- Trẻ không tự giác tham gia hoạt động nhận thức
2.1.2. Các bước thiết kế TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong hoạt động KPKH
thức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong hoạt động KPKH
Việc thiết kế TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ MG 3-4 tuổi chịu sự quy định của thành phần cấu trúc TCVĐMP, bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định mục đích trò chơi Bước 2: Làm rõ nội dung mô phỏng Bước 3: Mô tả hành động mô phỏng Bước 4: Ấn định luật chơi
Bước 5: Đặt tên cho trò chơi Bước 6: Hướng dẫn cách chơi
Sau đây là cách tiến hành cụ thể từng bước thiết kế TCVĐP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ MG 3-4 tuổi trong hoạt động KPKH:
2.2.2.1. Xác định mục đích trò chơi
Mục đích trò chơi thường do giáo viên xác định, dựa vào nội dung tri thức về đối tượng cần củng cố, và đặc điểm nhận thức của trẻ.
Mục đích trò chơi của các TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ MG 3-4 tuổi chính là sự cụ thể hoá của các nội dung khám phá đối tượng làm quen trong hoạt động KPKH, ví dụ nhóm trò chơi củng cố vận động của một số đối tượng thì yêu cầu trẻ phải nắm được vận động của một số con vật sống dưới nước như: cua bò ngang, cá bơi khoát tay, rùa bò chậm, từ từ; tôm nhảy búng chân, hoặc bơi lùi,... Nhóm trò chơi dạy trẻ mô phỏng cấu tạo của đối tượng thì yêu cầu trẻ phải nắm được hình dạng bên ngoài và kích thước của các đối tượng được làm quen trong hoạt động KPKH như: ngôi nhà thì có nhà cao - nhà thấp, nhà to – nhà nhỏ; máy bay thì có cánh dang ngang; con cá thì bơi bằng vây; ...
Mỗi một nhóm nội dung trên lại được triển khai bởi nhiều nhiệm vụ nhận thức, thông qua nhiều trò chơi khác nhau. Thông thường, mục đích trò chơi được thể hiện rõ ở tên gọi của mỗi trò chơi.
2.1.2.2. Làm rõ nội dung mô phỏng
Trò chơi vận động là những trò chơi có luật nhằm phát triển vận động cho trẻ. Trong quá trình cho trẻ KPKH về môi trường xung quanh có thể sử dụng những trò chơi có nội dung về thiên nhiên và xã hội nhằm củng cố hiểu biết của trẻ về tập tính, mối quan hệ, sự phát triển trưởng thành của động vật và thực vật. Ví dụ: đua tôm, cá ơi ở đâu?, chú vịt con, chú voi con,... Trong những trò chơi này, trẻ sử dụng vận động của cơ thể, của tay, chân nhằm hướng tới việc mô phỏng các dấu hiệu đặc trưng của động thực vật như hình thái, vận động, tiếng kêu, mối quan hệ của động thực vật với nhau và với môi trường sống, mô phỏng các hoạt động lao động của người lớn. Với trẻ MGB, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện, nhận xét những đặc điểm tiêu biểu, rõ nét của đối tượng. Cho trẻ mô phỏng, bắt chước vận động, tiếng kêu của đối tượng, thao tác với đối tượng.
Nội dung mô phỏng trong TCVĐMP phải củng cố đựơc những nội dung của đề tài. Ví dụ: Đề tài “Một số vật nuôi” thì nội dung trò chơi phải củng cố được tên gọi, cấu tạo ngoài, vận động, tiếng kêu, sinh sản, thức ăn, cách ăn, cách chăm sóc, lợi ích của những con vật nuôi gần gũi. Nội dung chơi càng phong phú, cụ thể bao nhiêu càng kích thích trẻ hứng thú nhận thức về đối tượng trong hoạt động KPKH.
2.1.2.3. Mô tả hành động mô phỏng
Hành động chơi là hệ thống thao tác nhằm thực hiện nhiệm vụ nhận thức mà trò chơi đặt ra. Đó là những hành động trẻ thực hiện trong khi chơi. Trong trò chơi, hành động chơi càng phong phú, nhiều hình thức, nhiều vẻ bao nhiêu thì số trẻ tham gia chơi càng nhiều và bản thân trò chơi càng lí thú bấy nhiêu.
Hành động chơi thường gặp trong các TCVĐMP là các loại hành động mô phỏng bắt chước. Trẻ sử dụng vận động của cơ thể, của tay, chân nhằm hướng tới việc mô phỏng các dấu hiệu đặc trưng của động thực vật như hình
thái, vận động, tiếng kêu, mối quan hệ của động thực vật với nhau và với môi trường sống, mô phỏng các hoạt động lao động của người lớn. Việc thể hiện bắt chước hành động, lời nói, trạng thái cảm xúc,... sẽ kích thích hứng thú của trẻ bởi nó thoả mãn những mong muốn vươn tới cuộc sống thực hàng ngày, nó thúc đẩy trẻ tham gia vào trò chơi. Vì thế giáo viên có thể tận dụng lợi thế này để đưa vào TCVĐMP các hành động bắt chước một cách hợp lý nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ MG 3-4 tuổi trong hoạt động KPKH. Chẳng hạn, để hình thành biểu tượng về đặc điểm vận động của một số động vật sống dưới nước, cô giáo có thể tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi mà ở đó trẻ bắt chước lại vận động của các con vật quen thuộc như cua bò ngang, cá bơi khoát tay, tôm đi giật lùi,... Hay con voi có nhiều cách mô phỏng khác nhau tương ứng với các bộ phận nổi bật của con voi như:
+ Mũi voi: 1 tay đưa thẳng lên trên trước mũi vẫy lên – xuống, sang ngang hai bên, người lắc lư nhẹ nhàng, kết hợp với miệng bắt chước tiếng voi kêu “Hú hú hù hu…”
+ Tai voi: 2 bàn tay đưa lên hai bên tai, xòe rộng vẫy vẫy, đầu lắc lư nhẹ nhàng, kết hợp với miệng bắt chước tiếng voi kêu “Hú hú hù hu…”
Nhìn chung, các hành động chơi trên đã lôi cuốn trẻ vào cuộc chơi để thực hiện nhiệm vụ nhận thức. Chúng giúp cho việc định hướng trẻ vào những biểu tượng vào các đối tượng làm quen trong hoạt động KPKH, giúp trẻ được thực hành các hành động nhận thức: so sánh, phân tích, tổng hợp, phân nhóm,... Trên cơ sở đó hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi được kích thích và phát triển.
2.1.2.4. Ấn định luật chơi
Luật chơi là những quy định bắt buộc người chơi phải tuân thủ trong khi thực hiện hành động chơi, giải quyết nội dung chơi. Nó được coi là tiêu chuẩn để đánh giá hành động đúng hay sai. Luật chơi xác định tính chất, cách thức hành
động, tổ chức và điều khiển hành vi cùng mối quan hệ lẫn nhau của trẻ trong khi chơi. Tuy vậy, luật chơi không phải là luật lệ quá chặt chẽ, cứng nhắc buộc trẻ phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Đối với trẻ, luật chơi chỉ có tính ước lệ, chỉ là những điều quy định để hướng trẻ hành động sao cho thực hiện được nhiệm vụ vận động mà nội dung trò chơi đưa ra, và luật chơi thường trở thành động cơ thúc đẩy trẻ tích cực vận động và rèn luyện những phẩm chất, khả năng cần thiết. Trong quá trình trẻ chơi, cô có thể sáng tạo thêm hoặc bớt luật chơi để buổi chơi them vui vẻ, hấp dãn và lôi cuốn trẻ. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm và năng lực sư phạm của cô giáo.
2.1.2.5. Đặt tên cho trò chơi
Bất kì trò chơi nào cũng có một tên gọi nhất định. Đó là yếu tố thu hút người chơi đến với trò chơi. Vì thế tên gọi của trò chơi thường đơn giản, dễ hiểu, gợi lên sự vui vẻ và hướng vào nhiệm vụ kích thích hứng thú nhận thức về đối tượng khám phá, phù hợp với nội dung chơi và khêu gợi trẻ mong muốn, khát khao được tham gia vào trò chơi.
Tên gọi của các TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ MG 3-4 tuổi cũng được xác định theo các yêu cầu trên. Có thể đặt tên cho trò chơi theo chủ đề chơi, theo tính chất hành động chơi, theo nhiệm vụ nhận thức hay theo luật chơi,... Thông thường tên gọi của trò chơi luôn ẩn chứa nhiệm vụ nhận thức của trò chơi đó. Chẳng hạn trò chơi “Gà mẹ - gà con” thì nhiệm vụ của trẻ là phải lắng nghe và quan sát thật kĩ xem hiệu lệnh của cô yêu cầu mô tả con gà gì để lựa chọn thật nhanh hành động mô phỏng đúng theo yêu cầu.
Tóm lại tên gọi của các trò chơi cần phải thu hút được sự chú ý của trẻ, dễ nhớ, và phản ánh được nội dung hay tính chất nào đó của trò chơi.
2.1.2.6. Hướng dẫn cách chơi
Sau khi đã thiết kế được một trò chơi với đầy đủ các thành phần, cấu trúc, giáo viên dự kiến các cách chơi và tiến hành tổ chức cho trẻ chơi, theo
dõi và đánh giá tính phù hợp của trò chơi với mục đích kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ MG 3-4 tuổi trong hoạt động KPKH, nội dung nhận thức, hành động chơi, đồ chơi, hình thức chơi,... Trên cơ sở đó giáo viên có những điều chỉnh phù hợp cho những lần chơi sau.
Đặc điểm của trẻ mẫu giáo bé là sự hiểu biết về thế giới xung quanh còn hạn chế, sự chú ý chưa bề vững, các kĩ năng vận động chưa hoàn thiện, đang ở giai đoạn củng cố, trẻ chưa biết phối hợp hành động của mình với hành động của bạn. Vì vậy, khi tổ chức cho trẻ chơi, giáo viên cần phổ biến rõ cách chơi để mọi trẻ đều hiểu và tham gia được một cách dễ dàng. Chẳng hạn, nếu đa số trẻ không thực hiện được hành động chơi thì có thể do hành động chơi quá khó hay luật chơi quá phức tạp đối với trẻ. Khi đó giáo viên cần có sự điều chỉnh lại cho phù hợp với khả năng của trẻ hơn.
Để minh hoạ cho những điều đã nêu trên, chúng tôi xin dẫn cách thiết kế một trò chơi cụ thể như sau:
Trò chơi: Gà mẹ - gà con
Bước 1: Xác định mục đích trò chơi
Mục đích của trò chơi được xác định ở đây là giúp trẻ củng cố kích thước to – nhỏ của con gà.
Bước 2: Làm rõ nội dung mô phỏng: Kích thước to, nhỏ của con gà. Bước 3: Mô tả hành động mô phỏng
Hành động mô phỏng được lựa chọn trong trò chơi là trẻ mô phỏng lại kích thước to – nhỏ của con gà: gà con bé nhỏ vừa 2 lòng bàn tay trẻ chụm lại, gà mẹ to hơn phải vòng rộng hai tay ra.
Bước 4: Ấn định luật chơi
Luật chơi được sử dụng trong trò chơi là việc đòi hỏi trẻ phải tuân thủ theo những quy tắc được đề ra, đó là: vừa hát vừa làm động tác mô phỏng hình dạng, kích thước của con gà. Ai làm sai sẽ phải nhảy lò cò.
Bước 5: Đặt tên cho trò chơi: Gà mẹ - gà con Bước 6: Hướng dẫn cách chơi
Cô đứng ở giữa điều khiển, trẻ xếp vòng tròn hoặc hình chữ U, hoặc đứng tự do.
Cô giới thiệu cho trẻ biết chú gà con mới nở bé nhỏ, rất đáng yêu, còn gà mẹ cao, to xù xì. Sau đó, cô cho trẻ mô phỏng lại kích thước to - nhỏ của con gà bằng cách cô nói con gì trẻ mô phỏng kích thước của con gà đó:
+ Gà con: 2 bàn tay khum khum chụm vào nhau.
+ Gà mẹ: 2 khuỷ tay vuông góc với thân người, bàn tay hơi khum vào giữa. Khi trẻ đã nắm được hành động mô phỏng, giáo viên có thể nâng cao mức độ yêu cầu, đó là cô nói bất kì con gà nào trẻ mô phỏng lại con gà đó.
Sau khi phổ biến cho trẻ cách chơi như trên, giáo viên theo dõi và dánh giá trò chơi, ghi chép kết quả vào phiếu để có sự điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và khả năng của trẻ lớp mình.
* Trong quá trình thiết kế cần lưu ý
- Việc thiết kế TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung của hoạt động KPKH cho trẻ 3-4 tuổi, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, hoàn cảnh cụ thể của trường, lớp cũng như đặc điểm của cá nhân trẻ (nhu cầu, xúc cảm, mức độ nhận thức đối tượng,...).
- Các TCVĐMP được thiết kế cần có sự đa dạng về nội dung để có thể kích thích hứng thú nhận thức ở trẻ, phát triển được nhiều loại kĩ năng, huy động được sự tham gia của nhiều giác quan.
- Nhiệm vụ chơi, hành động chơi, luật chơi cần cụ thể, rõ ràng và vừa sức để trẻ có thể tự mình chơi được.
- Các trò chơi cần được sắp xếp thành hệ thống mở theo nhóm, giúp giáo viên có thể lựa chọn trò chơi, vận dụng linh hoạt và sáng tạo cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế, phù hợp với nội dung dạy trẻ và kinh nghiệm sống của trẻ, nhằm góp phần kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ MG 3-4 tuổi.