3. Mối quan hệ ảnh hưởng hai chiều Hán – Việt, Việt – Hán trong việc thể hiện nội dung tư tưởng
3.1.1 Những nội dung của văn học chính thống trong thơ Nôm
Thơ ca chính thống quan niệm về chức năng của văn chương “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí”. Với sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi, nội dung ấy không bị độc quyền bởi mảng sáng tác chữ Hán mà còn được thể hiện rất rõ, thậm chí có phần nổi trội hơn trong thơ Nôm. Ta bắt gặp ở đó một con người luôn nặng lòng “ái ưu”, “trung hiếu”, một con người luôn trằn trọc về chí hướng, lẽ sống, đạo lí ở đời.
“Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước và lòng tự hào dân tộc” (Phạm Văn Đồng). Nguyễn Trãi như con cuốc suốt đời khắc khoải tiếng kêu nhớ nước, như con ngựa một đời rong ruổi đi tìm sự bình yên
cho dân tộc. Thời chiến, đó là một người anh hùng đã cống hiến cả sức lực và trí lực, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp bình Ngô phục quốc. Thời bình, tâm nguyện duy nhất của Nguyễn Trãi là “sao cho khắp thông cùng xóm vắng không còn tiếng hờn giận oán sầu”. Nỗi niềm trung quân ái quốc ấy vẫn đau đáu, cồn cào ngay cả khi ông đã quy ẩn sơn lâm, náu vào đại ngàn để tìm sự bình yên cho lòng mình:
“Còn có một lòng âu việc nước Đêm đêm thức nhãn nẻo sơ chung”
(Thuật hứng, 23) Tiếng chuông trong thơ Ức Trai không những không làm lắng dịu nỗi lòng yêu nước, nhớ nước đang cồn cào mà còn như làm nỗilòng yêu nước ấy càng thêm da diết khôn nguôi. Cái ước vọng “đời thái bình ca khúc thái bình” của Nguyễn Trãi là ước vọng muôn đời của người anh hùng. Trước đây Trần Quốc Tuấn cháy mình trong khát vọng đó đến mức “nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” nay Nguyễn Trãi cũng “nửa đêm vỗ gối”, gửi lòng mình qua tiếng chuông đêm. Tiếng chuông ấy đã gióng những hồi réo rắt tỏ cùng trời đất và muôn đời sau cái tâm trong sáng, cao cả của bậc anh hùng đã cống hiến cả mùa xuân của đời mình cho mùa xuân của đất nước. “Chưa có thơ ai vời vợi như Nguyễn Trãi - người đã ở cái mức đứng giữa trời đất, cái mức ở trong vũ trụ” (Xuân Diệu), bởi ẩn sau câu thơ là một tấm lòng cao vời vợi những khát vọng, lí tưởng vì nước, vì dân không bao giờ vơi cạn:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương”
(Bảo kính cảnh giới, 43) Nguyễn Trãi lấy gương những bậc hiền triết xưa để noi theo, mong sao có thể giúp vua Thái Tổ xây dựng một đất nước thái bình thịnh trị, có vua sáng tôi hiền:
“Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn Dường ấy ta đà phì sở nguyền”
(Tự thán, 4)
Nguyễn Trãi đã mơ đến cây đàn kì diệu của vua Nghiêu, Thuấn ngày xưa và cũng mong sao nhân dân được ấm no, thái bình. Ở những câu thơ trên Nguyễn Trãi miêu tả cảnh ngày hè rạo rực sống động của một vùng quê chài, đến hai câu thơ cuối, nhà thơ đột ngột chuyển sang cảm hứng yêu nước, thương dân. Giữa thiên nhiên tươi đẹp, Nguyễn Trãi không hề mong muốn hưởng thụ thú nhàn tản cho riêng mình. Ông không phải con người chỉ chăm chăm giữ lấy cái trong sạch cho riêng mình theo triết lí nhà nho “độc thiện kì thân”. Ở sâu thẳm tâm hồn ông vẫn là nỗi niềm “ưu dân ái quốc”, là khát khao hành động của một con người trọn đời vì lợi ích của nhân dân.
Đạo trung hiếu, nghĩa quân thân trở đi trở lại trong thơ Nôm Nguyễn Trãi như một niềm day dứt khôn nguôi:
“Bui có một niềm chăng nỡ trễ Đạo làm con mấy đạo làm tôi”
(Ngôn chí,1)
“Bui có một lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”
(Thuật hứng, 24)
“Tôi ngươi hết tấc lòng trung hiếu A há liệu nơi thịnh suy”
(Tự thán, 30)
“Quân thân chưa báo lòng canh cánh Tình phụ cơm trời, áo cha”
Với Nguyễn Trãi, đạo trung hiếu, nghĩa quân thân luôn luôn là duy nhất, là chỉ một (“bui có một”), ngày đêm cuộn sóng không thôi như triều dâng trong lòng nhà thơ. Thế mới thấy tầm lòng ấy “trung hiếu”, sắt son đến nhường nào. Nghĩa quân thân, đạo trung hiếu đó xuất phát từ Nho giáo, là “đạo Khổng” mà Nguyễn Trãi tôn thờ:
“Lễ nhạc nhàn chơi đạo Khổng, Chu”
(Ngôn chí, Bài 14)
“Lòng hãy cho bền đạo Khổng môn”
(Tự thán, Bài 41) “Trung” là trung với vua, vì vua là đại diện cho nước, “hiếu” là hiếu với cha, vì cha là đại diện cho nhà. “Trung” ở phạm trù đạo trung dung là “trung tâm” tức là “giữa lòng, ngay thẳng, không thiên lệch”. Đó là cách cư xử chung với mọi người, không riêng gì với vua. Chữ “trung” thường đi với chữ “thứ”. “Thứ” theo nghĩa gốc là “như tâm” tức là mình đối với người khác cũng như mình đối với mình, phải thật thà, không tráo trở. Về sau mới có sự phân biệt “trung” đối với vua, “thứ” đối với người khác. Có điều lẽ “trung thứ” chính là quan hệ giữa người với người, vốn là quan hệ hai chiều, có đi có lại, tuy cương vị khác nhau nhưng thái độ phải tôn trọng lẫn nhau, quan hệ đó có điều kiện, chứ không phải mù quáng theo kiểu “ngu trung”. Đã là “tôi hiền” phải biết chọn “vua sáng”. Quan niệm về đạo “trung hiếu” của Nguyễn Trãi là quan niệm biện chứng từ cái gốc của quyền sống con người, chứ Nguyễn Trãi không tự khép mình vào loại “ngu trung”. Chính vì thế mà trong thơ, ông đã viết:
“Ước bề báo ơn minh chúa Hết khỏe phù đạo thánh nhân”
Ngược thời gian trở lại bốn thế kỉ, nhà chính trị, nhà văn Trung Quốc Phạm Trọng Yêm nổi tiếng với quan niệm về đạo đức chính trị trong hai câu thơ: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu. Hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (Lo trước cái lo của thiên hạ,vui sau cái vui của thiên hạ).Có thể nói đó là sự trăn trở về lẽ “ưu lạc” (lo và vui). Nguyễn Trãi thì không nói “ưu lạc”. Sự trăn trở của ông xoay quanh hai chữ “ưu ái” (lo và yêu) – có thể hiểu là ưu quốc ái dân hoặc ưu dân ái quốc:
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông
(Thuật hứng, 5) Nếu như lí tưởng “tiên ưu hậu lạc” thông thường đòi hỏi người ta “lo trước nỗi lo thiên hạ,vui sau niềm vui thiên hạ” thì Nguyễn Trãi đã vượt lên lí tưởng thông thường ấy. Trong cuộc đời cũng như trong thơ văn Nguyễn Trãi người ta chỉ thấy ông “ độc mối tiên ưu” mà không thấy “hậu lạc”. Nguyễn Trãi lo nhiều, đau nhiều, và dường như nỗi lo, niềm đau của mình để đổi lấy niềm vui cho con người - những người dân cày mà cả đời ông tâm niệm “ăn lộc đền ơn”. Đó là sự khác biệt của tấm lòng Ức Trai, tấm lòng trước sau như một: yêu nước thương dân, lo cho dân cho nước, mà không hề nghĩ đến niềm vui cá nhân. Tình cảm của Nguyễn Trãi dành cho nhân dân rất chan hòa, trung hậu, đó là lòng quý mến, biết ơn dân, thương dân, trước hết là dân cấy dân cày:
“Ở yên thì nhớ lòng xung đột Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”
(Bảo kính cảnh giới, 19) Hay:
“Đọc sách thì thông đòi nghĩa sách Đem dân mựa nữa mất lòng dân”
Ông luôn muốn đem lại cho nhân dân một cuộc sống ấm no, yên bình:
“Hổ phách phục linh nhìn mới biết Dành còn để trợ dân này”
(Tùng)
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương”
(Bảo kính cảnh giới, 43) Đúng như lời nhận xét của GS Bùi Văn Nguyên: “Bởi mang nặng lòng ưu ái, Nguyễn Trãi đã viết được nhiều câu thơ đậm đà sắc thái tính nhân dân...Càng đọc thơ Nguyễn Trãi, một cuộc đời vằng vặc lòng ưu ái” [50, 116].
Dù đã bỏ mặc danh lợi, tìm về núi cũ nương mình song Nguyễn Trãi vẫn lắng nghe tiếng vọng của đời, vẫn nghĩ đến “đám dân xanh đầu”. Chính vì tấc lòng ưu ái đêm ngày đó mà về ở ẩn ở núi Côn Sơn chưa được bao lâu thì Lê Thái Tông lại có chỉ triệu ông ra, giao cho chức vụ và quyền binh mới. Nguyễn Trãi lại nhen lên tia hi vọng có thể đem tài năng dựng nước giúp dân. Và khi bắt đầu lại, Nguyễn Trãi nói rõ thêm, như một lời tuyên bố mới:
“Vì nợ quân thân chưa báo được Hài hoa còn bện dặm thanh vân”
(Ngôn chí, 11)
Thế mới thấy tấm lòng Nguyễn Trãi dành cho dân cho nước lớn lao đến chừng nào. Đó chính là tấm lòng son không bao giờ thay đổi “mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”.
3.1.2Những bức tranh thiên nhiên đậm chất Đường thi trong thơ Nôm
Quốc âm thi tập không chỉ cho ta thấy những bức tranh thiên nhiên, cuộc sống bình dị, dân dã – một vẻ đẹp rất đời thường mà còn mang nét đẹp cao quý qua những bức tranh thiên nhiên đậm chất Đường thi. Điều đó cho
thấy sự ảnh hưởng quan niệm văn học chính thống chữ Hán (học theo cổ nhân, suy tôn kinh điển) trong thơ Nôm Nguyễn Trãi.
Bên cạnh một “lão nông” vui thú ruộng vườn với những bè rau muống, luống mồng tơi rất giản dị và thân quen là một thi nhân mặc khách với thú vui tao nhã:
“Cởi tục chè thường pha nước tuyết Tìm thanh trong vắt tịn chè mai”
(Ngôn chí, 1)
Thưởng trà cũng là một cách để người thơ tìm đến thanh cao, để lòng mình tạm xa rời cõi phàm tục. “Nước tuyết”, “chè mai” (tức chè hồng mai) gợi cái cao khiết, thanh trong, không vướng bụi trần. Hai câu thơ sau giúp ta hình dung đầy đủ hơn về khung cảnh cuộc thưởng trà:
Chim kêu hoa nở ngày xuân tĩnh Hương trọn cờ tan tiệc khách thôi
(Ngôn chí, 1) Riêng một từ “tĩnh” trong câu thơ cũng khiến ta phải suy ngẫm.
Thơ Đường là thơ ca cổ điển giàu ý nghĩa triết lí nhân sinh, được các nhà thơ trung đại Việt Nam xem là mẫu mực để học tập. Trong thơ Đường, Những quan điểm này thường được biểu hiện thông qua các cặp phạm trù đối lập: quá khứ - hiện tại, tình - cảnh, sống - chết, thực - mộng, động - tĩnh,... Lấy ví dụ một bài thơ nổi tiếng của Vương Duy – “Điểu minh giản” (Khe chim kêu):
Nhân nhà quế hoa lạc Dạ tĩnh không sơn khâu Nguyệt xuất kinh sơn điểu Thời minh tại giản trung
Đêm xuân lặng ngắt trái đồi vắng tanh Trăng lên, chim núi giật mình
Tiếng kêu thủng thẳng đưa quanh khe đồi)
(Ngô Tất Tố dịch) Bài thơ gợi lên một không gian tĩnh mịch, cảnh vật dường như bất động. Mặt trăng ló ra làm chim phải giật mình cất tiếng kêu nhỏ trong khe núi. Trong cái tĩnh có cái động, cái động làm tăng thêm cái tĩnh và từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của tâm hồn hồn nhiên cao khiết, thanh nhàn. Liên hệ như vậy để thấy được chất Đường thi trong thơ Nguyễn Trãi. Trong câu thơ “Chim kêu hoa nở ngày xuân tĩnh”, từ “tĩnh” không chỉ gợi một ngày xuân yên ả mà còn là sự tĩnh lặng của tâm hồn bậc ẩn sĩ muốn rời xa cái xô bồ thường nhật để đắm mình trong thú vui tao nhã: thưởng trà, ngắm hoa, lắng nghe tiếng chim như tiếng bầu bạn. Cùng là ngắm cảnh chim kêu hoa nở, nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm lại có cảm nhận khác:
“Chim kêu hoa động thời xuân muộn”
(Nhân tình thế thái, 13) “Thời xuân muộn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm có chăng chỉ gợi lên cái muộn mằn của thời gian, còn câu thơ của Nguyễn Trãi đã dựng lên cả hai thế giới đối lập. Sự đối lập động - tĩnh của thiên nhiên, của tâm hồn Nguyễn Trãi được lấy âm thanh “tiếng chim kêu” làm ranh giới. Tiếng chim đã đánh thức cái “động” của lòng người, giúp nhà thơ không bị nhấn chìm vào cái tĩnh của thiên nhiên. Có được điều đó cũng là bởi tâm hồn Nguyễn Trãi vẫn nặng mối giao cảm với cuộc sống. Cái tơ duyên ấy khó có thể đứt dù nhà thơ ở trong bất kì hoàn cảnh nào. Đó là điều mà người đọc không cảm nhận được trong câu “Chim kêu hoa động thời xuân muộn”. Phải chăng đúng như câu nhận xét của “ông hoàng Thơ mới”Xuân Diệu: “Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà đạo đức làm thơ. Nguyễn Trãi chính cống là một tâm hồn thi sĩ”. Con người ấy đã
thực sự đắm chìm trong thiên nhiên, để được vỗ về trước những ba động của cuộc đời, được là một phần thanh cao trong thế giới tự nhiên.
Hãy cùng ngắm cảnh chiều hôm tráng lệ qua con mắt người thi nhân đa cảm ấy:
Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu
(Ngôn chí, 13)
Giang sơn dạm được đồ hai bức Thế giới đông nên ngọc một bầu
(Ngôn chí, 18)
“Thế giới đông nên ngọc” ý chỉ khí thiêng của thế giới, của vũ trụ đông đặc lại thành phong cảnh đẹp như ngọc. Phong cảnh mĩ lệ ấy dường như có sức ám ảnh đặc biệt với thi nhân xưa. Không chỉ Nguyễn Trãi mà các tác giảHồng Đức quốc âm thi tập cũng nhiều lần nhắc đến thi tứ này:
Thế giới đông nên nguyệt một vừng
(Chào nguyệt)
Thế giới đông nên ngọc mấy tầng
(Nguyệt)
Nhưng tâm hồn tinh tế của Ức Trai còn cảm nhận được cả những điều người khác không thấy:
Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu
(Ngôn chí, 13)
Khung cảnh có tuyết, có nguyệt đậm đà chất Đường thi càng nên thơ qua cảm nhận độc đáo. Tuyết sóc (tuyết phương bắc) vướng ở cành cây nhìn như những bông tuyết treo trên cây. Đằng đông, vầng nguyệt đã in hình lưỡi câu trên nền trời chiều. Cũng là cảnh chiều, khi là một lão nông “một cày một cuốc thú nhà quê”, Nguyễn Trãi có những câu thơ giản dị “đủng đỉnh chiều hôm dắt tay” nhưng
khi là một tao nhân mặc khách, người lại cho ta những vần thơ sang trọng, đài các. Thậm chí ngay trong một bài, ta vừa thấy một “lão nông tri điền” với công việc quen thuộc nơi thôn quê “Ao cạn vớt bào cấy muống – Đìa thanh phát cỏ ương sen” thì ngay sau đó lại bắt gặp một thi sĩ với cái nhìn đầy tinh tế:
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc Thuyền chở yên hà nặng vạy then
(Thuật hứng, 24) Lấy “phong, nguyệt” làm bầu bạn, lấy “yên, hà” làm nguồn vui, mấy ai trong thiên hạ có đời sống tinh thần phong phú và thanh cao như Ức Trai? Cả ba tháng mùa thu với Ức Trai là một cái kho chứa đầy gió trăng đến tận nóc. Con thuyền của thi nhân suốt đêm ngày chỉ chở khói ráng thế mà cũng làm oằn cả then thuyền. Sức nặng của khói ráng đã tạo nên sức nặng chiều sâu một tâm hồn, cái cao sang của một nếp sốngđẹp.
“Đăng cao vọng viễn” là một đề tài quen thuộc trong thơ Đường. Người xưa khi ngắm cảnh thường lên những lầu cao để thâu cả vũ trụ trong tầm mắt, để thấy mình nhỏ bé giữa thế giới bao la. Nguyễn Trãi cũng học tập cổ nhân đăng cao thưởng nguyệt:
Nước biếc non xanh thuyền gối bãi Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu
(Bảo kính cảnh giới, 26) Hai câu thơ gợi cảnh nước non hữu tình trong một đêm trăng thanh. Nguyễn Trãi viết nhiều về trăng, và hình ảnh trăng trong thơ ông thường gắn với hình ảnh con thuyền:
Chăng cài cửa tiếc non che khuất Há để thuyền cho nguyệt chở nhờ
(Tự thán, 28)
Hương cách gác vân thu lạnh lạnh Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh
(Bảo kính cảnh giới, 31) Thuyền và trăng như hai người bạn đồng hành với nhà thơ trong đêm dài. “Thuyền gối bãi”, “thuyền chở trăng” hay “thuyền kề bãi tuyết” đều là những hình ảnh đẹp, giàu sức gợi. Cái không khí “lạnh lạnh” của đêm thu, dáng “chênh chênh” của vầng trăng và con thuyền nằm nghỉ êm đềm trên bãi tuyết rất mực nên thơ có lẽ chỉ xuất hiện trong cảm nhận tinh tế của những bậc tao nhân mặc khách mà thôi.
3.2 Xét chiều ảnh hưởng từ Việt sang Hán