1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế và sử dụng trò chơi vận động mô phỏng nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 34 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học

107 2,3K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cách thiết kế và sử dụng trò chơi vận động mô phỏng nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 34 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học góp phần nâng cao hiệu quả nhận thức của trẻ ở trường mầm non hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 34 tuổi ở trường mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Cách thiết kế và sử dụng trò chơi vận động mô phỏng nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 34 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học. 4. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế được hệ thống TCVĐMP đa dạng, phù hợp với khả năng nhận thức và vận động của trẻ mẫu giáo 34 tuổi, và sử dụng một cách linh hoạt trong hoạt động KPKH của trẻ ở trường mầm non thì sẽ kích thích hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo 34 tuổi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 34 tuổi trong hoạt động KPKH. 5.2. Đề xuất cách thiết kế và sử dụng hệ thống TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 34 tuổi trong hoạt động KPKH. 5.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng hệ thống TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 34 tuổi trong hoạt động KPKH đã đề xuất.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốcdân có nhiệm vụ đặt nền móng cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhâncách toàn diện con người mới Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kì đổi mới,công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước và xu hướng phát triển của thời đại

Có thể nói rằng, những gì trẻ tiếp thu, lĩnh hội được từ thuở ấu thơ đã ảnhhưởng không nhỏ đến toàn bộ quá trình phát triển trí tuệ nói riêng và nhâncách sau này của mỗi cá nhân nói chung Vì vậy trong những năm qua ngànhhọc Mầm non đã có nhiều đổi mới trong quá trình tổ chức chăm sóc giáo dụctrẻ Các nội dung giáo dục được tổ chức dưới hình thức các hoạt động phongphú Nhưng để các hoạt động này tạo được kết quả như mong nuốn thì mộttrong những yêu cầu quan trọng đối với các nhà giáo dục là phải tạo đượchứng thú, đặc biệt là hứng thú nhận thức cho trẻ trong quá trình hoạt động Vìhứng thú nhận thức có thể làm tăng hiệu quả của các quá trình nhận thức, làmtăng khả năng hoạt động, làm nảy sinh khát vọng hành động và hành độngsáng tạo của trẻ Nhờ hứng thú nhận thức mà trẻ tiến hành hoạt động nhậnthức một cách tự giác, tích cực, và đạt hiệu quả cao hơn Khi có hứng thúnhận thức thì hoạt động học tập của trẻ trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn, trẻthực hiện các nhiệm vụ học tập tốt hơn và tích cực tìm tòi, sáng tạo hơn trongquá trình hoạt động Việc hình thành hứng thú nhận thức có thể tiến hành quacác hoạt động đa dạng ở trường mầm non như hoạt động vui chơi, hoạt động

âm nhạc, hoạt động tạo hình Trong đó có hoạt động Khám phá khoa học

Hoạt động Khám phá khoa học (KPKH) là một trong những hoạt độngquan trọng của trẻ ở trường mầm non Hoạt động này góp phần tích cực vàoviệc phát triển toàn diện các mặt của nhân cách như trí tuệ, tình cảm, đạo đức,thẩm mỹ, thể chất Để phát huy tối đa tác dụng giáo dục của hoạt động này thìtrong quá trình tổ chức hoạt động KPKH, nhà giáo dục phải sử dụng những

Trang 2

biện pháp thích hợp để kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ, giúp cho quátrình nhận thức của trẻ đạt được hiệu quả mà mục đích, yêu cầu đã đặt ra Tròchơi là một trong các biện pháp giáo dục có hiệu quả, đặc biệt là trò chơi vậnđộng mô phỏng (TCVĐMP) TCVĐMP là trò chơi có luật, do người lớn haytrẻ em sáng tạo ra, có sự phối hợp hoạt động của quá trình nhận thức và vậnđộng bắt chước hành động của các sự vật xung quanh TCVĐMP với việc thểhiện bắt chước hành động, lời nói, trạng thái cảm xúc sẽ kích thích hứng thúcủa trẻ, bởi nó thoả mãn những mong muốn vươn tới cuộc sống thực hàngngày Vì vậy, đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, TCVĐMP là phương tiện hữuhiệu để kích thích hứng thú nhận thức của trẻ trong hoạt động KPKH.TCVĐMP góp phần giúp trẻ thoả mãn nhu cầu nhận thức - một nhu cầu đặctrưng của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi Khi tham gia TCVĐMP trẻ thực sự là mộtchủ thể tích cực, chủ động Nhờ đó, nhận thức của trẻ sẽ được nâng cao, trẻhiểu biết về thế giới xung quanh một cách sâu sắc, đúng đắn, vốn kinhnghiệm sống được nâng lên

Đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, hoạt động KPKH giúp cho trẻ được tiếpxúc với nhiều đối tượng sinh động, đa dạng, và hấp dẫn, cung cấp cho trẻnhững thông tin mà trẻ chưa biết về đối tượng, thoả mãm tính tò mó, hamhiểu biết, nhu cầu tìm kiếm, khám phá của trẻ Như vậy, hoạt động KPKHphải là một hoạt động mà trẻ rất hứng thú Nhưng trên thực tế ở các trườngmầm non hiện nay, hoạt động KPKH chưa đem lại hứng thú nhận thức caocho trẻ Trong quá trình tổ chức hoạt động KPKH, các nhà giáo dục chưa thật

sự chú ý đến việc kích thích và duy trì và hứng thú nhận thức cho trẻ trongquá trình hoạt động Chính vì vậy dẫn đến hoạt động KPKH có thể nhanhchóng gây được hứng thú cho trẻ, nhưng hứng thú đó mau chóng bị giảm sút,tạo ra sự thờ ơ, mệt mỏi ở trẻ trong quá trình hoạt động, làm cho hiệu quả thuđược qua các hoạt động cho trẻ KPKH chưa cao Hơn nữa, khi giáo viên tổchức hoạt động KPKH cho trẻ còn nhiều lúng túng Thường khi tổ chức hoạt

Trang 3

động này, trẻ chỉ hứng thú khi đối tượng “làm quen” xuất hiện, sau đó hứngthú giảm dần vì sự áp đặt, nhồi nhét kiến thức thông qua hệ thống câu hỏinặng nề, khô khan của giáo viên Chính sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt của giáoviên khi sử dụng các biện pháp trong quá trình tổ chức hoạt động KPKH đãlàm cho hiệu quả của hoạt động không cao.

Xuất phát từ những lí do trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thiết kế

và sử dụng trò chơi vận động mô phỏng nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học”.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cách thiết kế và sử dụng trò chơi vận động mô phỏng nhằmkích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong hoạt độngkhám phá khoa học góp phần nâng cao hiệu quả nhận thức của trẻ ở trườngmầm non hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Quá trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 3-4tuổi ở trường mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Cách thiết kế và sử dụng trò chơi vận động mô phỏng nhằm kích thíchhứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học

4 Giả thuyết khoa học

Nếu thiết kế được hệ thống TCVĐMP đa dạng, phù hợp với khả năngnhận thức và vận động của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, và sử dụng một cách linhhoạt trong hoạt động KPKH của trẻ ở trường mầm non thì sẽ kích thích hứngthú nhận thức của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụngTCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổitrong hoạt động KPKH

Trang 4

5.2 Đề xuất cách thiết kế và sử dụng hệ thống TCVĐMP nhằm kíchthích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong hoạt động KPKH.

5.3 Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm hiệu quả của việcthiết kế và sử dụng hệ thống TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thứccho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong hoạt động KPKH đã đề xuất

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Điều tra và làm thực nghiệm tại một số trường mầm non thuộc địa bànthành phố Thái Bình

- Đưa ra cách thiết kế và thiết kế mới một số TCVĐMP nhằm kíchthích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, và hướng dẫn cách sửdụng các trò chơi này ở trường mầm non trong hoạt động KPKH ở chủ đề:

“Thế giới động vật”

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận: So sánh, phân tích, tổng hợp,

khái quát hóa, tổng hợp hóa các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm : Dự giờ, quan sát và ghi chép

quá trình tổ chức các TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ3-4 tuổi của giáo viên mầm non

7.2.2 Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra đội ngũ giáo viên

trực tiếp dạy trẻ 3-4 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thái Bình(40 giáo viên)

7.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 50 trẻ MG 3-4 tuổi tại 2 trườngmầm non 1-6 và trường mầm non Hoa Hồng ở thành phố Thái Bình nhằmmục đích xác định sự phù hợp của TCVĐMP đối với trẻ 3-4 tuổi và khả năng

sử dụng nó trong hoạt động KPKH nhằm kích thích hứng thú nhận thức củatrẻ theo giả thuyết khoa học đề ra

Thời gian thực nghiệm từ 1/4/2012 đến 30/5/2012

Trang 5

7.3 Phương pháp thống kê giáo dục: Thu thập, xử lí kết quả nghiên cứu.

8 Những đóng góp mới của đề tài

- Hệ thống hoá cơ sở lí luận của việc thiết kế và sử dụng hệ thốngTCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổitrong hoạt động khám phá khoa học

- Làm rõ thực trạng thiết kế và sử dụng TCVĐMP nhằm kích thích hứngthú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học

- Đề xuất cách thiết kế và hướng dẫn sử dụng một số TCVĐMP nhằmkích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong hoạt động khámphá khoa học

Trang 6

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ

SỬ DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG MÔ PHỎNG NHẰM KÍCH THÍCH HỨNG THÚ NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI

TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC 1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Trên thế giới

TCVĐ có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách,cho nên không ít tác giả nước ngoài nghiên cứu xây dựng loại trò chơi nàytheo nhiều xu hướng khác nhau

Xu hướng 1: Nghiên cứu vai trò của TCVĐ đối với sự phát triển trẻ em.

P.F Lexgap - người sáng lập ra lý luận và phương pháp của TCVĐ chorằng, xây dựng TCVĐ để dạy trẻ biết cách tự chủ (vượt qua những cảm giáckhông tốt), giữ lại những cảm xúc, tập làm quen có ý thức khi vận động, làmxuất hiện những sáng kiến và các tố chất đạo đức, tính kỷ luật, thật thà, biết tựkiềm chế [42] TCVĐ sẽ phát triển ở trẻ kỹ năng giao tiếp, bước đầu biết cáchứng xử với những hoàn cảnh khác nhau, với các đối tượng khác nhau trongkhoảng thời gian khác nhau Qua giao tiếp, vốn từ của trẻ được tăng lên và hoànthiện dần việc sử dụng, đồng thời khả năng tư duy cũng phát triển lô-gíc hơn

E.A Arơkin xây dựng TCVĐ để làm thoả mãn cảm xúc, tạo ra sự lôicuốn đặc biệt, động viên được sức lực của trẻ, đem lại sự vui sướng, thoảmãn, loại trừ mệt mỏi, giúp trẻ điều chỉnh nhịp điệu và năng lượng vận động,phát triển các tố chất tâm lý [35]

Huberta Wiertsema xây dựng TCVĐ nhằm cải thiện giác quan nhậnthức, phát triển và hoàn thiện kỹ năng vận động, tăng cường khả năng địnhhướng trong việc cải tạo thế giới xung quanh, sự tự tin và táo bạo, kinhnghiệm hoạt động nhóm

Trang 7

Có thể thấy, TCVĐ có vai trò đối với sự phát triển của trẻ:

Xu hướng 2: Nghiên cứu và sử dụng TCVĐ vào mục đích giáo dục và phát triển một số năng lực, phẩm chất vận động, nhận thức cho trẻ mẫu giáo.

- Các nhà giáo dục dân chủ thế kỷ XVII (J.A Cômenxki, J Lôckơ, J.J.Rutxô, Petxtalôgi, ) nghiên cứu xây dựng TCVĐ như một “môi trường”nhằm hướng người học tích cực giành kiến thức, kỹ năng bằng cách khámphá, sáng tạo Đặc biệt, không được áp đặt trẻ theo ý muốn của người lớn màphải căn cứ vào đặc điểm của trẻ để tổ chức hoạt động giáo dục

- Các nhà giáo dục tiến bộ K.D Uxinxki, E.I Chikhiêva xuất phát từquan điểm duy vật luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng và

tổ chức hoạt động của người thầy giáo, coi TCVĐ như một hình thức giúpngười học tích cực vận động, nhận thức

- Sang thế kỷ XX, kế thừa quan điểm của các nhà giáo dục tiến bộ, cácnhà giáo dục học Xô viết (N.K Krupxkaia, A Macarencô, ) nhấn mạnh vaitrò của TCVĐ đối với sự phát triển thể lực, TCVĐ được coi là phương pháp

để củng cố sự chính xác, phát triển sự khéo léo, sức mạnh của trẻ

- Các nhà giáo dục học Xô Viết (L.X Vưgôtxki, A.N Leonchiev, D.B.Encônhin, A.A Liublinxkaia, A.V Daparôgiet, ) với quan điểm duy vật biệnchứng, cho rằng: TCVĐ là một phương tiện để rèn luyện tính tích cực vậnđộng, nhận thức cho trẻ Nguyên tắc xây dựng là đa dạng, phát triển, phát huy

Trang 8

tính tự do, tự lực, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, với đặc điểm cánhân, hài hoà với nền văn hoá mà trẻ đang sống, mang tính linh hoạt Đây làquan điểm tiến bộ, phù hợp với nền giáo dục hiện đại nên được ứng dụng rấtrộng rãi ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới.

Xu hướng 3: Nghiên cứu và sử dụng TCVĐ nhằm phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

Các tác giả Dorothy D.Sullivan, Beth Davey trong tác phẩm “Cáctrò chơi như là một phương tiện để học tập” đã chỉ ra những dạng trò chơi

có thể sử dụng cho việc tích cực hoá các hoạt động học tập và cho việchọc có hiệu quả, trong đó có trò chơi vận động

Vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX, một số công trình nghiêncứu về trò chơi như “Trò chơi và vai trò của nó trong sự phát triển tâm lícủa trẻ em”, “Dạy học và sự phát triển ở lứa tuổi mẫu giáo” của nhà tâm

lý học L.X.Vưgốtxki đã được giới thiệu và phổ biến ở phương Tây (Mỹ,Canađa, Úc, Australia ) Và từ đây các nhà nghiên cứu phương Tây biếtđến ông như người đặt nền móng cho học thuyết mới về trò chơi trẻ em và

họ bắt đầu vận dụng tư tưởng của ông vào trong hoạt động thực tiễn giáodục cho trẻ Họ cho rằng, người lớn như là “thang đỡ”, “người trợ giúp”trẻ trong khi chơi, mỗi giáo viên cần tự quyết định xem có nên tham giavào trò chơi của trẻ hay không? Những ai đã quyết định can thiệp thì cầnxác định xem tiếp theo sau họ sẽ phải làm gì? [7] [8] Tuy nhiên vẫnchưa có sự nhất quán về vai trò và mức độ ảnh hưởng của người lớn đếntrò chơi của trẻ Một ưu điểm nổi trội của những nhà nghiên cứu và cácgiáo viên làm việc trực tiếp với trẻ ở những nước này là luôn coi trọng đếnvai trò chủ thể tích cực của chính đứa trẻ khi chơi Vì thế, họ luôn quan tâmđến từng cá nhân trẻ trong trò chơi để tìm ra biện pháp tác động sư phạm thíchhợp Những thành tựu nghiên cứu trong giai đoạn này chứa đựng những vấn đề

Trang 9

quan trọng làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu biện pháp tổ chức cho trẻ chơi

ở trường mầm non

Như vậy ở nước ngoài có rất nhiều xu hướng nghiên cứu khác nhau vềxây dựng một số TCVĐ nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo3-4 tuổi TCVĐ được coi như một phương tiện, hình thức, phương pháp để tổchức hoạt động cho trẻ

1.1.2 Ở Việt Nam

Ở nước ta cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về xây dựngTCVĐ của các nhà giáo dục Có thể phân loại chúng theo các hướng nghiêncứu sau:

- Nghiên cứu lý luận về ý nghĩa, bản chất, phân loại, cấu trúc, củaTCVĐ ( Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm Thị Châu, Hoàng Thị Bưởi, Đặng HồngPhương, Trần Đồng Lâm, Đinh Mạnh Cường, Phạm Vĩnh Thông, Lưu ChíLiêm, Bùi Thị Việt, Phan Thị Thu, ) TCVĐ được xem như một phươngtiện nhằm rèn luyện vận động cho trẻ, nhấn mạnh đến bản chất xã hội củatrò chơi, phân loại và xây dựng trò chơi theo từng mặt phát triển của trẻ.Tuy nhiên, những trò chơi này chưa đi sâu vào mục đích tăng hứng thúnhận thức cho trẻ MG 3-4 tuổi

- Nghiên cứu xây dựng TCVĐ nhằm kích thích hứng thú nhận thứccho trẻ MG 3-4 tuổi như một hình thức, phương pháp, biện pháp giáo dục(Trương Kim Oanh, Nguyễn Sinh Thảo, ) Các TCVĐ được xây dựng đểđưa vào các hoạt động khác nhau trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ(hoạt động chung có mục đích giáo dục, hoạt động ngoài trời, hoạt độngchiều, ) và được thể hiện rõ ở chương trình cải cách giáo dục mẫu giáo,chương trình đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non.Một số trò chơi đã chứa đựng đầy đủ các thành phần cấu trúc và các yếu tốnâng cao tính tích cực nhận thức cho trẻ MG 3-4 tuổi Tuy nhiên những trò

Trang 10

chơi này còn ít ỏi, thiếu tính hệ thống, thực tiễn, chưa xuyên suốt qua các

độ tuổi và chưa phù hợp với khả năng của trẻ nên chỉ mới đáp ứng đượcmột phần yêu cầu kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ MG 3-4 tuổi, nhất

là trong hoạt động KPKH

- Trong chương trình Giáo dục mầm non, TCVĐ vừa là nội dung học(trong chương trình luyện tập cho trẻ), vừa là phương pháp tổ chức vuichơi, nghỉ ngơi tích cực và cũng là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻmầm non Nội dung TCVĐ được sắp xếp theo các chủ đề nên rõ ràng hơn,tuy nhiên số lượng vẫn còn ít, một số trò chơi chưa đầy đủ các thành phầntrong cấu trúc Các TCVĐ đều có tên gọi, mục đích, cách chơi nhưng lạikhông đưa ra thành phần chuẩn bị Các TCVĐ trong chương trình mangtính gợi mở, được tích hợp vào các hoạt động khác, vào mọi thời điểmthích hợp trong ngày nên giáo viên dễ dàng lựa chọn hay thay đổi, xâydựng thêm các TCVĐ Tuy nhiên, chúng vẫn chưa mang tính hệ thống,xuyên suốt giữa các độ tuổi TCVĐ thường được tổ chức trong hoạt độnggiáo dục thể chất cho trẻ là chính, còn trong hoạt động Khám phá khoa học

số lượng TCVĐ không nhiều, thiếu sự đa dạng, một số trò chơi còn quákhó đối với trẻ Do đó, việc kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ MG 3-4tuổi trong hoạt động KPKH chưa được nâng cao

Như vậy, trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiêncứu về TCVĐ cho trẻ mẫu giáo Nhưng hầu hết những công trình này đềunghiên cứu về TCVĐ nói chung và TCVĐ được coi là nội dung học, làphương tiện trong chương trình giáo dục thể chất Còn nghiên cứu về sửdụng trò chơi vận động mô phỏng nhằm kích thích hứng thú nhận thức chotrẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học trên thực tế chưa

có tác giả nào đi sâu nghiên cứu Trên thực tế, giáo viên mầm non cũng đã sửdụng TCVĐMP để gây hứng thú cho trẻ MG 3-4 tuổi như trò chơi Gieo hạt,

Trang 11

Cây cao cỏ thấp, Con muỗi,… Tuy nhiên, việc sử dụng TCVĐMP này chưa

có hệ thống, số lượng trò chơi còn quá ít, chưa thiết kế được nhiều trò chơi đadạng về hành động mô phỏng, phong phú về nội dung chơi,… Nhất là chưa cóđịnh hướng sử dụng TCVĐMP trong hoạt động KPKH, dùng trò chơi để củng

cố, làm sâu sắc hơn những dấu hiệu đặc trưng của động vật, thực vật, laođộng của người lớn, mối quan hệ và sự phụ thuộc của sự vật và hiện tượngxung quanh; giáo dục tình cảm gắn bó, kích thích hứng thú của trẻ với môitrường xung quanh; giúp trẻ thay đổi trạng thái cơ thể, giải tỏa những căngthẳng về trí tuệ cho trẻ Vì vậy việc nghiên cứu thiết kế và sử dụng TCVĐMPnhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ MG 3-4 tuổi sẽ là một đóng gópmhỏ làm phong phú thêm cơ sở lí luận và nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ ởcác trường mầm non hiện nay

1.2 Cơ sở lí luận của việc thiết kế và sử dụng TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong hoạt động KPKH

1.2.1 Hứng thú nhận thức và vai trò của nó đối với sự phát triển trẻ em

1.2.1.1 Khái niệm “hứng thú nhận thức”

a) Hứng thú

Hứng thú là một thuộc tính tâm lí điển hình của cá nhân, có vai trò vôcùng quan trọng đối với hoạt động của con người trong xã hội Thuật ngữ

“hứng thú” được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau

 Quan niệm hứng thú là thuộc tính bẩm sinh, bản năng:

Các nhà tâm lí học tư sản đã thừa nhận vai trò to lớn của hứng thú trongđời sống nói chung và trong nhận thức nói riêng nhưng không nhìn thấy bảnchất xã hội, lịch sử của hiện tượng tâm lí này ở con người, do đó dẫn đếnquan điểm duy tâm phiến diện trong việc hiểu bản chất hứng thú Họ coi hứngthú mang tính bản năng sinh vật, hoặc chỉ thấy thuần túy yếu tố tinh thần, xãhội của nó Kết quả là họ hạ thấp vai trò của giáo dục, giáo dưỡng và hoạtđộng có ý thức của con người

Trang 12

 Hứng thú là kết quả của sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhânTâm lí học mác-xít, đặc biệt là tâm lí học Xô Viết đã khắc phục nhữngsai lầm trên của tâm lí học tư sản đưa việc nghiên cứu nhận thức đạt đượcnhững thành công đáng kể Quan điểm xem xét hứng thú theo quan điểm duyvật biện chứng Họ coi hứng thú không phải là cái trừu tượng vốn có trongmỗi cá nhân mà là kết quả của sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân,

nó phản ánh một cách khách quan thái độ đang tồn tại ở con người

+ Hứng thú xét theo khía cạnh nhận thức:

- Trong đó có V.N Miasixep, V.G Ivanôp, A.F Ackhutôp coi hứngthú là thái độ nhận thức tích cực của cá nhân với những đối tượng trong hiệnthực khách quan

- A.A Liublinxkaia: “Hứng thú là một thái độ nhận thức, thái độ khaokhát đi sâu vào một khía cạnh nhất định của thế giới xung quanh, đối với mộtmặt nào đó của nó, đối với một lĩnh vực nhất định mà trong đó con ngườimuốn đi sâu hơn”

- K.Frard: đồng nghĩa hứng thú nhận thức với xúc cảm

- Theo N.G Marozova: Không có hứng thú nào được phát triển cao, kể

cả hứng thú nhận thức, lại không buộc chủ thể phải hành động tích cực đểchiếm lĩnh đối tượng hứng thú

+ Hứng thú xét theo sự lựa chọn của cá nhân đối với thế giới khách quan:

- Theo A.N Leontiev thì hứng thú là thái độ nhận thức đặc biệt đối vớinhững đối tượng trong hiện thực khách quan

- A.G Covaliop coi hứng thú là sự định hướng của cá nhân vào một đốitượng nhất định Tác giả đã đưa ra một khái niệm được xem là khá hoàn chỉnh

về hứng thú: “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với đốitượng khi hiểu được ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và gây cho ta khoáicảm đặc biệt”

Trang 13

- G.I Sukina: “Hứng thú luôn có khuynh hướng đối tượng nhất định.Cái gì có ý nghĩa quan trọng, có giá trị với chính cá nhân, có liên quan tớikinh nghiệm và sự phát triển cá nhân mới được phản ánh một cách lựa chọntrong hứng thú của từng cá nhân”.

+ Hứng thú xét theo khía cạnh gắn với nhu cầu:

- A.V Pêtrôvxki: “Hứng thú là những biểu hiện tình cảm của các nhucầu nhận thức của con người”

- I.F Kharlamop trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào” đã nêu: Hứng thú - đó là nhu cầu nhuốm màu sắc cảm xúc

đi trước giai đoạn gây động cơ và làm cho hoạt động của con người có tínhchất hấp dẫn

- Trong từ điển Tâm lí học, hứng thú được coi là một biểu hiện của nhu

cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn nhu cầu tạo ra khoái cảm thích thú

 Một số quan niệm về hứng thú của Việt Nam

- Tiêu biểu là nhóm của tác giả: Phạm Minh Hạc - Lê Khanh - TrầnTrọng Thủy cho rằng: Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờcũng được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta Hơn nữa

ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt với nó, do đó hứng thú lôi cuốn, hấp dẫnchúng ta về phía đối tượng của nó tạo ra tâm lí khát khao tiếp cận đi sâu vào

nó PGS Trần Trọng Thủy còn khẳng định thêm rằng: “Hứng thú là sự thểhiện xúc cảm của những nhu cầu nhận thức của con người”

- GS TS Nguyễn Khắc Viện: “Hứng thú là biểu hiện của một nhu cầu,làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khoái cảm, thích thú”

- GS Nguyễn Quang Uẩn trong giáo trình “Tâm lí học đại cương” cóđưa ra khái niệm : “Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân với đối tượng vừa

có ý nghĩa với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân

Trang 14

trong quá trình hoạt động” Khái niệm này vừa nêu được bản chất của hứngthú, vừa gắn hứng thú với hoạt động của cá nhân.

Còn trong cuốn “Đề cương bài giảng Tâm lí học trẻ em và Tâm lí học

sư phạm” [5] đã định nghĩa “Hứng thú là sự định hướng có lựa chọn của cá

nhân vào những sự vật hiện tượng của thực tế xung quanh Sự định hướng đóđược đặc trưng bởi sự vươn lên thường trực tới nhận thức, tới những kiếnthức mới ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn” Và “Khi nói đến hứng thú chúng

ta hiểu nó là động cơ mà sỡ dĩ có tác dụng là do ý nghĩa của nó đã được ýthức và sự hấp dẫn của nó về mặt tình cảm Hứng thú có tính chất lựa chọn

Nó biểu hiện ở sự tập trung một cách tích cực chú ý vào đối tượng và hiệntượng nhất định”

Có nhiều khái niệm về hứng thú, tuy nhiên chúng tôi lựa chọn sử dụng

khái niệm hứng thú của GS.TS Nguyễn Quang Uẩn: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”[36].

“Hứng thú nhận thức là thái độ tích cực của cá nhân đối với nội dung

và quá trình hoạt động, nó vừa có ý nghĩa với cuộc sống của cá nhân, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình nhận thức”.

Hứng thú nhận thức là một loại hứng thú đặc biệt của con người, cóliên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của hoạt động nhận thức Thái độ đó

Trang 15

biểu hiện ý nguyện của con người muốn hiểu biết một cách toàn diện và sâusắc những tính chất hiện có của chúng Nó có tính chất hai mặt: một bên làđối tượng nhận thức (sự vật, hiện tượng) và một bên là phương hướng nhậnthức, thái độ lựa chọn của bản thân con người.

Hứng thú nhận thức có đặc điểm là nó gắn liền xúc cảm với quá trình

tư duy và có phương hướng ý chí (cố gắng khác phục khó khăn trong nhậnthức) Vì vậy, nó vừa là động cơ thúc đẩy sự hoạt động, vừa là yếu tố kíchthích sự phát triển cá tính con người Khi nhận thấy sự tiến bộ của mình tronghọc tập, họ cảm thấy hào hứng vì thế họ sẽ dũng cảm đi thẳng tới những khókhăn mới, sẽ làm việc với tất cả nhiệt tình của mình để chiến thắng khó khăn

Vì vậy Usinxki đã nói: “ Hứng thú nhận thức không những là phương tiện dạyhọc có kết quả, nó còn có tác dụng kích thích việc giáo dục đạo đức Nhữnghứng thú huyền hoặc trống rỗng sẽ làm cho trẻ sao lãng cái đẹp, cái đạo đức,

sẽ không giúp đạt tới mục đích giáo dục”

Hứng thú nhận thức của con người thể hiện nhu cầu nhận thức nhằmthúc đẩy khuynh hướng của cá nhân dựa trên sự nhận thức được mục đích củahoạt động; tạo điều kiện cho sự định hướng, làm quen với các sự kiện mới vàgóp phần phản ánh thế giới hiện thực một cách đầy đủ và sâu sắc hơn Hứngthú mang tính chủ quan thể hiện ở trạng thái xúc cảm trong quá trình nhậnthức và chú ý đến đối tượng Việc thoả mãn hứng thú không làm lụi tàn hứngthú mà ngược lại còn tạo ra hứng thú mới, nâng cao mức độ hoạt động nhậnthức Trong tiến trình phát triển của mình, hứng thú có thể chuyển thành niềmđam mê, nó như là một biểu hiện của nhu cầu thực hiện do chính hứng thú tạo

ra Độ bền vững của hứng thú một mạt được thể hiện bằng thời gian tồn tại vàcường độ của hứng thú, mặt khác nó được xác định bằng sự nỗ lực của cánhân vượt qua khó khăn khi thực hiện hoạt động của mình Như vậy, hứngthú nhận thức chính là khuynh hướng lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với

Trang 16

quá trình nhận thức và nó có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động nói chung vàtrò chơi vận động mô phỏng của trẻ nói riêng.

1.2.1.2 Vai trò của hứng thú nhận thức đối với sự phát triển trẻ mầm non nói chung, quá trình hoạt động của trẻ nói riêng

Khi nghiên cứu về hứng thú nói chung và hứng thú nhận thức nói riêng,các nhà tâm lí học cho rằng, đây là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đốitượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống vừa có khả năng mang lạikhoái cảm cá nhân trong quá trình hoạt động Nó được biểu hiện trước hết ở

sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê hấp dẫn bởi nội dung hoạt động Mặtkhác, hứng thú bao giờ cũng dẫn đến một đối tượng cụ thể hấp dẫn, nó gắnliền với tình cảm con người

“Con người cảm thấy sống đầy đủ và hạnh phúc khi họ có những hứngthú Cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động, làm cho con người trởnên tích cực Công việc nào phù hợp với hứng thú thì được thực hiện mộtcách dễ dàng và có hiệu quả” hay “Hứng thú với cái gì đó không bình thường(có khi với cái bị cấm đoán) nảy sinh từ những cuộc vật lộn với chính bảnthân mình ấy Đến lượt mình, nghị lực và lòng kiên nhẫn sẽ được rèn luyệntốt nhất qua các công việc đầy hứng thú, bởi vì chúng tiếp thêm sức mạnh chota” [16] [24] Hứng thú giúp cho con người hoạt động có hiệu quả hơn Hứngthú dẫn đến hiểu biết Hứng thú tích cực gây ra phản ứng tích cực, dẫn tớihành động phát triển tích cực Hứng thú lôi kéo con người vào các hoạt độngtích cực

Như vậy, trong cuộc sống của con người, hứng thú có ảnh hưởng đếncác khía cạnh sau trong quá trình hoạt động:

- Tính chủ động hoạt động:

Trong hoạt động, chỉ có yêu thích ta mới thực hiện hoạt động có hiệuquả Hứng thú và yêu thích là các hiện tượng giống nhau về bản chất Đôi khi

Trang 17

người ta có thể thay thế hai từ đó Cái gì không làm cho ta xúc động, khôngđụng chạm đến tình cảm của chúng ta thì không gây được hứng thú Khi pháttriển hứng thú, chúng ta đồng thời phát triển cả tình cảm nữa Và đôi khi ý chícũng có thể nói như vậy Hứng thú biểu hiện một cách chủ quan ở trạng tháixúc cảm trong quá trình nhận thức và chủ ý với hoạt động Trong quá trìnhphát triển của hứng thú thì hứng thú có thể chuyển thành niềm đam mê.

Hứng thú là niềm vui của tuổi ấu thơ, học tập say sưa là thời niên thiếuhạnh phúc Còn nhiệm vụ công tác giáo dục là dạy đứa trẻ biết cách trân trọngtất cả những gì tốt đẹp sinh động và cảm thụ sâu sắc giá trị của toàn bộ những

gì quan trọng nhất trong đời sống văn hóa của loài người Hứng thú đó là tìnhcảm, niềm vui là sự cảm thụ giá trị của cuộc sống và phát hiện ra các giá trị

“Bất hạnh thay những người không say mê hứng thú đối với bất kỳ một côngviệc gì Số phận dù có mến người ấy tới đâu chăng nữa, người ấy cũng cảmthấy công việc mình làm buồn chán và đơn điệu”

Việc dạy và học kích thích sức mạnh nội tâm đến chừng mực nào đó thì

nó sẽ có sức lôi cuốn, hấp dẫn tới chừng mực ấy Ngược lại, tất cả những gìlôi cuốn làm ta say mê cũng đều kích thích các sức mạnh nội tâm của chúng

ta Mà kích thích sức mạnh nội tâm chính là phát huy mọi năng lực của ngườihọc Hứng thú dẫn đến hiểu biết Đây được xem như là một qui luật của sựnhận thức Nhiều nhà bác học quan niệm hứng thú là sự say mê hiểu biết vànhận thức Nhưng hứng thú nhất định sẽ động chạm tới tình cảm và sự xúcđộng của chúng ta nữa

Chúng ta kích thích trẻ hành động, còn trẻ phải tự hành động Chúng tacung cấp cho các em một cái gì đó thuộc về bên ngoài, các em phải biến cái

đó thành của mình Từ đó, đứa trẻ không chỉ được người khác giáo dục màcác em còn tự giáo dục mình Đứa trẻ không chỉ là đối tượng giáo dục mà còn

là chủ thể giáo dục nữa Các em không chỉ thích nghi với thế giới mà còn tựthay đổi thế giới quanh mình, riêng việc đứa trẻ được sinh ra cũng đã làm cho

Trang 18

thế giới thay đổi ít nhiều Việc thỏa mãn hứng thú không làm tàn lụi hứng thú

mà ngược lại còn tạo ra hứng thú mới, nâng cao mức độ hoạt động nhận thức

L.X Xôlôvâytrích đã nói: “Bằng cách phát triển hứng thú đối với các hình

thức hoạt động khác nhau, chúng ta sẽ phát huy một trong những năng lựcquý giá nhất, cao quý nhất của con người là năng lực thích thú, tập trung vàohoạt động, hoàn toàn say mê với công việc cần làm”

- Đối với quá trình hoạt động:

Các nhà tâm lí học, giáo dục học nổi tiếng trên thế giới cũng đã khẳngđịnh vai trò của hứng thú trong cuộc sống của con người: Hứng thú là mộtđộng lực mạnh mẽ thúc đẩy người học say mê, tự giác học tập để trở thành conngười phát triển toàn diện Tri thức được lĩnh hội nhờ có hứng thú thường nhớlâu và dễ dàng tái hiện lại Người học mà có hứng thú thường nâng cao thànhtích một cách dễ dàng, các tri thức lĩnh hội được thường có tính chất khái quát

Hứng thú giúp người học khắc phục được khó khăn và đạt được thànhtích cao trong các lĩnh vực yêu thích Dưới ảnh hưởng của hứng thú, nhữngđối tượng trước đây không được yêu thích và lĩnh hội rất khó khăn đã trở nên

dễ dàng được lĩnh hội với kết quả tốt Hứng thú từ đối tượng này đến đốitượng khác, đối với mọi lứa tuổi đều là một niềm vui Niềm vui thường đượcmang đến cho con người cuộc sống tốt đẹp, đồng thời cả những khả năng vàphương pháp làm việc tốt hơn

Hứng thú làm cho con người trở thành chủ thể tìm kiếm, ham muốn trithức, kiên trì, cần mẫn Đặc biệt, nhờ có hứng thú mà việc tự giáo dục, tự rènluyện trở thành có phương pháp và có hiệu quả, hóa thành những điều kiệnthuận lợi, làm nảy sinh xu hướng tình cảm của nhân cách

Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả: A.I Bôgiôvích, A.ALiublinxkaia, A.X Xlavina… đã khẳng định: sự cần thiết phải hình thànhhứng thú về thế giới xung quanh cho trẻ MG như là một động cơ của hoạt

Trang 19

động nhận thức trong mối tương quan với việc chuẩn bị cho trẻ học tập ở phổthông sau này Các công trình đó cũng chỉ ra rằng: việc hình thành và pháttriển hứng thú ở trẻ MG là cơ sở cần thiết để hình thành thái độ tích cực củatrẻ đối với hoạt động vui chơi, học tập, với môi trường và hoạt động lao độngcủa con người Khi hoạt động một cách hứng thú, trẻ sẽ năng nổ khám pháđối tượng một cách sâu sắc và toàn diện Nhờ đó mà các chức năng và phẩmchất tâm lí được hình thành và phát triển Trong việc nâng cao chất lượnggiáo dục, nếu nhà trường nắm được những hứng thú của trẻ và biết tác độngtheo hướng những hứng thú lành mạnh, hơn nữa, nếu biết căn cứ vào yêu cầugiáo dục mà tạo ra những điều kiện thích hợp để gây hứng thú mới cho trẻ,phù hợp với yêu cầu giáo dục, thì sẽ giúp cho trẻ phát triển tốt mà không tốncông, tốn thì giờ Nắm được hứng thú của trẻ sẽ giúp cho việc xây dựng nộidung chương trình và phương pháp giảng dạy thích hợp với từng lứa tuổi.

- Đối với hiệu quả của hoạt động:

“Hứng thú như bàn tay của người nghệ sĩ có khả năng gõ vào nhữngphím đàn năng lực vốn có của con người để tạo ra những âm thanh tuyệt diệucủa hiệu quả hoạt động nhận thức của con người” [40] Đúng vậy, trong bất

cứ một công việc gì nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễchịu với hoạt động, làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động có sángtạo Ngược lại, nếu hứng thú không được thỏa mãn sẽ dẫn đến cảm xúc tiêucực Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, hứng thú sâu sắc tạo ra nhucầu gay gắt của cá nhân, cá nhân thấy cần phải hành động để thỏa mãn hứngthú Như Uxinxki đã nói: “Một sự học tập nào mà chẳng có hứng thú gì cả vàchỉ tiến hành bằng sức mạnh cưỡng bức thì sẽ giết chết lòng ham muốn họctập của người học Nó sẽ làm cho óc sáng tạo của người học thêm mai một,

nó sẽ làm cho người ta thờ ơ với hoạt động này”

Như vậy, ta có thể nhận thấy được vai trò của hứng thú đối với hoạtđộng nói chung và hoạt động nhận thức nói riêng của con người Do đó, trongquá trình chăm sóc và giáo dục ở trường mầm non, người giáo viên cần có

Trang 20

trách nhiệm trong việc khơi dậy niềm hứng thú bên trong của mỗi đứa trẻ Đóchính là nguồn gốc của sự say mê khám phá, sự sáng tạo sau này.

1.2.2 Trò chơi vận động mô phỏng với việc kích thích hứng thú nhận thức của trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học

1.2.2.1 Khái niệm “Trò chơi vận động mô phỏng”

Mô phỏng (Simulation), theo từ điển Tiếng Việt, là phỏng theo, lấy làmmẫu (để tạo ra) Ví dụ: từ “bom” mô phỏng tiếng chuông kêu; nội dung môphỏng theo cốt truyện cổ tích Hay hiểu theo một cách khác, mô phỏng là bắtchước một số điều thực sự có sẵn, các hành động mô phỏng một cái gì

đó thường đòi hỏi phải đại diện cho một số đặc điểm chính hoặc hành vi củamột hệ thống vật lý hoặc trừu tượng được lựa chọn

Mô phỏng được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh, chẳng hạn như môphỏng công nghệ để tối ưu hóa hiệu suất, an toàn kỹ thuật, thử nghiệm, đào tạo,giáo dục, và trò chơi video Các vấn đề chính trong mô phỏng bao gồm nguồnthông tin hợp lệ về việc lựa chọn các đặc điểm chính và hành vi có liên quan,việc sử dụng đơn giản hóa các giả định trong mô phỏng, và âm thanh có độtrung thực và tính hợp lệ của kết quả mô phỏng

Những thành tựu nghiên cứu về trò chơi, đặc biệt về sự phân loại tròchơi của trẻ em mẫu giáo cho phép khẳng định: “Trò chơi vận động thuộcnhóm trò chơi có luật, do người lớn hay trẻ em sáng tạo ra, có sự phối hợphoạt động của quá trình nhận thức và vận động, lượng vận động chiếm ưu thế,thực hành vận động dưới hình thức chơi vui vẻ” [20]

Các TCVĐ rất đa dạng và phong phú về nội dung, tính chất cũng nhưcách thức tổ chức chơi nên cần phải phân loại chúng PGS TS Nguyễn ÁnhTuyết nhấn mạnh rằng: cũng như các trò chơi khác, TCVĐ rất phong phú và

sự phân loại các trò chơi này cũng chỉ mang tính chất tương đối

Trang 21

- Nếu dựa trên yếu tố thời gian, ta thấy có TCVĐ dân gian, truyềnthống, có TCVĐ Loại TCVĐ có phân vai gồm những trò chơi có nội dung môphỏng cuộc sống con người hay động vật và hành động chơi là hành động môphỏng hành vi các nhân vật (là con người hay con vật đã được nhân cách hóa)như trò chơi: Cáo và Thỏ, Mèo đuổi chuột,… Phần lớn các trò chơi này là tròchơi tập thể, số lượng trẻ chơi có thể khác nhau (từ 5 đến 25 cháu) và mộtcháu giữ vai chính, tất cả các cháu còn lại đóng một vai.

- Loại TCVĐ không có vai: trong trò chơi này tất cả người chơi cónhiệm vụ như nhau, ai cũng phải thực hiện các vận động theo luật chơi đãđược xác định rõ ràng trên tinh thần thi đua để xem ai giỏi hơn (như trò chơi:nhảy dây, chạy tiếp sức, chuyền bong,…) Thường trẻ được chia thành nhiềuđội để thi đua trong các đội với nhau TCVĐ không có vai có sử dụng dụng

cụ như “ném bóng vào rổ”…

Nếu căn cứ vào cách thức tổ chức chơi thì người ta phân trò chơi nàythành TCVĐ theo cá nhân và TCVĐ theo nhóm Nếu căn cứ vào các dạng vậnđộng cơ bản thì lại có rất nhiều trò chơi vận động khác nhau như trò chạy tiếpsức, trò ném bóng,… Nhưng thông thường, người ta phân TCVĐ thành hailoại, đó là TCVĐ có phân vai và TCVĐ không phân vai Đây là kiểu phânloại mang tính chất đặc trưng nhất của trò chơi trẻ em

Trò chơi vận động mô phỏng là một cách phân loại của trò chơi vậnđộng Vì vậy chúng ta có thể dựa trên khái niệm trò chơi vận động để đưa ra

khái niệm TCVĐMP: “TCVĐMP là trò chơi có luật, do người lớn hay trẻ em sáng tạo ra, có sự phối hợp hoạt động trí óc và vận động cơ thể nhằm mô tả đặc điểm của sự vật hiện tượng, hành vi của con người xung quanh”.

Đa số những TCVĐ dành cho trẻ là những trò chơi mang tính chủ đề,phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, khả năng tư duy, tưởng tượng của trẻ Chủ

đề của trò chơi thường lấy từ cuộc sống thực tế xung quanh và thường thểhiện những hình ảnh về các hiện tượng tự nhiên, xã hội, các hành vi của convật Do đó, TCVĐMP mang đậm tính hiện thực

Trang 22

Đặc điểm nổi bật của TCVĐ là đòi hỏi sự phối hợp hoạt động của các quátrình nhận thức và vận động Bởi khi tham gia vào trò chơi, trẻ phải tập trungchú ý và ghi nhớ lời giải thích của giáo viên để thực hiện chính xác vận động.

1.2.2.2 Đặc điểm, cấu trúc TCVĐMP

TCVĐMP nằm trong hệ thống TCVĐ của trẻ mẫu giáo nói chung nênTCVĐMP có những đặc điểm, cấu trúc của TCVĐ:

* Đặc điểm TCVĐMP

- TCVĐMP được xây dựng trên cơ sở những kinh nghiệm của trẻ, trên

cơ sở những hiểu biết và những ấn tượng của chúng về cuộc sống xung quanhnhư: nghề nghiệp của người lớn, các phương tiện giao thông, các hiện tượngthiên nhiên, một số con vật Những đặc điểm vận động trên là cơ sở để xâydựng nội dung và quy tắc của trò chơi Vì vậy, TCVĐMP thường là do ngườilớn nghĩ ra và tổ chức cho trẻ chơi

- TCVĐMP dành cho lứa tuổi mầm non là những trò chơi mang tínhchủ đề, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và khả năng tư duy tưởng tượng củatrẻ Những chủ đề của trò chơi thường được lấy từ thực tiễn xung quanh vàthể hiện những hình ảnh về các hiện tượng thiên nhiên, xã hội, các hành vicủa con vật Do đó TCVĐMP mang tính hiện thực

- Khi tham gia vào TCVĐMP, trẻ phải tập trung chú ý, ghi nhớ nhữnglời giải thích của cô ( về nội dung chơi, luật chơi, cách chơi) để giải quyết cácnhiệm vụ chơi Do vậy đặc điểm nổi bật của TCVĐMP là đòi hỏi sự phối hợpgiữa quá trình nhận thức và vận động

Trang 23

mèo, hoặc những phương tiện đồ dùng xã hội: đoàn tàu, xe ô tô, tàu thuỷ,máy bay, Nội dung vận động được hình tượng hoá như vậy sẽ lôi cuốn sựhứng thú, tích cực của trẻ và trẻ tiếp nhận dễ dàng hơn.

+ Hành động chơi là hệ thống những động tác (thao tác) vận động màtrẻ phải thực hiện trong quá trình chơi Trong TCVĐMP, các vận động của nóbao giờ cũng mang tính bắt chước Hệ thống các động tác vận động thường cónhững lời ca, tiếng hát có vần, có nhịp đi kèm: trẻ vừa hát vừa chạy nhảy, vừahát vừa bò,

+ Luật chơi là những quy định, quy ước mà trẻ phải tuân theo trong khichơi Luật chơi ở đây không gò đứa trẻ vào một khuôn mẫu cứng nhắc xong

nó trở thành động cơ thúc đẩy trẻ vận động tích cực Ví dụ, trong trò chơi

“Ếch hái lá về nhà” luật chơi đưa ra là băt buộc mỗi chú ếch phải mang về ítnhất một chiếc lá để xây nhà

Trong TCVĐMP, mọi trẻ đều được tham gia Có hoạt động tập thể nên

có sự ganh đua Trong đó yếu tố thắng – thua đã kích thích tính tích cực vậnđộng của trẻ Song điều lý thú hơn là dù thắng hay thua, mọi trẻ đều vui vẻ,thoải mái, không hề buồn bã

Tóm lại, TCVĐMP là phương tiện tăng hứng thú nhận thức quan trọngcho trẻ mẫu giáo Thông qua TCVĐMP các nhiệm vụ nhận thức dưới dạng cáctrò chơi, nhờ đó mà trẻ củng cố biểu tượng về đối tượng vừa được khám phá,đồng thời rèn luyện thân thể một cách hào hứng, tích cực, vui vẻ và thoải mái

1.2.2.3 Vị trí TCVĐMP trong hoạt động khám phá khoa học

Khám phá khoa học là một nội dung giáo dục cơ bản trong trường mầmnon Theo quan điểm của rất nhiều nhà khoa học, cách tốt nhất để hoạt độngkhoa học là phải làm khoa học Đối với trẻ mầm non làm khoa học cũngchính là quá trình khám phá nó Đây là những hoạt động “Tìm kiếm để phát

hiện ra cái mới, cái ẩn giấu” (Từ điển Tiếng Việt) Hoạt động Khám phá khoa học là hoạt động mà trẻ được tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá các đối tượng

Trang 24

trong môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội, nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết của trẻ Qua đó hình thành cho trẻ thái độ, hành động tích cực, phù hợp để tác động vào các đối tượng đó [36].

Hoạt động khám phá khoa học là một hoạt động quan trọng trong việcgiáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non, góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ Việccho trẻ khám phá môi trường xung quanh không những mở rộng tầm hiểu biếtcủa trẻ, làm thoả mãn lòng ham hiểu biết cũng như tính tò mò của trẻ mà cònlàm cho trẻ hiểu và nhận thức một cách đúng đắn, có hệ thống về thế giớixung quanh và qua đó giáo dục trẻ có thái độ đúng với mọi người và mọi vậtxung quanh

Trong việc tổ chức cho trẻ KPKH, hoạt động học tập (giờ học) làmột trong những hình thức cơ bản, quan trọng giúp trẻ làm quen với môitrường xung quanh Giờ học giúp hình thành tri thức, rèn luyện các kỹnăng một cách có hệ thống dựa trên khả năng của trẻ, đặc điểm, hoàncảnh của môi trường xung quanh và điều kiện của trường, lớp Tronggiờ học, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, hệ thống kiến thức, kỹ năngđơn giản được hình thành ở tất cả trẻ trong nhóm, lớp, đáp ứng được yêu cầu củachương trình tốt hơn so với các hình thức ngoài giờ học (hoạt động ngoài trời,tham quan, hoạt động trong các góc ) Giờ học có thể làm chính xác hoá, hệthống hoá mở rộng, làm sâu sắc hơn kiến thức cho trẻ, có thể rèn luyện các kỹnăng nhận thức và kỹ năng xã hội một cách tích cực và đồng bộ, có chủ đích.Trên giờ học, giáo viên sử dụng các phương pháp, biện pháp khác nhau phụthuộc vào loại giờ học, vào mục tiêu, nội dung chính của giờ học Với mục tiêuhình thành những biểu tượng ban đầu cho trẻ về thế giới xung quanh, giáo viênnên sử dụng phương pháp quan sát, xem tranh ảnh, băng hình, đọc tác phẩm vănhọc, kể chuyện Với mục tiêu nhằm chính xác hoá, củng cố, mở rộng kiến thức,ngoài những phương pháp trên, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ lao động hay sử

Trang 25

dụng trò chơi Với mục tiêu nhằm hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức nên sửdụng phương pháp đàm thoại, trò chơi, Hoạt động KPKH có mục đíchdưới sự hướng dẫn của giáo viên có ba phần:

- Phần I: Mở đầu: Trong phần này giáo viên cần sử dụng các biệnpháp để định hướng cho hoạt động nhận thức của trẻ

Hoạt động của trẻ chỉ đạt hiệu quả cao khi bản thân mỗi đứa trẻ phải

có hứng thú với chính hoạt động đó, mà muốn có hứng thú thì trước hếtphải tạo cho trẻ có được xúc cảm, tình cảm tốt với đối tượng làm quen, gâycho trẻ sự tò mò, để làm nẩy sinh ở trẻ mong muốn được khám phá, tìmhiểu đối tượng ngay bằng chính khả năng của mình Do vậy, đối với trẻmầm non, định hướng hoạt động nhận thức cho trẻ cũng có nghĩa là gâyhứng thú cho trẻ với đối tượng nhận thức mà GV muốn giúp trẻ khám pháđặc điểm, tính chât của nó trong phần trọng tâm

Trong phần này GV có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi, hát hay đọcthơ, kể chuyện hoặc cho trẻ tham quan mô hình có nội dung liên quanđến đề tài Ở đây, GV có thể lựa chọn TCVĐMP phù hợp với đề tài để tổchức như một biện pháp gây hứng thú cho trẻ

- Phần II: Trọng tâm: Tổ chức cho trẻ khám phá đối tượng thông quacác hoạt động cụ thể hấp dẫn trẻ

Mục đích của phần này là cung cấp cho trẻ tri thức, hình thành một

số kỹ năng và giáo dục thái độ đúng đắn đối với thế giới xung quanh, giảiquyết các nhiệm vụ nhận thức chính cho trẻ Vì vậy phần trọng tâm được tổchức thông qua các hoạt động cụ thể như: Họat động bổ sung kiến thức;hoạt động mở rộng kiến thức và hoạt động củng cố kiến thức Cụ thể:

+ Hoạt động bổ sung kiến thức cho trẻ: Hoạt động này giúp trẻ khámphá và tìm hiểu dối tượng bằng chính các hoạt động với sự tham gia củacác giác quan để một phần có được những dấu hiệu đầu tiên về các sự vật,

Trang 26

hiện tượng, hơn nữa bổ sung, làm chính xác hoá những hiểu biết mà trẻ tíchluỹ được trong các hoạt động khác.

+ Hoạt động mở rộng kiến thức: Hoạt động này giúp trẻ hình thànhcác biểu tượng khái quát về các sự vật hiện tượng, mở rộng hiểu biết vàlàm phong phú các biểu tượng về đối tượng

Để mở rộng kiến thức cho trẻ GV thường cho trẻ xem tranh ảnh, bănghình kết hợp với biện pháp giảng giải để giúp trẻ có thêm thông tin Ngoài ra

ở hoạt động này, GV có thể lựa chọn một số TCVĐMP thích hợp nhằm kíchthích trẻ tự nguyện tham gia vào các hoạt động khám phá đối tượng đểkhẳng định điều mình đã biết hay nói cách khác là tạo cơ hội để trẻ tự trảinghiệm mình

+ Hoạt động củng cố kiến thức: Giúp trẻ khắc sâu kiến thức đã tíchluỹ được, đồng thời có thế áp dụng vào các hoàn cảnh thực tế và tiến hànhtrải nghiệm chúng vào các tình huống khác nhau

Đây là hoạt động mà cô giáo có thể tổ chức cho trẻ chơi các trò chơihọc tập, vận động, sáng tạo để củng cố tri thức cho trẻ bằng cách đưanhiệm vụ nhận thức vào nhiệm vụ của trò chơi, luật chơi, Việc lựa chọn

và sử dụng TCVĐMP ở đây là rất hợp lý, nó góp phần giúp trẻ vận dụngtốt những hiểu biết của mình vào các hoạt động thực tiễn để trải nghiệm vàkhẳng định bản thân mình

- Phần III: Kết thúc: Đây là phần cuối cùng của hoạt động học tậpnhằm giải toả căng thẳng cho trẻ, tạo cho trẻ có trạng thái thoải mái vui vẻ

mà lại háo hức để chờ đón một hoạt động mới Trong phần này nên tổ chứccho trẻ chơi nhẹ nhàng với mục đích tạo hứng thú cho trẻ với hoạt động vàkhuyến khích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động nhận thức ở các hoạtđộng học tập ở các lần sau

Trang 27

Tóm lại, qua phân tích cấu trúc HĐKPKH ở trên chúng ta thấy:Trong quá trình tổ chức hoạt động KPKH, chúng ta có thể sử dụng TCVĐMP

ở các phần của giờ học, đặc biệt là phần trọng tâm- hoạt động củng cố tri

thức Trong quá trình cho trẻ KPKH về môi trường xung quanh có thể sử

dụng những trò chơi có nội dung về thiên nhiên và xã hội nhằm củng cố hiểubiết của trẻ về tập tính, mối quan hệ, sự phát triển trưởng thành của động vật

và thực vật; mô phỏng hoạt động lao động của người lớn Ví dụ: Gieo hạt nảymầm; Cây cao cỏ thấp; Ai bay, chạy, nhảy; Trời nắng, trời mưa; Trongnhững trò chơi này, trẻ sử dụng vận động của cơ thể, của tay, chân nhằmhướng tới việc mô phỏng các dấu hiệu đặc trưng của động thực vật như hìnhthái, vận động, tiếng kêu, mối quan hệ của động thực vật với nhau và với môitrường sống, các hoạt động lao động của người lớn TCVĐMP có thể sử dụng

ở trong các giờ học hoặc trong giờ hoạt động ngoài trời hàng ngày

TCVĐMP được sử dụng trong hoạt động KPKH về môi trường xungquanh có thể khơi gợi những sự ngạc nhiên, thích thú cần thiết cho sự khởiđầu các hoạt động nhận thức hoặc giảm thiểu sự mệt mỏi, giúp thay đổi trạngthái của trẻ trong một giờ học

1.2.2.3 Biểu hiện hứng thú nhận thức của trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động KPKH

Biểu hiệu thứ nhất là tính chủ động của trẻ trong hoạt động khám phá

Có thể nói rằng, chỉ khi có hứng thú với các đối tượng thì trẻ mới tậptrung chú ý trong suốt quá trình hoạt động Đối với trẻ mẫu giáo bé, chỉ khiđối tượng đó có sự hấp dẫn, lôi cuốn, gây được sự thích thú của trẻ thì trẻ mớitập trung chú ý, không bị chi phối bởi các tác động bên ngoài trong suốt quátrình hoạt động Mặt khác, đặc điểm cuả trẻ 3-4 tuổi là vận động không chán,

vì vậy sự thay đổi cách thức hoạt động của giáo viên như cô cho trẻ hoạt độngnhiều hơn, tích hợp các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi được vận động nhiều

sẽ tạo cho trẻ sự thích thú Do đó, lựa chọn TCVĐMP là thích hợp với hoạtđộng của trẻ Trong quá trình hoạt động, sự tập trung chú ý của trẻ được thể

Trang 28

hiện ở các biểu hiện cụ thể như: luôn luôn chăm chú quan sát đối tượng, luôntheo dõi, lắng nghe các yêu cầu và hoạt động của giáo viên, ít sao nhãng,không bị lôi cuốn bởi tác động bên ngoài…

Biểu hiệu thứ hai là thái độ xúc cảm của trẻ trong hoạt động KPKH Cụthể:

- Thái độ của trẻ trước khi hoạt động Biểu hiện cụ thể là sự háo hứcchờ đợi của trẻ khi chuẩn bị tham gia tìm hiểu, khám phá các đối tượng Đây

là những dấu hiệu đầu tiên biểu hiện sự ứng thú của trẻ đối với các đối tượngtrong môi trường xung quanh Đối với trẻ MG 3-4 tuổi, dấu hiệu này còn thểhiện sự hấp dẫn, lôi cuốn trẻ của đối tượng, chỉ khi trẻ có sự thích thú với cácđối tượng đó thì trẻ mới nảy sinh long mong muốn, sự tò mò, sự háo hức chờđợi được làm quen, được khám phá các đối tượng

- Thái độ của trẻ trong quá trình hoạt động Biểu hiện qua sự hào hứng,phấn chấn của trẻ trong khi hoạt động như: reo lên ngạc nhiên, trầm trồ, suýtxoa, vỗ hai tay vào nhau, vẻ mặt rạng rỡ, mở to mắt, cười tươi, mắt nhìn chămchú,… khi được hóa than thành các đối tượng trong trò chơi Đối với trẻ mầmnon bình thường, trẻ không thể hào hứng, phấn chấn như vậy trong quá trìnhhoạt động khi mà các đối tượng trong hoạt động đó trẻ không thích

- Thái độ của trẻ khi được giáo viên thông bá kết thúc hoạt động Biểuhiện ở sự luyến tiếc, mong muốn được kéo dài thời gian hoạt động của trẻ khi

cô giáo thong báo kết thúc hoạt động Nếu trẻ không hứng thú với các đốitượng thì trẻ sẽ bộc lộ sự vui mừng khi được kết thúc hoạt động, ngược lại khi

có hứng thú với các đối tượng trẻ sẽ cảm thấy luyến tiếckhi phải kết thúc hoạtđộng Có những trẻ mong muốn được tiếp tục chơi tiếp bằng cách nằn nì côcho “chơi thêm chút nữa”, “con thích trò chơi này”,… có những trẻ còn dặn

cô “tí cho con chơi tiếp”, “chiều lại chơi nhé cô”, “mai cô cho con chơi nữanhé”,… Theo chúng tôi, đây là một dấu hiệu sinh động thể hiện hứng thú

Trang 29

nhận thức của trẻ khi được làm quen với các đối tượng dưới hình thức chơisinh động, thoải mái, phù ợp với nhu cầu nhận thức và xúc cảm của trẻ.

Biểu hiện thứ ba là biểu hiện về sự nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ do

cô đưa ra Đây chính là kết quả hoạt động của trẻ Trong đó yêu cầu trẻ nắmđược các đặc điểm, cấu tạo, vận động, tiếng kêu của các đối tượng trẻ đượclàm quen, biết được mối quan hệ giữa các đối tượng với môi trường, mô phỏngđược các đối tượng yêu cầu… Ví dụ trẻ biết con gà, con vịt đi trên mặt đất, con

cá có vây bơi dưới nước,… Trẻ biết gà mẹ là cao lên, to lên; gà con phải co ro,thu người lại,… Sự cố gắng của trẻ còn được biểu hiện ở sự kiên trì thực hiệnmột hành động, một động tác khó, mới mà bẳn thân trẻ chưa làm được, nhưnhững trò chơi đòi hỏi phải có sự phối hợp của cả tay và chân, hoặc phải sửdụng cả cơ thể để thực hiện hành động mô phỏng là khó đối với trẻ mẫu giáo

bé Hay việc trẻ cố gắng trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra trong quá trìnhquan sát đối tượng cũng là biểu hiện sự nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ do côđưa ra của trẻ

Tóm lại, qua phân tích các biểu hiện của hứng thú nhận thức chúng tôithấy khi tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ 3-4 tuổi thì trước tiên cần chú ý đếnthái độ cảm xúc của trẻ, rồi sau đó mới đến nhận thức, kết quả hành động củatrẻ Có như vậy mới mong kích thích, phát triển và duy trì hứng thú một cáchbền vững cho trẻ MG

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nhận thức của trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học

Quá trình tổ chức hoạt động KPKH nhằm kích thích hứng thú nhậnthức cho trẻ là một quá trình giáo dục, do vậy nó phụ thuộc vào nhiều điềukiện khác nhau Cụ thể:

a Môi trường hoạt động

Đây là một yếu tố quan trọng tạo nên hứng thú cho trẻ mẫu giáo 3-4tuổi khi KPKH Sự hứng thú, sáng tạo của trẻ phụ thuộc rất lớn vào các đối

Trang 30

tượng của môi trường Các đối tượng mà phong phú, luôn mới mẻ sẽ có sứchấp dẫn và duy trì hứng thú của trẻ, khơi gợi và kích thích sự sáng tạo ở trẻ,lôi cuốn trẻ vào hoạt động khám phá, thử nghiệm Môi trường xung quanh trẻvới các sự vật, hiện tượng phong phú, đa dạng ở cả hai lĩnh vực tự nhiên và xãhội đều là đối tượng cho trẻ khám phá Tuy nhiên, với những hạn chế của lứatuổi về nhận thức, trẻ không thể hiểu biết được hết những đặc điểm bên ngoài

và nhất là những dấu hiệu mang tính bản chất của nó Vì vậy, việc lựa chọncác đối tượng cho trẻ tiếp cận và xác định những tri thức cần khai thác ở đốitượng phù hợp với trẻ ở từng lứa tuổi là rất quan trọng, cần lựa chọn từ môitrường xung quanh những đối tượng chứa đựng tiềm năng cho sự phát triểncủa trẻ, phù hợp với khả năng nhận thức của chúng Các đối tượng cung cấpcho trẻ nhận thức phải chân thực, sống động, phổ biến, gần gũi, quen thuộcđối với trẻ Đối tượng làm quen phong phú, hấp dẫn, không chỉ là nguồn cungcấp thông tin, mà còn là nguồn lực thúc đẩy hoạt động tìm kiếm, khám phá,ảnh hưởng tích cực lên việc hình thành ở trẻ hành động chơi Tư duy của trẻmầm non là tư duy trực quan nên để có thể tạo được hứng thú cho trẻ trongquá trình hoạt động thì các đối tượng phải có tính thẩm mỹ cao, càng sinhđộng thì càng hấp dẫn, cuốn hút trẻ Đối tượng nhận thức là động vật, thựcvật thì phải là các đối tượng điển hình cho loài Trong đó cần hướng dẫn trẻlàm quen với những đặc điểm đặc trưng, cơ bản của chúng, làm quen với điềukiện sống hay hình tượng cuộc sống đặc trưng cho một nhóm động, thực vật

Ngoài ra, địa điểm, không gian, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cũngtạo cho trẻ một tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái, phấn chấn khi hoạt động Môitrường hoạt động phải là môi trường đảm bảo sự an toàn, vệ sinh và thuận lợicho trẻ trong quá trình khám phá, đồng thời việc bố trí môi trường hoạt độngphải đảm bảo tính thẩm mĩ và mang tính gợi mở nhằm gây hứng thú cho trẻ vàphát huy tối đa tính tích cực, tự do sáng tạo của trẻ trong quá trình nhận thức

Trang 31

Môi trường hoạt động giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trìnhchăm sóc giáo dục trẻ mầm non Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chothấy trẻ học tốt nhất qua sự tương tác với các đối tượng trong môi trường tựnhiên và môi trường xã hội Do đó, việc tạo ra môi trường phong phú, hấp dẫn

có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển tâm lý của trẻ nói chung và kíchthích hứng thú nhận thức nói riêng Mục đích của việc xây dựng môi trườnghoạt động phong phú, hấp dẫn là quá trình nhà giáo dục tạo ra những điều kệntốt nhất để kích thích trẻ hoạt động một cách tích cực với các đối tượng, khơigợi hứng thú của trẻ, kích thích sự sáng tạo, khuyến khích trẻ chủ động tìmkiếm, thử nghiệm, rèn luyện các kỹ năng nhận thức, đảm bảo sự tương tác tíchcực giữa trẻ - trẻ, giữa trẻ - giáo viên Vì vậy giáo viên cần phải biết khai thác

và tổ chức tốt môi trường này nhằm phát huy cao nhất vai trò của nó trong việckích thích hứng thú nhận thức của trẻ MG 3-4 tuổi trong hoạt động KPKH

b Nội dung hoạt động

Nội dung hoạt động là cơ sở để phát triển hứng thú nhận thức của trẻ.Bản thân các sự vật, hiện tượng của nội dung đã hấp dẫn trẻ, góp phần gâyhứng thú nhận thức của trẻ Một trong những điều kiện quan trọng đảm bảocho trẻ tích cực nhận thức môi trường xung quanh là sự hấp dẫn của nội dungtri thức, được thể hiện ở tính mới mẻ, tính xúc cảm và có giá trị với trẻ

Tri thức mà trẻ tiếp nhận trong quá trình KPKH phải mới mẻ với trẻ vàtrẻ có thể lĩnh hội được Tính mới mẻ và mức độ phù hợp này của hoạt động

sẽ kích thích hứng thú, thỏa mãn tính tò mò, ham hiểu biết ở trẻ, giúp trẻ cốgắng vượt qua khó khăn để giải quyết nhiệm vụ nhận thức

Tri thức KPKH phải chứa đựng tình cảm, tạo được xúc cảm cho trẻ, cókhả năng ảnh hưởng đến thế giới quan, sự cảm thụ tinh thế giới và kích thíchtrẻ có hành động tích cực với môi trường Muốn vậy, phải cung cấp tri thức

“thực sự có giá trị” đối với trẻ: đó là những đối tượng mà trẻ quan tâm, những

Trang 32

khía cạnh của đối tượng gây được hấp dẫn nhất đối với trẻ, và việc cung cấptri thức đến cho trẻ không được khô cứng…

đó vào trong TCVĐMP, trong cuộc sống hàng ngày Việc lựa chọn cácphương pháp trong quá trình tổ chức hoạt động KPKH nhằm kích thích hứngthú nhận thức của trẻ MG 3-4 tuổi phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Trong quá trình tổ chức hoạt động KPKH phải sử dụng đa dạng cácphương pháp khác nhau và các phương pháp đó phải hấp dẫn với trẻ Đối với trẻ

MG 3-4 tuổi, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi, trẻ rất thích đượcvận động nhiều, vì vậy trong quá trình khám phá đối tượng, ngoài phương phápquan sát và dùng lời, giáo viên có thể kết hợp sử dụng các phương pháp khác –đặc biệt là phương pháp chơi mà trẻ được vận động nhiều để trẻ được thỏa mãnnhu cầu hoạt động của mình, từ đó tăng hứng thú nhận thức của trẻ

- Các phương pháp được sử dụng trong hoạt động KPKH phải được phốihợp với nhau một cách hợp lý, diễn ra theo trình tự nội dung, dựa vào quy trìnhnhận thức của trẻ, nguồn tri thức về môi trường xung quanh và lứa tuổi trẻ

Giáo viên là nhân tố giữ vai trò cơ bản trong việc hình thành hứng thú.Trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, lòng nhiệt tình say mê, sự hứng thú

Trang 33

với nghề nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển hứng thú nhận thức củatrẻ Từ việc lựa chọn đối tượng, phương pháp, biện pháp, các hình thức tổchức cho trẻ KPKH có tạo được hứng thú nhận thức cho trẻ hay không là dogiáo viên thực hiện.

1.3 Cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng trò chơi vận động

mô phỏng nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học

1.3.1 Khái quát về quá trình điều tra

1.3.1.1 Mục đích điều tra

Xác định thực trạng việc thiết kế và sử dụng TCVĐMP nhằm kíchthích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong hoạt động khám phákhoa học ở trường mầm non hiện nay

1.3.1.2 Đối tượng điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra:

- 42 giáo viên mầm non đã và đang giảng dạy trực tiếp ở các lớp MG

3-4 tuổi thuộc các trường mầm non 1-6 thành phố Thái Bình; trường mầm nonHoa Hồng thành phố Thái Bình Họ có thâm niên công tác từ 2 đến 30 năm,trong đó phần lớn từ 3 đến 14 năm Đa số giáo viên có trình độ từ Trung cấpđến Đại học tại chức Mầm non

- 80 trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thuộc các trường mầm non sau:

+ Trường MN 1-6, thành phố Thái Bình

+ Trường MN Hoa Hồng thành phố Thái Bình

1.3.1.3 Địa điểm điều tra:

Điều tra tại 2 trường mầm non thuộc tỉnh Thái Bình:

- Trường Mầm non 1-6 thành phố Thái Bình

- Trường Mầm non Hoa Hồng thành phố Thái Bình

1.3.1.4 Thời gian điều tra:

Tiến hành điều tra từ ngày 1/2/2012 đến 12/3/2012

Trang 34

1.3.1.5 Nội dung điều tra

- Tìm hiểu thực trạng việc thiết kế và sử dụng TCVĐMP trong hoạtđộng KPKH của trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non hiện nay

- Xác định thực trạng về mức độ biểu hiện hứng thú nhận thức của trẻ3-4 tuổi trong hoạt động KPKH ở trường mầm non hiện nay

1.3.1.4 Phương pháp điều tra

Nhằm đảm bảo cho việc đánh giá kết quả thực trạng được khách quan

và chính xác, chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp để thu thập,

xử lý thông tin Đó là:

- Sử dụng An-két điều tra giáo viên

- Quan sát và ghi chép các hoạt động của giáo viên, các biểu hiện của trẻ

- Đàm thoại với giáo viên và với trẻ

- Xử lý số liệu điều tra bằng phương pháp thống kê

1.3.2 Kết quả điều tra

1.3.2.1 Thực trạng việc thiết kế và sử dụng trò chơi vận động mô phỏng nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non hiện nay

* Về tầm quan trọng của TCVĐMP

Kết quả khảo sát cho thấy: GV đã nhận thức đúng đắn về vai trò cũngnhư sự cần thiết của việc kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ MG tronghoạt động KPKH ở trường MN Đa số các GV đều cho rằng: Trong hoạt độngKPKH, nếu trẻ có hứng thú thì trẻ sẽ hoạt động tích cực và kết quả nhận thứcchắc chắn tốt hơn Cô Nguyễn Thị Mai (trường Mầm Non 1-6) nhận xét:

“Không chỉ đối với hoạt động KPKH mà trong bất kỳ lĩnh vực gì, hứng thúcủa trẻ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại thành công cho hoạtđộng được tổ chức”

* Về mức độ sử dụng trò chơi của giáo viên mầm non

Nhìn chung, đa số giáo viên đều đã sử dụng nhiều trò chơi nhằm kíchthích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động KPKH Trong đó,

Trang 35

trò chơi học tập là trò chơi được số giáo viên sử dụng nhiều nhất, chiếm97,62% Tiếp sau là trò chơi vận động, chiếm 71,43% Còn các trò chơi sángtạo giáo viên sử dụng chiếm tỉ lệ thấp Khi được hỏi vì sao các giáo viên sửdụng trò chơi học tập nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ, đa số cácgiáo viên đều cho rằng: thứ nhất: TCHT có vai trò củng cố, giúp trẻ hệ thốnghoá, khái quát hoá tri thức về đối tượng; thứ hai: trong kế hoạch chương trình

đã có sẵn, TCHT được đưa vào nhiều hơn TCVĐ Còn TCVĐ chủ yếu được

sử dụng trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ Trên thực tế, nhận thức củagiáo viên về việc sử dụng các loại trò chơi nhằm kích thích hứng thú nhậnthức cho trẻ MG 3-4 tuổi trong hoạt động KPKH như vậy là đúng nhưng chưađầy đủ Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ vai trò của TCVĐ, đặc biệt làTCVĐMP trong hoạt động KPKH nhằm kích thích hứng thúc nhận thức chotrẻ MG 3-4 tuổi TCVĐ không chỉ được sử dụng trong hoạt động giáo dục thểchất, mà trong hoạt động KPKH, TCVĐ được sử dụng như một phương phápquan trọng nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ TCVĐ là những tròchơi có luật nhằm phát triển vận động cho trẻ Trong quá trình cho trẻ KPKH

về môi trường xung quanh có thể sử dụng những trò chơi có nội dung về thiênnhiên và xã hội nhằm củng cố hiểu biết của trẻ về tập tính, mối quan hệ, sựphát triển trưởng thành của động vật và thực vật; mô phỏng hoạt động laođộng của người lớn

* Về nguồn trò chơi đã được giáo viên mầm non sử dụng

Bảng 1.1 Ngu n TCV MP giáo viên s d ng ồn TCVĐMP giáo viên sử dụng ĐMP giáo viên sử dụng ử dụng ụng

Nguồn trò chơi

Mức độ sử dụngThường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

Tham khảo kinh nghiệm

Trang 36

Nhìn vào kết quả trên, có thể thấy 100% giáo viên đã và đang thườngxuyên sử dụng các trò chơi có trong chương trình nhằm kích thích hứng thúnhận thức cho trẻ Điều đó cho thấy giáo viên đã nhận thức được tầm quantrọng của việc kích thích hứng thú nhận thức trong hoạt động KPKH và sửdụng một cách tích cực nguồn trò chơi có trong chương trình Ngoài chươngtrình ra thì có rất nhiều nguồn trò chơi khác nhau để giáo viên lựa chọn nhưtrong sách tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp hay tự sángtạo Tuy nhiên, hầu hết giáo viên chỉ thỉnh thoảng mới tìm đến các nguồn tròchơi này Đáng chú ý là chỉ có 2 giáo viên thường xuyên tự sáng tạo các tròchơi, chỉ có 28,57% giáo viên thỉnh thoảng mới sáng tạo, và còn đến 66,67%giáo viên chưa bao giờ tự mình sáng tạo Điều đó cho thấy đa số giáo viênđược điều tra không có thói quen tự thiết kế được TCVĐMP nhằm mục đíchdạy học, họ thường quen với việc sử dụng những trò chơi có sẵn Lý do họđưa ra là không làm được, còn bao nhiêu việc phải làm còn thời gian, côngsức đâu mà ngồi nghĩ, sáng tạo ra trò chơi mới Với lại đã có tài liệu thamkhảo và bài soạn rồi nên cứ thế mà áp dụng cho nó thuận lợi và hiệu quả Thực tế trên đã và đang đòi hỏi cấp thiết là cần có một hệ thốngTCVĐMP phù hợp để giáo viên có thể lựa chọn, sử dụng hợp lý với nội dungdạy trẻ Hơn nữa cần trang bị cho giáo viên cách thức thiết kế TCVĐMP để

họ có thể chủ động về nguồn trò chơi và cũng để phát huy khả năng sáng tạo,linh hoạt của giáo viên mầm non

* Quan niệm của giáo viên mầm non về TCVĐMP

Bảng 1.2 Quan ni m c a giáo viên v TCV MP ệm của giáo viên về TCVĐMP ủa giáo viên về TCVĐMP ề TCVĐMP ĐMP giáo viên sử dụng

Là trò chơi có luật, có sự phối hợp hoạt động của

trí óc và các cơ nhằm mô tả đặc điểm của sự vật

hiện tượng và hành vi của con người xung quanh

2 Là trò chơi có luật, có sự phối hợp hoạt động của

Trang 37

3 Là trò chơi có luật, bắt chước hành động của mọi

Như vậy qua bảng trên, chúng ta thấy đa số giáo viên đã có quanniệm đúng về TCVĐMP Tuy nhiên khi đề nghị giáo viên kể tên một sốTCVĐMP mà chị thường hay sử dụng cho trẻ chơi thì giáo viên chủ yếulại kể tên TCVĐ nói chung như Cáo và Thỏ, Mèo đuổi Chuột, Trời nắngtrời mưa, Gieo hạt, Chim sẻ và ô tô,… Vì theo giáo viên trong khi chơiTCVĐMP là trẻ được hóa thân thành các con vật tham gia chơi theo đúngluật chơi đề ra Như vậy, giáo viên đang nhầm lẫn giữa TCVĐMP với tínhtượng trưng của TCVĐ nói chung Giáo viên cũng đang chỉ quan tâm xemtrẻ chơi có đúng luật hay không mà chưa quan tâm đến hứng thú nhậnthức của trẻ khi tham gia chơi là như thế nào Vì vậy mà câu hỏi về nguồnTCVĐMP mà giáo viên mầm non thường hay sử dụng sau đây chủ yếu làcác cô nghĩ đến TCVĐ nói chung có sẵn trong chương trình

Dưới nhiều hình thức,trong 1 hoạt động

Trang 38

Khi nhận xét về hiệu quả sử dụng các TCVĐMP nhằm kích thích hứngthú nhận thức cho trẻ MG 3-4 tuổi trong hoạt động KPKH hiện nay, giáo viêncũng đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau.

- Về mức độ phù hợp đối với trẻ: 100% giáo viên đều cho rằng trò chơinhư hiện nay là phù hợp với trẻ cả về nội dung và luật chơi Ở trường mầmnon, trong hoạt động KPKH, giáo viên hay sử dụng những TCVĐ như Gieohạt, Chó sói xấu tính, Thỏ tìm chuồng,

- Về khả năng sử dụng của TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhậnthức cho trẻ, kết quả điều tra cho thấy phần đông giáo viên cho rằng các tròchơi hiện nay một là sử dụng dưới nhiều hình thức nhưng trong một hoạtđộng (chiếm 47,62%), hoặc hai là chỉ sử dụng dưới một hình thức trong mộthoạt động (chiếm 33,33%) Chỉ có 19,05% giáo viên cho rằng các trò chơihiện nay có khả năng ứng dụng dưới nhiều hình thức (cá nhân, nhóm nhỏ, cảlớp, ) trong nhiều hoạt động khác nhau (vui chơi, học tập, )

- Về khả năng phát triển của TCVĐMP, đa số các giáo viên cho rằngchỉ chơi được trong một cách (chiếm 59,52%); có 21,43% ý kiến cho rằng cóthể chơi theo nhiều cách khác nhau Chỉ có 19,05% ý kiến có thể phát triển tròchơi theo nhiều cách với yêu cầu khác nhau Điều đó chứng tỏ rằng các tròchơi nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ hiện nay chưa mang tínhphát triển, hầu như chỉ tồn tại dưới một hình thức chơi một cách duy nhất

Trang 39

5 Đặt tên cho trò chơi

Số giáo viên xác định thiếu, đúng trình tự các bước thiết kế chiếm23.8% Hầu hết giáo viên đều thiếu bước mô tả hành động mô phỏng Giáoviên cho rằng làm rõ nội dung mô phỏng cũng đồng thời xác định luôn hànhđộng mô phỏng rồi thì cần gì phải có thêm bước 3- Mô tả hành động mô phỏngnữa Số giáo viên xác định thiếu, không đúng trình tự vẫn còn chiếm một sốlượng nhỏ 11.9% Số giáo viên này cũng chỉ xác định có 5 bước thiết kế, không

có bước mô tả hành động mô phỏng; và thiết kế trò chơi bao giờ cũng phải đặttên trò chơi trước rồi mới xác định mục đích và các bước còn lại

Nhìn chung, các bước thiết kế TCVĐMP nhằm kích thích hứng thúnhận thức cho trẻ MG 3-4 tuổi trong hoạt động KPKH đều đã được các giáoviên quan tâm đến

* Về khó khăn của giáo viên mầm non

Bảng 1.5 Những khó khăn của giáo viên trong quá trình thiết kế TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ MG 3-4 tuổi trong hoạt

động KPKH

Thiếu tài liệu hướng dẫn cách thiết kế trò chơi 41 97,62

Trang 40

Thiếu đồ dùng, đồ chơi 25 59,52

Nhìn vào bảng trên cho thấy giáo viên đã gặp rất nhiều khó khăn trongviệc thiết kế TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ MG 3-4tuổi trong hoạt động KPKH Ngoài những khó khăn chung như thiếu đồ dùng

đồ chơi (59,52%), thiếu chỗ chơi (47,62%), khó khăn lớn nhất giáo viên gặpphải là thiếu các tài liệu hướng dẫn cách thiết kế ( chiếm 97,62%) Đó là mộttrong các lí do dẫn đến sự hạn chế về khả năng thiết kế trò chơi mới của giáoviên Ngoài ra còn có những khó khăn lớn khác là số lượng trò chơi có sẵn ít(95,24%), thiếu thời gian (90,48%) và số trẻ trong lớp quá đông (92,86%).Nhiều giáo viên cho rằng, để tổ chức hiệu quả các TCVĐMP trong hoạt độngKPKH cho trẻ MG 3-4 tuổi nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ thì họphải đầu tư thời gian, công sức rất nhiều Trong khi đó ở trường mầm non họcòn phải kiêm nhiệm, ôm đồm rất nhiều công việc khác, vì thế chỉ có nhữngtiết dạy mẫu hay tham gia thao giảng giáo viên giỏi có sự kiểm tra, nhận xétđánh giá từ bên ngoài mới được đầu tư công phu, kĩ càng, chứ không hoàntoàn vì lợi ích của trẻ

- Rất ít giáo viên có khả năng phát triển các trò chơi có sẵn và càng ítgiáo viên có khả năng sáng tạo trò chơi mới nhằm mục đích kích thích hứngthú nhận thức cho trẻ Bên cạnh đó, việc tổ chức TCVĐMP cho trẻ còn cónhững hạn chế như: Giáo viên chưa quan tâm đến đựac điểm nhận thức, nhucầu hứng thú của trẻ, chưa tạo được điều kiện và cơ hội cho trẻ được chơi

Ngày đăng: 12/04/2016, 13:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w