Bức tranh thiên nhiên bình dị, thân thương của thôn quê Việt Nam trong thơ chữ Hán

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi (Trang 67 - 71)

3. Mối quan hệ ảnh hưởng hai chiều Hán – Việt, Việt – Hán trong việc thể hiện nội dung tư tưởng

3.2.2 Bức tranh thiên nhiên bình dị, thân thương của thôn quê Việt Nam trong thơ chữ Hán

Nam trong thơ chữ Hán

Theo quan niệm thẩm mĩ thời trung đại, các nhà thơ thường hướng về quá khứ, học theo cổ nhân và điều này tạo nên sự ảnh hưởng lớn của Hán học đến văn học dân tộc mà ta có thể nhận thấy rõ. Ảnh hưởng theo chiều ngược lại, những yếu tố dân tộctác động đến văn học chữ Hán rất khó nhận thấy, hoặc không phong phú, nhưng không có nghĩa là không có. Với Nguyễn Trãi cũng vậy. Trong một số bài thơ chữ Hán, ông đã tạm rời xa những đài các, mĩ lệ theo chuẩn mực của thơ ca cổ để phác họa bức tranh thiên nhiên bình dị nơi quê nhà.

Đây là khung cảnh rất quen thuộc ở những vùng quê Việt Nam:

Mao ốc tam gian dã thủy nha Thiếu niên bác lạc cựu phân hoa

(Dịch nghĩa:

Ba gian nhà tranh ở bờ nước trong đồng nội Đã bỏ rơi cảnh phiền hoa cũ buổi thiếu niên)

(Họa hữu nhân Yên hà ngụ hứng) “Ba gian nhà tranh ở bờ nước trong đồng nội” – nơi ở của bậc ẩn sĩ khiến ta liên tưởng đến “năm gian nhà cỏ” của “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu)Nguyễn Khuyến:

Năm gian nhà cỏ thấp le te

Nhà năm gian hay ba gian, nhà tranh hay nhà cỏ chẳng phải cũng đều là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc và thân thương với mỗi người dân vùng lúa nước?

Nguyễn Trãi cũng gặp gỡ người bạn thơ cáchsau ông những năm thế kỉ - người được mệnh danh là nhà thơ “quê mùa” (Hoài Thanh) trong phong trào Thơ mới khi lưu lại văn chương vẻ đẹp mộc mạc của nông thôn Việt Nam:

Đỗ vũ thanh trung xuân hướng lão Nhất đình sơ vũ luyện hoa khai

(Khắc khoải quyên kêu xuân đã muộn Hoa xoan mưa nhẹ nở đầy sân)

(Mộ xuân tức sự) Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

(Mưa xuân – Nguyễn Bính) Hoa xoan tím có lẽ là “đặc sản” của thơ viết về làng quê Việt Nam. Không chỉ có Nguyễn Trãi, Nguyễn Bính mà cả nữ thi sĩ Anh Thơ cũng đã từng để bông hoa xoan tỏa hương trên trang thơ:

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời

(Chiều xuân)

Cũng là hoa xoan rụng đây sân đấy thôi, nhưng cái khác của Nguyễn Trãi là ở chỗ ông đã đặt bông hoa xoan của quê hương ở một chỗ mà đáng lẽ đó phải là mai, lan, cúc, trúc – những loài hoa cao quý tương xứng với ngôn ngữ chính thống. Giữa những con chữ xa lạ, bất chợt nhận thấy nét đẹp thân quen nơi vườn nhà, ta càng thấy yêu thêm những nhỏ bé, khiêm nhường, cái chân chất của quê hương.

Cũng là cảnh xuân, bài “Trại đầu xuân độ” vẽ lên một khung cảnh khoáng đạt nơi thôn quê:

Độ đầu xuân thảo lục như yên Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên Dã kính hoang lương hành khách thiểu Cô châu trấn nhật các sa miên

(Cỏ xuân đầu bến biếc như mây Thêm lại mưa xuân trời nước đầy Đường nội vắng teo hành khách ít Thuyền côi gác bãi ngủ thâu ngày)

(Trại đầu xuân độ)

Mùa xuân về trên bến đò thật tươi mát, trong lành với cỏ xuân, mưa xuân, trời xuân, nhưng điều khiến ta cảm nhận được đây chính là mùa xuân trên quê hương không chỉ là ở hình ảnh bến đò mà còn là con đường đồng thưa vắng, là con thuyền “ngủ thâu ngày”. Cái thưa vắng của nông thôn Việt Nam, đặc biệt là của con đường đồng không phải chỉ đi vào trong thơ Nguyễn Trãi một lần. Trong bài “Vãn hứng” ta cũng bắt gặp một lão nông với “khăn thâm”, “gậy trúc” dạo chơi nơi xóm vắng, đường thưa:

Cùng hạng u cư khổ tịch liêu Ô cân trúc trượng vãn tiêu diêu ...Dã kính nhân hy thủy một kiều

(Nhà quạnh xóm cùng khổ vắng teo Khăm thâm gậy trúc dạo quanh chiều ...Đường nội thưa người nước ngập cầu)

Còn con thuyền trên bến quê, nếu chỉ là “cô châu” thì ý nghĩa sẽ hoàn toàn khác. Ta sẽ nghĩ ngay đến cánh buồm cô lẻ trong thơ Lí Bạch: “Cô phàm viễn ảnh bích không tận” (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng

Lăng). Con thuyền của Nguyễn Trãi vừa mang nỗi cô đơn của thi nhân xưa, vừa được nhân hóa theo cách rất riêng khiến cái khuôn mẫu “cô châu” của thơ cổ trở nên nhạt nhòa ngay. Ấy là một con thuyền làm biếng gối đầu lên bãi cát ngủ suốt ngày. Nguyễn Trãi đã phá vỡ tính từ chương trong văn học khi biến con thuyền mang nỗi cô đơn thi sĩ trở thành con thuyền của đời thường, giống như con đò trên bến vắng của Anh Thơ: “Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi” (Chiều xuân).

Tiểu kết Chương II:

Chương II của luận văn đã đi vào tìm hiểu hiện tượng song ngữ trong sáng tác của Nguyễn Trãi nhìn từ phương diện nội dung. Việc hiểu những nội dung đặc trưng của từng thành phần văn học Hán, Nôm là cần thiết trước khi xét sự ảnh hưởng qua lại giữa hai thành phần trong sáng tác Nguyễn Trãi. Những tác phẩm được viết bằng chữ Hán thiên về biểu hiện cái cao cả, tao nhã, thể hiện rõ ở nội dung hướng đến những vấn đề lớn lao của dân tộc và khắc họa những phong cảnh thiên nhiên hoành tráng, kì vĩ. Nội dung tư tưởng trong thơ Nôm lại thiên về cái đời thường dân dã, được thể hiện ở cuộc sống bình dị nơi thôn quê và những bức tranh thiên nhiên mộc mạc, gẫn gũi với người dân Việt Nam. Khi tìm hiểu hiện tượng song ngữ, không thể bỏ qua việc xét những chiều ảnh hưởng qua lại của hai thành phần ngôn ngữ. Trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, ta vẫn bắt gặp những nội dung của văn học chính thống được viết bằng chữ Hán hay những bức tranh thiên nhiên đậm chất Đường thi. Đối với mảng sáng tác bằng chữ Hán, ta vẫn được chiêm ngưỡng những bức tranh thiên nhiêm mang đậm chất dân tộc bình dị, gắn với những địa danh cụ thể của đất nước.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w