Cách gieo vần

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi (Trang 97 - 100)

3. Mối quan hệ ảnh hướng hai chiều Hán – Việt, Việt – Há nở phương diện nghệ thuật

3.2.3 Cách gieo vần

“Phong cách Việt Nam” (Nguyễn Tài Cẩn) trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi – hay nói cách khác là sự ảnh hưởng từ ngôn ngữ Việt đến thơ chữ Hán – còn thể hiện ở cách gieo vần. Một số bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi có cách gieo vần lạ, rất ít bắt gặp trong thơ Đường – được coi là mẫu mực thơ ca. Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Cẩn, “Nguyễn Trãi làm thơ chữ Hán, nhưng khi gieo vần lại gieo thuận theo cái âm thanh trong lối đọc của mình, một lối đọc đã được Việt hóa cao độ” [7, 195].

Việc Việt hóa cách gieo vần trong Ức Trai thi tập thể hiện ở chỗ, các từ “qua” (vượt qua), “ma” (mài), “đa” (nhiều), “’hà” (sao), “ba” (sóng), “nga” (ngâm nga) thuộc vận bộ ca với nguyên âm rộng, dòng sau không bao giờ gieo vần với vận bộ ma với nguyên âm hẹp, dòng trước, như “hoa” (bông hoa), “gia” (nhà), “trà” (chè), “gia” (thêm, “xà” (rắn). Nhưng tiếng Việt không có sự phân biệt nguyên âm vận bộ cama mà tất cả đều đọc theo một nguyên âm “a” duy nhất chính vì thế nếu xét theo vần tiếng Việt thì việc gieo vần với nhứng từ ở hai nhóm trên là không sai. Theo thống kê của Nguyễn Tài Cẩn và Vũ Đức Nghiệu, có 7 bài thơ chữ Hán Nguyễn Trãi có cách gieo vần đó.

Bài “Quá Thần Phù hải khẩu” là một ví dụ: Thần phù hải khẩu dạ trung qua

Nại thử phong thanh nguyệt bạch

Giáp ngạn thiên phong bài ngọc duẩn Trung lưu nhất thủy tẩu thanh

Giang sơn như tạc anh hùng thệ Thiên địa vô tình sự biến đa

Tứ minh tòng thử tức kình ba

(Quá Thần Phù hải khẩu)

Các từ qua, hà, đa, ba ở trênthuộc bộ ca , không gieo với thuộc bộ

ma. Một số bài thơ khác cũng xuất hiện hiện tượng này là Loạn hậu cảm tác

(các chữ gieo vần là qua, hà, đa, kha), hay trong bài Thanh minh, các từ qua,

ma trong thơ Hán không gieo với các từ hoa, gia, nhưng theo vần Việt thì đọc lên nghe rất hài hòa:

Nhất tòng luân lạc tha hương khứ Khuất chỉ thanh minh kỉ độ qua

Thiên lí phần uynh vi bái tảo Thập niên thân cựu tận tiêu ma

Sạ tình thiên khí mô lăng vũ Quá bán xuân quang tê cú hoa

Liêu bả nhất bôi hoàn tự cưỡng Mạc giao nhật nhật khổ tư gia

Như vậy, thơ chữ Hán Nguyễn Trãi đã thể hiện sự phá cách trong quan điểm thẩm mĩ của nhà thơ. Trong một thời kì Hán học thịnh đạt, việc đi ra ngoài khuôn khổ mẫu mực, dù ở phương diện từ ngữ, thi liệu, cách gieo vần, dù ở một số bài cũng cho thấy sự chuyển biến lớn của ngôn ngữ dân tộc. Nó như báo hiệu về một sự vươn mình mạnh mẽ của tiếng Việt trong văn học sau một thời gian dài lặng lẽ dưới cái bóng khổng lồ của ngôn ngữ ngoại lai.

Tiểu kết Chương III:

Hiện tượng song ngữ trong sáng tác của Nguyễn Trãi không chỉ biểu hiện ở phương diện nội dung tư tưởng mà còn ở phương diện nghệ thuật. Tính quy phạm và ước lệ tạo cho văn học chữ Hán một ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, thể hiện ở việc sử dụng nhiều điển tích, điển cố, thành ngữ Hán và việc tỉnh lược hư từ. Trong khi đó ngôn ngữ trong thơ Nôm lại giản dị, gần gũi với

những từ Nôm cổ, từ láy giàu chất gợi hình, gợi cảm và vốn ngôn ngữ dân gian, lời ăn tiếng nói hàng ngày được sử dụng nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, không nằm ngoài quy luật về tính quy phạm của văn học trung đại, thơ Nôm Nguyễn Trãi cũng chịu ảnh hưởng từ ngôn ngữ Hán ở việc sử dụng từ ngữ, thi liệu và hiện tượng lặp vần. Chiều ảnh hưởng ngược lại từ Việt sang Hán cũng được luận văn chỉ ra ở ba phương diện: từ ngữ, thi liệu và cách gieo vần, thể hiện rõ nỗ lực Việt hóa thơ ca của Nguyễn Trãi.

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ qua sáng tác của Nguyễn Trãi (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w