Tỉnh lược hư từ

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi (Trang 78 - 79)

3. Mối quan hệ ảnh hưởng hai chiều Hán – Việt, Việt – Hán trong việc thể hiện nội dung tư tưởng

1.2.2 Tỉnh lược hư từ

Hư từ, phân biệt với thực từ, là những từ chỉ có ý nghĩa ngữ pháp mà không có ý nghĩa biểu thị sự vật, hành động hay tính chất của người, sự vật, sự việc, hiện tượng,... Trong thơ Đường luật – thể thơ đòi hỏi nghiêm ngặt tính khúc chiết, cô đọng, các nhà thơ thường tỉnh lược hư từ. Thơ chữ Hán trung đại chủ yếu viết bằng các thể thơ Đường luật, nên việc tỉnh lược hư từ cũng là một đặc trưng của trong sáng tạo thi ca, nhằm đảm bảo tính hàm súc cho thơ. Câu thơ sẽ ngắn gọn, khúc chiết hơn khi được tỉnh lược các hư từ như “ư” (ở, tại), “như” (tựa như),... Chẳng hạn:

Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng

(Núi chia từng khúc (như) cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ Trên bờ lớp lớp chồng (như) mũi qua chìm, cây kích gãy)

(Bạch Đằng hải khẩu) Hư từ “như” được tỉnh lược nhưng không vì thế mà câu thơ mất đi ý so sánh. Cấu trúc đăng đối đã phát huy tác dụng khiến nhịp thơ, tiết tấu thơ nhanh, mạnh, góp phần diễn tả vẻ đẹp mạnh mẽ, dữ dội của nơi ghi dấu bao chiến tích chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Hay như hai câu thơ sau trong bài “Ký hữu”:

Thiên biên thư tín đoạn thu hồng

(Sau loạn, bạn bè, bà con lơ thơ (như) lá rụng

Bên trời thư tín vắng (như) không có chim hồng mùa thu) Người đọc vẫn nhận ra sự cô quạnh, đau buồn vì mất người thân dù vắng mặt hư từ “như” trong cả hai câu thơ.

Phải thừa nhận rằng, thơ chữ Hán không phải không sử dụng hư từ, mà chỉ hạn chế sử dụng. Có những khi nhà thơ dùng hư từ là có chủ ý và việc đó mang lại hiệu quả nghệ thuật cho câu thơ. Những trường hợp hư từ không thực sự cần thiết cho việc hiểu câu thơ, thi nhân thường lược bỏ để đảm bảo tính hàm súc cho bài thơ.

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w