Mỗi bài thơ trong cuốn sách không chỉ làm trong sáng tâm hồn trẻ mà còn lànhững bài học dạy trẻ biết yêu thương, lễ phép với mọi người

“Trăng ơi từ đâu đến Hay từ một sân chơi Trăng trông như quả bóng Bạn nào đá lên trời”

Những câu thơ có vần điệu nhịp nhàng, du dương, lời thơ ngắn gọn, dễhiểu đó đã đi vào trong tâm thức của các em ngay từ những ngày đầu đi mẫugiáo Những vần thơ ấy sẽ giúp cho các em có một tâm hồn trong sáng, hồnnhiên đáng yêu

Với những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu trong cuốn sách, cha mẹ cóthể vừa đọc thơ, vừa chỉ dẫn cho bé để bé nhớ hình và học những sự vật, sựviệc xung quanh Và nếu khéo léo áp dụng, cha mẹ có thể lôi cuốn bé vào câuchuyện trong bài thơ để có thể đối chiếu với chính cuộc sống của bé, đề cậpđến thế giới nội tâm của bé giúp bé hào hứng và tập trung hơn, kích thích trítưởng tượng và giúp trẻ sáng tạo và hoà đồng hơn Tính biếu cảm qua ngôn

từ, vần điệu, tượng thanh, tượng hình và tính nhạc là yếu tố không thể thiếutrong mỗi tựa sách thiếu nhi

2.5 Ngôn ngữ phải cô đọng, ngắn gọn

Khác với các thể loại sách dành cho người lớn, sách cho độ tuổi thiếunhi phải ngắn gọn và cô đọng, hàm xúc:

Hình thức của truyện tranh: Xác định quyển sách có thích hợp cho việc

đọc không? Cỡ chữ có thích hợp không? Tranh minh hoạ có mang tính đặctrưng phổ biến không? Sắp xếp có hợp lý không? Độ dài của truyện có thíchhợp không?

Nội dung của truyện tranh: Quyển sách có phù hợp năng lực hiểu của

trẻ? Câu và từ có quá khó? Vượt qua khả năng của trẻ chỉ làm cho trẻ mấthứng thú đọc

Trang 19

3 Vai trò của ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi

Ngôn ngữ sử dụng trong truyện tranh thiếu nhi trực tiếp khai mở thôngtin, giúp đối tượng tiếp nhận và hiểu đúng thông tin Đọc sách là một loại hoạtđộng tinh thần hết sức phức tạp của cá nhân, có sự tham gia của các yếu tốtâm lý: cảm giác, tri giác, biểu tượng, trí nhớ, tư duy trong đó ngôn ngữđóng vai trò cực kỳ quan trọng Là một loại hoạt động bên trong bị chi phốibởi tính chất các quá trình tâm lý của cá nhân và hệ thống tri thức kinhnghiệm của họ, hoạt động đọc hướng vào làm thay đổi chính chủ thể Kết quảcủa hoạt động đọc là tri thức, giá trị thẩm mỹ, kinh nghiệm xã hội trong sáchbáo được chủ thể lĩnh hội đã tác động, cải biến năng lực và các phẩm chất củachính chủ thể, trong khi đó đối tượng của hoạt động, tức là nội dung tri thức,kinh nghiệm trong sách báo không hề bị hao mòn hay mất mát đi Sách thiếunhi với đặc trưng phản ánh hiện thực khách quan bằng hình tượng nhân vật vàngôn ngữ biểu cảm, phù hợp với tâm lý lứa tuổi thiếu nhi đã trở thành mộtphương tiện đặc biệt quan trọng, tác động tích cực tới sự phát triển các phẩmchất đạo đức (đức) cũng như năng lực (tài) - hai mặt cơ bản của nhân cáchcon người cho các em Tuy nhiên, sách thiếu nhi sẽ chỉ phát huy tác dụng giáodục đầy đủ nếu các em biết lựa chọn sách có nội dung tư tưởng tốt, giá trịnghệ thuật cao, hiểu và lĩnh hội tri thức trong sách một cách đúng đắn Ngượclại, sách báo đồi truỵ, kích động bạo lực và năng lực cảm thụ kém sẽ có táchại không nhỏ tới nhân cách đang trưởng thành của các em

Tựu trung lại, việc sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi ở các cấp

độ khác nhau có những đặc điểm khác nhau, nhưng đều đóng vai trò quantrọng trong quá trình giữ gìn và phát triển sự trong sáng của tiếng Việt

Trang 20

Đề tài được đề xuất trong khâu biên tập không đồng nhất với khái niệm

đề tài trong tác phẩm văn học Đề tài trong tác phẩm văn học là phạm vi, làkhía cạnh của hiện thực được phản ánh trong tác phẩm Nó là lĩnh vực hiệnthực được nhà văn nhận thức và phản ánh Nó là kết quả phản ánh sáng tạocủa nhà văn, nhà khoa học khi họ thu thập thông tin trực tiếp – thông tin bướcmột – từ cuộc sống

Người biên tập, phát hiện, đề xuất đề tài để làm ra các xuất bản phẩm

Đó là các đề tài cần phải được truyền bá, phổ biến theo một yêu cầu xác địnhcủa công tác tư tưởng, có thể đáp ứng được các tiêu chí để truyền bá Đó là đềtài đã được các nhà khoa học nghiên cứu hoặc đang tạo ra các tác phẩm cụthế Đề tài trong biên tập hình thành nhờ quá trình sáng tạo của biên tập viên

để thu thập, xử lý các thông tin gián tiếp

Đề tài trong hoạt động biên tập không chỉ là ý muốn chủ quan củangười biên tập, mà đó là kết quả nghiên cứu, xử lý thông tin nhiều chiều từphía hiện thực cuộc sống, từ độc giả, tác giả và cơ quan truyền thông đạichúng trên tinh thần chủ động, sáng tạo của người truyền bá văn hoá Đề tàitruyện tranh thiếu nhi cần đảm bảo được tính mục tiêu, tính dự báo, tính sángtạo, tính hệ thống và tính khả thi

3.2 Trình bày

Các đầu sách thiếu nhi nói chung và việc sử dụng ngôn ngữ trong cáctác phẩm sách thiếu nhi nói riêng luôn là vấn đề được quan tâm thiết thực đốivới các nhà xuất bản, các doanh nghiệp phát hành sách và các cơ quan hữutrách Việc ấn hành một tựa sách thiếu nhi từ khâu biên tập – in ấn – pháthành là cả một quá trình công phu, lao động trí óc không mệt mỏi của một tậpthể người Từ khi “thai nghén bản thảo” đến khi cuốn sách được đến tay độcgiả là một quá trình kiểm duyệt công phu và nghiêm ngặt, đảm bảo các đặcđiểm về nội dung Sách thiếu nhi là một thể loại đa dạng, trong đó đối tượngđích được phục vụ và nhắm đến là các em thiếu nhi có độ tuổi từ mầm nonđến tiểu học Trong thời đại bùng nổ thông tin, nội dung sách thiếu nhi rất

Trang 21

phong phú, phức tạp, khối lượng ngày càng lớn mà khả năng tiếp thu của trẻ

là có hạn nên việc người lớn chọn sách cho các em là cần thiết Sách cho thiếunhi là công cụ giáo dục có tác dụng rất lớn, bởi thế, nội dung của nó phảihướng vào những mục tiêu cụ thể sau: Tính mục đích, tính dễ tiếp nhận, tínhchính xác, tính biểu cảm, tính cô đọng ngắn gọn…Về hình thức, một ấn phẩmsách thiếu nhi cần được đảm bảo: thiết kế minh họa đẹp, phù hợp, thể loại đadạng, ngôn ngữ tạo hình và có độ sắc…

“Hãy cho tôi một ý tưởng, tôi sẽ biến nó thành hiện thực” Câu nói nghe đơngiản ấy mà lại không hề đơn giản chút nào, ngược lại khá phức tạp và côngphu Bởi vì, một ý tưởng từ khi bắt đầu đến khi ra thành sản phẩm là cả mộtchặng đường gian nan Với một ý tưởng ban đầu, một đĩa đánh máy của nộidung bản thảo, một tập ảnh, hoạ sĩ thiết kế bắt đầu công việc từ “từ bột mà gộtnên hồ” của mình

Nếu như ý tưởng của người thiết kế ngôi nhà xuất phát từ không gian,phong thuỷ, địa thế, đặc điểm dân cư, đặc điểm môi trường… thì ý tưởng củangười thiết kế sách dựa theo một không gian thu nhỏ hơn, trừu tượng hơn Cóthể xuất phát từ tiêu đề của cuốn sách, có thể xuất phát từ chương, mục có ýnghĩa “nội hàm” của cuốn sách Theo đó, trang Bìa sẽ được “thai nghén” vàhình thành, tuỳ vào thời gian mà cuốn sách cần hoàn thành lâu hay chóng Ýtưởng của người thiết kế sách phải có tính bứt phá, phù hợp với gu thẩm mỹ

Trang 22

chung, hấp dẫn thị hiếu người đọc giản dị mà không lòe loẹt trong việc sắp xếp

bố cục, ma két, chọn tông màu, cỡ chữ, dáng chữ… tạo thành một diện mạothống nhất có sự cân nhắc và điều chỉnh hoà hợp, làm sao toát lên cái thần, cáihồn của cuốn sách Chẳng hạn đối với cuốn sách viết về đề tài văn hoá thì dángchữ có thể mềm mại, hoa văn … nhưng đối với những cuốn sách thuộc đề tàichính trị thì cỡ chữ hợp lý nhất vẫn là cỡ chữ Times New Roman, Arial, Việtnam Time … Là bài thơ ấy nhưng có khi ở phông chữ này nó hiện lên nghệthuật và khá bắt mắt nhưng ở phông chữ khác nó lại khô cứng, cái tinh tế củangười thiết kế sách là ở chỗ đó – cách trình bày sách làm sao phải toát lên tínhchính xác, tính khoa học ngay từ kiểu chữ, dáng chữ Tuy nhiên, tránh hiệntượng sáng tạo quá sẽ rơi vào tình trạng bìa màu sắc loè loẹt, lai căng, vv làmgiảm giá trị của cuốn sách

Chính sự hài hoà trong lĩnh vực trình bày, in ấn giữa khổ sách, kiểuchữ, cách sắp xếp các phần, chương, mục, sự bố trí hình ảnh minh hoạ sẽ làmcuốn sách sinh động, hấp dẫn hơn Thí dụ, hoạ sĩ trình bày sách văn nghệ khi

đã thâm nhập vào tác phẩm, vào thế giới hình tượng nghệ thuật của nhà văn

có thể lĩnh hội được ý đồ tư tưởng của tác phẩm và tái tạo qua minh hoạ.Những tính chất tạo hình của hoạ sĩ trình bày giúp cho nhiều thế hệ tiếp cậnvới tác phẩm dễ dàng và hiệu quả hơn Xuất phát từ yếu tố đó, công tác thiết

kế sách – minh hoạ cũng còn là phương cách biểu hiện sự trân trọng của nhàxuất bản đối với độc giả

4 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi

4.1 Đối với người viết

Trẻ khi mới chập chững bước vào đời thường nhạy cảm và có khả năngthẩm định trực giác rất cao Ở lứa tuổi này, khả năng nhận biết và khám phámọi thứ xung quanh là vô cùng dồi dào Thông qua người thân, các phươngtiện thông tin đại chúng, đặc biệt là những cuốn sách truyện tranh, trẻ sẽ cóthể tìm được cho mình những câu trả lời thoả đáng về mọi thứ xung quanh

Trang 23

mình Những tri thức được trình bày trong truyện tranh thiếu nhi được thểhiện dưới dạng những nội dung và hình thức phù hợp với lứa tuổi của các em,chúng mang những đặc trưng riêng phù hợp với tâm lý và nhu cầu của lứatuổi này trên các mặt: nội dung, hình thức, ngôn ngữ thể hiện.

Người viết sách cho trẻ phải hiểu đúng đối tượng từng lứa tuổi của trẻ,thông qua quan sát đặc tính, thói quen và khả năng tiếp nhận thông tin của trẻ

Các xuất bản phẩm sách thiếu nhi nói chung và sách truyện tranh thiếunhi nói riêng đều nổi bật tính giáo dục Đây là một đặc trưng nội dung cần cótrong các tác phẩm truyện tranh thiếu nhi Xuất bản phẩm truyện tranh thuộc

đề tài gì, viết dưới hình thức thể loại nào, thuộc lĩnh vực tự nhiên hay xã hội,đều nhằm vào mục đích giáo dục trẻ em về mọi mặt để các em hiểu, trưởngthành, làm việc, sống và làm người Truyện tranh thiếu nhi là công cụ để giáodục cho các em những tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tư tưởng chính trị; đó làlòng tôn kính tổ tiên, tình yêu quê hương đất nước, yêu Tổ quốc, yêu đồngbào, đồng loại, tình cảm gia đình, tình bè bạn, những nhận thức về cái ác, cáithiện…; truyện tranh cũng là công cụ chủ yếu để giáo dục cho các em nhữngtri thức thuộc lĩnh vực tự nhiên, những kiến thức về khoa học công nghệ,những tri thức thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn: đó là những tri thức

về thế giới tự nhiên xung quanh mình, từ hành tinh xanh – ngôi nhà chung tráiđất đến những vì sao xa xôi trong vũ trụ bao la, từ những cái mà các em cóthể nhìn thấy, cảm thấy bằng các giác quan bình thường cho đến thế giới vi

mô đầy bí hiểm; những tri thức về những phát minh khoa học kỹ thuật, vềnhững cuộc cách mạng khao học – công nghệ mà con người đã trải qua,những tri thức về các qui luật, về lịch sử vận động phát triển của xã hội, về sựphát triển của lĩnh vực tư duy… Tóm lại, là giáo dục cho các em trở thànhnhững công dân có đầy đủ sức lực, trí tuệ và tình cảm lành mạnh để có thểđưa đất nước hội nhập với thế giới Có thể thấy, tính giáo dục là một trongnhững đặc trưng lớn nhất của truyện tranh thiếu nhi, nếu như thiếu đi tính

Trang 24

giáo dục thì truyện tranh thiếu nhi sẽ không thế được coi là món ăn tinh thầncho trẻ em.

Đặc điểm nổi bật tiếp theo là những tri thức được chuyển tải trongsách thiếu nhi cần đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý,với khả năng của các lứa tuổi Điều đó có nghĩa là những tri thức dù là thuộclĩnh vực nào đều phải được cân nhắc, chọn lựa kỹ càng trước khi cung cấpcho trẻ em Những kiến thức nào thật cần thiết bắt buộc phải đưa vào thìphải được ưu tiên lựa chọn, những kiến thức nào là thứ yếu có thể xếp vàothành phần phụ của nội dung Tính vừa sức thể hiện còn thể hiện ở chỗ kiếnthức phải có một dung lượng vừa phải, vừa đủ, để vừa đảm bảo được mụctiêu của giáo dục vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ em Tính vừa sứcđược thể hiện khá rõ trong các sách giáo khoa cho thiếu nhi Cũng cùng mộtvấn đề, song được đưa vào nội dung sách ở bậc tiểu học một cách thật đơngiản, rõ ràng, dễ hiểu, và được phát triển dần lên cả về dung lượng và tínhtrìu tượng cho các em ở các lớp và cấp học cao hơn Tính vừa sức của sáchthiếu nhi còn thể hiện rõ ở phương pháp biên soạn: từ việc sử dụng và xử lý

tỷ lệ kênh hình, kênh chữ cho hợp lý, từ việc phân bố bố cục cuốn sách,trang sách, khổ sách đến việc sử dụng ngôn ngữ thể hiện Đối với trẻ emthuộc lứa tuổi trước khi đi học, nội dung sách chủ yếu được thể hiện bằnghình ảnh Những hình ảnh được vẽ thật rõ ràng với kích thước lớn, với nhiềumàu sắc sặc sỡ và vẽ rất sinh động Nếu có lời thì cũng rất ít chữ, chủ yếucho các em làm quen với chữ, và dùng lời để dẫn truyện qua hình ảnh Đốivới học sinh phổ thông bắt đầu giảm dần kênh hình, tăng dần kênh chữ Nóichung dù là được diễn tả bằng hình ảnh hay bằng chữ, các vấn đề được trìnhbày phải đi dần dần từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễđến khó Những tri thức trong các sách dành cho lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo,sách giáo khoa phổ thông tiểu học và trung học cơ sở là một bộ đáp án cơbản để trả lời hàng ngàn, hàng vạn câu hỏi của trẻ em về tất cả các lĩnh vực

Trang 25

Đây là những tri thức thuộc phần cứng cần cho thiếu nhi, và cũng là nhữngvấn đề có tính chất áp đặt cho trẻ em.

Đối với loại sách văn nghệ và các loại sách khác, tính vừa sức lại đượcbiểu hiện theo một cách khác Chẳng hạn các loại sách phổ biến tri thức khoahọc phổ thông thường thức, các loại truyện kể khoa học (truyện viễn tưởngkhoa học, danh nhân khoa học, lịch sử các phát minh nổi tiếng), các loại sách

về truyền thống lịch sử cách mạng, về Đảng, về Đoàn, về Đội… có một dunglượng kiến thức vừa phải để phụ trợ thêm, làm phong phú và cụ thể hơnnhững tri thức mà trẻ em đã được trang bị trong nhà trường Tuy không thaythế được cho sách giáo khoa, song các loại sách này lại có phương thức trìnhbày riêng, với cách thức tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau và ít mangtính áp đặt trực tiếp, do đó dễ được các em chấp nhận và phát huy được hiệuquả giáo dục

4.2 Đối với biên tập viên

Truyện tranh văn nghệ thiếu nhi cũng có nhiệm vụ chuyển tải rất nhiềuvấn đề nghiêm túc như sách văn học cho người lớn; song với một liều lượngrất vừa phải phù hợp với sức vóc của trẻ em và theo cách mà trẻ em yêu thích.Cũng nói về cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác, khi viết cho người lớn các nhàvăn có thể yên tâm phóng bút, có thể cùng đàm đạo, bàn bạc với bạn đọc củamình và sau tác phẩm còn có thể để ngỏ và gợi mở những hướng suy nghĩmới cho độc giả Song, đối với trẻ thì lại là truyện khác Bạn đọc nhỏ tuổi củachúng ta với một tư duy hồn nhiên, ngây thơ đang từng bước hình thành, vớimột tâm hồn trong sáng và đầy sức tưởng tượng, với đầu óc tò mò cái gì cũngmuốn biết, muốn hỏi, song khả năng để nhận biết những tri thức thì lại rất hạnchế và rất không muốn chấp nhận những thứ có tính chất áp đặt cho mình Do

đó, khi nói tới cái chân, thiện, mỹ, người cầm bút cũng cần phải đắn đo, cânnhắc, cần phải lựa chọn những cái gì, đưa vào một liều lượng như thế nào vàđặc biệt là phải nói một cách trung thực, tự nhiên như cách cảm thụ, cách nóicủa trẻ em vậy Việc mô tả cái ác, cái xấu lại là vấn đề còn khó khăn hơn

Trang 26

Hiện nay, trên các phương tiện giáo dục và học thuật còn nhiều ý kiến đangtranh luận Đa số cho rằng đối với trẻ em ở các lứa tuổi nhỏ nên tránh hoặcnói ít đến cái ác, cái xấu để khỏi làm vẩn đục tâm hồn trẻ thơ Đối với bạn đọc

ở lứa tuổi lớn hơn, có thể nói với các em về cái ác, cái xấu, về mặt trái củacuộc sống… để cho các em dần dần hiểu đúng về những cái đó, dần dần hìnhthành thái độ và hành vi để chống lại những cái ác, cái xấu Ví dụ như vấn đềtình yêu đôi lứa, vấn đề tình dục, bạo lực… là những cái rất khó nói với trẻ

em, song cũng cần phải nói để các em có quan điểm đúng đắn, để thoả mãn trí

tò mò và để tránh cho các em khỏi những hậu quả xấu Những người cầm bútviết cho trẻ em đều có chung quan điểm rằng, cái đích cuối cùng, hướng đivững chắc nhất là phải chỉ cho các em con đường vươn tới chân – thiện – mỹ,phải làm cho các em tin tưởng ở cuộc sống, ở con người

Tính chính xác, mạch lạc, tính cụ thể cao, hạn chế trừu tượng khó hiểu,

có chủ đề, chủ điểm rõ ràng là những đặc trưng chung của truyện tranh thiếunhi Những đặc trưng này được thể hiện trong tất cả các loại sách giáo khoa,sách phổ biến tri thức khoa học… và được biểu hiện qua ngôn ngữ, cấu trúc,phương pháp trình bày

Riêng với loại sách văn nghệ cho thiếu nhi, trong nghệ thuật thể hiệnthường nổi bật các đặc trưng như: yếu tố truyện, yếu tố động, yếu tố hình ảnh,tính chất tự sự, tự thuật Yếu tố truyện được hiểu là một câu chuyện cần phải

có cốt truyện mạch lạc Một tác phẩm, sau khi đọc hoặc nghe xong, nếu các

em không tóm tắt lại được, không kể lại được thì tác phẩm đó sẽ kém sức hấpdẫn Các tác phẩm truyện tranh dành cho trẻ em cũng cần có một đặc trưnggiống như lứa tuổi nhỏ đó là yếu tố động Xét về mặt tâm sinh lý, trong cuộcsống thườ ng ngày các em không thích sự tĩnh lặng, bằng phẳng, im ắng Do

đó yếu tố động trong nội dung và hình thức thể hiện của các tác phẩm văn họcthiếu nhi là rất cần thiết Yếu tố này được thể hiện ở cốt truyện, ở từng mẩutruyện, từng tình tiết; được thể hiện bằng sự việc, bằng hoạt động, hành độngcủa các nhân vật chứ không phải bằng các khái niệm trừu tượng Yếu tố động

Trang 27

còn thể hiện ở chỗ diễn biến mạch truyện không bằng phẳng xuôi chiều, màluôn tạo ra những tình huống, cảnh ngộ bất ngờ, đầy kịch tính Yếu tố độngcủa sách truyện tranh sẽ làm cho bạn đọc nhỏ tuổi cảm nhận được sự bất ngờ,

kỳ ảo, mới lạ, đầy sức hấp dẫn trong những sự vật, hiện tượng hàng ngày.Yếu tố động rất phù hợp với tính cách đầy trí tưởng tượng và rất hiếu độngcủa trẻ thơ, lứa tuổi càng nhỏ thì yếu tố này càng trở nên đậm đặc

Truyện tranh thiếu nhi biểu hiện rõ đặc trưng yếu tố hình ảnh và sự kếthợp một cách diệu kỳ cái ảo và cái thực Yếu tố hình ảnh biểu hiện ở chỗ ngônngữ thể hiện mang tính hình tượng cao Qua mỗi đoạn truyện, trang truyện, khổthơ, câu thơ ta đều có thể miêu tả được một bức tranh Quan hệ giữa cái ảo và cáithực, cái tưởng tượng và hiện thực hàng ngày chính là một yếu tố tạo ra sức hút,

sự hấp dẫn của các sách truyện tranh thiếu nhi Các loại truyện cổ tích, thầnthoại, đồng thoại thường có một sức hút mãnh liệt đối u với trẻ em và cả ngườilớn nữa chính là ở cái ảo, ở sức tưởng tượng của nó Yếu tố ảo, yếu tố tưởngtượng, sự kết hợp khéo léo giữa ảo và thực sẽ thu hút các em đến với một thếgiới khác với cuộc sống, hiện thực hàng ngày, song lại không tạo ra cảm giác xa

lạ mà lại gợi cho các em cảm xúc là tất cả cái gì được kể ra đều là có thực, đều

có thể xảy ra Qua đó nó sẽ kích thích các em khả năng thiên phú, khả năng kỳdiệu của tuổi thơ là sự đồng hoá giữa ước mơ, tưởng tượng và hiện thực hàngngày Điều này rất phù hợp với trẻ em vốn là những bạn đọc đầy óc tưởngtượng, thích tưởng tượng và sống tưởng tượng

Một đặc trưng thường thấy khá rõ ở truyện tranh thiếu nhi là tính chất

tự sự Tự sự ở đây không phải là tác giả tự kể, trình bày những câu chuyện vềmình hay có liên quan tới mình Tự sự chính là kể ra, trình bày một cách cótuần tự các sự việc, những tình tiết của câu chuyện có liên quan đến một haynhiều nhân vật Cũng có nghĩa là câu chuyện phải được kể mạch lạc, có trình

tự Đối với độc giả là người lớn, lại có thể quay về hồi ức hay quá khứ, hoặc

rẽ ngang mạch truyện để nhân vật độc thoại, để mổ xẻ, để phân tích tâm lý…

Trang 28

sau đó sẽ vòng lại câu chuyện đang bỏ dở Còn bạn đọc nhỏ tuổi sẽ không đủkiên trì và khả năng để thâu tóm cốt truyện Do đó, đối với sách cho trẻ emnếu cần có hình thức này trong khi kể thì phải hết sức ngắn gọn, súc tích.

Đối với mảng sách truyện tranh thiếu nhi, đối tượng phục vụ chính làthiếu nhi nên việc sử dụng ngôn ngữ cần được chú ý theo cách riêng Sáchphải được thể hiện bằng ngôn ngữ chính xác, mọi vấn đề phải được trình bày

rõ ràng, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, tránh lối viết trừu tượng,khô khan, đa nghĩa Cụ thể là việc dùng từ, dùng câu cần phải hết sức thậntrọng Từ ngữ phải mềm, phải thân thiện, gần gũi và đặc biệt là không gâykhó hiểu cho các em Chọn câu ngắn nhưng phải diễn đạt trọn ý Trong cáchhành văn phải đầy đủ chủ - vị, phải đảm bảo tính “ngoan và lễ phép” để khicác em đoc, dần dần nó sẽ trở thành thói quen tốt cho các em Việc lựa chọn

từ ngữ, câu, … cũng như cách hành văn trong truyện tranh thiếu nhi là mộttrong những yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần làm nên sự thành công củatác phẩm, bởi vì nó vừa phù hợp với khả năng tiếp nhận của các em, vừa phầnnào giúp các em biết cách dùng câu, dùng từ đúng với chuẩn tiếng Việt Nhìnchung thì ngôn ngữ sử dụng trong sách thiếu nhi càng giản dị, ngắn gọn, súctích, chuyển tải được một ý nhất định thì càng giúp các em tự ý thức được cái

gì là tốt và cái gì tốt cho bản thân mình

Ngôn ngữ sử dụng trong sách thiếu nhi, truyện tranh phải chân thực dễhiểu, tránh rườm rà, lộn xộn Câu phải ngắn gọn, dễ hiểu, tránh câu quá dài vàtối nghĩa Theo nhà văn Vũ Tú Nam thì “Sách viết cho thiếu nhi, quan trọng

là tấm lòng của người viết Nói đến sách truyện tranh văn học là phải coitrọng ngôn ngữ Ngôn ngữ bây giờ loạn quá, cứ dùng lẫn tiếng Việt với tiếngAnh, rồi viết tắt, từ lóng, từ tắt của trẻ con, làm mất tính chất thiêng liêng củangôn ngữ

Người viết văn hay biên tập văn học, ngoài nội dung ra phải chú ý tớihình thức ngôn ngữ, có khi thể hiện bằng tranh, phải rất tôn trọng trẻ con,

Trang 29

mang cái đẹp nhất, tốt nhất, hay nhất cho các cháu, chứ không thể viết cẩuthả, viết lấy được cốt để in”.

Tranh phải thể hiện được trực quan sinh động, đem đến thông tin chotrẻ , đồng thời cung cấp thông tin cho cả người lớn Hình ảnh minh hoạ phảiđặc trưng, phổ biến

Bút pháp được sử dụng việt hóa, so sánh, nhân hóa, tránh cầu kỳ, quásức tưởng tượng của trẻ Giọng điệu trong các ấn phẩm thiếu nhi chú trọngđến giọng vui nhộn, lí lắc hài hước để trẻ dễ tiếp nhận cũng như việc say mêđọc sách và rút ra các bài học từ đó

4.3 Định hướng được thị trường

Ngoài các yếu tố trên thì thị trường là một nhân tố quan trọng, quyếtđịnh đầu ra của các ấn phẩm sách thiếu nhi Tác giả viết sách hay biên tậpviên để cho ra đời một sản phẩm truyện tranh, sách hay và bổ ích thì cần có

sự tham khảo thị trường Từ đó, xác định rõ được mục tiêu và đối tượnghướng đến thực thụ Thí dụ bộ sách “Ô long viện” của Nhà xuất bản KimĐồng sau khi phát hành đã đạt được một lượng bản phát hành rất lớn Làbởi vì, trước đó các biên tập viên, cán bộ phát hành của Nhà xuất bản đã có

sự khảo sát rất kỹ về đối tượng độc giả ở độ tuổi 9 đến 15 tuổi là chính Vànội dung, đề tài của bộ truyện tranh cũng rất quen thuộc, phổ biến, gần gũitrong học tập và đời sống hàng ngày của các em Cách sử dụng ngôn ngữ,lối viết truyện thì hài hước, dí dỏm dễ dàng mang đến cho độc giả nhỏnhững tiếng cười thú vị, bổ ích

Trang 30

Trong chương này, tác giả đã nêu những vấn đề cơ bản đặt ra hiện naycho việc sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi trong hoạt động xuất bản,trong đó chú ý cách hiểu đúng đắn các khái niệm cơ bản của: ngôn ngữ, lờinói, phân biệt truyện tranh với truyện tranh thiếu nhi, ngôn ngữ truyện tranhthiếu nhi; xác định yêu cầu và đặc điểm sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếunhi, trong đó tập trung nhấn mạnh các đặc điểm: ngôn ngữ truyện tranh thiếunhi sử dụng phải đúng, chuẩn hóa, dễ hiểu, dễ tiếp nhận, cô đọng, giàu hìnhảnh, thông tin phải chính xác; đồng thời, nêu bật được vai trò của ngôn ngữtruyện tranh thông qua phương diện: đề tài, trình bày, bố cục; và chỉ ra cácnhân tố tác động trong việc sử dụng ngôn ngữ truyện tranh thiếu nhi.

Trang 31

Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG HOẠT

ĐỘNG XUẤT BẢN TRUYỆN TRANH THIẾU NHI

1.Việc sử dụng ngôn ngữ trong một số tựa sách truyện tranh thiếu nhi qua số liệu khảo sát

(Truyện cổ tích kinh điển, Truyện ngụ ngôn kinh điển, Khám phá thú vị cho bé

từ 2 – 4 tuổi, Nhận biết động vật và Khám phá thú vị cho bé từ 0 – 2 tuổi; Bộ sách (6 tập) “Cùng bé khám phá thế giới”; Bộ sách Phát triển Não trái – Phát triển não phải của Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Mỹ Thuật.)

1.1 Ngôn ngữ tiêu đề

Ngôn ngữ tiêu đề của các tựa sách nêu rõ ràng, có ý nghĩa và có mối

liên hệ mật thiết với nội dung: “Truyện cổ tích kinh điển”, “Truyện ngụ ngôn kinh điển”, “ Khám phá thú vị cho bé từ 2 – 4 tuổi”, “Nhận biết động vật”;

“Khám phá thú vị cho bé từ 0 – 2 tuổi”; Bộ sách (6 tập) “Cùng bé khám phá thế giới”; Bộ sách “Phát triển Não trái – Phát triển não phải phù hợp đối

tượng tiếp nhận theo từng độ tuổi từ 0-5

Tiêu đề các câu chuyện nhỏ và tên của một tập sách đầu ngắn gọn, hàm

xúc, có tính biểu cảm và hấp dẫn Thí dụ: Sắc màu đồng thoại, Trò chơi EQ, Nhận biết số, Nhận biết động vật và bốn mùa…

Những tiêu đề sách gắn bó mật thiết và thường là một trong những

“nhãn tiền” của một cuốn sách hay một câu chuyện Thông qua tiêu đề sách

sẽ gợi mở nội dung và hình thức của cuốn sách, cũng là cách nhanh nhất đốivới độc giả tiếp nhận Tiêu đề có ý nghĩa giáo dục và gợi ý sự tập trung cho

trẻ: “Bé Thỏ đi mẫu giáo”, “Thỏ và rùa chạy thi”, “Cừu ngoan ngoãn”, “Bé

tô màu”, “Vịt con xấu xí”, “ Nhận biết động vật và bốn mùa”, “Nhận biết số”, “ Nhận biết màu sắc”.

Trang 32

Hình ảnh minh hoạ là tranh tĩnh Trong các tập sách này đã được chọn lọctheo độ tuổi: 0-2, 2-4, 4-5 tuổi Bìa sách và hình ảnh trong nội dung đảm bảo trựcquan sinh động Hình minh hoạ đặc trưng và rất gần gũi, quen thuộc trong sinh

Trang 33

hoạt hàng ngày, cung cấp thông tin cần thiết cho mẹ và bé Đó là những hình ảnhminh hoạ sắc nét và rực rỡ Chẳng hạn, quả táo màu đỏ (Tập Trái cây bổ dưỡng)với hình ảnh to, rõ ràng, màu sắc chân thực, giúp bé nhanh chóng tiếp thu đượcthông tin và lưu giữ hình ảnh Màu đỏ và màu vàng được xem là 2 màu quantrọng giúp bé phát triển và kích thích thị giác nhất đã được sử dụng tốt trong các

hình minh họa bìa và cả nội dung (hình minh họa)

1.2 Sử dụng từ ngữ

Sử dụng từ hội thoại tinh tế, linh hoạt sẽ tạo cho trẻ nhiều thói quen tốt:Nuôi dưỡng hứng thú học tập cho trẻ, tăng cường năng lực ngôn ngữ, tăngcường tri thức, nâng cao năng lực viết, mở rộng kinh nghiệm cuộc sống… Tậptruyện “Cổ tích kinh điển”, “Ngụ ngôn kinh điển”, “Khám phá thú vị cho bé từ2-4 tuổi” sử dụng khá nhiều hội thoại ngắn gọn và xúc tích Khi trẻ tiếp nhận sẽ

giúp trí tưởng tượng và ngôn ngữ của trẻ được phát triển tốt hơn (hình minh hoạ trong truyện “Bé Thỏ đi mẫu giáo”, “Xem đèn nhấp nháy”) Hình minh họa đi

kèm nội dung sẽ giúp bé liên hệ với thực tế nhanh, thí dụ trong truyện “Bé Thỏ

Trang 34

đi mẫu giáo” Hầu như các em bé rất sợ đi nhà trẻ, đến trường mầm non Vàtrong tình huống truyện này thì bé Thỏ cũng từ chối việc muốn đến trường,nhưng sau khi được mẹ giải thích và kể chuyện thì bé Thỏ đã vui vẻ và muốnđến trường Vì vậy, khi đọc truyện cho bé, cha mẹ luôn luôn liên hệ với thực tế

và đưa ra các câu hỏi gợi mở cho bé: Hôm nay con đi học có thích không? Con

đã được cô giáo dạy những gì…

1.3 Dùng chất liệu văn học

Chất liệu văn học được sử dụng chủ yếu trong các tựa sách thiếu nhi,

tiêu biểu là sách truyện tranh, sách văn học thiếu nhi, sách phát triển trí tuệ.Điều làm nên sức sống lâu bền của các tác phẩm văn học truyện tranh thiếunhi kinh điển là việc sử dụng chất liệu văn học như một nhân tố nền tảng; làmcho nhân vật trong các tác phẩm đó đã bước ra khỏi trang sách và có một đờisống thực sự trong lòng các bạn đọc nhí, hết thế hệ này đến thế hệ khác, ví dụ

một số tác phẩm: Em bé bán diêm, Cô bé quàng khăn đỏ, Rùa và thỏ, …

1.4 Dùng thán từ

Thán từ được sử dụng đúng chỗ, phù hợp văn cảnh sẽ tạo được tínhhiệu quả cao trong câu và giá trị nội dung của tác phẩm Đối với ngôn ngữcho trẻ cần sử dụng thán từ để tăng sự thân thiện, dễ thương, ấm áp, tình cảm

Chẳng hạn trong truyện “Xem đèn nhấp nháy”:

- 0a! xem kìa, căn nhà có đèn nhấp nháy.

Hay: A! Váy của bé Thỏ thành màu đỏ rồi.

Hay: Bỗng nhiên, có một chú thiên nga kêu lên: Nhìn kìa, có một chú thiên nga mới đến, đẹp quá! (Thiên nga trắng)

Các dấu câu được sử dụng mang tính biểu cảm cao, dấu (!) tạo thànhtiếng reo vui thích thú, có giá trị tượng thanh và tượng hình đặc biệt

Hình ảnh rõ ràng và biểu cảm sẽ giúp trẻ phát huy tốt khả năng trựcgiác và quan sát Khi trẻ nhìn vào hình ảnh, trẻ sẽ có những phản ứng: vuimừng và lấy tay chỉ vào hình, hoặc trẻ tự giở sách trang tiếp sau Khi cha mẹdạy cho trẻ, trẻ sẽ tiếp nhận thông tin và lưu giữ hình ảnh vào trong bộ não rấttốt Sau đó, trẻ sẽ tự liên hệ với các sự vật xung quanh và ở trường mầm non

Trang 35

1.5 Sử dụng từ láy

Việc sử dụng từ láy đúng chỗ sẽ giúp câu văn có tính nhạc và tượnghình tương đối:

Chú bé loắt choắtCái sắc xinh xinhCái chân thoăn thoắtCái đầu nghênh nghênh

(Lượm, Tố Hữu) Hay: - Tuyệt quá! – chú reo lên: - Tốt đấy, cậu thích cái kèn thì học chơi kèn đi (Chuyện phiêu lưu của Mít đặc và các bạn, Ni-cô-lai Nô-xốp)

Chiếc mào của Gà Mơ đẹp quá! Gà Mơ trông mới đáng yêu làm sao!

(Sự tích hoa mào gà, NXB Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội)

1.6 Thiết kế trình bày sách

Thiết kế sách thiếu nhi phải đảm bảo yếu tố “vừa hay vừa đẹp” Khiđộc giả tiếp xúc với sách, trước hết là nhìn Bìa sách, còn gọi là “chiếc áo”của cuốn sách Có những cuốn sách nội dung hay nhưng bìa sách lại khôngbắt mắt, không ấn tượng Có những cuốn sách nội dung bình thường nhưnglại có bìa sách độc đáo và bắt mắt Đó là một thực tế thị trường sách nóichung hiện nay Và những yếu tố này góp phần quyết định kinh tế của các nhàxuất bản, các nhà làm sách

Ở độ tuổi 0-5 trẻ vốn tiếp xúc và nhìn nhận mọi vật bằng mắt Hầu hết,trẻ yêu thích những gì thú vị và có nhu cầu khám phá mọi thứ xung quanh vềmàu sắc, hình khối và hiện tượng, sự vật

Tranh và hình minh họa cho trẻ chủ yếu là tranh và hình ảnh tĩnh, vìvậy hình ảnh phải đặc trưng, phù hợp với lứa tuổi, khả năng nhận thức của trẻ.Dáng chữ và font chữ phải phù hợp nội dung và có giá trị thẩm mỹ hài hòa, dễtiếp nhận

Trang 36

Bảng thống kê việc sử dụng ngôn ngữ trong một số tựa sách qua số liệu

từ 2-4 tuổi, Truyện cổ tích kinh điển, Truyện ngụ ngôn đặc sắc…

Những tập sách trên đã đáp ứng được các yếu tố: rõ nét, màu sắc sinhđộng, bắt mắt, rõ ràng, ít chữ, chữ ngắn gọn, đủ thông tin, hình ảnh đặc trưng

Chẳng hạn hình ảnh có màu sắc rất đẹp và nổi bật, đồng thời khi trẻ

nhìn vào hình có thể nhận biết được rất nhanh về con tắc kè.

Trang 37

Có thể nói hình ảnh minh họa đi kèm với nội dung sẽ tạo ra một hiệuứng tiếp nhận thông tin phong phú, ích trí ở trẻ Trong trường hợp hình ảnhminh họa phù hợp với nội dung đi kèm chất lượng thì sẽ mang đến hiệu quảgiáo dục, học tập cho trẻ tốt Nhưng ngược lại, sách cũng giống như “con daohai lưỡi” khi cho trẻ hoặc trẻ bị tiếp xúc với hình ảnh minh họa không đúngđắn, phù hợp sẽ khiến trẻ có suy nghĩ giáo dục sai lệch, nguy hại đến sự pháttriển tư duy và nhân cách về sau của trẻ Thí dụ dưới đây là một minh chứng

về việc truyện tranh thiếu nhi dùng từ ngữ giang hồ:

Tập 5, trang 16 của tập truyện tranh Tý Quậy

Không biết tác giả và các biên tập viên truyện tranh Tý Quậy nghĩ gì, nhưng đối với tôi những từ ngữ như “bỏ mẹ, mẹ kiếp ” (trang 122, tập 5 - Tý Quậy, tác giả có vẽ ngôi trường đề bảng tiểu học của nhân vật Tý) là không

thể chấp nhận trong một truyện tranh dành cho thiếu nhi do một nhà xuất bảnthiếu nhi phát hành Có thể dùng những câu như “Tiêu mình rồi, thôi xongrồi,…” để thay thế

Với hi vọng để các em giải trí lành mạnh, học được những điều thú vị,

bổ ích trong những tập truyện, và quan trọng nhất là không để cháu tiếp cận

Trang 38

với cơn bão truyện tranh nước ngoài đầy bạo lực, nội dung không phù hợp vớilứa tuổi đang khiến biết bao phụ huynh phải lo ngại…

Chữ trong sách truyện rất nhỏ và nhiều chữ Vì vậy, cần phải thiết kếfont chữ to hơn và cần bớt nội dung chữ

2 Khảo sát thực trạng sử dụng từ vựng trong truyện tranh

2.1 Từ đồng nghĩa

2.1.1 Từ đồng nghĩa hoàn toàn

Ví dụ 1:

- Nắng rọi sông Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thướcTưởng giải ngân hà tuột khỏi mây

- Rủ nhau xuống bể mò cua

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng Và: Chim xanh ăn trái xoài xanh

Ăn no tắm mát đậu cành cây xanh

Trong thí dụ trên, quả và trái đều là bộ phận của cây do bầu nhụy phát

triển thành trái Và hai từ này có thể thay thế cho nhau được

2.1.2 Từ đồng nghĩa không hoàn toàn

Trang 39

Ví dụ 3:

- Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm

tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.

(Truyện tranh lịch sử Việt Nam)

- Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng nhưng thanh kiếm vẫn

cầm tay

(Truyện cổ Cu-ba)

Trong ví dụ trên, bỏ mạng và hi sinh đều nói về cái chết Nhưng nghĩa của hai câu văn thai đổi, vì hai từ bỏ mạng (chết một cách vô ích) và hi sinh (chết vì nghĩa vụ, lý tưởng) có sắc thái biểu cảm khác nhau.

2.1.3 Từ trái nghĩa

Ví dụ 4:

- Chị em như chuối nhiều tàu

Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lời.

- Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi Tết thị treo trong nhà

Những từ in đậm trên là những từ có nghĩa đối lập nhau

2.1.4 Từ đồng âm

Ví dụ 5:

- Con ngựa đang đứng, bỗng lồng lên (Lồng: động từ, chỉ hành động

nhảy dựng lên)

- Được tặng chú chim sâu, Minh nhanh nhảu nhốt ngay vào lồng.

(Lồng: danh từ, chỉ vật làm bằng tre nứa, dùng để nhốt chim, gà)

Các từ lồng trên giống nhau về âm thanh nhưng khác nhau về nghĩa.

2.1.5 Từ địa phương

Ví dụ 6:

- Mấy con heo béo múp chen nhau đứng trong chuồng chờ ăn cám.

- Đàn lợn con nào con ấy béo tròn đang ăn rau ngoài vườn.

Trang 40

Trong thí dụ trên heo là từ phổ biến của người miền Nam.

(Công chúa hiếu thảo, Tr 106)

Trong tiếng Việt, từ dập dờ ít được sử dụng, trong câu này nên thay

bằng từ “vật vờ” hay “dật dờ” chỉ hiện tượng lay động, ngả nghiêng một cáchyếu ớt tùy theo chiều gió Những khuôn mặt xanh xám lay động ngả nghiêngnhư những bóng ma

Sửa thành: Đường vào làng tối om, những khuôn mặt xanh xám, vật vờ

hiện lên nhưng những bóng ma

2.2.2 Lỗi dùng từ sai ý nghĩa

Ví dụ 8:

Thủa xa xưa, Ngọc Hoàng cai quản tất cả các việc trên trời và dưới đất.Ngọc Hoàng giao cho thần Mưa chịu trách nhiệm làm mưa cho tất cả các convật và cây cỏ có nước uống

Nhưng đã ba năm nay, không có một giọt mưa nào Khắp nơi đất đainứt nẻ, cây cỏ khát nước chết rụi, các con thú cũng chết dần chết mòn vì khát.Muôn loài đều kêu than ai oán, vậy mà trời đâu có thấu

Ngày đăng: 14/04/2016, 21:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Anh (chủ biên) – Phạm Văn Thấu (2010), Tiếng Việt thực hành, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt thực hành
Tác giả: Hoàng Anh (chủ biên) – Phạm Văn Thấu
Nhà XB: NXB Chính trị - Hành chính
Năm: 2010
2. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong truyền thôngđại chúng
Tác giả: Hoàng Anh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2003
3. Hoàng Anh (2008), Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyềnthông đại chúng
Tác giả: Hoàng Anh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2008
4. Nguyễn Tài Cẩn (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2004
6. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bình diện của từ và từ tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Đại họcQuốc gia
Năm: 1999
7. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
8. Chỉ thị 42 – CT/TW của Ban bí thư Trung ương về “ Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượngtoàn diện của hoạt động xuất bản
9. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Đại học và trunghọc chuyên nghiệp
Năm: 1985
10. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1998
11. Nguyễn Thiện Giáp (2006), Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2006
12. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình Ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Đại học Quốcgia
Năm: 2008
13. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
14. Trần Văn Hải (2000), Biên tập các loại sách chuyên ngành, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biên tập các loại sách chuyên ngành
Tác giả: Trần Văn Hải
Nhà XB: NXBChính trị Quốc gia
Năm: 2000
15. Trần Văn Hải (2000), Biên tập các loại sách chuyên ngành, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biên tập các loại sách chuyên ngành
Tác giả: Trần Văn Hải
Nhà XB: NXBChính trị Quốc gia
Năm: 2000
16. trị (2007), Lý luận nghiệp vụ xuất bản, tập 1, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận nghiệp vụ xuất bản
Tác giả: trị
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin
Năm: 2007
17. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ báo chí
Tác giả: Vũ Quang Hào
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2004
18. Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt mấy vẫn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ nghĩa, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt mấy vẫn đề ngữ âm ngữ pháp ngữnghĩa
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
19. Nguyễn Thái Hòa (2007), Từ điển tu từ - phong cách – thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tu từ - phong cách – thi pháp học
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2007
20. Đinh Trọng Lạc (1997), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
21. Đinh Trọng Lạc (1998), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w