KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi vận động mô phỏng nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 34 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học (Trang 102 - 104)

- Trẻ không tự giác tham gia hoạt động nhận thức

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu đề tài cho phép rút ra một số kết luận sau:

1. Hứng thú nhận thức của trẻ MG trong hoạt động KPKH là một thuộc tính tâm lí cá nhân, thể hiện thái độ tích cực của trẻ đối với các sự vật hiện tượng và con người xung quanh; đó là một thuộc tính tâm lí đòi hỏi sự nỗ lực cao của các phẩm chất, chức năng tâm lí, đặc biệt là xúc cảm, nhận thức của trẻ khi tham gia hoạt động khám phá. Kích thích hứng thú nhận thức của trẻ MG 3-4 tuổi trong các hoạt động nói chung, trong hoạt động KPKH nói riêng được coi là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục trẻ ở trường MN. Nó có ý nghĩa quyết định đến tính tích cực nhận thức cũng như hiệu quả hoạt động nhận thức, phát triển trí tuệ, phát triển nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học phổ thông được tốt.

2. Thực trạng việc thiết kế và sử dụng các TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức trong hoạt động KPKH ở các trường MN hiện nay cho thấy những trò chơi có trong chương trình chủ yếu là TCHT và TCVĐ được tổ chức cho trẻ chơi nhiều lần gây nhàm chán, còn TCVĐMP có rất ít, mới chỉ có một, hai trò chơi; biểu hiện hứng thú nhận thức của trẻ MG 3-4 tuổi chưa cao. Trẻ tuy tham gia hoạt động KPKH nhưng chưa thực sự hứng thú và chủ động, ít trẻ thực hiện kỹ năng vận động mô phỏng hoạt động của con người đúng, sáng tạo.

3. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đề tài đã thiết kế được một hệ thống gồm 39 TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức với động vật cho trẻ MG 3-4 tuổi trong hoạt động KPKH và được xếp thành ba nhóm là:

Nhóm 1: Trò chơi vận động mô phỏng cấu tạo của động vật Nhóm 2: Trò chơi vận động mô phỏng vận động của động vật

Nhóm 3: Trò chơi vận động mô phỏng cách kiếm ăn và môi trường sống của động vật

4. Kết quả thực nghiệm cho thấy mức độ hứng thú nhận thức của trẻ đã được tăng lên nhanh chóng. Giáo viên đã biết sử dụng các trò chơi một cách dễ dàng và thuận lợi, còn trẻ đã thực sự hứng thú, tích cực nhận thức khi tham gia trò chơi nên mức độ nhận thức của trẻ cũng tăng lên đáng kể.

KIẾN NGHỊ

1. Giáo viên mầm non cần nâng cao nhận thức về tác dụng (ý nghĩa) của việc thiết kế và sử dụng TCVĐMP nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ để có thể tự mình thay đổi, nâng cao mức độ các trò chơi có sẵn, thiết kế ra những trò chơi mới phù hợp với thực tế trường lớp và khả năng của trẻ lớp mình.

2. Cần hướng dẫn giáo viên biết cách lựa chọn, sử dụng các TCVĐMP một cách hợp lý vào các phần của hoạt động KPKH nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ MG 3-4 tuổi.

3. Cần có sự nghiên cứu sâu hơn về hứng thú nhận thức của trẻ trong hoạt động KPKH thông qua trò chơi cũng như việc lồng ghép các TCVĐMP vào các môn học, các hoạt động khác nhau của trẻ ở trường mầm non cho thực sự có hiệu quả. Như thế, quá trình giáo dục nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ sẽ trở nên có hệ thống. Các TCVĐMP không chỉ được thiết kế và sử dụng trong chue điểm “Thế giới động vật” mà sẽ tiếp tục được hình thành và phát triển trong các chủ đề khác, các hoạt động đa dạng khác của trẻ ở trường mầm non.

4. Do điều kiện không cho phép nên đây chỉ là một số kết quả nghiên cứu của đề tài trong phạm vi còn hẹp, đề nghị tiếp tục nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn để nâng cao hơn nữa hiệu quả của quá trình giáo dục nhận thức cho trẻ MGB nói riêng và trẻ mầm non nói chung.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng trò chơi vận động mô phỏng nhằm kích thích hứng thú nhận thức cho trẻ mẫu giáo 34 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w