Lập kế hoạch sử dụng TCVĐMP trong các hình thức hoạt động KPKH của trẻ MG 3-4 tuổi ở trường mầm non

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi vận động mô phỏng nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 34 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học (Trang 63 - 74)

- Trẻ không tự giác tham gia hoạt động nhận thức

2.2.1.Lập kế hoạch sử dụng TCVĐMP trong các hình thức hoạt động KPKH của trẻ MG 3-4 tuổi ở trường mầm non

động KPKH của trẻ MG 3-4 tuổi ở trường mầm non

Hệ thống TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi có thể được sử dụng ở nhiều thời điểm, chủ điểm, trong các hoạt động một cách thích hợp. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu cách sử dng hệ thống trò chơi này trong chủ đề thế giới động vật của lứa tuổi mẫu giáo bé.

Mỗi chủ đề nhánh là một mảng nội dung trẻ cần tìm hiểu và khám phá về động vật. Dựa vào đặc trưng của mỗi chủ đề, chúng tôi lựa chọn các TCVĐMP thích hợp để đưa vào sử dụng.

Với 4 chủ đề nhánh như trên, thời gian thực hiện mỗi chủ đề là một tuần, có thể xây dựng kế hoạch sử dụng các TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ được thể hiện qua bảng 2.1 sau đây.

Các trò chơi trên bảng 2.1 dưới đây được chúng tôi lựa chọn đưa vào sử dụng trong các chủ đề nhánh. Nhưng khi sử dụng, giáo viên không nhất thiết phải sử dụng tất cả những trò chơi ấy. Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tiễn, vào nhu cầu và hứng thú của trẻ mà giáo viên sử dụng các trò chơi với số lần lặp lại một cách hợp lý. Các trò chơi đã sử dụng ở chủ đề trước vẫn có thể sử dụng tiếp ở chủ đề sau nếu trẻ còn hứng thú mà trò chơi đem lại còn có ý nghĩa thiết thực đối với trẻ.

Vì thế cách sắp xếp các trò chơi như trên chỉ là một gợi ý để giáo viên biết cách lựa chọn và sử dụng hợp lý trong quá trình triển khai các chủ đề nhánh của chủ đề Thế giới động vật ở lớp mình.

Theo chương trình đổi mới hiện nay, việc xác định các chủ đề nhánh thường diễn ra linh hoạt, không nhất thiết phải theo gợi ý của chương trình. Dựa vào nhu cầu, hứng thú của trẻ, những hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ gần với hoạt động thực tế của trường, các trường mầm non có thể xác định các chủ đề nhánh cho riêng mình. Tuy nhiên các chủ đề nhánh này phải hướng tới việc thực hiện nội dung chủ đề Thế giới động vật.

Bảng 2.1. Các TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ có thể sử dụng trong các chủ đề nhánh của chủ đề Thế giới động vật

Chủ đề nhánh

Lựa chọn trò chơi

Cấu tạo Vận động Cách kiếm ăn và

môi trường sống

Động vật nuôi trong gia đình

1. Gà mẹ - gà con 2. Mèo anh - mèo em 3. Chó mẹ - chó con

1. Gà ơi đi đâu 2. Chú vịt tập đi 3. Anh lợn chơi đùa 4. Mèo đi ngủ (Trời tối trời sáng) 5. Vịt con đi chơi

1. Mèo rình chuột 2. Mèo bắt chuột 3. Lợn ăn trưa 4. Gà kiếm ăn 5. Gà mổ thóc 6. Gà lên chuồng Động vật sống trong rừng 1. Chú voi tạo dáng 2. Chú khỉ đáng yêu 3. Chim đại bàng 4. Rắn làm xiếc (Xiếc rắn) 5. Chú voi con 1. Rắn đi ngủ 2. Múa rắn

3. Cưỡi ngựa đi chơi 4. Ngựa phi trên đồng cỏ

5. Gấu con đi chơi 6. Chuột túi 1. Khỉ ăn chuối Động vật sống dưới nước 1. Cá to – cá nhỏ 2. Những chú cá đáng yêu

3. Cua mẹ - cua con 4. Cô tôm làm dáng

1. Cá đớp mồi 2. Cá ơi ở đâu?

Côn trùng 1. Chú sâu đo 2. Tằm cuốn tơ 3. Bướm bay 1. Sâu ăn lá 2. Ếch xây nhà 2.2.2. Hướng dẫn sử dụng TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học

a. Xây dựng môi trường chơi cho trẻ

Mọi hoạt động của trẻ sẽ đạt hiệu quả cao khi được diến ra trong một môi trường thuận lợi. Việc tổ chức các TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ MG 3-4 tuổi cũng vậy, một môi trường chơi - học tập được tổ chức hợp lí sẽ không chỉ giúp trẻ được thoải mái mà còn hấp dẫn, kích thích hứng thú hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả nhận thức của trẻ. Khi tổ chức môi trường chơi cho trẻ, giáo viên cần chú ý đến cả môi trường vật chất và môi trường tâm lí.

Để tạo ra môi trường vật chất tốt, giáo viên cần chú ý các vấn đề sau: - Bố trí, tạo không gian cho trẻ hoạt động: Các TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ có thể được tổ chức trong lớp hoặc ngoài trời, tuỳ thuộc vào tính chất của trò chơi. Với những trò chơi tĩnh hoặc vận động nhẹ nhàng, cô có thể tổ chức ngay tại lớp học, trong những góc chơi thích hợp. Ngược lại, những TCVĐMP mạnh, sôi nổi, mang nhiều yếu tố thi đua thì nên tổ chức ngoài trời, nơi có không gian rộng hơn. Dù được tổ chức trong lớp hay ngoài trời, không gian chơi vẫn phải đủ rộng, thuận tiện, đảm bảo an toàn, vệ sinh và có thể chia thành các góc nhỏ để tạo danh giới nếu trẻ thích chơi một mình hay chơi theo nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng của trẻ. Xác định được chỗ chơi sẽ giúp cho giáo viên dễ dàng sắp xếp các đồ dùng đồ chơi cần thiết, phù hợp với chủ đề giáo dục, với nội dung hoạt động và mục đích, nhiệm vụ của từng trò chơi.

- Lựa chọn đồ dùng, đồ chơi: Đồ chơi là một phần của trò chơi, tuy nhiên cũng có những trò chơi chỉ dùng lời, không nhất thiết phải dùng đến đồ

chơi. Với những trò chơi phải sử dụng đến đồ chơi, tuỳ thuộc vào nhiệm vụ chơi, hành động chơi, khả năng của trẻ, giáo viên cần có sự lựa chọn các chủng loại đồ chơi với số lượng, đặc điểm hình dáng, màu sắc,... thích hợp. Giáo viên cung cấp các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện cần thiết để phục vụ trò chơi.

Để tạo ra một môi trường tâm lí thuận lợi cho việc tổ chức trò chơi, cô cần tạo cho trẻ một tâm thế sẵn sàng, hào hứng khi tham gia vào trò chơi. Muốn vậy, trẻ phải được đảm bảo về vấn đề sức khoẻ, được cung cấp một số vốn biểu tượng nhất định, được đảm bảo quyền bình đẳng khi tham gia trò chơi... Vì thế vai trò của giáo viên ở đây là rất quan trọng, cô phải là người tạo cơ hội, điều kiện cho trẻ chơi, trợ giúp trẻ, động viên khuyến khích trẻ khi cần thiết và là người bạn chơi cùng với trẻ.

Nhìn chung, việc tạo ra được một môi trường chơi thích hợp sẽ là điều kiện thuận lợi để trò chơi được diễn ra có hiệu quả.

b. Xác định các hình thức và tình huống chơi

Các hình thức chơi được xác định tuỳ thuộc vào mục đích hình thành biểu tượng về đối tượng, nội dung, đồ chơi, hành động chơi, khả năng chơi của trẻ, số lượng trẻ chơi... Việc xác định được hình thức chơi theo cá nhân. nhóm nhỏ, nhóm lớn thích hợp sẽ góp phần thúc đẩy trẻ nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ nhận thức của trò chơi.

Chơi theo cá nhân thích hợp khi biểu tượng về đối tượng làm quen còn nghèo nàn. Kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện, nhận xét các đặc điểm tiêu biểu, rõ nét của đối tượng, giáo viên cho trẻ mô phỏng, bắt chước vận động, tiếng kêu của đối tượng, thao tác với đối tượng. Thông qua các hành động quan sát, bắt chước vận động,... biểu tượng ở trẻ sẽ trở nên phong phú, chính xác, khái quát hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chơi theo nhóm khi biểu tượng ở trẻ đã phong phú, chính xác, khái quát, khi trẻ biết thoả thuận với bạn về nội dung chơi, vai chơi, không gian rộng, số trẻ tham gia đông.

Bên cạnh việc xác định các hình thức chơi, giáo viên cũng cần xác định các tình huống chơi. Đó là các tình huống chơi thích hợp để thu hút sự chú ý hoặc giới thiệu nội dung dạy học. Các TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ MG 3-4 tuổi là tình huống chơi dạng mô phỏng.

Trẻ có thể mô phỏng lại vận động của các con vật: đi giật lùi như tôm, bò bằng cả 2 tay 2 chân như rùa, uốn lượn tay giống như cá bay,... Mô phỏng kiểu đối đáp ngẫu hứng như trong các trò chơi dân gian để trả lời nhanh các câu hỏi trong một số trò chơi...

c. Hướng dẫn trẻ chơi:

Việc hướng dẫn trò chơi có một ý nghĩa to lớn giúp cho trò chơi có thể diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên việc hướng dẫn cần phải nhằm làm thế nào điều khiển được hoạt động chơi nhưng không làm phiền các em.

Đặc điểm của trẻ mẫu giáo bé là sự hiểu biết về thế giới xung quanh còn hạn chế, sự chú ý chưa bền vững, các kĩ năng vận động chưa hoàn thiện, đang ở giai đoạn củng cố, trẻ chưa biết phối hợp hành động của mình với hành động của bạn. Do vậy, giáo viên phải là người tổ chức TCVĐMP cho trẻ, kể cả khi trẻ tự đưa ra trò chơi.

Để tổ chức cho trẻ chơi các TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ, giáo viên cần tiến hành các bước cơ bản sau:

* Giới thiệu tên trò chơi: Có hai cách để giáo viên giới thiệu tên trò chơi là giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp.

Giới thiệu trực tiếp: Giáo viên nêu ra ngay tên trò chơi cho trẻ biết, ví dụ: “Bây giờ cô và các con sẽ chơi trò chơi “Chú vịt con”... Việc giới thiệu trực tiếp sẽ không làm mất thời gian, không làm trẻ phải hồi hộp chờ đợi lâu.

Tuy nhiên cách giới thiệu này lại không kích thích được tính tò mò và sự suy nghĩ của trẻ.

Giới thiệu gián tiếp: Thay vì nói ra ngay tên trò chơi, giáo viên có thể sử dụng những câu đố, những lời kể, những lời mô tả hoặc những tình huống để dẫn dắt trẻ đến với trò chơi. Ví dụ, trong giờ “Làm quen với một số con vật nuôi trong gia đình”, cô có thể tạo tình huống để dẫn dắt trẻ đến với trò chơi “Chú vịt con”.

Cô đàm thoại với trẻ: “Ở lớp mình, bạn nào đã được nhìn thấy con vịt rồi nào?; Con vịt có đặc điểm gì nhỉ?; Con vịt nó đang làm gì đây?; Các con có muốn cùng bạn vịt đi bơi không?; Hôm nay, chúng ta sẽ làm những chú vịt đi bơi thật giỏi nhé! Vì thế bây giờ chúng ta sẽ chơi trò chơi Chú vịt con...”

Cách giới thiệu gián tiếp mất nhiều thời gian hơn nhưng lại kích thích được trí tò mò và buộc trẻ phải tích cực suy nghĩ.

* Giới thiệu nhiệm vụ chơi: Sau khi giới thiệu tên trò chơi, giáo viên đưa ra nhiệm vụ chơi cho trẻ. Thường thì có hai cách để giáo viên đưa ra nhiệm vụ chơi với trẻ:

+ Một là: Có thể đưa ra cho trẻ từng phần của nhiệm vụ và trình tự hành động để đi đến giải quyết một nhiệm vụ cụ thể trong tổng thể. Hướng này có thể giúp trẻ thành công trong nhiệm vụ tương đối phức tạp, song trẻ thực hiện một cách máy móc.

+ Hai là: Giao cho trẻ toàn bộ nhiệm vụ, gợi ý có thể sử dụng phương thức hành động khác nhau, khuyến khích sáng kiến của trẻ. Hướng này tạo điều kiện cho trẻ tự do hành động theo cách suy nghĩ của mình nên thúc đẩy trí thông minh của trẻ phát triển mạnh mẽ.

* Giới thiệu luật chơi: Khi đưa ra luật chơi, với trò chơi mới, cô giới thiệu luật chơi một cách ngắn gọn, rõ ràng, sinh động, và không nhất thiết phải nhắc đi nhắc lại luật chơi. Cách tốt nhất để trẻ hiểu luật chơi, đặc biệt là

với trẻ 3-4 tuổi là cô làm mẫu, chơi thử cho trẻ quan sát và chỉ rõ những động tác của trẻ trong trò chơi.

* Mô tả hành động chơi: Đối với trẻ MGB, hành động chơi được thể hiện ngay trong khi giải thích trò chơi. Ví dụ, giáo viên nói “Bây giờ cô cháu mình cùng chơi trò chơi Đua tôm”, thì ngay lúc ấy giáo viên đứng luôn vào vạch xuất phát. sau đó tiếp tục giải thích: “Khi cô thổi còi, thì các chú tôm sẽ từ vạch xuất phát đi lùi về tới đích”. Đồng thời, giáo viên làm mẫu động tác đi của con tôm: người khum sâu xuống, 2 bàn tay nắm lấy cổ chân, gối phải thẳng.

Với những trò chơi có lời, giáo viên đọc lời cho trẻ thực hiện theo lời. * Tổ chức cho trẻ chơi: Sau khi đã phổ biến tất cả các yếu tố của trò chơi, cô cùng trẻ triển khai các nhóm chơi theo ý thích của trẻ và tuỳ vào điều kiện chơi và số lượng trẻ chơi. Cô là người điều khiển, gợi ý, giúp đỡ trẻ chơi, theo dõi quá trình chơi. Giáo viên cần chú ý theo dõi, quan sát:

+ Trẻ hành động chơi như thế nào? có thực hiện đúng nội dung của trò chơi hay không và tìm ra nguyên nhân, phải điều chỉnh bằng cách phát hiệu lệnh chậm hơn.

+ Mối quan hệ, cách đối xử giữa trẻ với nhau, tạo điều kiện và gợi ý cho trẻ có những biểu hiện tốt về nhau: nhường nhau đồ chơi, không chen lấn bạn,...

+ Tình trạng sức khoẻ của trẻ. Sự phạm luật của trẻ do trạng thái quá hưng phấn hay biểu hiện của sự mệt mỏi. Trong trường hợp này, giáo viên phải ngừng trò chơi lại và chuyển sang các hoạt động khác nhẹ nhàng hoặc những trò chơi tĩnh hơn.

Tuỳ thuộc vào nhu cầu, hứng thú, khả năng, mức độ hứng thú nhận thức của trẻ mà giáo viên tổ chức trò chơi với số lần lặp lại thích hợp. Chẳng hạn với trò chơi đã tổ chức một vài lần nhưng trẻ vẫn còn hứng thú thì giáo viên có thể tăng số lần lặp lại với các mức độ, yêu cầu khác nhau, với sự thay

đổi về nhiệm vụ chơi, luật chơi, đồ chơi,... để tăng độ khó, tạo ra sự mới mẻ và tăng sức hấp dẫn của trò chơi.

Như vậy, giáo viên vừa là người chơi cùng trẻ, vừa là người hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi, cách đánh giá. Khi trẻ đã biết chơi, cô gợi ý để trẻ tự chơi tiếp. Khi nhận thấy trò chơi không còn thu hút được hứng thú của trẻ thì giáo viên cần dẫn dắt trẻ chuyển sang trò chơi khác.

Trên đây là hướng dẫn cách sử dụng hệ thống các TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ MG 3-4 tuổi trong hoạt động KPKH đã thiết kế. Để làm rõ hơn cho vấn đề này, chúng tôi xin minh hoạ cách sử dụng một trò chơi cụ thể, đó là trò chơi “Gà mẹ - gà con” mà chúng tôi đã dẫn ra ở phần thiết kế.

1. Kế hoạch sử dụng trò chơi: Đây là trò chơi nhằm củng cố tri thức cho trẻ về kích thước của con gà, vì thế sẽ được sắp xếp sử dụng vào tuần thứ 1 với chủ đề “Làm quen một số động vật nuôi trong gia đình”. Trò chơi này có tính chất sôi động, hấp dẫn nên có thể tổ chức trong giờ KPKH hoặc hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi.

2. Cách sử dụng trò chơi

a, Xây dựng môi trường chơi: Với tính chất như trên, trò chơi có thể được tổ chức trong lớp, nhưng nếu giáo viên muốn tăng độ khó thì có thể tổ chức ngoài trời. Giáo viên có thể chuẩn bị mũ hình ảnh gà mái, gà con cho trẻ đội lên đầu để tăng phần sinh động. Chuẩn bị nhạc bài hát “Đàn gà trong sân”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Hình thức và tình huống chơi: Có thể sử dụng hình thức chơi tập thể hoặc chơi theo nhóm và có thể sử dụng tình huống thi đua.

c. Hướng dẫn trẻ chơi:

- Giới thiệu tên trò chơi: Trẻ chơi lần đầu, cô dùng cách giới thiệu trực tiếp: Hôm nay, cô sẽ cho các con chơi một trò chơi mới đó là trò chơi “Gà mẹ - gà con”. Nếu trẻ đã biết trò chơi, cô dùng cách giới thiệu gián tiếp, ví dụ

“Hôm nay cô và các con đã cùng khám phá đặc điểm của con gà, vậy các con có biết các những bạn gà nào không? Có một trò chơi giới thiệu kích thước của các bạn gà, cô đố các con biết đó là trò chơi gì nào?

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi vận động mô phỏng nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 34 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học (Trang 63 - 74)